Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Tổng kết câu chuyện đội U23-VN


Đó là câu chuyện, có lẽ tôi nói ra nhiều người VN sẽ ném đá tôi tơi tả, nhưng biết làm sao được là lời nói thật lòng thì hay mất lòng nhau.

Bởi vì dù tôi là phụ nữ, không phải là người ham mê đá banh, có lẽ nhiều người ở VN sẽ nói như vậy, nhưng chắc chắn rằng tôi đang sở hữu một ít cổ phần cỏn con của đội bóng Manchester United PLC (NYSE: MANU), đó là tôi giữ cổ phiếu của MANU này 200.000 $ kể từ tháng 2/2014 rồi, khi mua nó giá chỉ có 14,50 $ thôi, và cũng chẳng bán nó kể từ đó đến giờ, hiện nay giá của nó là 20,20 $, và cũng chẳng lời nhiều.

Vì đội bóng MANU này do người Mỹ sở hữu là Joel Glazer, Avram Glazer. Đội banh MANU này hiện nay báo cáo tài chính và chứng khoán cho giới cổ đông và giới đầu tư thì do 3 nhân vật phụ trách là Ed Woodward - Executive Vice Chairman (Phó chủ tịch điều hành), và nhân vật Cliff Baty – CFO, Hemen Tseayo - Trưởng phòng Tài chính Doanh nghiệp. Nhưng chủ yếu là người hâm mộ UK, và Fan hâm mộ Á châu, và các nước khác, họ chỉ cá cược là chính, và người Mỹ kinh doanh lồng ghép quảng cáo vào đó là chuyện âm mưu bậc thầy về marketing, đó là lâu lâu những “trận đấu đinh” như MANU đá với Chelsea, Arsenal, Liverpool, Man City giải ngoại hạng Anh, hoặc đá giải Champions League danh giá như đụng độ với Bayern Munchen , Real Madrid, Barcelona,.. thì hàng đống thương hiệu nổi tiếng thế giới nhảy vô tài trợ quảng cáo ăn theo, thậm chí là có cả dòng chữ trên Sân vận động tiêu chuẩn 5 sao của UEFA như Estadi Camp Nou, Santiago Bernabéu, Old Trafford,… thì có cả thương hiệu Morgan Stanley (NYSE: MS),….những thương hiệu  Apple, Coca-Cola, Samsung, Visa, Nike,…. Thì thường xuyên nhé.

Đó là họ không có mục đích đá bóng đại diện cho chính trị hay kinh tế, mà chủ yếu là kinh doanh và đầu tư. Đó là kinh nghiệm.

Đối với VN, đó là câu chuyện đội U23-VN khi chỉ là đội bại Cup giải U23 thôi chứ không phải là đội đoạt Cup như U23 Uzbekistan, và nó cũng chỉ là giải đấu bình thường cấp vùng thôi. Vậy mà ở quốc gia này họ ghép vào đó nhiều thứ rất đáng ngại là từ cấp nhà nước cao nhất của chính phủ ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cho đến cấp quốc hội là bà , là đích thân bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ra đón tiếp và làm nghi lễ trao giải thưởng huân chương và nhiều thứ khác,….rồi người ta ghép vào đó trong kinh tế học nào là năng xuất lao động ăn theo đội bóng U23, nào là ông TS. Phạm Sỹ An, phụ trách phòng Kinh tế vĩ mô và Thể chế kinh tế (Viện Kinh tế Việt Nam) lồng ghép vào đó “Điểm tương tự giữa kinh tế và bóng đá hay từ kỳ tích U23 Việt Nam suy ngẫm về cách hoá rồng, hổ châu Á của Việt Nam”. Rồi các viện kinh tế quốc doanh, chuyên gia kinh tế nhà nước, chuyên gia chính trị nhảy vô ăn theo về sự như họ nói “nhìn U23, vận nước đang lên”, hay “nhìn U23, kinh tế VN nâng lên tầm cao mới”, hay “câu chuyện U23, con Hổ kinh tế VN thức dậy soái đoạt ngôi vương lãnh chúa của các con Hổ kinh tế Châu Á”,….

Đó là tôi trả lời ngay thẳng, đó là nhìn từ câu chuyện bóng đá của VN bị chính trị và kinh tế lợi dụng ăn theo, đó là sự thất bại của VN về kinh tế lẫn chính trị hiện tại. Thậm chí là đồi bại trong việc của hãng hàng không Vietjet, khi quảng cáo ăn theo bằng những diễn viên người mẫu sexy trên chuyến bay từ Thường Châu, Trung Quốc về sân bay Nội Bài. Đó là hành vi ở các hãng hàng không quốc gia khác người ta sẽ ghép vào tội “khủng bố hàng không, đe dọa an toàn an ninh hàng không”. Nặng hơn nếu đó là các nước Hồi giáo thì có lẽ sẽ nguy hiểm, nếu chuyến bay đó mà chở đội U23 Qatar thì e rằng hãng hàng không Vietjet này sẽ bị bắt giữ và bị sử phạt rất nặng nề,…

Hãy nhớ rằng, kinh tế nó ở cái đầu chứ không phải ở đôi chân mà ảo giác mọi thứ, là đổ hết lên đầu những cầu thủ trẻ U23-VN gánh vác, kể cả có những kẻ lãnh đạo mất uy tín là mất tín nhiệm của dân chúng thì nhân cơ hội cũng nhào ra ăn theo hình ảnh đội U23 để lấy uy tín người dân thì quả là chuyện lạ.

