Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018


Trở lại hồ sơ ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc


Ở bài báo “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết về ổn định kinh tế vĩ mô” này: http://cafef.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-viet-ve-on-dinh-kinh-te-vi-mo-20180301085836309.chn ,  tôi sửa lỗi và sai mà cái lầm nghiêm trọng để bạn đọc có cái nhìn đung hơn thay vì thiển cận tin vào chuyện ảo giác quan chức Vietnam hay  mắc chứng bệnh megalomania, megalomaniac - thích làm lớn, mắc chứng hoang tưởng tự đại, người mê sảng.

Đó là tôi không hiểu ai đang tư vấn cho ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà nói sảng ra như vậy là họ hình không còn một chút sĩ diện hay thể diện nào nữa, mà nếu nói nặng người nhà ở VN hay nói là “ngu như Bò” thì tôi đọc bài báo này thì còn có người “ngu hơn Bò”.

Trước hêt tôi nghi ngờ ông Vũ Viết Ngoạn, từng giữ vai trò Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nay là Tổ trưởng (chủ tịch) Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ thì cũng kịp lận lưng văn bằng tiến sĩ tài chính hệ đào tạo từ xa Đại học La Salle, Mỹ (bị nghi ngờ là học giả lấy bằng rởm). Tức là ông này tôi đã nghi rất lâu rồi khi có những phát biểu rất ngu xuẩn về chính sách tiền tệ thời ông này ngồi cái ghế Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, sau đó BBC Tiếng Việt cũng truy ra ở đây: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2011/08/110805_vuvietngoan_explanation

Trở lại bài báo “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết về ổn định kinh tế vĩ mô”, và tôi trích một vài đoạn khá đậm đặc mang bóng dáng của sự phát ngôn liều lĩnh kém cỏi đến mức khó ai có thể hình dung ra được nếu ai đã qua trường lớp đào tạo về kinh tế sơ cấp thôi cũng phải giật mình.

Đoạn trích “Nhìn lại lịch sử kinh tế thế giới trong những thập kỷ vừa qua, chúng ta thấy hầu hết các nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững đều gắn liền với việc thực hiện hiệu quả các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, như Nhật Bản từ những năm 1950, Hàn Quốc và những con hổ châu Á từ những năm 1960, Trung Quốc từ cuối những năm 1970, đầu những năm 1980.”.

Trước hết tôi phân tích ngắn gọn như thế này, các con Hổ chính hiệu về kinh tế ở Á châu thì có Hàn Quốc, Đài Loan,…là rất đậm chất con Hổ, và tôi sẽ giải thích phần ngắn gọn ở phần sau mà ưu tiên nói đến TQ trước tiên thì ai cũng dễ thấy, vì dù sao VN-TQ thì ai cũng đều biết nhau cả.

Đó là “nền kinh tế Trung Quốc  từ cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 trở thành con Hổ” mà ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này phân tích thì quả là thiên tài vượt sự hiểu biết của họ. Đó là tôi nhắc lại rằng những năm đó là những năm tăm tối nhất cho nền kinh tế TQ vì sai lầm của chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản TQ, nó còn gây ra mấy đợt nạn đói và quốc gia này cực kỳ lạc hậu nghèo nàn, giai đoạn đó tại TQ ngay tại Bắc Kinh người ta chủ yếu chạy xe đạp, xe lôi, rồi cả xe ngựa,….từ thời lãnh đạo của Chairman Mao Zedong  (Chủ tịch Mao Trạch Đông),…

Nền kinh tế TQ thực tế nó chỉ bùng phát mãi tới những năm 2000 thôi, dù về lý thuyết là ở những năm 1990. Đó là thế hệ của Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương), Giang Trạch Dân trở lại đây, tức là sau đó là Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình ngày nay. Đây là 4 thế hệ mới đưa nền kinh tế đi từ cái bản lề “GDP ngàn tỷ $).

Hãy nhớ rằng vào những năm 1995 thì nền kinh tế TQ còn kém cả Brasil khiu GDP của TQ chỉ có 734,5 tỷ $ (Brasil là 785,6 tỷ $).

Thực tế TQ họ đã là còn Rồng kinh tế và là cường quốc về kinh từ hơn 1,5 thế kỷ trước rồi, đó là thị trường chứng khoán đầu tiên của Trung Quốc nó đã mở cửa vào những năm 1860 ở Thượng Hải rồi, và những năm đó thì ở TQ cực kỳ giàu sang và hiện đại như Tây phương du nhập vào. Sản lượng kinh tế thời đó nếu có thống kê thì cũng đã là Rồng-Hổ rồi, do lãnh đạo cộng sản cực đoan ở TQ lên cầm quyền họ có những chính sách sai lầm y như VN vậy là quốc hữu hóa tài sản tư nhân và thậm chí đóng cửa thị trường chứng khoán ở TQ khiến cho quốc gia này lụt bại về kinh tế, và mãi tới năm 1990, thì Bắc Kinh cho phép Thượng Hải mở của lại Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Stock Exchange – SSE), nó được biết tới hai chỉ số chứng khoán chính là Shanghai  Composite Index, Shanghai Shenzhen CSI 300 Index (và đặc cách Chỉ số CSI 300 là chỉ số trọng số tự do thả nổi cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến).

Trong khi Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (Shenzhen Stock Exchange: SZSE) nó cũng được thí điểm lập ra năm 1990. Nó được biết qua hai chỉ số chứng khoán chính là Shenzhen Composite Index, Chỉ số ChiNext (của TTCK Thẩm Quyến), cộng thêm vào cuối năm 2001 thì TQ gia nhập WTO thì nền kinh tế của họ hóa rồng hổ,…

Đối với Hàn Quốc thì vào những năm 1960-1970 thì nền kinh tế Hàn Quốc đang lụt bại là một con chuột nhắt chứ chưa được là con Mèo huống hồ là con Hổ, vì những năm đó tổng sản lượng kinh tế GDP của Hàn Quốc suốt cả 10-năm chỉ có ở mức chưa tới 4 tỷ $ cho tới 9 tỷ $ thì làm sao mà là con Hổ kinh tế được !!?? Trong khi dự trữ ngoại hối thì cạn kiệt vì lúc nào cũng dồn sức lực cho chiến tranh là canh chừng Bắc Triều Tiên cộng sản nhăm nhe tắm máu Nam Hàn, dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc suốt những năm tăm tối đó chưa khi nào vượt được 400 triệu $, thậm chí mãi tới năm 1972 mơi được 5,65 triệu $.

Nền kinh tế Hàn Quốc mới bắt đầu biến thành con Hổ từ những năm 1985 trở đi và trở thành con Hổ mọc thêm cánh khi họ lãnh đòn khủng hoảng vào những năm 1997-1998 trở lại, đó là kể từ đó trở đi thế giới mới biết đến Hàn Quốc như một phép lạ kỳ diệu kéo dài cho tới bây giờ.

Còn đối với đoạn trích: “Đối với nước ta, trong suốt hơn 3 thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập của Đảng, ổn định kinh tế vĩ mô luôn là mục tiêu xuyên suốt, được ưu tiên hàng đầuvà là một trong,…”.

Có lẽ tôi giật mình phê phán là hình như ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này thời đó chưa đi học kinh tế, vì khoảng 30 chục năm trước làm gì mà có sự lãnh đạo tài tình của đảng tạo ra phép mầu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô được. Bởi vì kể từ năm 1997-1990 thì VN đã mắc những sai lầm kinh tế khi bám vào chủ nghĩa kinh tế Chủ nghĩa Marx-Lenin của Liên Xô, quốc tế thì thống kê GDP của VN vào những năm 1987 của VN ở mức 36,7 tỷ $ và VN bị lãnh đòn suy nhược kinh tế vì chính sách điều hành kinh tế rất kém cỏi khi tạo ra nạn lạm phát, cả đất nước khiến cho GDP sụt giảm tới còn 6,5 tỷ $ vào những năm 1990, dự trữ ngoại hối có lẽ chưa tới 10.000 USD, dù rằng chế độ VNCH khi đó để lại cho chế độ CSVN rất nhiều vàng dự trữ và ngoại hối rất lớn, không hiểu làm sao họ quản lý kinh tế cái gì là tiêu sạch hết tiền, và quốc gia này lại phải xây lại những viên gạch xuất phát thêm lần nữa, nếu phóng vào quá khứ nữa thì VN lại là quốc gia này bỏ lỡ nhiều cơ hội mà ngược lại họ phát tan nát cả nền kinh tế.

Đó là dễ hiểu cái ông gì đó là nhà thơ gì đó phụ trách kinh tế và gây ra khủng hoảng tiền tệ, rồi người ta còn tuyên bố lạm phát chỉ có 0% ở các nước XHCN,….và nhiều bi kịch khác gây ra cho VN,…

Ôi thôi, cái chuyện về kinh tế VN thì nói hoài không hết, và tôi chốt lại kết luận nhanh chóng là hãy nhớ rằng những năm 1997 khi Châu Á khủng hoảng kinh tế và tài chính mà VN tuyên bố không hề hấn gì thì nghe buồn cười, vì vào những năm đó VN có hội nhập mở cửa đâu mà đòi khủng hoảng với thiên hạ, mặc dầu đóng cửa kinh tế với thế giới bên ngoài để bên trong tự hào là đánh thắng đế quốc siêu cường quốc kinh tế số 1 thế giới thì VN cũng số 2 thế giới thì thực chất vào thời gian đó VN cũng bị khủng hoảng còn nặng hơn các nước con Hổ kinh tế Á châu.

Trở lại hồ sơ TTCK VN


Đó là hồ sơ bài báo “Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam lấy lại ngôi vương, trên đà vượt đỉnh lịch sử”: http://cafef.vn/bloomberg-chung-khoan-viet-nam-lay-lai-ngoi-vuong-tren-da-vuot-dinh-lich-su-20180228141125918.chn

Đầu tiên tôi hay nhắc nhở cái rủi ro nguy hiểm là khi thị trường chứng khoán đang tăn giá treo ở trên cao mà người ta đang cảm nhận không thực sự đóng góp gì cho thị trường vốn của nền kinh tế thì rủi ro sẽ nhân đôi trong giấc mộng của quan chức điều hành chứng khoán VN, vì họ luôn phải canh chừng lo sợ một sự điều chỉnh mạnh hay một thị trường con Gấu luôn ẩn hiện thì nó gieo tai họa cho họ, là sẽ gây bất ổn kinh tế không thể lường trước được vì tiền đang thừa thãi mà nền kinh tế còn què quặt ốm yếu thì rất đáng lo ngại là thà rằng xóa bỏ cái TTCK còn tốt hơn. Ngược lại một thị trường con Gấu ở lâu đang tiến về thị trường con Bò là từ thị trường giảm quá lâu nay bắt đầu tăng giá thì với hoàn cảnh đang diễn ra và cảm nhận như hiện nay thì nó là tín hiệu vô cùng tốt cho cả TTCK lẫn nền kinh tế là người ta không mấy bận tâm hay lo lắng mà còn sẽ được tận hưởng đà tăng giá chứng khoán mấy năm nữa là tiền và vốn sẽ nhiêu hơn nữa.

Tôi thì hay mỉa mai cái sự lạc quan háo danh là quốc gia này hay thích được cái nhất là cái vô thực. Bởi vì đối với TTCK VN hiện nay họ đang sống trong run sợ sự bể bóng cổ phiếu bởi giá cả tăng vượt sức nâng đỡ thực tế của thị trường.

Riêng về cái TTCK VN thì tôi kiểm kê lại như thế này, đó là tính từ đầu năm 2018 cho tới nay nó đã tăng được 13,75% giá trị. Trong năm 2017 thì tăng được 48,19%. Nếu xét về so sánh các nước Đông Nam Á hay các nước thiếu minh bạch, có TTCK tiềm ẩn rủi ro cao.

Và tôi nhiều lần hay loại bỏ và bác bỏ khuyến cáo là cái TTCK VN nó không có giá trị đóng góp cho kinh tế là bao nhiêu cả, nó là xới bạc, và nhiều năm tôi vẫn nói là cái TTCK VN sẽ vẫn nằm ở chỉ số các nước kém phát triển ẩn chứa đầy rủi ro là các thị trường của Chỉ số Frontier Markets dễ bị tổn thất và lạc hậu là không thể huy động vốn cho kinh tế, nó bao gồm các nước: Argentina, Bahrain, Bangladesh, Botswana, Bulgaria, Croatia, Estonia, Jordan, Kazakhstan, Kenya, Lebanon, Lithuania, Mauritius, Morocco, Nigeria, Oman, Pakistan, Palestine, Romania, Serbia, Slovenia, Sri Lanka, Ukraina, Tunisia và Việt Nam,…và đừng mất công năm nào cũng nộp đơn xin xét vào Chỉ số Emerging Market của các nươc mới nổi, và đừng mất thời giờ mua chuộc cái tờ Bloomberg làm gì vì nó cũng chẳng có tác dụng nào cả.

Với nghiệp vụ đầu tư chứng khoán, có lẽ không phải tôi không phải quảng cáo cho cái ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS). Đó là bởi vì MSCI là viết tắt của Morgan Stanley Capital International (ngân hàng Morgan Stanley tạo ra và có thẩm quyền quyết định thông qua các thành viên). Cho nên đừng mất thời giờ nhờ Mỹ nâng hạng, vì thực tế Morgan Stanley cũng không còn kiểm soát hết nó được. VN muốn vào Chỉ số Emerging Market thì cần tuân thủ theo quy tắc của thị trường của các nước thành viên bỏ phiếu. Có lẽ VN vẫn cần phải nằm ở chỉ số các nước kém phát triển ẩn chứa đầy rủi ro là các thị của Chỉ số Frontier Markets dễ bị tổn thất và lạc hậu là không thể hjuy động vốn cho kinh tế, dù cái TTCK VN có là diễn viên chính hay ngôi sao sáng giá tăng điểm mạnh nhất thế giới thì nó cũng là con số không tròn trĩnh thôi.

Bởi vì như ta đã thấy hiện nay có một số công ty của VN có màn trình diễn tăng giá chứng khoán khá mạnh là trên 54%, nhưng khi giá cả chỉ đảo chiều sụt giá xem như một sự điều chỉnh là giảm 10% và không tăng lên được nữa trong một vài tháng qua thì doanh nghiệp này không thể thanh toán tiền lãi vay hay trả nợ ngân hàng được. Một số công ty thì có đà tăng giá trên 70% nhưng khi giá sụt lại có 23% thì chây ỳ kêu thiếu tiền thanh toán cho giới cổ đông và chia tiền lời cổ tức,…

Cho nên đối với cái TTCK VN thì tôi vẫn cầu mong cho nó tăng thêm 20% nữa để khi nó vỡ bong bóng thì mới nổ to và kẻ điếc thì mới biết sợ súng là gì.

Về bối cảnh TTCK thì có lẽ hiện nay thì xứ thiên đàng XHCN Venezuela đang giẫy chết và có lẽ sẽ chết lúc nào cũng không ai hay biết thì TTCK xứ Venezuela mới là nhà vô địch tăng mạnh nhất thế giới khi tính bình quân từ đầu năm 2018 cho tới nay, tức là chỉ có chưa được 2-tháng thôi thì tăng được 255% giá trị, nhưng nó chẳng đóng góp gì cho giá trị kinh tế quốc gia này cả, đó là bài học cho VN hay lạc quan tếu như đã thấy nhiều lần trong quá khứ mà họ phải trả giá đắt vì hay ưa ngậm sâm ngọt mà còn tẩm thêm mật ong và đường vào đó.