(*) Đội U23-VN đá bại nhiều đội banh lớn để hóa Hổ, đó là do ban lãnh đạo chỉ huy là người ngoại quốc điều hành, đó là HLV Park Hang-seo chỉ huy, còn nền kinh tế VN muốn hóa Rồng, hóa Hổ thì họ cần ban lãnh đạo mới như tôi nói cho vui là thuê người nước ngoài điều hành, còn với cái đầu và ban lãnh đạo của VN hiện tại hay trong quá khứ thì có đến 1 thế kỷ sau nó cũng như vậy, đó là thể chế nó vậy rồi thì mơ rồng cọp, hổ báo cái gì được.


Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Lại trò gian lận chứng khoán phái sinh của SSI


Đó là hồ sơ mới nhất của tờ Tuổi Trẻ nhận được sự phản ánh của các nhà đầu tư “Giao dịch phái sinh bị lỗi, chứng khoán Sài Gòn xin lỗi nhà đầu tư”. Nguồn dẫn chứng chứ không phải tôi bịa đặt: https://tuoitre.vn/giao-dich-phai-sinh-bi-loi-chung-khoan-sai-gon-xin-loi-nha-dau-tu-2018012915390101.htm  

Về nghiệp vụ phân tích, đầu tư về chứng khoán phái sinh này thì tôi đã phân tích nghiệp khá chuyên môn này nhiều lần rồi, nên không nói lại, nhưng tôi vẫn thận trọng cảnh báo là ở VN còn có lời tựa như thể người ta lừa đảo nhau, đó là “Chứng khoán phái sinh: Trả tiền để mua hiểu biết”. Tức là người ta dễ làm chuyện bậy, và những kẻ hay đề cập tới chứng khoán phái sinh thì cũng chỉ là những kẻ mới đi học cấp tốc ở nước ngoài về thôi, nhưng về VN thì có giá trị cao, và là cơ hội cho họ tha hồ thao túng lừa đảo, đó là những CEO các công ty chứng khoán ở VN.

Trước đây thì tôi đã nói tới hồ sơ “SSI và VNDirect đã vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ như thế nào?”, thì cảnh cáo đó mấy hôm sau người ta mới giật mình và đăng trên báo khuyến cáo: https://vietstock.vn/2017/11/ssi-va-vndirect-da-vi-pham-ty-le-su-dung-tai-san-ky-quy-nhu-the-nao-4186-566901.htm  

Đó là thời gian vi phạm đủ dài để SSI này vét tiền của những nhà đầu tư non tay yếu kinh nghiệm,…

Thực tế, đối với VN, đó là cái Thị trường chứng khoán phái sinh này mới đầu người ta hồ hởi lạc quan tếu. Thực chất, họ chưa có đủ nghiệp vụ để điều tiết cái thị trường nổi tiếng đầy gian lận này.  Đó là trước kia tôi hay nói, thị trường chứng khoán phái sinh ở VN, nó là "cờ bạc được hợp pháp hóa" (legalized gambling), và còn là gian lận tràn ngập trên thị trường phái sinh (fraud is rampant in the derivatives market), nếu cao hơn thì có gian lận tiền tỷ lệ hối đoái (foreign exchange currency fraud),….Đó là bởi vì giao dịch hàng hóa tương lai, phái sinh ở VN nó đâu có cơ quan nào giám sát làm trọng tài đâu.

Các thị trường chứng khoán nước ngoài khi làm nghiệp vụ này thì họ đều có cơ quan gọi là ủy giao dịch hàng hóa tương lai,….chẳng hạn Mỹ có Chicago Mercantile Exchange Group (CME), thì sẽ bị giám sát bởi Futures Trading Commission (CFTC), tức là Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai,….các giao dịch trên sàn giao dịch ICE cũng vậy.


Kết luận của tôi là chuyện hài vĩ đại của cái công ty SSI này, đó là bởi vì ta tưởng tượng những người ăn xin họ mỏi miệng lắm mới xin được số tiền để sống bất đắc dĩ qua ngày, nhưng với cái công ty chứng khoán Sài Gòn SSI này thì chỉ cần múa mép mở miệng “xin lỗi” thì “gian lận xin được tiền tỷ của khách đầu tư” thì quả là chuyện ăn xin cao cấp nhỉ? Ta không quên trước đây Nguyễn Duy Hưng của SSI mỉa mai văn hóa người Nhật thì gần đây sàn giao dịch “tiền ảo” Coincheck của Nhật Bản thông báo đã bị mất 523 triệu $, thì sàn giao dịch Coincheck của Nhật Bản họ cũng có trách nhiệm kiếm ra trả 425 triệu USD trả lại cho khách hàng bị hack. Đó là nghiệp vụ giao dịch rủi ro là không được bảo hiểm của BoJ hay cơ quan quản lý chứng khoán Nhật, vậy mà trách nhiệm của họ là không có văn hóa ăn cắp như SSI này giao dịch phái sinh được bỏ hiểm, bao chứng của UBCN NN mà họ còn làm cái trò gian lận như vậy thì rất kinh ngạc là nếu cái công ty SSI này ở bên Tàu thôi cũng đủ để bị niêm phong và Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC), và Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) có thẩm quyền tống giam lãnh đạo SSI này và đuổi cái công ty SSI này cấm vĩnh viễn không cho tham gia thị trường chứng khoán hay vay nợ ngân hàng chứ chưa nói đến các nước có luật lệ nghiêm khắc là Nhật,....

Tôi đã gửi hồ sơ theo yêu cầu của người VN lên Tổ chức Di sản Thế giới, UNESCO, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh, tức là British Caving Association, và sẽ cấm triệt để những kẻ nào manh nha đề xuất làm cáp treo ở Sơn Đoòng. Đó là UNESCO sẽ rút quyết định Di sản Thế giới Sơn Đoòng, và sẽ cấm vận chát bắt những kẻ nào liều lĩnh xây cáp treo ở Sơn Đoòng, đó là sẽ bị phong tỏa tài sản ở nước ngoài và sẽ bị ghép vào tội gọi là “tội phạm hủy hoại di tích lịch sử của nhân loại”. Bất kể công ty nào tham ra xây cất dự án cáp treo ở Sơn Đoòng sẽ bị phong tỏa tài sản hoạc khuyến cáo các nhà đầu tư nước ngoài tránh xa, nếu không muốn nhận sự trừng phạt.

Có lẽ sẽ có nhiều kẻ lợi ích nhóm ở VN sẽ căm thù tôi, nhưng biết làm sao được, chẳng lẽ qua London, New York hay Thượng Hải ám sát tôi.

Đó là tôi cảnh cáo là vô tác dụng, bởi vì tôi được bảo vệ rất chặt chẽ theo tiêu chuẩn bất khả xâm phạm của chuyên gia tài chính Phố Wall mà các nước dành cho đặc cách đảm bảo an ninh cao nhất nhé.

Khi Moody's nhắc nhở chính sách nới lỏng tiền tệ của VN



Đó là rất trùng hợp là trong hành động mới đây cơ quan đánh giá tín nhiệm nổi tiếng của Mỹ này là Moody's, thường hay gieo rắc nỗi sợ hãi cho chính phủ VN, cũng như thị trường chứng khoán. Đó là Moody's khuyến cáo chính sách nới lỏng tiền tệ quá trớn, như việc tăng trưởng tín dụng nóng để bơm bóng GDP và thị trường chứng khoán như kiểu bắt chước các thủ thuật nới lỏng tiền tệ QE.


Đó là tôi nhắc lại hiện nay chính phủ của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này rất nghiện món ăn ưa thích là làm gia tăng con số tăng trưởng GDP cao bằng nhiều thủ thuật tài chính nhiều tiềm ẩn rủi ro. Như họ đang sử dụng công cụ chính sách nới lỏng tiền tệ. Thủ thuật chính sách tiền tệ mở rộng đi ngược thế giới này đó là hiện nay khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (State Bank of Vietnam – SBV), còn gọi là Ngân hàng trung ương, họ đang tiếp tục sử dụng các công cụ tài chính dễ dãi của nó như việc đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất thế giới trên 2 con số để kích thích nền kinh tế nhằm bơm bóng GDP tăng thật cao để họ nghĩ rằng làm như thế sẽ hạ được tỷ lệ nợ nần theo phần trăn của GDP giảm xuống, nó như thủ thuật làm kinh tế tư duy thời vụ là họ cứ nghĩ là làm như thế sẽ giảm được tỷ lệ nơ trên GDP xa rời “trần nợ công” để tiếp tục đi vay hay in tiền ra chi tiêu.


Tức là họ đang đánh đu với việc làm tăng cung tiền (nhưng không nói họ làm chuyện đó), họ đang cố dùng thủ thuật hạ thấp lãi suất và làm tăng tổng cầu. Đó là họ cứ nghĩ rằng làm như thế để dễ thúc đẩy tăng trưởng GDP cao lên.


Hãy nhớ rằng những biện pháp thủ thuật tài chính ngầm này nó sẽ tích lũy là về dài nó sẽ làm giảm giá trị của đồng tiền VND, tức là nó sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái đồng bạc VND.


Tại VN, quyết định về chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng thủ thuật tài chính tinh vi này nó trẻ là trò trẻ con là không thể qua nổi con mắt của tôi, đó là VN họ hay lý luận giả tạo như việc họ hay nói “lãi suất liên ngân hàng, trái phiếu Chính phủ giảm mạnh”, tức là ta hiểu gọn lại là họ hay nói lợi suất trái phiếu chính phủ xuống thấp do nhu cầu đầu tư vào trái phiếu chính phủ tăng cao. Thực tế trái phiếu phát hành trong nước của chính phủ VN là họ tự định giá lấy thông qua các cơ sở ngân hàng tay chân quốc doanh thôi. Việc định giá lợi suất trái phiếu đồng nội tệ thấp để âm mưu tiếp tục đi vay hau in bạc ra dùng thì nó trùng hợp vào những năm 2007-2008 khi VN lâm khủng hoảng kinh tế.


Đó là chế độ cầm quyền thời ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiểu sai lầm khi thấy Nhật, Mỹ, Anh quốc, khu vực đồng EUR, thậm chí là TQ sau này, đó là họ thông qua ngân hàng trung ương như FED, ECB, BoJ, BoE,…dùng thủ thuật chính sách “Nới lỏng định lượng”, hay “Quantitative Easing”, gọi tắt là QE, và VN bắt chước học theo, rốt cục năng lực thì có hạn mà học theo tiêu chuẩn tài chính Âu châu, Mỹ, Nhật thì đẩy cả nền kinh tế suýt rơi xuống vực thẳm, bạn đọc xem video minh họa giải thích ở đây: https://www.cnbc.com/id/43268061


Chính sách QE này mặc dầu làm tăng nguồn cung tiền, nhưng thực tế nó không phải là in tiền tung ra thị trường như đơn vị tiền đồng VN gọi là VND, mà State Bank of Vietnam họ chỉ biết in tiền ra chứ không nghĩ đến chuyện thu hồi tiền về khiến đơn vị tiền tệ VND bị sụt giá theo đúng giá trị của cải nền kinh tế nó tạo ra.


Trước đây, thực tế ngân hàng trung ương Nhật Bản, là BoJ họ mới là người đầu tiên sử dụng QE, đó là từ năm 2001 đến năm 2006, sau đó nó thất bại, tuy nhiên FED nghiên cứu và ăn trộm công trình QE của Nhật và đem ra áp dụng và lại thành công lớn chứ nó không do thầy trò của giáo sư kinh tế học Ben Bernanke của FED sang chế ra. Biện pháp QE này nó được khởi động lại vào năm 2012, khi Shinzo Abe lên làm thủ tướng chính phủ của chính quyền Nhật.