Các nước khác gần VN có TTCK đầy tiềm năng và ổn định, đó là Thailand, nếu tính bình quân thì chỉ số chứng khoán chính được theo dõi chặt chẽ nhất là Stock Exchange of Thailand SET Index, nếu tính từ đầu năm 2018 cho tới nay chỉ tăng có 4,37% thôi. Năm 2017 kết thúc vừa qua chỉ tăng được gần 14%, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Thái từ trên sàn chứng khoán này ra là họ đã thâu tóm rất nhiều doanh nghiệp của VN từ chuỗi phân phối các siêu thị bán lẻ trên toàn quốc cho tới lĩnh vực tiêu dùng bia bọt của VN, tôi thì mỉa mai là cái TTCK VN cứ ca tụng tăng mạnh nhất thế giới mà bị kẻ khác đi thâu tóm thì quả là chuyện lạ.

Cái TTCK FTSE Straits Times Index của Singapore thì xuất phát từ đầu năm cho tới nay chỉ tăng có 4,04% thôi mà người ta bắt đầu dè chừng thận trọng nó, vì năm 2017 nó tăng tới 17,41%, năm 2016 thì đi ngang khi Straits Times chỉ tăng có 0,54%m và được nâng đỡ giá giảm năm 2015 là  Straits Times giảm -14,34%,…thị trường chứng khoán Malaysia cũng vạch xuất phát đó thì năm 2017 chỉ tăng được 9,84%, còn tính từ đầu anwm 2018 cho tới nay chỉ tăng được 4,15%,…và nhiều thị trường khác cũng thế, tăng giá như vậy là tốt, vì một số quốc gia có TTCK tăng giá vừa phải thì họ đã và đang điều chỉnh lãi suất tăng lên cùng với Mỹ và một số nước Âu châu rồi.

Riêng đối với VN thì quốc gia này không còn cái gì tô hồng và họ tiếp tục còn bơm bóng để đánh bóng TTCK nhằm hút vốn là lùa tiền của người dân vào đó để cứu một số công ty đang mắc kẹt thiếu vốn và nợ ngân hàng tích lũy nhiều năm trước thôi.

Nó bắt chước y chang cái TTCK TQ bị sụt giá và bể bóng cổ phiếu vào tuần thứ 2 của tháng 6/2015, khi đó vào cuối năm 2014 thì thị trường bất động sản của TQ bị xì bóng và chất lên một núi nợ quá lớn, chính quyền Bắc Kinh thì giảm thuế giảm lãi suất để lùa người dân ném tiền vào TTCK nhằm cứu các công ty kinh doanh lỗ lã và cứu các ngân hàng mắc nợ xấu, và quả nhiên họ bơm bóng tăng lên cả trăm mấy phần trăm, tuy nhiên khi bóng bể là xì lại thì người ta chứng kiến cảnh bi hài là người dân TQ tham gia bơm bóng chứng khoán mất toi 2.000 tỷ $, Bắc Kinh thì nói họ mất 5.200 tỷ $, chẳng biết trong số đó bao nhiêu tiền thật nó chạy đi đâu và tiền in giấy lấy tiền là bao nhiêu, mặc dầu người ta chỉ tính là có tới 70 công ty có giá trị ở TQ có thể tạo ra được nhiều triệu việc làm thì vỡ nợ tháo bảng hiệu, và hàng trăm ngan công ty vừa và nhỏ mất tích. Dù rằng tôi kiểm kê lại thì kết thúc năm 2015 khi hai chỉ số chứng khoán chính ở thượng Hải là Shanghai Shenzhen CSI 300 Index tăng được 5,58%, Shanghai Stock Exchange Composite Index tăng được 9,41%.

Tại Thẩm Quyến thì ta theo dõi qua hai chỉ số chính là Shenzhen Stock Exchange Composite Index tăng được 14,98%, chỉ số kỹ nghệ cao ChiNext tăng được 84,41%. Vậy mà giá tăng như thế chứ nó đâu có giảm cho năm 2015 bơm bóng bóng tăng cả trăm phần trăm vỏn vẹn mấy tháng và khi xì bóng thì tài sản ảo biến đi đâu không ai rõ.

Sau cùng tôi cảnh báo rằng, hiện này chính phủ VN và các bộ họ đang bán vốn rất mờ ảo là không biết bán của chung quốc gia đó thì tiền nó đang rơi vào túi nhóm người nào mà người dân VN họ vô tư xem như không biết gì cả.

Đấy là một sự tai họa đang đổ ập xuống đầu người dân VN, va người dân quốc gia này bây giờ và sau này vẫn thế sẽ phải trả giá đắt qua việc đóng thuế để đắp vào hụt thu ngân sách bởi sự bán vốn hay cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trá hình là họ đang bán tài sản quốc gia cho nước ngoài với tiêu chí chỉ nghĩ đến chọn lựa nhà đầu tư nước ngoài trả giá cao là VN sẽ bán mọi thứ cho thiên hạ mà người dân thì như con lai tơ ngơ ngác là họ chẳng được chia phần một xu lẻ nào mà trái lại sau này khi nhà nước này bán mình cho nước ngoài thì hụt nguồn thu thì họ quay sang bóp cổ đánh thuế người dân họ đủ thứ sắc thuế.


Hãy nhớ rằng, Nhật, Hàn Quốc xưa kia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước qua các quả đấm thép "Keiretsu" (Nhật), và  "Chaebols” (Hàn Quốc) thì họ ưu tiên chuyển tài sản và quản lý cho tư nhân hay các hộ gia đình điều tiết chung với nhà nước, họ không bán vốn cho nước ngoài kiểm soát dù họ có trả giá mua cổ phần cao. Bởi vì họ rất khôn khéo không để những công ty chiến lược như tiêu dùng, năng lượng, và các vấn đề liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia. VN đang cổ phần hóa bán vốn và tầu tán tài sản quốc gia mà người ta không biết nó trôi vào túi riêng của ai thì rất đáng nghi ngại.


Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Trở lại hồ sơ BIDV


Trong hành động mới đây giới chức phân tích ở VN ảo giác nhầm lẫn tai hại về sự ca tụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam lớn nhất ở VN về tổng tài sản đầu tư mọi lĩnh vực. Là ngân hàng số 1 tại VN.với hơn 1,2 triệu tỷ VND, tức là con số chính xác 1.201.661 tỷ VND,… http://cafef.vn/so-gang-hai-ngan-hang-nhat-viet-nam-2018022419534151.chn  

Tôi thì mỉa mai giải thích thế này, đó là hiện nay cái ngân hàng BIDV này đang có một núi nợ xấu khó đòi và sẽ mất rất cao so với tiêu chuẩn của nghiệp vụ ngân hàng nửa bán tư, nửa bán công này.  Vì núi nợ xấu quá lớn mà kể từ khi Tổng quản trị CEO, như Trần Bắc Hà từng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV này thôi chức thì cái ngân hàng BIDV này không có ai dám ngồi cái ghế Chủ tịch BIDV kể từ khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu từ tháng 9 năm 2016 và kéo dài cho gần hết tháng 2/2018 thì cái ghế chủ tịch đó vẫn bỏ trống là chẳng ai muốn làm vật tế thần để gánh rủi roc ho kẻ khác gây ra để mình chuốc họa oan uổng. Tức là , con tàu BIDV đang trôi trên biển mà thiếu người thuyền trưởng lèo lái nó. Và có vẻ nó tạm thời do cả tập thể đảng, ngân hàng nhà nước, rồi tập thể “cán bộ BIDV” cùng lái nó.

Đối với hồ sơ Ngân hàng BIDV, cũng như hệ thống ngân hàng đầu tư và ngân hang thương mại tại VN nó gây hiểu lầm tai hại cho nhiều người khi người ta khoe khoang về ngân hàng BIDV to lớn nhất VN về thương hiệu cũng như đã vượt qua Vietcombank và Vietinbank trở thành thương hiệu có giá trị lớn nhất trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam thậm chí cả về vốn hóa lẫn tổng tài sản quản lý nhận tiền ký thác, cho vay ra và các tài sản khác là trên 1.201.661 tỷ VND, chiếm xấp xỉ 14% tổng tài sản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ở VN thì lại càng mơ hồ.

Về khí cụ đầu tư, thì thực chất ngân hàng BIDV này mà tôi hay nói nó mang danh hiệu khoác lên cái vỏ tư doanh là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV, với mục tiêu và vỏ bọc rất mơ hồ vừa Ngân hàng thương mại cổ phần, vừa là Ngân hàng Đầu tư nằm dưới sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước VN làm chủ đầu tư và góp vốn, tức là tiền của dân chúng mà ra, nó mang cái bóng gọi là ngân hàng nhà nước thu nhỏ, là cánh tay phải của nhà nước chi phối và điều hành được yểm trợ bởi ngân hàng mẹ là NHNN VN chủ quản và chủ sở hữu BIDV, nó thực hiện luôn cả nhiệm vụ và chức năng của một ngân hàng thương mại, là huy động sử dụng tiền của khách hàng thân chủ ký thác để cho vay ra kiếm lời ở giữa nhờ sai biệt lãi suất, và nó kiêm luôn vai trò và chức năng của chính nó rất sâu rộng "như một ngân hàng đầu tư".

Cụ thể ngân hàng đầu tư thường hoạt động trong nghiệp vụ của họ như trong việc phát hành lần đầu cổ phiếu hay IPO, và trái phiếu cho doanh nghiệp, đầu tư vào chứng khoán, thực hiện các nghiệp vụ đầu tư vào các dự án kinh tế, hay kể cả đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm, hay rót vốn đầu tư vào các nghiệp vụ giao dịch hàng hóa như dầu thô, vàng, sắt thép,….

Tuy nhiên, việc đầu tư đó nó phải thực hiện theo nghiệp vụ vốn cổ phần viên góp vào chứ ít khi nào nó được phép lấy tiền ký thác của công chúng để đi đánh bạc vào các tài sản rủi ro như đã nói, chẳng hạn như chứng khoán, tài chính,…. Vì khi nó lấy tiền ký thác của người dân đầu tư vào cổ phiếu hay bất động sản nếu giá cả sụt giá thì mất vốn oan uổng thì cào mặt tăng thuế lấy tiền của dân đắp vào đó bù lỗ. Nếu giá chứng khoán hay các nghiệp vụ đầu tư rủi ro ấy tăng giá thì những ai đang chủ sở hữu cái BIDV sẽ được bỏ túi riêng rất lớn.

Hãy nhớ rằng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 thì Quốc hội Mỹ đã mở rộng Quy tắc Volcker cấm các ngân hàng đầu tư tiền gửi của người ký thác để đi đầu tư vào chứng khoán, hay các nghiệp vụ kể trên. Đây là một phần của Đạo luật Cải cách Phố Wall Dodd-Frank năm 2010 mà hiện nay rất nhiều nước đã thấy ra sự rủi ro đó và họ tách biệt ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư ra làn ranh để kiểm soát rủi ro. Nhiều nước đã sửa lại luật tín dụng của họ theo kinh nghiệm của Mỹ, trong khi VN sao chép nguyên bản cái luật tín dụng dễ dãi của Mỹ trước đây và họ không chịu cải sửa mà còn dễ dãi áp dụng rộng hơn, đó là nguy hiểm rất dễ gây ra sự đỗ vỡ tín dụng trong hệ thống tài chính của họ.

Thực tế Quy tắc Volcker vẫn không bó buộc cực đoan, và nó vẫn cho phép một số giao dịch như các ngân hàng có thể tham gia giao dịch tiền tệ để bù đắp chi phí các khoản ngoại tệ nắm giữ của ngân hàng. Tức là có thể cho phép các ngân hàng đó thực hiện một số giao dịch như đã nói để bù đắp rủi ro lãi suất và cần sự chấp thuận của khách hàng,… hồ sơ này nếu có giải thích thì cũng cả 1 thước tài liệu nên tôi chỉ nói qua cho gọn lại.

Tuy nhiên, hiện nay đối với hệ thống ngân hàng ở VN thì cái ngân hàng mang cái bóng gọi là “ngân hàng đầu tư” thì nó được phép thực hiện luôn của chức năng của ngân hàng thương mại mà tôi nhấn mạnh cực kỳ rủi ro đó là họ huy động bằng tiền công chúng như huy động vốn ký thác của công chúng gửi vào để phục vụ cho việc buôn bán giao dịch chứng khoán hay các nghiệp vụ đầu tư khác như đầu tư vào thị trường ngoại hối, hay đầu tư vào commodities (như vàng, dầu thô, sắt thép,...), hay IPO,...  thì rất nghiêm trọng khi dùng đòn bẩy vốn tài chính quá lớn này để làm chuyện riêng.

Đó là chuyện dễ thất nếu BIDV lấy luôn tiền ký thác của dân chúng để đầu tư đánh bạc trên thị trường cổ phiếu, hay các tài sản khác trái nghiệp vụ, đó là nếu giá chứng khoán hay các tài sản đó sụt giá thì mất nợ là cí chuyện quái đản xứ thần tiên có thành tính rất liều lĩnh trong nghiệp vụ ngân hàng này.

Đó la tài sản của nó quá trải rộng, và hầu như ta hay dễ thấy các khoản nợ xấu của cái ngân hàng BIDV to xác này hay trồi sụt theo giá chứng khoán và bất động sản, như khi bất động sản và chứng khoán xì bóng thì BIDV vươn lên dẫn đầu danh sách đội sổ về nợ xấu, nhưng khi giá tài sản đó tăng giá mạnh thì nợ xấu của họ xẹp xuống rất nhanh.

Nhưng vì nó to xác như vậy là “quá lớn để không cho nó vỡ” vì là ngân hàng cổ phần viên góp vốn của Ngân hàng Nhà nước VN, nên bất cứ sự thiếu thanh khoản nay thiếu vốn hoặc nợ xấu cao thì NHNN  sẽ cấp cứu bằng mọi giá để bảo vệ tiền đầu tư của họ, kể cả tung khối dự trữ ngoại tệ quốc gia để dành ra cấp cứu, hoặc nếu cần họ in tiền VND ra trả như hình thức móc túi là bắt tất cả người dân trả nợ thay qua lạm phát bằng đồng tiền mất giá để cứu mọi giá cái ngân hàng đầu tư kiểu "nửa nạc nửa mỡ" này rất nguy hiểm mà tôi hay nói nhiều lần rồi.

Vế bên kia là hệ thống ngân hàng thương mại VN thì cũng làm nghiệp vụ khá rủi ro là họ cũng lấy tiền ký thác của dân chúng để ném tiền đánh bạc trên thị trường cổ phiếu, và các tài sản độc hại đầy rủi ro dễ sinh lời mà cũng dễ mất vốn, thay vì ngân hàng thương mại họ chỉ được phép làm nghiệp vụ cho vay thương mại kiếm lời trung gian bằng quản lý rủi ro nhờ chênh lệch lãi suất tiền ký thác và tiền cho vay ra.

Ôi thôi, kết luận của tôi là ai cũng dễ hiểu ra cả mà khỏi cần phải phân tích nhiều nữa đó là tôi lấy ngay nhân vật Trần Bắc Hà của BIDV này dù có nghỉ hưu đi nữa thì không ai dám dại dột mang Trần Bắc Hà ra chơi trò đốt củi, vì bất cứ khi nào tin tức bất lợi Trần Bắc Hà thì chẳng ai có thể gánh nổi trách nhiệm dù cho đó là ông Tổng Trọng đi nữa cũng không dám dụng vào, vì nó có thể làm thị trường chứng và hệ thống ngân hàng VN bốc hơi cả chục tỷ USD vì tâm lý tài sản đầu tư của BIDV quá rộng. Đó là bài học tin đồn vào  tháng 2/2013, khi người ta tung tin đồn nhảm là ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV bị bắt khiến thị trường chứng khoán VN chao đảo vì sụt giá nặng nề, và sau ấy tất cả cơ quan báo chí ở VN cho tới Bộ Công an, NHNN, lãnh đạo BIDV phải nhanh chóng trấn an đó là tin đồn nhảm của giới đầu cơ để trục lợi thì  giá chứng khoán ở VN mới ngừng rơi. Nhưng nó vẫn giao dịch thận trọng cả nhiều tháng.