Hiện nay những nước đang còn kẹt lại trong chính sách áp dụng QE này thì có BoJ của Nhật, ECB, cũng như cái Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, hay People's Bank of China (PBOC) là đang bị kẹt.


Tuy nhiên họ cũng đang dần dần thoát ra và thu hồi lại tiền, qua việc bán ra các trái phiếu, chứng phiếu (như hình thức tài sản thế chấp của ngân hàng hay doanh nghiệp) để thu hồi bớt tiền về nhà.


Chẳng hạn như ECB đã thông qua QE vào tháng 1/2015, đó là họ mua 60 tỷ EUR trái phiếu (niêm yết bằng đồng EUR) nhằm, hạ thấp giá trị đồng EUR và tăng xuất khẩu nhờ tiền rẻ, để giảm giá hàng hóa xuất khẩu, rồi sau đó ra tăng thêm việc thu mua tài sản lên 80 tỷ EUR / tháng, vào tháng 12/2016 thì ECB giảm dần thu mua tài sản còn 60 tỷ EUR vù đồng EUR giảm giá quá đà mất kiểm soát khiến ECB hết còn dám nghĩ tới xuất khẩu nhờ tiền rẻ nữa. Tuy nhiên hiện nay ECB đang giữ tỷ lệ tái cấp vốn chuẩn ở mức 0%, tức là lãi suất quan trọng nhất đang lưu hành trên bản tin thị trường tài chính quốc tế. Và ECB giảm thu mua tài sản xuống chỉ còn 30 tỷ EUR và hứa hẹn sẽ sớm kết thúc nhanh.


Ta chú ý là ECB còn có hai nghiệp vụ lãi suất nữa, đó là hiện nay lãi suất tiền gửi bằng đồng EUR do ECB quy định ap dụng ở mức âm tiêu cực -0,4%, lãi suất cho vay là +0,25%.


Đối với hồ sơ của FED thông qua gói QE đầu tiên thì năm 2008 - FED mua chứng khoán của các ngân hàng thành viên và trả ra bạc mặt là đồng $ để tăng thêm tính thanh khoản cho thị trường vốn, ta hiểu nôm na các gói QE, hay nới lỏng định lượng, nó chỉ có tác dụng như "in tiền". Biện pháp QE này chủ yếu áp dụng cho những nước có lãi suất rơi xuống số 0%, hay âm, và người ta không muốn hạ lại suất thấp sâu hơn nữa, và nó chỉ áp dụng cho những nước có chi phí lợi suất trái phiếu xuống quá thấp là đủ an toàn.


Trở lại hồ sơ VN, thì ta không quên là trước đây Chỉ số VN-Index xác lập mức đỉnh cao nhất kỷ lục của nó là 1.170,67 điểm ngày 12/3/2007, thì rất trùng hợp là Moody's nâng hạng VN trong tháng 3/2017 ở mức Ba3, tích cực, đồng thời họ cũng khuyến cáo chính phủ VN về việc thận trọng nới lỏng chính sách tiền tệ, và quả nhiên sang năm 2008 thì VN sụp đổ kinh tế lẫn tìa chính chứng khoán, đó là phiên giao dịch tuần đầu tiên của tháng 12/2008-chỉ số VN-Index nó rơi xuống dưới 300 điểm khi chỉ còn 299,68 điểm. Khi đó tỷ lệ lạm phát của VN bốc lên mây đạt mức cao nhất mọi thời gian gần nhất của nó khi vọt 28,24% trong tháng 08/2008, mức trung bình cả năm của nó mấp mé gần 20% vào năm 2008. Sau đó Moody's, Fitch, Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm của VN kéo dài tới tháng 8/2011 họ mới buông tha.



Hiện nay cũng thế là y như vào những năm 2007-2008, khi cơ quan Moody's này đưa ra khuyến cáo kiểu “vừa đấm vừa xoa”. Nhưng rất đáng ngại cho VN là sau đó mọi thứ đổ vỡ cho VN, vì cái cơ quan Moody's họ khuyến cáo như vậy thì tác dụng của nó rất rộng trên thị trường tài chính quốc tế cũng như giới đầu tư quốc tế chú ý theo dõi, đó là rất bất lợi cho VN, dù rằng các dự báo quá khứ hiện nay nó ít tác dụng cho dự báo tương lai, nhưng nó vẫn còn hữu ích và tác dụng chứ chưa sai hoàn toàn.

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Trở lại hồ sơ FLC, của Trịnh Văn Quyết khi FLC đề xuất làm cáp treo ở Sơn Đoòng


Đầu tiên tôi hay nghi ngờ là nhắc lại chuyện bất thường là vì sao hầu hết các công ty kinh doanh bất động sản họ lại hay đề xuất xây cáp treo ở Sơn Đoòng? Đó là rất bất thường, và tôi trả lời nhanh kết quả cho lời giải đáp ấy là các công ty kinh doanh bất động sản ấy sẽ được hưởng món lợi lớn lao như tha hồ quy hoạch xây cất dự án bất động sản ăn theo thời vụ như xây khách sạn, nhà hàng, biệt thự nghỉ mát,...và còn được hưởng ưu đãi đất vàng, đất bạc, đất kim cương để mà tha hồ vét tiền của và tài nguyên quốc gia, là bởi vì sau khi xây cáp treo ở Sơn Đoòng thì bước kế tiếp là người ta "đề xuất quy hoạch dự án du lịch sinh thái trá hình" để thổi bong bóng bất động sản nhằm kiếm ra món lợi lớn cho nhiều phía có trong cái bánh vẽ béo bở này. Nó chỉ là trò trẻ con thôi chứ chả qua mắt tôi được.


Về bối cảnh hồ sơ nóng bỏng này thì tôi nhắc lại là chỉ có ngươi VN mới giữ và cứu được Sơn Đoòng thôi chứ không ai cứu được cả. Đó là người dân VN họ cần tập làm quen dần đơn thư là gửi lên những cơ quan có liên quan đến di tích Sơn Đoòng trong quần thể di sản nhân loại là Di sản Thế giới, UNESCO, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh, tức là British Caving Association. Đó là hai cơ quan này họ có thẩm quyền rất lớn theo dõi di tích Sơn Đoòng ở Quảng Bình, Việt Nam, là hang động lớn nhất trên thế giới, nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng,…


Cái di tích Hang Sơn Đoòng này thì nó quá nổi tiếng là nó đã được báo chí Âu châu, Mỹ, rồi Á châu xưa kia đăng tràn ngập về nó rồi. Những khách du lịch hay nhà thám hiểm Mỹ, Argentina, Úc, Cộng hòa Séc, Italia, Thụy Điển, Vương quốc Anh,… thì không xa lạ về nó.


Trước đó Tổ chức Di sản Thế giới, UNESCO cảnh báo rằng cáp treo có thể sẽ làm ảnh hưởng tới khung cảnh tự nhiên, là họ đã cảnh báo cho chính quyền CSVN lưu ý về việc nhiều nhóm lợi ích tham lam manh nha đề xuất xây cáp treo ở Sơn Đoòng như Sun Group - tập đoàn đầu tư ở Việt Nam, manh nha thực hiện khảo sát để đề xuất xây cáp treo ở Sơn Đoòng, và nó chỉ ngừng lại vì chùn tay khi có 56.000, hay 71.000 chữ ký thỉnh nguyện thư được phiên âm dịch nghĩa ra tiếng Anh, tất nhiên đi kèm theo tiếng Việt, đó “Stop the Construction: Save the Son Doong Cave”: https://www.thepetitionsite.com/takeaction/956/103/062/, và ở đây nữa: https://traveltimes.vn/vn/su-kien/8622/chien-dich--save-son-doong--dang-lan-toa-manh-me.html  


Khi đó chính quyền CSVN họ mới chịu ngừng xây, vì Tổ chức Di sản Thế giới, UNESCO cảnh báo rằng cáp treo đó có thể họ sẽ xem xét lại là tước cái di sản di tích của nhân loại Sơn Đoòng và chính quyền VN muốn làm gì thì làm nếu họ thích là họ hay quen cái câu nói “đó là chuyện nội bộ của VN”.


Còn trong hồ sơ mới đây thì người ta chối bỏ rằng “Không có chuyện FLC khảo sát làm cáp treo ở Sơn Đoòng”: https://tuoitre.vn/khong-co-chuyen-flc-khao-sat-lam-cap-treo-o-son-doong-20180126190331931.htm  


Thực tế chuyện này khi bi hài, là nếu không có ai chú ý hay để ý lên tiếng thì những cái đám người tham lam lợi ích nhóm và bọn quant ham ấy họ cái gì cũng có thể làm như việc “đã rồi”. Đó là đặc tính của mấy tỷ phú VN và quan chức các tỉnh thành họ hay tư duy như vậy.


Việc âm mưu xây cáp treo ở Sơn Đoòng có nhiều chứng tích hẳn hoi là rất rõ ràng là quan chức VN và cả cái tập đoàn FLC này nhiều lần manh nha đề xuất nó đã có từ lâu rồi. Cái lối tư duy liều lĩnh của đám quan chức VN này nó chỉ là cái thói tư duy lưu manh thôi, là họ tính toán rất liều mạng như việc họ đã quen cái chuyện người dân VN hay chịu đựng ít quan tâm đến chính trị và kinh tế. Chẳng hạn trên tờ báo đảng VnExpress này còn lưu trữ câu nói đặt lời tựa của tay quan chức, quant ham, có lẽ là người ta nên đuổi cổ ông này về vườn. Họ tuyên bố như sau: “Phó bí thư Quảng Bình: 'Đa số đồng ý làm cáp treo ở Phong Nha - Kẻ Bàng',…”: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/pho-bi-thu-quang-binh-da-so-dong-y-lam-cap-treo-o-phong-nha-ke-bang-3663757.html  


Đó là cái thói tư duy quen ăn nói liều mạng từ thời tham nhũng phát triển cực thịnh dưới thời ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thí dụ tôi bóc lột ra cái trình độ chuyên môn của ông Trần Công Thuật - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình này, đó là như tôi hay nói những kẻ hoc giả bằng giả là học tại chức chuyên tu thường có hai văn băng, thí dụ như ông Trần Công Thuật này có văn bằng chuyên môn chủ yếu là Cử nhân Sư phạm Sinh, sau đó không hiểu học ở đâu mà có thời gian kiếm ra thêm một văn bằng khác là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, đó là chỉ có những người luồn lách tư duy lưu manh lắm thì họ mới kiếm ra thêm một văn bằng “thạc sĩ QTKD” đó, vì quan chức VN thực tế theo nghiên cứu của quốc tế thì trong chiến tranh hay sau hòa bình với tuổi đời 56 tuổi hay những người sinh năm 1961 trở về trước thì rất ít có cơ hội để mà học để kiếm ra cái văn bằng “thạc sĩ QTKD”, vì văn bằng học thuật này nó chỉ mới thành ở VN kể từ khi quốc gia này hội nhập thôi.


Qua đó người ta dễ dàng đoán ra là cái văn bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh là bằng gian dối “học giả lấy bằng giả”, chính vì từ bỏ cái nghề nghiệp Cử nhân Sư phạm Sinh mà lấy bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh thì mới leo vào được cái ghế gọi là quản lý kinh tế như làm “Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 14”, nên những phát biểu của họ rất hàm hồ và tư duy của kẻ con buôn chứ trong đầu họ không có nghĩ gì tới lợi ích lớn lao nào khác cả trong kinh tế.