Thậm chí là sau này khi nghỉ hưu rồi thì ông Trần Bắc Hà, dù đi Lào hay Singapore chữa bệnh thì đều được người ta theo dõi sát để ngăn chặn tin vịt tung ra có thể gây đảo lộn cái thị trường cổ phiếu ở VN cũng như cả hệ thống ngân hàng xứ này, nên mấy ngàn tỷ VND sai nghiệp vụ cho vay hay đầu tư sai nghiệp vụ mà  vụ án Phạm Công Danh thì ông Trần Bắc Hà đã ký gì đó thì ông Trần Bắc Hà vẫn phải được tách ra là không ai dám động đến. Đó là khôn ngoan của nhà cầm quyền VN, vì họ đã rút tỉa ra nhiều bài học đắng cay như bầu Kiên của ACB trước đây chẳng hạn.

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Vietnam is a surrealist's dream (Vietnam là giấc mơ của siêu thực).


Đó là hồ sơ bài báo mà tôi trích dẫn một đoạn: “Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt 2.385 USD, chúng ta đặt ra mục tiêu năm 2035 thu nhập bình quân đầu người khoảng 10.000 USD”. Dẫn nguồn: https://tuoitre.vn/tu-gdp-dau-nguoi-2-385-usd-khat-vong-quoc-gia-thinh-vuong-20180225084511959.htm  

Trước hết toi nhắc lại là tham vọng của VN tới năm 2030 thì thu nhập GDP bình quân đầu người sẽ ngăng bằng mặt bằng chung của thế giới năm 2016, tức GDP thu nhập bình quân đầu người của tất cả các nền kinh tế trên thế giới cộng lại và tính ra mỗi công dân vào năm 2016 vừa qua là 10.190 tỷ USD (trong khi GDP tính theo PPP là 16.215 $). Cái năm 1990 thì WB họ tính cho VN là thu nhập bình quân đầu người chỉ có khoảng 94,88 $ thôi. Nó còn thấp hơn cái mốc trước những năm 1985, đó là nghay cả cái năm 1985 thì mức thu nhập ấy của người VN đã là 231 $ rồi, còn phóng vào quá khứ xa hơn thì VN còn khá hơn khi chưa có chủ nghĩa cộng sản lãnh đạo đất nước này.

Về bối cảnh so sánh sự gia tăng GDP mà VN tự hào khi họ lấy cái mốc tham khảo thấp nhất là những năm 1990 mà ta chấp nhận con số của họ về thu nhập GDP bình quân đầu người của VN là 98 USD, thì sau nhiều chục năm họ ca ngợi dưới sự lãnh đạo tài tình của ĐCSVN thì tới năm 2017, thì mức GDP bình quân đầu người của người dân VN tăng lên tới 2.385 USD hiện tại và dự kiến sẽ thổi to con số ấy tới 10.000 USD vào năm 2030. Còn thu nhập tính theo PPP thì cũng phải 18.000 – 19.000 $. Tức là cái ông Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng này mà tôi hay nghi ngờ là lại một ông tiến sĩ kinh tế rởm/dởm vì 10/1977 – 6/1983: Chiến sĩ Bộ tư lệnh Công binh, sinh viên Trường Đại học Giao thông sắt bộ, Hà Nội, chuyên ngành máy xây dựng nhưng chả hiểu sao lại có bằng “Tiến sĩ Quản lý Kinh tế” thì quả là chuyện lạ lẫm.

Quay lại bào báo, hãy nhớ rằng, cái con số so sánh trong kinh tế học mà phóng vào tương lai để nhận vơ công lao thì người CSVN họ là bậc thầy, thí dụ họ lấy cái mức đáy GDP bình quân đầu người của VN là 98 USD vào năm 1990, và mức đỉnh 2.385 USD năm 2018 để vẽ ra con số ảo giác là sự lãnh đạo sáng suốt của đảng như “communism better than democracy  (chủ nghĩa cộng sản tốt hơn dân chủ),… Lý do giải thích cũng dễ hiểu nếu VN không có chiến tránh điên cuồng của chủ nghãi cộng sản gây ra có lẽ bây giờ GDP bình quân đầu người của VN rất cao là cao hơn gấp đôi Thailand là chuyện bình thường. Đó là VN là quốc gia duy nhất trên thế giới có nhiều đợt đổi tiền kể từ khi ĐCSVN lãnh đạo đất nước này, nó gây ra sự giảm giá tài sản của dân chúng vì những chính sách điều hành kinh tế kém cỏi và tạo ra nhiều cái đỉnh lạm phát rất cao.

Cụ thể trong quá khứ, là vào ngày 15/9/1985, đó là một ngày sau khi nhà nước VN này thực hiện đổi tiền lần thứ 6, khi đó tỷ giá hối đoái niêm yết của nhà nước là  15 đơn vị tiền đồng Việt Nam  thì mua được 1 $ (USD). Vậy mà  chỉ một năm sau, tức là vào  năm 1986 thì phải mất đến 150 đơn vị tiền đồng của VN  mới đổi được 1 $, rồi dến năm 1987 thì phải mất  đến 550 đơn vị tiền đồng VN mới đổi được 1 $. Tuy nhiên qua đến năm 1990 thì nó vọt lên 7.500 đơn vị tiền VN mới mua được 1 $.  Thậm chí sau này nhà nước VN thay tiền tiền cotton bằng tiền polymer thì đến thời điểm này nó cũng mất giá kinh khủng là gần mức 22.800,00 VND = 1 $ vào tháng 11/2015, và tháng 3/2017, một con số lấy cắp tài sản của người dân bằng in tiền mua sức lao động làm giảm giá thu nhập bình quân đầu người của người dân và làm hao mòn xóa sạch tài sản người dân tích trữ bằng đồng nội tệ quốc gia họ. Hãy tưởng tượng nếu người dân nào gọi là yêu nước XHCN VN mà các năm đó tích trữ tiền VND hay tiền đồng thì dù có là tỷ phú USD đi nữa cũng vẫn là kẻ nghèo khó vì quy đổi tiền tệ ra như vậy sau mấy chục năm sẳn xuất và lao động khó nhọc tiết kiệm thì chẳng mua nổi bất cứ thứ tài sản nào cả dù có cất cả mấy trăm ngàn bao tiền mệnh giá lớn nhất,…

Đó là thành tích cũng dễ hiểu là tại sao ngay cả WB họ cũng đã bút ghi là vào những năm 1985 thì mức thu nhập ấy của người VN đã là 231 $ rồi, vì đổi tiền và làm tiền mất giá thì tới năm 1990 thì thu nhập chỉ có còn 98 USD thì quả nhiên là bi kịch mà í tai thấy ra là những năm trước VN không phải là quốc gia nghèo mà rất khá. Đó là chuyện quá khứ. Đó là chưa tính đến sự thất bại của VN trong việc phát triển kinh tế bắt chước theo mô hìnhcác  "Chaebols" Nam Hàn đã học hỏi theo kinh nghiệm của các "Keiretsu" của Nhật Bản đã bị khủng hoảng trước kia, nhưu việc lập ra các “quả đấm thép Vina”.

Chuyện khá chuyên môn về hiện tại nếu VN muốn GDP bình quân đầu người của người dân VN tăng lên tới 2.385 USD hiện tại và dự kiến sẽ thổi to con số ấy tới 10.000 USD vào năm 2030 thì điều có nghĩa là từ nay trở đi thì nền kinh tế VN cần phải đạt mức tăng trưởng trung bình cho mỗi năm là trên 7,1% cho nó dư ra một chút để trừ hao phí tổn. Đó là con số mơ hồ rất khó đạt được. Vì hiện nay VN đang mắc nợ cao nhất Đông Nam Á là không tính Sigapore vào đó thì VN đội sổ là xếp số 1 là con nợ đi vay để bơm bóng cho GDP nhằm có mức tăng trưởng GDP rồng cọp, rốt cuộc, thuế thì tăng nhanh hơn thu nhập của GDP thì thà đừng mơ con số vĩ cuồng đó thì tốt hơn.

Cho nên sau này nền kinh tế VN đi về hướng trả nợ nhiều hơn thay vì tiền làm ra để đầu tư cho GDP và an sinh xã hội, từ y tế, giáo dục, tăng lương,…thì làm sao mà có mức tăng trưởng trên 7% kéo dài cho tới năm 2035 được.

Chuyện thứ nữa là nếu so sánh Campuchia, Laos thì lại không đúng bản chất, bởi vì VN là quốc gia rộng lớn hơn hai xứ tiểu quốc này, mà còn có tài nguyên khoáng sản dồi dào cho chiến lược phát triển kinh tế của bất cứ ngành công nghiệp nào mà khỏi cần hao tốn tiền bạc nhập khẩu, trong khi hai tiêu quốc kia thì chẳng có gì mà phải đi nhập khẩu bên ngoài, đã thế VN còn có tuyến đường biển vận chuyển hàng hóa cho việc bán buôn trên toàn cầu, và còn có nhiều ao hồ, sông rạch, nước ngọt,… mà còn là nhà xuất khẩu dầu thô lớn hàng đầu ở Đông Nam Á, khi mà Campuchia, Laos họ kém xa VN những thứ đó, vậy mà họ cũng nhỉnh hơn VN thì qua đó ta sẽ thấy sự kém cỏi của VN như mức nào trong mấy chục năm làm kinh tế mắc hết sai lầm này tới lỗi lầm khác. Nếu Campuchia, Laos  họ có lợi thế như VN có lẽ họ sẽ làm tốt hơn đảng CSVN gấp bọi trong chiến lược phát triển kinh tế và tăng thu nhập của họ còn cao hơn VN gấp nhiều lần.

Ôi thôi, kết luận của tôi là nền kinh tế VN hiện nay đang đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên, như các giếng dầu cũng chẳng còn khai thác được nữa trong dăm ba năm tới thì cũng làm sụt tăng trưởng GDP, mà còn nhiều ngành nghề khác, đúng là bi quan. Có lẽ người ta lại tức giận ghép "tội phạm chiến tranh kinh tế" (economic war criminal) của những thế lực tài phiệt tài chính tư bản Mỹ gây hoang mang cho người dân.


Đó là nhầm lẫn tai hại, vì tôi chỉ viết bài linh tinh nội bộ là không cho đăng trên bao chí quốc tế mà người ta hay phỏng vấn tôi, cho nên nó chỉ mang tính cá nhân là tôi thấy sai trái thì tôi nói ra. Ai khó chịu tức giận thì tôi cũng đành chịu thôi. Vì tôi có thói quen là nhìn ra cái rủi ro cái sai mà tránh chứ từ xưa tới nay trong phân tích kinh tế tài chính hay đầu tư mà đi nói cái tốt toàn màu hồng thì đâu cần các nhà tư vấn phân tích kinh tế, và tài chính làm gì nữa. Vì ta cứ vẽ ra cái màu hồng mà ném vào tương lai theo kế hoạch đề ra sẵn rồi thì đâu cần ai nữa.

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT VN có chứng bệnh lạ đều là giáo sư, tiến sĩ kinh tế



Đầu tiên là ông giáo sư, tiến sĩ rởm/dởm Phùng Xuân Nhạ, ông này ngay mới ngày đầu ngồi cái ghế Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì tôi đã thấy bất thường rất khó tin nổi khi àm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (Fulbright Scholar) tại trường Đại học Tổng hợp Georgetown, Hoa Kỳ. Có lẽ nhân vật này tôi đã nói cách đây từ tháng 5/2016 rồi, đó là kẻ “đạo văn”, dốt tiếng Anh, và thậm chí là chưa hề đi học hay thực tập ở đại học “Fulbright”. Tôi thì không có cảm tình với cái cụm từ “Fulbright”. Có lẽ chưa bao giờ tôi hay ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS) tài trợ cho việc đào tạo nhảm nhí này. Dù chính quyền Mỹ có tài trợ cho VN về trường Đại học Fulbrigh vớ vẩn đó. Hãy nhớ rằng tôi là con người rất đặt nặng về giáo dục trên hàng quốc sách, vì tôi đã từng là phụ tá kinh tế từ Đại học Cornell.


Cho nên tôi thừa biết sự nguy hiểm của giáo dục. Đó là bởi vì trên thế giới thì từ xưa cho tới nay chưa có một quốc gia nào hóa Hổ kinh tế hay siêu cường quốc kinh tế mà hệ thống giáo dục của họ kém cả, đó là gần như hệ thống giáo dục của họ là tuyệt đối là rất đặt nặng về giáo dục là quốc sách, và cũng trên thế giới chỉ có những quốc gia nghèo nàn lạc hậu mãi mãi là nô lệ cho thiên hạ thì hầu như những quốc gia đó có nền móng giáo dục yếu kém, dù có giàu tài nguyên.


Trở lại hồ sơ mấy ông bộ trưởng Bộ GD&ĐT VN có thành tích về tiến sĩ, và giáo sứ kinh tế. Đó là đội số ông Phùng Xuân Nhạ, được đào tạo từ cái nôi lò ấp trứng tiến sĩ Viện Kinh tế thế giới, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, với cánh tay mặt nổi tiếng ấp trứng tiến sĩ là Học viện Khoa học xã hội, rồi học sau tiến sĩ kinh tế linh tinh ở Mỹ rất mơ hồ. Đó ở VN người ta phẫn nộ thống kê là khoảng 1 ngày 1 giờ cộng 15 phút thì cho ra lò một tiến sĩ giấy, những kẻ tiến sĩ này chúng ung dung đứng trên đầu người dân họ để sau này ra những quyết định về kinh tế lẫn chính trị cho cả đất nước chuốc họa.


Ông Phùng Xuân Nhạ này có lẽ miễn bàn mà cách tốt nhất người dân VN có con em học hành họ cần lên tiếng là đuổi kẻ dốt này ra khỏi cái ghế lãnh đạo ngành giáo dục đó.


Các nhân vật khác cũng là tiến sĩ kinh tế đương chức Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đó là Phạm Vũ Luận, ông này bảo vệ luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế học tại Liên Xô với đề tài "Phân phối Xã hội chủ nghĩa”, rồi đến Nguyễn Thiện Nhân, ông này chuyên môn là kỹ sư tiến sĩ cơ khí động lực gì đó, có lẽ chưa bao giờ chế tạo ra cái tích sự gì cho quốc gia nhưng đi học ở bên Mỹ gọi là học tại chức và cũng được phong hàm phó giáo sư ngành Kinh tế. Đó là sự thối nát tột cùng của ngành giáo dục mà hậu quả đẩy cho hàng triệu con em người dân ở VN khi học và trải qua 3 thời kỳ những ông bà giáo sư tiến sĩ kinh tế rởm này.


Làm thế nào mà giáo sư tiến sĩ kinh tế mà chưa bao giờ viết bài trên báo chí trong nước chứ chưa nói đến quốc tế bất cứ bài báo nào nhỉ, đó là chuyện rất lạ. Bởi vì Paul Krugman, nhà Kinh tế học Kinh tế quốc tế, Kinh tế vĩ mô , Kinh tế học trường phái Keynes, đoạt Giải Nobel về Khoa học Kinh tế (2008) thì hay viết bài ở đây: https://krugman.blogs.nytimes.com/?module=BlogMain&action=Click&region=Header&pgtype=Blogs&version=Blog%20Main&contentCollection=Opinion  


Ngay cả tôi, dù chỉ là thạc sĩ về kinh doanh, kinh tế, tài chính thì tôi đã có mấy ngàn bài báo phân tích và phỏng vấn trên https://www.bloomberg.com/markets/economics  và nhiều tờ báo của Âu châu, Nhật,…


Cho nên tôi hay nhắc lại, đó là người dân VN đã đến lúc họ cần có tiếng nói mạnh mẽ là tống khứ những kẻ bất tài vô năng lực đó ra khỏi cái ghế lãnh đạo ngành giáo dục, vì sau này nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ giáo dục và nghề nghiệp cũng như ảnh hưởng đến ứng xử của con em của quý phụ huynh các bạn là chẳng ai muốn thấy con em mình được đào tạo dưới thời những kẻ vô dụng này thì chính con em của các bạn sẽ lãnh đòn trước tiên chứ cái ông Phùng Xuân Nhạ này thì cứ tha hồ nhởn nhơ đùa cợt và mưu mô là ông ta sẽ dùng thủ đoạn như ký chứng nhận phong chức cho đám quan chức bất tài ấy có học thuật giáo sư, phó giáo, tiến sĩ,… để những kẻ được phong chức tước ấy sẽ có vị trí vững chắc ở nhiều chức vụ cao thì tất nhiên họ sẽ bảo vệ tượng đài của họ là ông Phùng Xuân Nhạ, để họ lên chức vù vù, và Phùng Xuân Nhạ này thừa biết nó và ta hãy nhìn họ phong tước giáo sư, phó giáo, tiến sĩ một cách lạm phát thì có thấy ai phản ứng đâu.