Trở lại chuyện FLC đề xuất làm cáp treo ở Sơn Đoòng thì ta lại trở về hồ sơ rất chắc chắn nữa, đó là trước đó thì vào tháng 10/2017 thì FLC này nó cũng đã manh nha kiến nghị lên chính quyền của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về kiên quyết đeo đuổi xây cáp treo ở Sơn Đoòng chứ không phải đến bây giờ mới có.


Tôi cũng giật mình không hiểu làm sao cả cái Hội Cổ sinh - Địa tầng Việt Nam, họ còn cổ súy cho rằng, xin trích: "việc xây dựng tuyến cáp treo vào vùng lõi của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với công suất hàng nghìn người/ngày (so với 600 người/năm vào Sơn Đoòng hiện nay) chắc chắn sẽ thu hút một lượng lớn du khách và mang lại hiệu quả kinh tế cao,…”. Nguồn dẫn: https://tuoitre.vn/xem-xet-kien-nghi-dung-xay-cap-treo-o-phong-nha-ke-bang-20171018113938454.htm  


Tức là quốc tế cũng hết cách nếu những kẻ não ngắn tư duy thời vụ của con buôn ấy họ thắng thế là xây được cái cáp treo ở Sơn Đoòng đó thì rất thảm họa cho VN.


Tôi thì tính ra là nếu 1 tour du lịch cho một khách mấy ngàn USD như $ 2,000-3,000 chẳng hạn thì 1 ngày cái đám lợi ích nhóm nó tính ra khoảng 3000-5000 khách đi cáp treo thì 1 ngày thu được bao nhiêu tiền nhỉ? Một tháng hay một năm là bao nhiêu nhỉ? Họ cứ nghĩ là tính nhẩm ra con số như vậy là bao nhiêu nhỉ? Đã thế các dự án xây cất bất động sản, nhà hàng, khách sạn, biệt thự Villa, biệt thự cao cấp nghỉ dưỡng sẽ tha hồ thổi bong bóng là thổi giá bán lời cao, và sau ấy tha hồ mà băm nát cái Hang Sơn Đoòng. Chúng chỉ tư duy theo thói con buôn thời vụ thôi chứ chả được cái tích sự gì cả.


Đó là bài học sơ đẳng rất dễ nhận ra là vì sao toàn là những đại gia kinh doanh bất động sản lại sốt ruột đề xuất xây cáp Hang Sơn Đoòng như vây? Đó là không đơn giản như vậy đâu, mà ngoài việc xây như vậy họ còn nhắm mục tiêu khác như kinh doanh bất động sản mà tôi đã nói ở trên.


Hãy nhớ rằng những đại gia kinh doanh bất động sản của VN giàu có lên nhanh chóng như Trịnh Văn Quyết chẳng hạn là mới một vài năm trước thôi thì công ty phải thay đổi tên liên tục vì kinh doanh yếu kém, và kể từ gần đây ông Trịnh Văn Quyết này chụp hình đứng chung với mấy quan chức VN kể cả quan chức ủy ban chứng khoán thì tài sản ban đầu vốn chủ sở hữu công ty chỉ có dăm vài chục tỷ VND thôi và chỉ cần 1-năm nhiều hơn 1 chút thì đã có trong tay cả tỷ USD, mà người ta hay gọi là tỷ phú giấy nhờ phù phép giá cổ phiếu CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) tăng còn mạnh hơn cả đồng tiền Bitcoin, mà quan chức VN hay hiểu sai là tiền ảo. Vì đồng tiền Bitcoin hiện nay trong 1 năm qua thì nó cũng chỉ tăng được 1.189,47%, còn mã ROS của Trịnh Văn Quyết xưa kia cũng bằng đó thời gian thì bơm bóng tăng lên hơn 1.000%, và tính từ tháng 9/2016 cho tới nay thì mã ROS này tăng được 1.343% giá trị thì làm sao Tạp chí Forbes họ không nghi ngờ là tài sản ảo bất chính và từ chối xếp hạng Trinh Văn Quyết trước đây vào danh sách tỷ phú, mặc dầu lúc đó Trịnh Văn Quyết vượt qua mặt Phạm Nhật Vượng.


Ôi thôi, người VN có lẽ vẫn còn nhớ việc Trịnh Văn Quyết của FLC đề xuất lấy đất vàng trụ sở UBND TP.Hạ Long xây tháp đôi. Nguồn dẫn rất còn rõ: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/flc-de-xuat-lay-tru-so-ubnd-tpha-long-xay-thap-doi-3319273/



Đó là bất hạnh và nguy kịch cho nền kinh tế VN bởi đất nước này có quá nhiều hạng tỷ phủ ưa ăn đất vàng đất bạc, là tài sản của quốc gia để làm giàu nhanh cho cá nhân và tập thể lợi ích nhóm.

Đội bóng đá U23-VN hiện nay có vẻ đang là lãnh đạo tối cao và uy lực tối thượng của quốc gia này là vượt tất cả các nhân vật lịch sử hay làm lu mờ cả Tổng Trọng, Nguyễn Xuân Phúc,….nên bất cứ ai ở VN hay người nước đang du lịch hoặc công tác đầu tư quản lý vốn, nhân sự cũng đều e ngại tránh bình luận tiêu cực, và họ thực tế ngậm bồ hòn mỉn cười như thể ủng họ đội U23-VN, là nếu không sẽ nhận cơn thịnh nộ giận giữ sấm sét giáng xuống.

Thực tế nó cho thấy người dân VN sau bao năm họ có thể toàn thấy sự thất bại của quốc gia này thất bại trên mọi mặt trận kinh tế lẫn chính trị và họ chán nản như thua Lào, Cambodia,…về kinh tế nên người dân họ tuyệt vọng muốn tìm kiếm một sự chiến thắng nào đó để vùng lên.