(*) Hãy thận trọng là cái chức phong hàm giáo dư ở VN khi được phong thì nó là suốt đời, và đó là người ta sẽ dùng cái chức danh đó để làm trò ma, còn đối với chức phong hàm giáo sư ở một số nước nó rất khác biệt, đó là họ chỉ căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn thì đều được phong hàm giáo sư, nó không do nhà nước đó phong hàm, mà do các trường đại học phong. Chẳng hạn tôi vân có thể được phong hàm giáo sư tài chính tại Đại học Cornell, hay các đại học ở Tokyo, hoặc Thượng Hải khi tôi làm việc ở đó, nếu gắn bó lâu dài thì chức tước đó sẽ đi theo tôi, còn khi tôi không còn làm ở đó nữa thì người ta có thể thu hồi chức giáo sư, hoặc tôi đề nghị họ gỡ bỏ, vì tôi cũng chẳng ham hố cái háo danh đó.

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

Khi TQ vẫn còn ảo giác về “con đường tơ lụa vỡ nợ của thế kỷ 21”


Trong hành động gần đây, giới chức VN hồ hởi sảng khi họ lạc quan tếu là VN khi tham gia các dự án vĩ cuồng như mà TQ làm chủ đầu tư và VN sát cạnh TQ khi tham dự án kinh tế “Nhất Đới Nhất Lộ”, rồi “Con Đường Tơ Lụa Mới”, gọi chung là sáng kiến One Belt One Road thì VN và TQ sẽ là hai ngôi sao sáng chói nhất khi tham gia dự án vĩ cuồng này.

Tôi thì phân tích thế này, đó là chứng bệnh vĩ cuồng của hai cấp lãnh đạo Việt-Trung khi mê sảng dự án kinh tế này, kể cả mặt chính trị. Tôi thì hay mỉa mai là dự án này có lẽ là dự án “con đường tơ lụa vỡ nợ của thế kỷ 21”. Vì rủi ro chính trị trải dài quá lớn lao vượt khả năng chịu đựng của TQ.

Hãy nhớ rằng, TQ vạch ra hai vành đai. Một là vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên đất liền, hai là vành đai kinh tế trên biển. Trên đất liền thì chạy dài từ TQ sang Nga, Âu châu, Trung Á, rổi tới tận Trung Đông. Trên biển thì bao trùm các đại dương xuất phát từ các bờ biển của TQ đi qua vùng biển Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Âu châu, Châu phi, Địa Trung Hải,…hay họ thông qua cái Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu, gọi tắt là AIIB, hay Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực, gọi tắt là RCEP để chiêu dụ các nước tham gia để TQ tuồn hàng tồn kho ế ẩm của họ qua các dự án xây cất vĩ đại đó thì mâu thuẫn rất nặng về ngoại thương và chính trị giữa các nước.

Nói chung, về thực lực thì để kiểm soát dự án này thì TQ phải mất cả một thế kỷ nữa may ra mới làm được chuyện này. Ngoài tiền đầu tư rất lớn mà một số dự án nhỏ nhoi ở Pakistan thì bị trì hoãn là thiếu tiền đầu tư cũng như máy móc quá kém của TQ. Chuyện thứ nữa là TQ chưa có khả năng quân sự như Mỹ để đóng quân trải rộng khắp thế giới từ các căn cứ không quân, hải quân ở đâu cũng có Mỹ hiện diện và như vậy làm sao mà TQ đòi ảo giác muốn kiểm soát cả thế giới từ đại dương cho tới đất liền. Đó là cái giấc mơ hão huyền, vì TQ là quốc gia rất hiếm những nước nào chào đón vì ngay cả Cuba một quốc gia ý thức hệ với TQ mà họ cũng từ chối khoản tiền 40 tỷ USD mà TQ ve vãn dụ dỗ Cuba để họ được khai thác các mỏ dầu còn nguyên và rất lớn xứ Cuba này, cũng như TQ đòi hỏi Havana cho phép TQ đầu tư khai thác các cảng biển và lập căn cứ quân sự thì Havana bác bỏ và không nói chuyện với Bắc Kinh nữa là Cuba họ đã nhìn thấy bài học của xứ Venezuela từ lâu rồi.

Vấn đề quan trọng nhất vẫn là mẫu chốt là mắt xích Ấn Độ, khi quốc gia này thẳng thừng từ chối sáng kiến One Belt One Road của TQ thì nó sẽ khó hình thành, vì Ấn Độ có số dân rấ đông là gần bằng dân số TQ, đã thế Ấn Độ chiếm ưu thế về vùng biển Ấn Độ Dương thì TQ thất bại là điều dễ thấy.

Hiện nay cái tứ giác kim cương là Mỹ-Ấn-Nhật-Úc họ lại tung ra sáng kiến “con đường tơ lụa Mỹ-Ấn-Nhật-Úc”. Tức là sáng kiến này rất dễ hình thành và rất ổn định, vì ngay cả Úc thì có eo biển Torres, và eo biển Bass, Nhật thì có biển Nhật Bản, với những eo biển có thể chặn TQ rất dễ, Mỹ thì vẫn đang thống trị đại dương sau nhiều thế kỷ nữa. Cái dự án đó mà lôi cuốn được Canada tham ra thậm chí là mời VN tham ra thì gần như là thành công là rất dễ thực hiện vì ổn định chính trị của các nước này. Và nói coi như những quốc gia này đều có những vùng biển chiến lược trải dài khắp địa cầu thì TQ thất bại.

Hãy nhớ rằng cái tứ giác kim cương là Mỹ-Ấn-Nhật-Úc hiện tại có số dân rất đông đảo là 24,70% dân số thế giới, có sản lượng GDP kinh tế chiếm khoảng 43,7% GDP của thế giới. Cho nên sức nặng của nó rất lớn, và hầu như những quốc gia này đều có khả năng đầu tư xây cất hạ tầng rất mạnh, nó được yểm trợ bởi thiết bị và công nghệ máy móc tối tân khổng lồ như Nhật và Mỹ đều có khả năng làm rất nhanh. Đã thế Mỹ, Nhật, Ấn Độ họ đều có ngành công nghiệp thép rất cao, và trữ lược tích trữ và dự trữ thép mà TQ chẳng có tác dụng gì để tác động lên nguồn cung thép của họ cho việc làm gián đoạn các dự án xây cất cần đến thép.

Ôi thôi ta chỉ nhắc tới đây là đủ thấy hết bức tranh “con đường tơ lụa TQ” khó nuốt trôi như thế nào chứ không cần đi sâu vào phân tích rủi ro về kinh tế. Thậm chí mới đây TQ lại mâu thuẫn với Philippines về lãnh hải biển đảo, khiến cho ông Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chế nhạo TQ, và còn để cập tới vấn đề "con đường tơ lụa xâm lấn của TQ" thì làm sao mà mơ tưởng chuyện bay bồng được, vì TQ gần các nước Đông Nam Á mà còn vậy thì nếu xa hơn thì như thế nào nhỉ?

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

Đầu năm tết Á châu, và tết người VN, người ta có nhiều hoài bão ước mơ rất đáng trân trọng, từ lãnh đạo cao cấp nhất của của quốc gia này cho tới các chuyên gia của tổ tư vấn chính phủ như PGS, TS. Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, Hoa Kỳ, PGS. TS. Vũ Minh Khương, Đại học quốc gia Singapore, GS.TS Trần Văn Thọ, Đại học Wasada, Nhật Bản,... đều có bài phân tích úp mở là vì sao VN luôn trì trệ và kém phát triển. Dù hội đủ tất cả các yếu tố để kinh tế VN hóa rồng cọp.

Đó là tôi giải thích tế nhị thế này. Đó là VN bị hai lá bùa ám ảnh mãi không thể vươn lên, là họ lấy quan điểm Kinh tế chính trị của Chủ nghĩa Marx-Lenin, và Tư tưởng HCM làm kim chỉ nam cho chiến lược phát triển kinh tế.

Khốn nỗi những ông này đều chưa bao giờ làm kinh tế và kinh doanh ngày nào cả, nên việc VN trì trệ là không có gì phải bàn cãi. Đó là họ cần tách chính trị riêng biệt kinh tế. Nước Mỹ hay nước Nga bây giờ đâu có bao giờ phải lôi các ông Tổng thống George Washington, Abraham Lincoln, hay Nga Hoàng, Karl Marx và Friedrich Engels ra làm kinh tế bao giờ đâu.
Tôi nói ra điều này có lẽ sẽ có nhiều người ở VN tức giận. Đó là tôi cũng đành chịu thôi, và có đả kích tôi thì cũng vậy. Bởi vì tôi là con người thực tế là đặt lợi ích quốc gia và cái có thực là trên hết chứ không đặt lợi ích cái không có thật.

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

Trở lại câu chuyện kiều hối và dự trữ ngoại hối bất ngờ được NHNN công bố tăng đột biến



Tức là hồ sơ bài báo “Xung lực từ kiều hối: 13,8 tỉ USD”: http://cafef.vn/xung-luc-tu-kieu-hoi-138-ti-usd-2018021112151069.chn


Trước hết tôi hay mỉa mai những con số công bố hồ sơ ngoại hối và kiều hối khá bất thường, và duy nhất quốc gia VN này ít được các tổ chức tài chính quốc tế công bố như các ngân hàng có uy tín hành đầu của Mỹ và Âu châu phân tích. Thậm chí là cả hồ sơ dự trữ vàng thì VN hoàn toàn không được các quỹ giao dịch ký thác vàng bút ghi, kể cả Hội đồng Vàng Thế giới(WGC) công bố. Vì nó rất mơ hồ là VN không chứng minh được vàng tích trữ như thế nào?


Đối với việc công bố dự trữ ngoại hối của VN nó mờ ảo và mờ ám như vậy là trước đây việc dự trữ ngoại hối của VN được nhà nước này xếp hạng vào diện “bí mật quốc gia”, sau này họ mới nới lỏng việc công bố dự trữ ngoại hối, nhưng rất mơ hồ, vì VN coi việc công bố dự trữ ngoại hối thuộc diện bí mật quốc gia thì nó có chuyện rất vô duyên là chệch hướng, vì hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều công bố niêm yết khối dự trữ ngoại hối của họ theo tháng hay theo quý. VN trước đây là theo năm, sau này thì đứng đầu thế giới về việc công bố dự trữ ngoại hối cũng vô duyên bất thường là siêu ngắn ngày là hàng ngày, hàng tuần, thậm chí hàng giờ. Hãy nhớ rằng quốc tế họ không có rảnh rỗi bút ghi ngoại hối các nước như vậy, đó là họ cần thời gian kiểm kê phân tích đối chiếu, đó là thường thường nếu công bố 1-tháng thì phải cộng thêm 1-tuần để các tổ chức tài chính hay các quỹ thị trường tiền tệ họ phân tích số liệu đánh giá, còn ngả công bố khác nữa là hết 1 quý họ cũng đánh giá. Còn 1-năm thì không ai rành rỗi công bố giúp cả.


Đối với hồ sơ kiều hối của VN lúc nói 10 tỷ $ hay gần 14 tỷ $, tức là 13,8 tỷ $ một cách bất thường thì có chuyện cũng bất thường là trong tháng hay trong các quý thì hầu hết các nước đều công bố dòng tiền kiều hối, tức là chuyển tiền từ người dân họ ở nước ngoài như định cư, hay lao động cũng có,…thì duy nhất VN không công bố khác với thông lệ hàng năm trước là họ hay công bố rất sớm, thậm chí là tháng 11, tháng 12/2017 thì các nước gần VN như Malaysia, Philippines, Ấn Độ, TQ,… thì họ đều công bố số liệu tiền kiều hối của họ, duy nhất VN cũng không công bố, và WB họ sốt ruột nên cũng có bài phân tích nhận định là kiều hối của VN sút giảm nghiêm trọng thì VN vẫn im tiếng, và chỉ khi thấy TTCK, và đồng tiền RMB của TQ sụt giá mạnh và TTCK VN cũng sụt giá theo thì VN lật đật bắn ra hai mũi tên trúng đích là họ công bố tiền kiều hối và dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục bất thường, thi dụ kiều hối tăng tới gần 14 tỷ USD (có lẽ họ tính luôn cho những tháng đầu năm 2018 thì phải), rồi NHNN VN thì công bố dự trữ ngoại hối đạt tới 57-58 tỷ USD,….


Việc công ấy gây tâm lý cho một số nhà đầu tư họ có thể tự tin ngưng thoái vốn trên TTCK VN chẳng hạn để đẩy giá cổ phiếu tăng lên thay vì nó bị xì xuống, cũng như gây tâm lý để NHNN VN tung ra đòn hiểm là hạ tỷ giá đồng bạc VND để mua USD, thay vì phải tăng tỷ giá lên,…. Đó là đòn ra quyết định của họ đúng lúc, nhưng chuyện sau này vỡ lẽ là bể bóng thì tính sau.


Đối với dự trữ ngoại hối thì tôi nhắc lại nghiệp vụ này, đó là hiện nay VN ta xem như công nhận tạm thời gần 58 tỷ USD đi, nhưng mà tôi thận trọng là VN hiện nay chỉ giữ khoảng 14,1 tỷ USD bằng hình thức nắm giữ tài sản Mỹ niêm yết bằng đồng USD, là dự trữ ngoại hối đáng tin cậy nhất qua việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Tức là dự trữ ngoại hối của VN được hiểu như 58 tỷ USD / 14,1 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, vàng thì không công bố, có lẽ họ tính vào đó 9-10 tấn vàng gì đó. Tức là VN đang nắm giữ khối lượng dự trữ ngoại hối bằng tiền mặt rất lớn là lên tới 43,9 tỷ USD (họ thường nói mua ròng USD bằng lãi suất đồng USD niêm yết ở VN bằng không và lãi suất tiền VND cao khiến người dân bán USD cho NHNN để mua tiền VND nhằm chuyển qua kiếm lời nhờ lãi suất VND cao hơn USD). Đó là chuyện của họ là họ nói sao cũng được.


Những nước gần VN hơn họ công bố dự trữ ngoại hối của họ rất minh bạch là được các thị trường tài chính quốc tế bút ghi đối chiếu hàng tháng, hàng quý. Thí dụ như Philippines hết tháng 1/2018 thì quốc gia này đang có trong tay 81,2 tỷ USD (36 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, 197 tấn vàng, và các tài sản ngoại tệ khác), Thailand có 215 tỷ USD dự trữ ngoại hối (trong đó có 68,7 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, 152,5 tấn vàng, và các tài sản ngoại tệ khác như ngoại tệ đồng EUR, JPY,….). Nói chung họ rất công khai hồ sơ rất rõ ràng là ngoại tệ mau bằng hình thức nào, niêm yết bằng tài sản nào, chuyển đổi tư thu ngoại tệ du lịch, kiều hối, xuất khẩu, chính sách tăng hạ lãi suất,…


Riêng đối với VN thì dự trữ ngoại tệ bằng chuyển tiền như kiều hối thì tôi giải thích dễ hiểu như thế này. Việc cái TTCK của VN được dự báo là bong bóng dễ vỡ, nó cũng đơn giản thôi, đó ta lấy cái đáy gần nhất của chỉ số VN-Index là kể từ ngày 22/1/2016 thì nó đạt 522,25 điểm. Đây là thời điểm mà kinh tế VN bắt đầu có triệu chứng yếu kém, nhưng nó bắt đầu được nuông chiều tăng trưởng tín dụng cao dần, và cao hơn nữa mức chỉ tiêu kỷ lục phải là 22% so với GDP vào năm 2017 để đeo đuổi con số cứu nguy tăng trưởng kinh tế đặt ra 6,7%, cuối cùng đóng chốt hết năm 2017 thì tăng trưởng kinh tế cao hơn.