Sự chào đón các tuyển thủ U23-VN nó còn lớn hơn và quan trọng hơn cả bất cứ sự chào đón nào mà người hâm mộ VN dành cho nguyên thủ của họ hay quốc tế, hay một sự kiện kỷ niệm ngày Lễ quốc gia quan trọng của đất nước họ.

Khốn nỗi đây không phải là sự kiện như việc người dân ăn mừng chào đón những người anh hùng thầm lặng là những nhà khoa học của VN khi tuyên bố là VN đã thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa có tầm bắn xa với tới 5.000 km mạnh tương đương tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa Agni-V của Ấn Độ bắn thử thành công gần đây để chào đón những sự kiến quan trọng lớn của đất nước, và người dân đổ ra ăn mừng. Nó đủ để răn đe đáp trả bất cứ sự đe dọa nào về an ninh lãnh thổ trên biển, trên không, trên đất liền chủ quyền tối thượng của quốc gia.

Việc sự kiên người dân VN ăn mừng đội tuyển U23-VN còn lớn hơn cả  ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam diễn ra thường niên hàng năm vào ngày 2 tháng 9.  

Khỗn nỗi đây chỉ là sự kiện thể thao, và thể thao thì nó chỉ nhất thời là thời gian trôi qua thì người ta phải trở lại cuộc sống thường ngày là phải lao động sản xuất để kiếm tiền, là phải phát minh sáng tạo, và quan trọng hơn là phải thể hiện bản lĩnh điều hành kinh tế đi lên, thay vì để nó đi xuống. Vì kinh tế phát triển thì mới có tiền, mới có mọi thứ để đầu tư mua sắm, hay phát minh võ khí, hay xây sân vận động quốc gia đẳng cấp, tăng lương, tăng ngân sách quốc phòng, và người ta không thể ăn mừng vui mãi với bóng đá được.

Đó là câu chuyện rất kỳ lạ trên đất nước VN đang diễn ra chỉ một giải bóng đá thu nhỏ cấp châu lục. Nhưng ở VN người ta chưa thấy ai trao giải thưởng hàng tỷ VND cho các nhà khoa học nghiên cứu, hay các giải thưởng cao quý khác như các nước khác về đóng góp cho trí tuệ và nghiên cứu khoa học là gì cả, người ta có thể trao hàng tỷ VND cho một sự kiện thi sắc đẹp hoa hậu hay những môn thể thao khác, đó là tôi rất kinh ngạc và khó hiểu.

Bởi vì Ấn Độ hay các xứ khác nghèo hơn thì họ rất hào phóng trao giải thưởng huy chương cao quý và tặng thưởng số tiền rất lớn lao nhiều triệu USD cho các nhà khoa học có những phát minh cho đất nước họ.

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Trong tuần sau tôi sẽ ít đăng trên Blogger, vì phải tới London mấy tháng, và vẫn theo dõi tin tức VN, và tôi cân nhắc khá kỹ là sẽ cho đăng trên Facebook (NASDAQ: FB): https://www.facebook.com/van.david.90857 , của độc giả David Văn, đã theo dõi các bài viết của tôi kể từ năm 2008 cho tới nay, vì dù sao độc giả David Văn cũng khá giỏi tiếng Việt lẫn tiếng Anh, vì đã định cư ở Mỹ kể từ mấy chục năm trước.

Sau cùng, tôi cảm tạ tất cả những người ở VN đã dạy và chỉnh sửa tiếng Việt cho tôi trong nhiều năm qua, khiến tôi có thể học biết được nhiều thứ nét sống văn hóa của VN. Nhưng khốn nỗi ngẫm lại nếu chế độ CSVN thay đổi chữ viết tiếng Việt theo cái ông TS. Bùi Hiền thì tôi chắc chắn rằng việc lưu trữ tiếng Việt của tôi sẽ đổ sông đổ biển, và chắc chắn rằng tôi sẽ không bao giờ truy cập hay nhắc tới cái tên miền Việt Nam nữa.

Hãy nhớ rằng hiện nay tôi không có bất cứ trang Facebook nào cả, ngoài trang chỉ định cá nhân cho bạn đọc David Văn. Bạn đọc có thể theo dõi trên FB đó đăng lại.

Như đã nhắc, bất kể một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nào xẩy ra ở khối kinh tế Mỹ, TQ, Âu châu, hay Á châu thì tôi đều đăng trước trên trang chủ của Morgan Stanley, hay tôi sẽ lập FB mới với cái tên quen thuộc Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS) trước 1-tháng để phân tích hồ sơ khủng hoảng kinh tế, hay một sự sụp đổ của một thị trường chứng khoán của những nước có kích thước nền kinh tế trên 2.700 tỷ $ đủ để có thể gây chao đảo nền kinh tế toàn cầu.


Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Trong hồ sơ bài báo không có một chút hiểu biết gì về tỷ giá cố định đồng tiền VND neo vào đồng USD


Đó là hồ sơ bài báo: “Chính sách đô la Mỹ yếu sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?” của ông tiến sĩ Phan Minh Ngọc, nguồn bài báo: http://cafef.vn/chinh-sach-do-la-my-yeu-se-tac-dong-the-nao-den-viet-nam-20180126100554726.chn

Về chủ đề khá chuyên môn về tài chính quốc tế thì tôi nhắc lại là trên thị trường tài chính quốc tế hiện nay nhiều người hay nhầm lẫn tai hại là việc họ phao tin phân tích linh tinh như việc TQ sẽ ngưng mua trái phiếu kho bạc Mỹ,…đó là tin tức vớ vẩn ở các tờ báo lá cả, vì khi phân tích như vậy thì cần phỏng vấn chuyên gia tài chính các ngân hàng quốc tế họ tư vấn.