Tuy nhiên tiền nhiều và rẻ lãi suất nâng đỡ ấy không rõ khi nào họ thu hồi bớt về nhà mà nó có chảy vào sản xuất hay không mà lại chảy qua 2 kênh đầu tư, đầu cơ là chứng khoán, bất động sản,….thì sau này người dân toàn quốc tại VN sẽ phải gánh qua thuế, và lạm phát. Việc đó nó đẩy chỉ số VN-Index đạt mức cao kỷ lục mới là 1.115,64 vào tháng 1/2018 thì nó cũng liên quan đến tiền kiều hối mà tôi nghi ngờ là ở VN xuất hiện nhiều tỷ phủ bán tư nửa quốc doanh và quốc doanh là tay chân lợi ích nhóm và người nhà của đảng có thể rửa tiền hợp phát trên thị trường cổ phiếu, ta thấy khi chứng khoán VN lao dốc có chút ít thì nó rất lo lắng cho quan chức VN, rồi nhóm lợi ích. Rồi người ta sẽ dùng thủ thuật tăng giá cổ phiếu ấy rửa tiền bằng cách chuyển ra nước ngoài đi vòng vòng rồi chuyển về nước thì ta gọi đó là thủ thuật bơm bóng ngoại hối và kiều hối, hoặc tiền tham nhũng, tiền mờ ám cũng thế, đó là họ chuyển tiền ra nước ngoài gọi là “đầu tư lòng vòng rồi chạy lại VN thì ta có từ tiền bẩn tham nhũng không thu hồi được tài sản cả gàn tỷ VND hay cả trăm tỷ VND, hay nhiều dự án thua lỗ “tỷ đô” bị rút ruột thì nó cũng có thể bị rửa tiền như chạy lòng vòng rồi trở lại VN và khoác vào đó là “tiền kiều hối”, tức là dòng tiền sạch.


Ôi thôi điều dễ thấy nhất là trong tháng 7/2017 thì Hiệp hội Quốc gia Chuyên viên địa ốc Mỹ (NAR) công bố trong năm 2016 thì người Việt Nam chuyển ngược vào Mỹ tới 3,06 tỷ USD sang Mỹ mua nhà (chưa tính các chuyện đầu tư khác) thì rất đáng nghi ngờ, tức là người ta hay đùa rằng thay vì Mỹ là quốc gia bị âm tiền kiều hối vì tiền kiều hối thường là từ Mỹ chảy sang các nước khác, đằng này VNlà quốc gia còn có mức thu nhập rất thấp thì có chuyện hi hữu là tiền kiều hối chảy ngược vào Mỹ, mà các hình thức đầu tư khác mà nếu điều tra sẽ còn đưa ra con số lớn gấp nhiều lần con số kia.


Thậm chí là ông TS Vũ Quang Việt, nhà kinh tế gốc Việt khá am hiểu VN, vì ông Việt là một chuyên gia kinh tế về thống kê rất giàu kinh nghiệm ở New York từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc thì còn đưa ra con số thống kê là từ năm 2008 đến 2013 thì khoảng 33 tỷ USD từ trong nước là ở VN đã bị tuồn bất hợp pháp ra nước ngoài qua nhiều ngả, có lẽ tôi nghi ngờ sau đó nó lại dội ngược về VN khi tích lũy đủ lời như kỳ hạn đầu tư 3-5 năm giả hiệu rửa tiền đó.



Ôi thôi ngay cả cái vụ tiết lộ vụ Panama Papers trước đây thì người VN có cả hàng loạt cái tên dài như sớ Táo quân ở thiên đường trốn thuế thì nó cũng rất đáng nghi ngờ đứng tên cho ai tổ chức nào, kể cả có mấy ông CEO các công ty chứng khoán ở VN nữa. Nó rất đáng nghi ngờ là bởi vì VN là quốc gia rất còn nghèo là thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng, vốn vay hay trông cậy vào ODA mà lại dư dả cất tiền ở xư thiên đường trốn thuế họ thích chạy vào các công ty bình phong, hay offshore, tức là công ty vỏ sò shell company thì quả là chuyện lạ. Nói ra thì người ta bảo cái bà Phương Thơ cơ hơn ai, vì bà ta cũng dính đến Luxembourg, năm 2014.

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

Khi chuyên gia tài chính và báo chí quốc doanh nhà nước VN thân Tàu ảo giác về đồng RMB giao dịch các hợp đồng dầu thô tương lai trên sàn INE sẽ thay thế đồng USD


Đầu tiên tôi hay mỉa mai là ông tỷ phú Warren Buffett có câu nói gian ý của con buôn nói bóng gió giễu cợt xưa kia là, xin trích trong nguyên văn:

"Thế kỷ 19 thuộc về nước Anh, thế kỷ 20 thuộc về Mỹ, và thế kỷ 21 thuộc về Trung Quốc. “.  Tức là tiếng Anh: "The 19th century belonged to England, the 20th century belonged to the U.S., and the 21st century belongs to China. Invest accordingly.". Tôi thì sửa lại là "thế kỷ 21 này khủng hoảng kinh tế và tài chính sẽ thuộc về TQ.".

Đối với việc TQ nuôi tham vọng thống trị thế giới về giao dịch hàng hóa như dầu thô, và tôi trích dẫn đoạn trích trên báo mà người nhà ở VN gửi tôi, xin trích một đoạn: “Ngày 9/2, Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết nước này sẽ niêm yết các hợp đồng dầu thô định giá bằng đồng nhân dân tệ (NDT) trên Sàn giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải (INE) vào ngày 26/3 tới.
CSRC cho biết các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép giao dịch các hợp đồng dầu thô tương lai trên sàn INE.
Nếu các hợp đồng này được các nhà đầu tư nước ngoài đón nhận và trở thành một chuẩn mực cho các giao dịch dầu thô trên toàn cầu, Trung Quốc hy vọng đồng NDT có thể đe dọa sự thống trị của đồng bạc xanh trong thương mại quốc tế.

Với việc sử dụng đồng NDT vào thị trường dầu thô, Trung Quốc còn có thể nắm chắc các thị trường hàng hóa xung quanh và định giá nó bằng đồng nội tệ.
Trong khi đó, các nước Trung Đông – mỏ dầu của thế giới đứng trước lựa chọn mở rộng thị trường với Trung Quốc bằng cách chấp nhận giao dịch bằng NDT hoặc nguồn thu ngoại tệ giảm.”,…

Trước hết tôi hay nhắc lại chuyện cũ bi hài kịch cho Bắc Kinh là họ hay có thói ngạo mạn là tham vọng quá lớn mà thực lực quá kém, mà hay đòi hỏi quá nhiều cho mình nhưng lại hi sinh lợi ích quá ít cho thế giới.

Trước đây lâu lắm rồi, thế giới của một số nước mơ sảng về thế giới đại đồng như trong nhóm "BRICS" một khối bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi (South Africa), họ lâp ra một khối kinh tế siêu hiện thực mà cái cụm từ "BRICS", có lẽ bỏ chữ S là Nam Phi đi thì nó do chuyên gia Jim O’Neill, của Goldman Sachs (NYSE: GS) đặt tên mà mục đích là quảng cáo cho cái ngân hàng Goldman Sachs nổi tiếng này thôi chứ Goldman Sachs họ thừa biết cái nhóm "BRICS" sẽ suy tàn. Vì trong nhóm này ẩn chứa đầy rủi ro mâu thuẫn chính trị lẫn kinh tế. Như TQ đang mắc nợ quá cao mà chưa biết khi nào nó sụp đổ núi nợ của họ, có lẽ vì muốn thể hiện vị thế ảo giác của mình nên họ sẽ không thể để đổ vỡ để lấy một danh hiệu đứng nhất thế giới nào đó trước khi sụp đổ.

Hãy trở lại bối cảnh trước đây cái nhóm BRICS cũng đã hội họp nhiều lần là đề nghị lập ra một đồng tiền chung cho nhóm nhằm lật đổ đồng USD, EUR, họ bàn tính mãi mấy năm thì thất bại là không có nước nào góp tiền để làm nghiệp vụ điều tiết đồng tiền mới của thế giới đó nhằm thay thế đồng USD cho tất cả các giao dịch. Đó là thời quan hệ nồng ấm nhất của khối khi Ấn Độ và TQ quan hệ kinh tế chặt chẽ, vậy mà còn thất bại. Cuối cùng Bắc kinh đề nghị khiếm nhã là lấy đồng nhân dân tệ, hay còn gọi là “tiền của nhân dân”, tức là Chinese Yuan Renminbi, hay có ký hiệu hối đoái quốc tế là CNY, hoặc RMB, ta viết gọn cho dễ nhớ là đồng Yuan, thì Nga và TQ hưởng ứng, nhưng 3 nước còn lại thì bác bỏ, vì thấy không có lợi, mà cái lợi thì nghiêng về Bắc Kinh.

Cái nhóm BRICS còn lập ra cái Ngân hàng Phát triển Mới trong khối BRICS - New Development Bank BRICS cũng 100 tỷ USD, với trụ sở chính Thượng Hải, Trung Quốc (có lẽ cái trụ sở New Development Bank BRICS ở Thượng Hải nó trống rỗng và lạnh lẽo là không có khách vay dự án đầu tư) rồi họ cũng là trụ cột lập ra Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu, gọi tắt là AIIB có trụ sở tại Bắc Kinh, mà thành viên sáng lập chính của AIIB bao gồm TQ, Nga, Brazil và Ấn Độ, với quy tụ 57 thành viên. Nó bao gồm các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Kazakhstan, Ả Rập Saudi, Jordan, Kuwait, Oman, Qatar, Brunei, Azerbaijan, Bangladesh, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Việt Nam, Mông Cổ, Uzbekistan, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan, Maldives, New Zealand, Jordan, Tajikistan, Luxembourg, Phần Lan, Thụy Sỹ, Anh, Úc, Áo, Brazil, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thuỵ Điển, Israel, Ba Lan, Nam Phi, Tây Ban Nha và một số nước khác. Bắc Kinh đã nhiều lần ngỏ ý lần mời giáo sư Ben Bernanke là một nhà kinh tế học người Mỹ, cựu Chủ tịch Fed về điều hành AIIB, nhưng Ben Bernanke đã từ chối, kể cả từ chối khéo kể cả từ chối đến dự buổi khai trương Ben Bernanke mang tư cách "khách mời đặc biệt". Đó là tin buồn cho Bắc Kinh khi không lôi kéo được "thần tượng" của họ để quảng bá thương hiệu "đậm sắc AIIB" hôm khai trương trụ sở chính Bắc Kinh, Trung Quốc.

TQ họ hay ảo giác như thể họ góp vốn nhiều hơn các nước để dẫn đầu trong một thế giới đại đồng để vẽ lại trật tự tài chính thế giới nhằm xóa tên đối thủ ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu như Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, Ngân hàng Thế giới -- WB và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là những tổ chức tài chính mà Bắc coi là “thế lực thù địch” là bị chi phối bởi các nước Mỹ, Âu châu, Nhật Bản. Ôi thôi cái Development Bank BRICS, AIIB,… thì nghiệp vụ thẩm định thì quá kém, dễ dãi trong tài chính, vốn góp thì chả bao nhiêu, vì trên các châu lục khác người ta còn có những “ngân hàng bảo hộ” của họ như nó bao gồm Ngân hàng Đầu tư châu Âu (European Investment Bank - EIB) với 350 tỷ USD; Ngân hàng Phát triển Châu Phi (African Development Bank - AfDB), với 78 quốc gia, với vốn là 117 tỷ USD,...thì mấy cái ngân hàng đặt trụ sở ở TQ chỉ là hạng con buôn vô danh.

Tôi thường hay e ngại là TQ lập ra cái Development Bank BRICS, AIIB để tuồn đầu tư vào sáng kiến “New Silk Road”, hay “con đường tơ lụa mới” , hay các khẩu hiệu “'Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế), “One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),… để tạo ra vốn vay bằng đồng RMB nhằm bắt chước đồng USD Mỹ tạo ra nợ của thế giới vậy. Cái “dự án con lừa thế kỷ con đường tơ lụa kinh tế” này có lẽ sẽ thất bại ngay nút thắt là Ấn Độ, vì Ân Độ đã không còn coi mấy thứ đó có góa trị nữa tái lại Ấn Độ còn vẽ ra “con đường tơ lụa kinh tế Ấn Độ” qua thỏa hiệp hiệp Ấn Độ-Thái Bình Dương, mà sau này những nước tham gia thì nó chặt hết tay chân của TQ luôn. TQ thì đang tức điên khi Ấn Độ tuyên bố đầy mỉa mai với TQ là họ sẽ xây một “One belt one road India”. Tôi thì mải mai đặt tên lại là “Con đường vỡ nợ của thế kỷ 21” thì thích hợp hơn.

Trở lại hồ sơ TQ sẽ niêm yết các hợp đồng dầu thô định giá bằng đồng tương lai của đầu lửa trên sàn INE ở Thượng Hải, nhằm thống trị thế giới về định giá năng lượng cũng như phế truất ngôi vương đồng USD thì tôi cầu mong cho họ sẽ thành công, nó cũng là ý tốt thôi.

Tuy nhiên tôi phân tích thế này, cái háo danh của TQ thì nó có cả từ những năm 1990 khi quốc gia này bắt đầu đi theo mô hình kinh tế tư bản, là họ là Bắc Kinh cho phép Thượng Hải mở của lại Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Stock Exchange – SSE), nó được biết tới hai chỉ số chứng khoán chính là Shanghai  Composite Index, Shanghai Shenzhen CSI 300 Index (và đặc cách Chỉ số CSI 300 là chỉ số trọng số tự do thả nổi cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến). Và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (Shenzhen Stock Exchange: SZSE) nó cũng được thí điểm lập ra năm 1990. Nó được biết qua hai chỉ số chứng khoán chính là Shenzhen Composite Index, Chỉ số ChiNext (của TTCK Thẩm Quyến).

Khi vừa thí điểm mô hình giao dịch chứng khoán ấy thì Bắc Kinh đã có tham vọng thống trị thế giới về giao dịch hàng hóa tương lai về dầu thô, vàng, đậu lành, lúa,… hay ta gọi là Commodity, Commodities. Thì Bắc Kinh gặp thất bại, và thí điểm nhiều lần cũng đổ vỡ kéo dài cho tới ngày nay thì tiếp tục nuôi tham vọng mới.

Nếu họ muốn thiên hạ cất giữ đồng RMB của TQ thì phải tính toán lại số dư tài khoản hiện tại như một phần trăm của GDP của TQ là sẽ phải thay đổi. Bởi vì xưa nay, TQ luôn đạt số dư tài khoản hiện tại như một phần trăm của GDP của họ, nôm na nó như một thước đo đánh giá mức độ cạnh tranh quốc tế của một quốc gia, như TQ chẳng hạn, họ luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lại rất lớn, đó là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu, và phải giữ tỷ giá hối đoái đồng RMB cố định có kiểm soát, nếu TQ thả nổi đồng RMB, việc này có nghĩa là TQ phải cho phép tất cả các dân chúng tại TQ hay giới đầu tư nước ngoài có thể giữ ngoại tệ và mua tài sản nước ngoài. Nếu tính toán như vậy sẽ khiến dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD của TQ sẽ giảm đi, và cũng giảm bớt sự mất cân bằng thương mại với Mỹ, khiến TQ phải giảm bớt xuất khẩu vào thị trường Mỹ, hay cả EU, thậm chí là cả VNM nó vốn dĩ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ, có lẽ TQ sẽ khó mà bỏ được việc này, nên sẽ còn nhiều trò vi phạm của TQ khi tham gia giao dịch các hợp đồng dầu thô tương lai trên sàn INE với ảo giác về đồng RMB sẽ thay thế đồng USD. Bởi vì hãy nhớ rằng, năm 2016, thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ với thế giới là 469 tỷ USD, điều đó Mỹ đã in ra bằng đó USD cho các nước cất giữ và người dân Mỹ, kể cả chính quyền Mỹ phải è cổ ra gánh chi phí như làm được 10 đồng lương thì chia bớt cho thế giới 2 đồng trả lãi trả nợ chẳng hạn.

Dân Tàu và chế độ Bắc Kinh thì xưa nay chỉ quen việc bán hàng rẻ tràn ngâp thế thế giới để thu về ngoại tệ bằng việc hạ giá đồng RMB rẻ giả tạo để xuất khẩu hàng hóa dễ bán nhờ đồng tiền định giá thấp.

Thậm chí là ngay cả việc đồng RMB của TQ bất ngờ được thị trường và giới đầu tư cất giữ làm tài sản dự trữ hay giao dịch bán buôn khiến cho đồng RMB của họ tăng giá mạnh hết kiểm soát thì hàng hóa xuất khẩu của TQ không cạnh tranh nổi vì bán đắt mà còn kém phẩm chất so với hàng hóa của Âu, Mỹ, Nhật, kể cả thua hàng hóa VN...thì nó lại dội ngược lại vào các doanh nghiệp sản xuất của TQ, vốn dĩ họ quen sản xuất dư thừa quen bán hàng rẻ nhờ đồng bạc định giá thấp thì nay trở nên đắt hơn thì sẽ dẫn đến hậu quả hàng loạt doanh nghiệp của TQ sẽ phá sản vì khó cạnh tranh, sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đó là mối nguy hiểm mà TQ lo sợ nhất. Còn nếu TQ lại ngựa quen đường cũ như đã thấy họ hay làm trong quá khứ là hay dùng bàn tay chính trị can thiệp vào thị trường, như can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngầm cho các ngân hàng, hay tập đoàn kinh tế quốc doanh nhà nước âm thầm bán đồng RMB đi và mua vào đồng USD, EUR, để đồng RMB khỏi tăng giá, mà làm đồng RMB sụt giá khi giới đầu tư và các ngân hàng trung ương trên thế giới lỡ dại mua vào làm dự trữ cho kho ngoại hối của họ, hay tài trợ cho trao đổi bán buôn thì bị lỗ lã nặng, là làm hao mòn khối dự trữ ngoại hối thì Bắc Kinh vỡ mặt là lại thất bại ê chề vì tham vọng quá lớn là muốn lãnh đạo thế giới đại đồng.


(*) Hãy nhớ rằng việc TQ vươn lên để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới là vượt qua Mỹ có chút ít thôi là mấy trăm thùng dầu thô thôi thì hãy nhớ rằng vế bên kia là nước Nhật họ mới là quốc gia nhập khẩu dầu thô rất lớn là 8,4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày thì Nhật nhập khẩu tới 7,6 triệu thùng dầu thô mỗi ngày vì Nhật là cường quốc thiếu thốn năng lượng, Nhật luôn uy tín hơn TQ trong việc mua bán và thanh toán dầu thô, nếu chọn đồng JPY, ngoài Nhật thì còn có Ấn Độ, là một quốc gia bám sát Nhật về nhập dầu thô, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt qua Nhật, và hơn Mỹ về tiêu thụ dầu thô này, vì dân số Ấn Độ rất lớn. Khốn nỗi cả Nhật và Ấn Độ đều là đối thủ không đội trời chung với TQ thì làm sao mà mơ tưởng hão huyền được. Chưa kể khách hàng 28 nước Âu châu tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới cộng vào thì họ đã quen giao dịch dầu thô định giá bằng đồng USD, EUR từ lâu rồi.

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

Khi các bài báo  tuyên truyền quá lố


Viết báo không có bất cứ sơ hở tì vết nào, tức là nhà báo dư luận viên cao cấp Minh Đức này tôi nhớ không lầm là viết báo từ những năm 2011 đến giờ là nổi tiếng bưng bô ông cựu Thống đốc NHNN VN Nguyễn Văn Bình, và nổi tiếng nâng bi các CEO Tổng quản trị ngân hàng. Nói tóm lại là nhà báo dư luận viên cao cấp Minh Đức hay nói chung cái tờ Vneconomy này là tờ báo người nhà của NHNN VN.

Họ viết báo như thế nào mà hàng tá các CEO ngân hàng vô nhà đá bóc lịch, rồi cả mấy ông lãnh đạo NHNN bị kỷ luật cho về hưu sớm,….


Khi nói về dự trữ ngoại hối mà tôi mường tượng ra là họ chỉ nói dự trữ ngoại hối theo hướng tăng và tiền VND là đồng tiền duy nhất trên thế giới có quyền lực siêu hiện thực là chỉ in ra mua USD thôi chứ chưa bao giờ thấy họ nói bán bao nhiêu tỷ USD ra thị trường để thu hồi bớt tiền VND in tràn ngập thị trường.

Làm sao mà viết bài báo quá sơ hở như vậy nhỉ. Một năm 2017 NHNN mua được 13 tỷ USD, rồi đầu năm 2018 thì tiếp tục mua thêm được 3 tỷ USD nữa, mấy tuần nay tiếp tục mua thêm được 500 triệu USD nữa thì nghe nó có vẻ hơi quá lố.

Còn nhớ việc vài tháng trước khi Công ty Vietnam Beverage của tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi thông qua công ty bình phong là Công ty TNHH Vietnam Beverage và đã chuyển cho Bộ Công thương 4,8 tỷ USD, đó là số tiền mua 53,59% cổ phần Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) để chính thức là tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi tước đoạt và kiểm soát thương hiệu bai Sài Gòn và nhiều nhãn mác khác của Sabeco, tức là Thailand sẽ kiểm soát luôn cả việc phân phối hay chi phối các mạng lưới rộng lớn của toàn quốc liên quan đến việc phân phối nia Sài Gòn của VN.

Ngay sau ấy thì mấy kẻ nhà báo như Minh Đức này vội vã viết bài là mấy ngày qua NHNN mua được 3 hay 4 tỷ USD. Tôi thì nghi ngờ là khi VN bán mình là bán thương hiệu bia Sài Gòn, con gà đẻ trứng vàng đó thì nhà nước VN này thông qua Bộ Công thương chủ quản thương hiệu bia Sài Gòn và Sabeco là chuyển vào NHNN cất giữ, thì người ta bút ghi hay bút xạo là lập lờ tuyên bố NHNN nhà nước mua được mấy tỷ USD trên thị trường. Đúng là bất hạnh là mua bao nhiêu không rõ, khát bao nhiêu USD thì không ai biết, mà người ta chỉ biết là VN đang đối mặt thiếu USD tài trợ trả lãi và trả nợ và nhiều thứ khác. 

Đó là quốc gia này đang thiếu tiền đầu tư bằng ngoại tệ như thiếu tiền xây cất các dự án liên quan tới nước ngoài như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngổn ngang, và các dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội vẽ ra bị ngưng đầu tư, ở TP.HCM thì thiếu ngoại tệ trả cho Nhật đi vay ODA có 800-900 triệu $ thôi. Đó là chuyện ông Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cầu cứu tới cả bà Chủ tịch Quốc hội, và ông Thủ tướng về các dự án metro thiếu vốn chậm giải ngân cho phía Nhật, vì phải thanh toán tiền cho họ là đồng JPY thì liên quan đến ngoại tệ gọi là USD thì không kiếm ra được tiền. Rồi các dự án thẩm định thiết kế và liên quan tới kỹ thuật phải cần tới công nghệ và chuyên gia nước ngoài như xây sân bay quốc tế Long Thành bị trì hoãn là trì trệ vì thiếu tiền đầu tư,…

Chuyện quái đản nữa là cái NHNN VN này chưa bao giờ công bố họ phải trích ra bao nhiêu ngoại tệ dự trữ trong năm để tài trợ trả nợ khẩn cấp cho nước ngoài khi các tờ trái phiếu vay ngoại tệ đáo hạn.
Còn rất nhiều chuyện hài hước nữa là như việc các đợt thị trường chứng khoán của VN sụt giá mạnh thì tất nhiên nó cũng tác động một phần nhà đầu tư nước ngoài trả lại đồng nội tệ là VND để lấy lại ngoại tệ ban đầu mà họ đầu tư như USD, EUR, JPY chẳng hạn,….tức là ta gọi là rút vốn đầu tư thì NHNN VN chưa từng khi nào nói đến vấn đề đó.

Đó là việc rất hi hữu trước đây, khi thi trường cổ phiếu của VN bơm bóng như ta theo dõi qua chỉ số VN-Index xác lập mức đỉnh cao nhất kỷ lục của nó là 1.170,67 điểm ngày 12/3/2007, lúc đó khối dự trữ ngoại hối của VN là rất lớn khoảng 25,2 tỷ USD (vì so với cái GDP tổng sản lượng kinh tế của VN khi ấy chỉ có 77,4 tỷ USD). Tức là ngoại tệ thời đó là lớn hơn hiện nay khi mình tính trên tỷ lệ GDP và khả năng xuất nhập khẩu của VN thời đó. Nhưng chuyện bi kịch là sau đó chỉ số VN-Index vỡ bong bóng là xì bóng kéo dài tới tháng 12/2008 nó rơi xuống dưới 300 điểm khi chỉ còn 299,68 điểm, tức là trong khoảng thời gian đó các nhà đầu tư nước ngoài đã thoái vốn chốt lời và bỏ chạy khỏi VN, kể cả các hình thức đầu tư khác, như đầu tư tài chính, tức là các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả những nhà đầu tư khôn lỏi trong nước họ đã trả lại đồng nội tệ VND cho VN, như việc họ bán hết các tài sản niêm yết bằng đồng nội tệ để lấy lại ngoại tệ ban đầu mà họ đâu tư, tức là họ rút vốn thì khi đó năm 2008 cái kho dự trữ ngoại hối của VN bốc hơi dần dần và bị cạn là tới năm 2010 thì dự trữ ngoại hối của VN chỉ còn 12,9 tỷ USD thôi, và VN phải phát hành tờ giấy nợ trị giá 1 tỷ USD tại thị trường Singapore, mà đi vay phải trả tiền lời tới 6,755% , và người ta đòi tăng thêm là chi phí lợi suất trái phiếu của VN vay ấy phải trả tới 6,755% tiền lãi họ mới mua giấy nợ của VN, nhưng khốn nỗi mấy tay nhà báo như Minh Đức này thì vẫn mê sảng kể cả quan chức NHNN VN cũng thế là họ vẫn cần cù tuyên truyền dự trữ ngoại hối của VN vẫn trên 25 tỷ USD mà còn gia tăng nữa chứ.

Nó chỉ chấm dứt khi ADB của Nhật công bố dự trữ ngoại hối ước đoán của VN, vì dù sao họ cũng là chủ nợ số 1 của quốc gia này, cộng thêm các tổ chức đánh giá tín nhiệm tài chính quốc tế như Standard & Poor's, Moody's, rồi Fitch đánh sụt mức tín nhiệm trái phiếu của VN, đó là Moody's hạ thấp mức tín nhiệm của VN về mức tiêu cực B1 (tiêu cực), rồi Fitch cho mức B+, tức là mức này mà xuống thêm 1 hoặc 2 cấp nữa là mức mà trái phiếu đó không còn giá trị là trái phiếu rác, nó ngang bằng trái phiếu của Venezuela, Hi Lạp chuẩn bị vỡ nợ và bằng mức hiện tại của Argentina.

Sau đó thì sự tuyên truyền lố bịch viết báo định hướng do NHNN VN chỉ định ấy mới chấm dứt là người ta phải trở lại chuyện đời thường là phải thú tội là mình nói láo quen miệng. Nói láo hay giấu nhẹm nó không phải là ý tưởng tốt mà là rất tiêu cực vì sau này mình có nói thật thì không ai còn tin nữa, và hãy nhớ rằng một chuyên gia phân tích tài chính giàu kinh nghiệm nước ngoài họ thừa kinh nghiệm biết tất cả chứ họ không phải là trẻ con.

Đối với hồ sơ công bố dự trữ ngoại hối của VN thì rất ít được quốc tế theo dõi và niêm yết, vì VN khi công bố dự trữ ngoại hối chỉ nói chung chung là mua ròng USD trên thị trường, mà mua USD gì mà bằng tiền mặt lớn như vậy, đó là họ cần nói mua bằng hình thức nào, mua trái phiếu bằng đồng tiền nào? Ngoại tệ nào,...để quốc tế họ kiểm tra hồ sơ đối chiếu là họ sẽ niêm yết cho VN trên thị trường tài chính quốc tế thì nó rất có hiệu quả thay vì cứ ru ngủ tuyên truyền như vậy là không có tác dụng, vì NHNN VN họ có đã mua được 100 tỷ USD cũng chả sao cả là muốn nói sao cũng được.


(*) Kiều hối của VN hiện nay sút giảm, có vẻ như ở VN họ không dám công bố nghiệp vụ đầu tư chuyển tiền này. Và hình như chính quyền của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang ve vãn nịnh Việt kiều thì phải, không biết đó là ý đồ gì mà chỉ biết nó sặc mùi USD.

Khi PBOC thăm dò phá giá đồng Yuan khá mạnh mới đây.


Tôi thận trọng cảnh báo là trong tháng 1/2018 thì xuất khẩu của TQ sụt giảm rõ rệt so với tháng 12/2017/ Cụ thể là tháng 12/2017 thì TQ xuất khẩu được 231,8 tỷ USD (trong khi tháng 1/2018 chỉ còn 200,5 tỷ USD). Đó là nếu TQ lại quy lại chuyện giận dỗi phá giá đồng RMB để nhắc nhở thế giới là họ không bị lép vế khi vừa qua FED làm lu mờ PBOC, là vì thế giới không còn truy cập gì nhiều về PBOC mà họ chỉ chú ý truy cập và cập nhật theo dõi từng hành động của FED, cũng như việc đồng RMB bị thu hẹp trở về nhà là trở thành đồng tiền địa phương bất chấp vào ngày 01/10/2016 – Đồng Yuan - RMB đã được chính thức gọi là đồng "đồng tiền hợp pháp" (legitimate currency), là tiền dự trữ của thế giới vào rổ tiền tệ của IMF cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs). Vậy mà đồng RMB từ mức đứng trước đồng yên, hay JPY thì nay lại sụt hạng đứng sau đồng JPY cho thanh toán quốc tế.

Trong hành động mới đây thôi thì thì  Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã thả neo cho đồng RMB, hay CNY gọi là đồng Yuan sụt giá mạnh nhất kể từ trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, khi PBOC phá giá đồng bạc  Yuan tới 4,6%. Cụ thể, ta thấy từ ngày 10/08/2015 thì 1 USD đổi được 6,2097 CNY, đến ngày 13/08/2015 thì 1 USD đổi ra 6,3982 CNY, đến ngày 04/09/2015, thì RMB giảm xuống còn 6,3235 CNY đổi được 1 USD, xem hình lược giản hiệu suất tỷ giá USD/CNY mà PBOC phá giá đồng RMB tới 0,91% so với đồng USD.




Với TQ, như tôi hay nhắc là họ neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm soát". Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ giữ giá trị đồng RMB trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate). Thực chất PBOC cho phép đồng RMB tăng hay giảm không quá 2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" được bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF.

Đồng RMB của TQ vẫn đo lường giá trị của đồng RMB so với rổ 13 đồng tiền chính, nó dựa vào trọng lượng thương mại quốc tế, bao gồm: Đồng USD chiếm tỷ trọng cao nhất là 26,4%, đồng EUR (chiếm 21,4%) và yen Nhật - JPY (chiếm 14,7%), và các loại tiền tệ của các nước như Bảng Anh (GBP), Dollar Singapore, Dollar Hồng Kông, Franc Thụy Sĩ (CHF), Dollar New Zealand (NZD), Dollar Australia, và các đồng tiền của Canada, Malaysia, Nga và Thái Lan,...

Trong động thái mới nhất, đó là TQ đang dần dần thay đổi cách tính đồng RMB của họ qua chỉ số "CFETS RMB Index" thương mại gia trọng. Đó là TQ bắt chước cái chỉ số thương mại gia trọng của Federal Reserve System, hay Hệ thống dự trữ liên bang (FED)  đưa ra thước đo để tính cho đồng tiền USD qua Foreign Exchange Rates -- H.10, để tính toán rộng hơn cho đồng USD, qua thước đo "Broad Index of the Foreign Exchange Value of the Dollar", và pha trộn với chỉ số US Dollar Index (DXY) thì TQ sao chép y chang Mỹ. Đó là hồ sơ theo dõi thương mại của các đối tác mà FED tính cho các nước, bạn đọc xem ở đây: https://www.federalreserve.gov/releases/h10/weights/default.htm  , trong khi Foreign Exchange Rates -- H.10, được lưu trữ ở đây https://www.federalreserve.gov/releases/h10/hist/default.htm  , đồng USD đo theo hiệu suất đồng RMB được lưu trữ từ năm 2000 trở lại đây, bạn đọc theo dõi nó rất hữu ích: https://www.federalreserve.gov/releases/h10/hist/dat00_ch.htm  

Hãy nhớ rằng, tôi hay nhắc lại nhàm chán, để mọi người hay thắc mắc, đó là Federal Reserve System, hay Hệ thống dự trữ liên bang (FED) đưa ra thước đo để tính cho đồng tiền USD qua Foreign Exchange Rates -- H.10, để tính toán rộng hơn cho đồng USD, qua thước đo "Broad Index of the Foreign Exchange Value of the Dollar". Nó chỉ tổng kết hàng năm, nên khác với chỉ số US Dollar Index (USDX, DXY) được tính toàn hàng ngày của thị trường để ước đoán đối chiếu giá trị của đồng $ như đã nói. Chỉ số USDX có thể phân tích kỹ thuật để suy đoán, nhưng thực tế nó ít chính xác.

Trở lại hồ sơ TQ đang dần dân thay đổi cách tính đồng RMB của họ. Đó là TQ đang áp dụng thăm dò có kiểm soát chính sách gọi là làm giảm rổ tiền gia trọng ngoại thương như đồng USD của Mỹ xuống còn 22,4% từ 26,4% và đồng EUR xuống 16,34% so với mức 21,39%. Đồng thời gia tăng nâng trọng số đồng Won Hàn Quốc (KRW), đồng Rand của Nam Phi (ZAR), đồng peso Mexico (MXN),….sẽ có tỷ trọng nâng lên 21,09%  thì TQ họ cần thay đổi lại từ từ chiến lược ngoại thương, vì hàng hóa của TQ hiện nay khó cạnh tranh được với hàng hóa của EU, Mỹ, vì chính sách tiền nhiều và rẻ của những khối kinh tế Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,… nên họ hay manh nha kích hoạt nâng đỡ xuất khẩu dựa vào đồng tiền yếu. Như việc họ sẽ ngựa quen đường cũ là khi bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ thì bây giờ sẽ lại quay lại mua trái phiếu kho bạc Mỹ làm hạn chế nguồn cung đồng USD để đẩy đồng USD tăng lên và làm giảm đồng RMB, hay CNY giảm giá có kiểm soát để gia tăng xuất khẩu. Vì sức mua tiêu dùng người dân số đông ở TQ là rất yếu. Đáng chú ý là xuất khẩu thép của TQ đã giảm 37% so với năm ngoái xuống còn 4,65 triệu tấn thép, đây là mức thấp tồi tệ nhất kể từ tháng 2/2013. Thực tế tôi nghi ngờ TQ đang ém thép cất trong kho để đầu cơ giá, vì TQ đang là nước sản xuất dư thừa thép rất lớn, đó là họ thường xuyên sản xuất thép chiếm gần phân nửa sản lượng thép của thế giới.

Có thể do Âu châu, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đánh thuế nặng vào thép TQ khiến họ không thể bán được thép, hoặc TQ đang âm mưu cất giữ thép để dự tính đầu tư vào các dự án xây cất tàu điện ngầm dưới mặt đất rất vĩ cuồng để tìm duy trì tăng trưởng GDP cao bằng thủ thuật chi tiêu và đầu tư của họ. Nên hết sức thận trọng TQ này.

Hãy nhớ rằng trong phiên giao dịch chứng khoán vừa kết thúc thì 2 chỉ số chứng khoán chính ở Thượng Hải là Shanghai Stock Exchange Composite Index (giảm -1,43%), và Shanghai Shenzhen CSI 300 Index (giảm -0,95%)

 sụt gảm trái chiều so với 2 chỉ số chứng khoán ở Thẩm Quyến, đó là chỉ số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của TQ là Shenzhen Stock Exchange Composite Index (tăng +1,18%), và chỉ số kỹ nghệ cao ChiNext, nơi tập trung các công ty công nghệ của TQ tăng +1,55%.

Bong bóng chứng khoán VN sẽ bị xì bóng nếu TTCK Mỹ giao dịch đi ngang hay có một đợt điều chỉnh mạnh trong năm 2018.

Hãy nhớ rằng thị trường chứng khoán của VN hiện nay đang là nhà vô địch bơm bong bóng tại Á châu tính từ năm 2012 cho tới thời điểm hiện tại.

Đó là tôi xét riêng cho chỉ số VN-Index được theo dõi chặt chẽ nhất của TTCK VN, nếu tính từ năm 2012 cho tới tháng 2/2018 hiện nay thì duy nhất cái chỉ số VN-Index này có màn trình diễn tăng điểm không ngừng nghỉ. Nó chưa có bất cứ năm nào điều chỉnh giảm điểm cả. Và nó tăng tới mức 121,25% giá trị theo giai đoạn như tôi nói ở trên.

Trong khi cái chỉ số chứng khoán chủ lực của Thailand là Stock Exchange of Thailand SET Index
cũng tính từ năm 2012-tháng 2/2018 thì có 2 năm điều chỉnh sụt giá là năm 2013 giảm -6,70%, năm 2015 thì giảm -14%. Tổng cộng thì từ năm 2012-tháng 2/2018 thì chỉ số này chỉ tăng được 66,17%.

Trong khi chỉ số Jakarta Stock Exchange Composite Index của Indonesia thì có 2 năm điều chỉnh là năm 2013 và năm 2015. Tổng cộng từ năm 2012-2/2018 thì chỉ số này chỉ tăng được 60%. Đối với TTCK của Malaysia theo dõi qua chỉ số FTSE Bursa Malaysia KLCI Index - Kuala Lumpur Composite Index thì nó có 3 năm điều chinh liên tiếp là năm 2014, 2015 và 2016. Tổng cộng giai đoạn năm 2012-2/2018 thì chỉ số chứng khoán này chỉ tăng được 22,4% thôi.

Về quỹ đầu tư niêm yết bằng đồng USD bao gồm nhiều danh mục cổ phiếu lớn nhất của TTCKVN, ta theo dõi VanEck Vectors Vietnam ETF (NYSEARCA: VNM) ở đây, và tôi tóm tắt trích dẫn lại hồ sơ của SEC. Hiện nay VNM có màn trình diễn khá tiêu cực, phần phân tích kỹ thuật để mở trang trắng, bạn đọc truy cập ở đây: http://stockcharts.com/h-sc/ui?s=VNM , hãy nhớ rằng bất kể cổ phiếu hay quỹ EFT nào, thì nó không bị chi phối méo mó phân tích ở VN nên đầu tư vào chứng khoán có nhiều lựa chọn.



VanEck Vectors Vietnam ETF Quote & Summary Data (ETF)

Description:

The VanEck Vectors Vietnam ETF seeks to replicate as closely as possible, before fees and expenses, the price and yield performance of the MVIS Vietnam Index (MVVNMTR?), which is comprised of securities of publicly traded companies that are incorporated in Vietnam or that are incorporated outside of Vietnam but have at least 50% of their revenues/related assets in Vietnam. In addition, the Fund may invest in securities of companies that (i) are expected to generate at least 50% of their revenues in Vietnam or (ii) demonstrate a significant and/or dominant position in the Vietnamese market and are expected to grow. Expenses for VNM are capped contractually at 0.76% until at least May 1, 2018. Cap excludes certain expenses, such as interest. (https://www.nasdaq.com/symbol/vnm)

Key Stock Data:

Today's High / Low: $ 18.20 / $ 17.61

Share Volume: 637,079

90 Day Avg. Daily Volume: 341,059

Previous Close: $ 18.04

52 Week High / Low: $ 19.88 / $ 13.28

Market Cap: 422,640,000

Annualized Dividend: N/A

Ex Dividend Date: N/A

Dividend Payment Date: N/A

Current Yield: 0.14 %


Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Lạm bạn về tiểu sử lãnh đạo cao cấp Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam


Tôi hay có thói quen kỳ lạ, đó là hay theo dõi tiểu sử những ông bà quan chức cấp cao VN khi thấy điều bất thường, vì hãy nhớ rằng đối với các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thì chính trị mới quyết định kinh tế, tức là chính trị chỉ huy đi trước, kinh tế theo đuôi đi sau. Vì nó là quyết định quyết sách kinh tế đều từ do thượng tầng chính trị mà ra cả.

Trước ta hay nói lại chuyện cũ là hầu hết các lãnh đạo trên thế giới như lãnh đạo chính phủ hay các tập đoàn công ty thì tiểu sử học hành (trường cũ) thì đa số chỉ học theo một chuyên môn nghề nghiệp của họ.  Chẳng hạn dễ thấy nhất là nhân vật tỷ phú Elon Reeve Musk được biết qua thương hiệu đình đám là tỷ phú Musk giữ chức vụ CEO Tesla Motors (NASDAQ: TSLA), CEO của SpaceX (công ty này không niêm yết chứng khoán và mới vừa cho phóng thành công tên lửa mẹ của mọi tên lửa là Falcon Heavy mạnh nhất trong lịch sử nhân loại), là CEO công ty Neuralink, rồi chủ tịch công ty SolarCity, OpenAIm,….

Đó là tỷ phú Elon Musk chỉ đeo đuổi mỗi chuyên môn mục tiêu ngành nghề học tập là khoa học, tức là Elon Musk đã đeo đuổi việc học nhiều goai đoạn qua nhều trường đại học chủ yếu liên quan đến “kỹ thuật” và học tới  tiến sĩ (không cần lấy bằng tiến sĩ, vì Elon Musk quá thông minh) về vật lý ứng dụng và khoa học vật liệu tại Đại học Stanford. Sau đó theo đeo đuổi chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới những gì Elon Musk được đào tạo với đam mê về nghiên cứu chế tạo. Vì học và làm việc như vậy nó tập trung trí tuệ rất cao độ, nên nếu nói Elon Musk mà học thêm văn bằng tiến sĩ Luật thì có lẽ bây giờ Elon Musk chỉ là con người tầm thường là dủ có nhiều bằng cấp, vì nó hủy hoại trí tuệ vật lý chế tạo của ông.

Ông cựu Tổng thống Mỹ tài năng hùng biện là Bill Clinton, đó là ông ta có thành tích học qua nhiều trường cũ là Đại học Georgetown, Đại học University, Oxford, Đại học Yale, và quá trình học của Bill Clinton đều liên quan tới Luật, và học tới văn bằng bằng Tiến sĩ Luật (JD, nó chưa hẳn là tiến sĩ) thì cuộc đời và sự nghiệp của Bill Clinton toàn liên quan tới “Luật” từ làm Luật, mở văn phòng tư vấn Luật, cho tới dạy Luật, rồi phát minh ra các đạo luật, từ việc ông ta cải tổ là cải cách các đạo luật tài chính, Đạo luật Hiện đại hóa Hàng hóa Tương lai năm 2000, hay Commodity Futures Modernization Act of 2000, và rất nhiều luật khác. Đó là kỳ tích của ông ta, và các đọa luật ấy dù hiện nay đã tháo bỏ hoặc sửa chữa nhưng nó vẫn còn giá trị lưu hành,….

Đó là một số ví dụ đơn giản, vì các nước Mỹ, Nhật, EU,…họ hay theo dõi tiểu sử thành tích lãnh đạo của họ để bầu phiếu. Nhưng đa số là học gì làm đó và ảnh hưởng đó,….họ không có chỗ cho chân đứng học hành đào tạo “thập cẩm”. Một nhà kinh tế học thì được dạy chuyên môn suốt quá trình học liên quan đến kinh tế, tài chính,… của họ thì mới phát huy vai trò chuyên môn.

Trở lại hồ sơ ông  Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam này thì có kỳ tích học hành chệch hướng là giống như những ông bà quan chức cao cấp trước đây làm lãnh đạo gây ra thảm họa cho đất nước này, đó là đa số họ đều học chệch hướng là học kỹ sư (văn bằng học thuật quan trọng đầu tiên khi chọn học để đeo đuổi sở thích đam mê công việc sau này). Khốn nỗi thì những kẻ có văn bằng kỹ sư ấy lại chạy qua lĩnh vực khác là học chuyên ngành kinh tế, hay luật.

Nếu tôi tổng kết ghi thì ông này phải ghi như sau: Kỹ sư xây dựng, tiến sĩ luật, Trung tướng, Giáo sư, Cao cấp lí luận chính trị.

Chẳng hiểu sao trong tiểu sử thì học và tốt nghiệp kỹ sư xây dựng bên Rumani năm 1983, được bổ nhiệm phân công làm kinh tế, rồi bảo vệ Luận án Tiến sĩ Luật năm 2000, mà học kỹ sư thì bên Rumani kể từ những năm 90 của thế kỷ trước thì Rumani bỏ chủ nghĩa xã hội và sang tư bản chủ nghĩa và nay là thành viên Liên minh Châu Âu (EU) thì học tiến sĩ Luật ở đâu chẳng ai rõ. Mà học tiến sĩ luật tới năm 48 tuổi, vì ông này sinh năm 1958. Làm sao mà lịch trình công tác làm công chức dày đặc không có thời gian nào mà có thể đi học tài ba như vậy để có bằng tiến sĩ. Rồi giảng viên Đại học, rồi được phong học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư,….

(*) Đặc tính quái đản của quan chức VN, có lẽ cần chấm dứt, là không thể học kỹ sư đi làm luật, làm kinh tế. Học luật đến tuổi đời gần về hưu để có bằng tiến sĩ Luật mà chưa bao giờ làm Luật hay thầy cãi, hay tư vấn luật, kể cả kinh tế nữa thì quả là chuyện khó tin nổi. Tôi nghi ngờ là nếu ông Phạm Minh Chính hay những quan chức khác nếu học kỹ sư làm kỹ sư thì không tiến chức được là họ chỉ làm công việc đó, nhưng khi học tại chức, chuyên tu luật, kinh tế thì dễ bề làm chức cao là quản lý lớn bao hàm mọi việc. Như việc họ có thể làm chức quản lý vốn, ngân sách, kinh tế để dễ bề leo lên chức cao cấp. Kết cục nó gây ra hậu quả tan tành là vì sao hiện nay VN thua Lào, Campuchia. Và toàn là thẩm định ra quyết định sai về kinh tế gây đổ vỡ nợ nần, rồi tự mình vào chức vụ chống tham nhũng thì quả là chuyện lạ là người ta cần loại bỏ những người ngồi chức cao ngồi nhầm ghế này.

KHI TQ NGẪU HỨNG ĐỀ NGHỊ VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CHO VN


Trong hồ sơ bài báo: “Trung Quốc thúc đẩy viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam”: https://tuoitre.vn/trung-quoc-thuc-day-vien-tro-khong-hoan-lai-cho-viet-nam-20180206184126738.htm . Điều đó là tốt hay xấu cho VN?

Có lẽ tôi mỉa mai là rất tiêu cực cho VN, bởi vì thực tế nếu so sanh tương quan về khả năng tiền đầu tư của VN và TQ nhìn rộng hơn cho toàn dân của hai quốc gia này thì VN không thiếu ăn thiếu đói hay thiếu tiền, vì thực tế tiền đầu tư của người dân VN là rất lớn, họ có đủ khả năng đem ra góp vốn với nhà nước để đầu tư các dự án kinh tế lớn mà không cần trợ giúp của TQ. Tuy nhiên khỗn nỗi do cái đảng CSVN họ bị mất tín nhiệm của dân chúng là kể từ nửa thế kỷ nay rồi khi đảng CSVN cầm quyền thì họ chưa bao giờ thành công để đầu tư được một dự án kinh tế có ích là công ích cho xã hội bao giờ cả. Đó là tất cả các dự án đầu tư kinh tế lớn nhỏ đều bị thất bại do nạn tham nhũng gọi là “rút ruột dự án đầu tư”, cộng với trình độ quản lý kém về nghiệp vụ thị trường vốn,… nên người dân quốc gia này mất niềm tin là hễ cứ nghe có “một công trình đầu tư vĩ đai” là ai cũng ngao ngán phản đối.

Trước đây tôi hay nói rằng, cách tốt nhất là đảng CSVN họ cần phải chứng minh là họ làm ra được một công trình đầu tư có hiệu quả thì may ra lấy lại được niềm tin, chứ bây giờ hễ có ông bà quan chức nào đề xuất cái gì từ thị trường vốn, huy động vàng-đô hay xây đường sắt cao tốc thì bị người dân nghi ngờ và chỉ trích. Đó là hậu quả mà đảng CSVN xứng đáng nhận nó.

Trở lại bối cảnh hồ sơ TQ hào phóng bất thường là đề xuất “viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong vấn đề kinh tế” thì tôi trả lời ngay là ta sẽ trở lại chuyện cũ để mình dễ nhớ bài học mà tỉnh giấc mộng hão huyền sự hào phóng của TQ.

Đó là làm sao mà họ hào phóng giả hiệu đến thế là, thí dụ làm sao mà dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 12-13km mà làm chậm tiến độ, khiến VN mỗi năm phải trả nợ lẫn lãi cho họ mấy trăm tỷ bạc VND nhỉ ? Đó là VN đi vay vốn tài trợ của các công ty và ngân hàng quốc doanh nhà nước TQ, vậy mà họ đã làm chậm tiến độ và đội vốn rất tốn kém, đã thế còn thi công ẩu, khi công trình thiếu vốn câu giờ thì VN lại đi vay thêm tiền đầu tư dự án đó là cầu viện Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Export–Import Bank of China), nó do nhà nước Bắc Kinh là chủ đầu tư đứng sau các tập đoàn công ty quốc doanh TQ, vậy mà họ tính từng bạc cắc lẻ là vay bao nhiêu trả đủ bấy nhiêu mà còn câu giờ chơi trò hố nợ siết cổ chôn VN vảo cái vòng xoáy nợ nần để khống chế VN. Đó chiến lược “bẫy nợ ngoại giao” mà quốc tế đã phân tích chiêu trò này rồi.

Đó là ta từng chứng kiến hàng loạt nạn nhân sập bẫy nợ để rồi bị TQ siết cái thong lọng nợ nần đó như việc họ sẽ đề nghị xóa nợ hay viện trợ không hoàn lại giả hiệu để đổi lại TQ sẽ được sở hữu khai thác và kiểm soát tài nguyên khoáng sản, dầu khí, cảng biển như nạn nhân gần đây là Sri Lanka rơi vào bẩy nợ kiểu hào phóng giả hiệu này qua các khoản tài trợ lắt nhắt, rồi “vừa đấm vừa xoa”, đến khi con nợ bị nghiện rồi là chắc chắn không trả được nợ thì Bắc Kinh sẽ đề nghị trả nợ bằng bằng việc cho họ “khai thác cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka”.

Ôi thôi các quốc gia khác lâm nạn nhận sự hòa phóng của TQ thì trng quá khứ có Hi Lạp nhé, Pakistan, Kenya, Zimbabwe, Venezuela,… toàn là những nước độc tài hoặc vỡ nợ công là có nhiều tài nguyên khoáng sản như dầu khí, khí tự nhiên, hay các mỏ quặng sắt, vàng, bauxite, kim cương và các khoáng chất khác kim loại quý khác như  crom, đồng, kẽm, vàng, và nhất là cảng biển chiến lược. Tôi thì lấy thêm một ví dụ kiểu vừa cho vay, vừa làm dự án đầu tư để tung ra cái bẫy nợ rồi hào phóng chi ra một ít gọi là “viện trợ không hoàn lại”. Đó là nạn nhân xứ  Kenya giàu tài nguyên có cảng biển Kilindini chiến lược bận rộn bậc nhất ở Mombasa, nó là cảng biển lớn duy nhất của Kenya. Đó là Bắc Kinh siết cổ Kenya bằng cái trò vừa viện trợ không hoàn lại, vừa cho vay để dành dự án đầu tư với công trình ỳ ạch kém phẩm chất, lãi vay đắt. Thực chất nếu như các nước đó vay TQ khoảng 5 tỷ USD chẳng hạn, thường là thông qua các dự án do các công ty TQ trúng thầu thì TQ họ chỉ cần trích giảm phần lãi ấy ra là có “một ngân khoản tài trợ không hoàn lại mà gói vào đó gọi là giảm chút ít lãi vay”.

Thông thường TQ họ chỉ dám chơi trò trẻ con này với các chế độ độc tài là càng ngu xuẩn tham quyền cố vị càng tốt là TQ càng hào phóng cho vay mạnh tay với lãi đắt công trình đầu tư kém, và trích dự phòng lãi vay đó ra như tôi hay nói là họ gói vào đó gọi là “viện trợ không hoàn lại”. Thực chất số tiền đó hay các dự án tài trợ kinh tế đó mà Bắc Kinh bỏ ra thì nó hoàn toàn là tiền của quốc gia mắc nợ đó cả chứ TQ chẳng tốn một xu nào cả đâu.

Nói về việc TQ thích tài trợ cho các chế độ độc tài, đó là họ cầm quyền đủ dài để TQ tha hồ thao túng đất nước bất hạnh đó. Còn đối với những nước hay bầu cử tự do là bầu dân cử nhiệm kỳ 4-5 năm một lần thì quá rủi ro cho TQ, đó là khi chính quyền mới cầm quyền thì họ sẽ xét lại hồ sơ dự án đầu tư của TQ hay các khoản vay nợ mờ ảo ẩn chứa tham nhũng đó thì Bắc Kinh sẽ dễ mất cả chì lẫn chài, vì chế độ mới họ sẽ bác bỏ, là hủy bỏ dự án đó, và xét lại các khoản vay nợ của chế độ cũ có thực sự là có công ích cho quốc gia hay không. Nếu không có thì họ có thể xù nợ TQ, hay hủy hết các hợp đồng trước đó do chế độ cũ thất cử đó gây ra.

Ôi thôi, tôi lấy bài học gần VN hơn về ý thức hệ. Đó là trường hợp của xứ Venezuela khi TQ hào phóng cho vay và tài trợ nợ nần kiểu này, đó là họ ra tay hơi quá đà với Venezuela vì lòng tham quá lớn của TQ với trữ lượng dự trữ dầu thô ước đoán của OPEC là Venezuela có tới 302 tỷ thùng dầu, ngoài ra còn có khí đốt nữa. Và TQ đã không ngần ngại tung ra cả 70 tỷ USD cho Venezuela vay nợ, kể cả nhận các hợp đồng dự án đầu tư dầu khí cho các công ty nhà nước kém cỏi của TQ đầu tư hùn vốn, đó là PetroChina (CNPC), Sinopec, có dự án đầu tư làm ăn mờ ảo và mờ ám, là khai thác dầu xứ Venezuela. Đó là Bắc Kinh đã tung cái thong lọng hố nợ siết cổ xứ Venezuela. Đồng thời phá hủy hoàn toàn nền kinh tế xứ này để buộc Venezuela lệ thuộc vào TQ mọi thứ, rốt cục xứ Venezuela phải nhượng quyền khai thác dầu những phần trăm béo bở chỉ là tiền lãi phải trả, cũng như những món nợ đáo hạn lắt nhắt là đủ để TQ vét 600-700 thùng dầu thô mỗi ngày mà Venezuela trả lãi, vì cho vay tới 50 – 70 tỷ USD thì chỉ cần trả lãi không thôi thì dư sức vét hết dầu của Venezuela. Nếu như bình quân mỗi ngày của năm 2016 giả dụ Venezuela bơm lên được 2,4 triệu thùng dầu thô thì Bắc Kinh sẽ lấy 700 thùng dầu, đó là chưa tính Bắc Kinh sở hữu cổ phần với chế độ độc tài của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela do Tổng thống bất tài vô năng lực là Nicolás Maduro lãnh đạo, và Hugo Chávez (đã tạ thế). Hãy nhớ rằng khi Hugo Chávez còn sông thì ông ta tuyên bố cầm quyền tới khi nào trút hơi thở cuối cùng mới thôi, là ông ta cho rằng ông ta sẽ sống tới 90 tuổi. Khốn nỗi chưa qua được 69 tuôi thì về với đất ở với giun.

TQ thì có thành tích rất có kinh nghiệm xương máu về chuyện đầu tư và tài trợ nợ kiểu miễn phí mà không miễn phí, đó là họ đã thất bại tới 270 dự án đầu tư đủ loại trên thế giới, và bị lỗ nặng hơn 216 tỷ USD khi đầu tư vào các quốc gia có luật pháp rõ ràng, có chính quyền dân cử bầu rõ ràng nên các dự án đầu tư và tài trợ nợ kiểu này của TQ luôn gặp thất bại mà còn bị các chính phủ các nước đó phạt tiền vì không tuân thủ luật lệ.

Chẳng hạn TQ gần đây đầu tư bị thất bại, đó là Indonesia. Cụ thể vào tháng 9/2015 thì TQ bất ngờ choáng váng khi chính phủ Indonesia quyết định tạm ngưng và hủy bỏ dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung trị giá tới hơn 5 tỷ USD, khiến tôi nghi ngờ Bắc Kinh có thể mất toi hơn 100 triệu $ chạy dự án và tài trợ linh tinh nhiều thứ, đó là Indonesia nhân ra rằng dự án này đòi hỏi quá đáng của TQ, đã thế lãi vay rất đắt là tới 5%, nhưng vẫn là chiêu trò là TQ hứa hẹn cho Indonesia vay mà không cần đòi hỏi tiêu chí nào cả, kể cả Indonesia phải đứng ra bảo lãnh cho các công ty liên doanh đầu tư dự án,….mà âm mưu của TQ lớn hơn là nhắm vào chính trị như TQ sẽ viện trợ không hoàn lại cho Indonesia 259 triệu USD dự án xây vài cây cầu lối liền các đảo của Indonesia, đã thế TQ còn tự tin là sẽ dành được hợp đồng mấy trăm tỷ USD để xây dựng hạ tầng giao thông của Indonesia với cái hố nợ của TQ giăng ra.

Khốn nỗi sau ấy TQ đề nghị Jakarta rút lại tranh chấp vùng biển quanh Quần đảo Natuna của Indonesia nữa, tức là TQ âm mưu bóng gió là vùng biển quanh Quần đảo Natuna là không nằm trong phạm vi 200 hải l‎í đặc quyền kinh tế của Jakarta nữa mà nó là vùng chồng lấn với vùng biển của TQ nhằm giải quyết “đôi bên đều có lợi”.

Ôi thôi, Indonesia thì họ không thiếu tiền để mà làm chuyện ngu ngốc đó, và sau đó sự nổi giận của Indonesia là bác bỏ tất cả các dự án thầu của TQ và không cho TQ tham vọng đầu tư 400 tỷ USD vào hạ tầng Indonesia nữa, đó là TQ bị vố đau mất cả chì lẫn chài về dự án béo bỏ 400 tỷ USD kia.

Với VN cũng vậy, đó là tôi đặt câu hỏi là vì sao dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông kia là TQ họ không nghĩ ra là lẽ ra nếu họ chịu hi sinh thiệt thòi một chút là cố gắng làm được một dự án đúng tiến độ có phẩm chất và khai thác nhanh thì sẽ lấy lòng được VN là sau này họ sẽ được ưu tiên chỉ định thầu về hạ tầng giao thông của VN cần làm ít nhất trên 100 tỷ USD lớn lao kia. Có lẽ TQ họ thừa biết chuyện đó, nhưng do cái thói tự kiêu ngạo, tham lam quá mức nên mới vậy thôi. Hoặc là TQ chưa khi nào trào thầu rẻ cả, đó là việc gì thật có lời họ mới làm, nên các dự án đầu tư hay tài trợ kia thường đưa ra giá rẻ thấp hơn đối tác khác 20-30% thì thực chất công trình đó TQ sẽ “rút ruột công trình tới 40%” nên họ mới lời như thế. Vì công nghệ của TQ làm rất kém, như máy móc thi công,… thì tất nhiên chi phí phải đẩy lên cao nhưng chào thầu thấp thì chỉ có rút ruột công trình là thay đổi thiết kế về chất lượng.

Ôi thôi, TQ không có giàu có gì vì quốc gia này  khá nghèo ở vùng sâu vùng xa với dân số đông, thế giới thì hay ảo giác thịnh vượng ở Thượng Hải, Thẩm Quyến, Bắc Kinh mà nhân rộng ra, vì thực chất mãi tới năm 2010-TQ vẫn còn ngửa tay xin tiền viện trợ của quốc tế để xóa nghèo, và nó chỉ chấm vào năm 2012 khi quốc tế tuyên bố TQ đã là “cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới rồi thì không có lý do gì mà tài trợ cho họ nữa”. Đã thế nhiều lần TQ vẫn cứ một mực khẳng định họ còn là nước nghèo và cần được ưu đãi về kinh tế như các hiệp định thương mại, rồi WTO,…

Kết luận của tôi đầy mỉa mai là cảnh tỉnh cho VN là gần đây ở TQ xuất hiện những bản đồ mà ai đó xuất bản thì họ in bản đồ không ghi tên VN trên các biển đảo, là Biển Đông (VN), hay South China Sea (TQ), quan chức diều hâu ngu đần tham lam của TQ không hiểu thế nào họ tính rằng nếu chiếm chọn Biển Đông thì sẽ có túi dầu 1.000 tỷ thùng đủ để TQ đảm bảo chiến lược an ninh năng lượng hết thế kỷ này, mà quan trọng là chiến lược vận chuyển hàng hải đủ để TQ khống chế cả 60% thế giới trong tầm tay họ, họ ước đoán giá trị tài sản Biển Đông lớn gấp 200 lần tổng sản lượng GDP kinh tế của thế giới của năm 2016 mà họ nói ra bằng miệng không có chứng từ. Tôi thì ngẫm ra là tổng sản lượng GDP kinh tế toàn cầu năm 2016 là 75,8 ngàn tỷ USD mà nhân lên con số 200 ấy thì quả là tham lam láo cá vặt. Nếu như họ đề nghị viện trợ không hoàn lại cho VN dăm vài trăm triệu $ mà đòi sở hữu hết Biển Đông thì quả là chuyện cá tháng Tư.