Ta đều biết,  đối với những quốc gia neo tỷ giá cố định, kèm cụm từ "nới biên độ +/-2%", nó bao gồm Trung Quốc, Singapore, và Việt Nam. Nhất là đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) của TQ, và đồng bạc VND của VN.

Với TQ, họ neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm soát". Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ giữ giá trị đồng RMB trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate). Thực chất PBOC cho phép đồng RMB tăng hay giảm không quá 2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" được bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF.

Đồng RMB của TQ vẫn đo lường giá trị của đồng RMB so với rổ 13 đồng tiền chính, nó dựa vào trọng lượng thương mại quốc tế, bao gồm: Đồng USD chiếm tỷ trọng cao nhất là 26,4%, đồng EUR (chiếm 21,4%) và yen Nhật - JPY (chiếm 14,7%), và các loại tiền tệ của các nước như Bảng Anh (GBP), Dollar Singapore, Dollar Hồng Kông, Franc Thụy Sĩ (CHF), Dollar New Zealand (NZD), Dollar Australia, và các đồng tiền của Canada, Malaysia, Nga và Thái Lan,...

Trong động thái mới nhất, đó là TQ đang dần dần thay đổi cách tính đồng RMB của họ qua chỉ số "CFETS RMB Index" thương mại gia trọng. Đó là TQ bắt chước cái chỉ số thương mại gia trọng của Federal Reserve System, hay Hệ thống dự trữ liên bang (FED)  đưa ra thước đo để tính cho đồng tiền USD qua Foreign Exchange Rates -- H.10, để tính toán rộng hơn cho đồng USD, qua thước đo "Broad Index of the Foreign Exchange Value of the Dollar", và pha trộn với chỉ số US Dollar Index (DXY) thì TQ sao chép y chang Mỹ.

Đó TQ đang áp dụng tiệm tiến thi hành chính sách gọi là làm giảm rổ tiền gia trọng ngoại thương như đồng USD của Mỹ xuống còn 22,4% từ 26,4% và đồng EUR xuống 16,34% so với mức 21,39%. Đồng thời gia tăng nâng trọng số đồng Won Hàn Quốc (KRW), đồng Rand Nam Phi (ZAR), đồng peso Mexico (MXN),….sẽ có tỷ trọng nâng lên 21,09%  thì TQ họ cần thay đổi lại từ từ chiến lược ngoại thương, vì hàng hóa của TQ hiện nay khó cạnh tranh được với hàng hóa của EU, Mỹ, vì chính sách tiền nhiều và rẻ của những khối kinh tế này cũng như hàng hóa của TQ vi phạm sở hữu trí tuệ và bán phá giá,….thì quả nhiên TQ họ cần phải tính đường khác để bù đắp vào.

Trên thế giới cộng đồng tài chính thì các danh sách các nước neo tỷ giá cố định đã bứt neo hoặc còn giữ neo như đồng Saudi Riyal của Saudi Arabia, đồng Venezuelan Bolívar của Venezuela; Dollar Hong Kong Hong Kong; đồng Egyptian Pound (EGP) của Ai Cập; Dollar Brunei (BND) của Brunei chốt tỷ giá theo đồng Dollar Singapore, trong khi Dollar Singapore (SGD) chốt tỷ giá theo đồng USD như đồng bạc VND. 

Các nước Âu châu chốt đồng bạc của họ theo tỷ giá cố định vào đồng EUR thì hiện nay họ cũng thả dây neo tỷ giá do đồng EUR biến động và lãi suất âm của đồng tiền cac nước Âu châu này,  đó là đồng bạc Danish Krone (DKK) của  Đan Mạch; Bulgaria neo tỷ giá đồng Bulgarian Lev có ký hiệu là BGN vào đồng EUR,...Thậm chí cả Thụy Sĩ, thì đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) cũng chốt tỷ giá cố định của họ vào đồng EUR, nhưng kể từ ngày 15/09/2015, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã chính thức từ bỏ tỷ giá tối thiểu là 1,20 Franc Thụy Sĩ  neo vào cho 1 EUR, và hạ lãi suất đồng Franc Thụy Sĩ âm -0,75% vì cái tam giác đồng CHF, USD, EUR thay đổi chóng mặt.

Đối với VN thì quốc gia này thực chất không có giữ tỷ giá nào cả, mà quyết định giữ neo tỷ giá nó do cái NHNN VN này quyết định thông qua Bộ Chính trị. Đồng bạc VND tăng giá hay giảm giá nó tùy thuộc vào sự dự trữ ngoại hối của họ.

Thí dụ trước đây đồng USD sụt giá kỷ lục trong năm 2008 thì tỷ giá đồng bạc VND cũng giảm giá, và khi đồng USD tăng giá mạnh thì đồng bạc VND còn sụt giá mạnh hơn, thậm chí là phá gia tới 4,5% trong mấy hôm vào tháng 8/2015.

Lý do giải thích cũng dễ hiểu là nếu bây giờ đồng bạc VND để tăng giá như chỉ còn 21.000,00 VND = 1 USD thì VN sẽ tự sát là hết ngoại hối để mà chống đỡ cho sự ồ ạt rút vốn và chốt lời của giới đầu tư, vì người dân và giới đầu tư sẽ bán tháo đồng nội tệ VND để mua được nhiều USD hơn, NHNN VN thì chắc chắn không có đủ ngoại tệ để bình ổn tỷ giá, nếu con nguy ngập tâm lý bầy đàn thì sẽ kéo đứt cái dây neo luôn, còn nếu tiền VND bị giảm giá quá sâu thì VN cũng bị kẹt là bị hiện tượng “đô la hóa mạnh trong nền kinh tế”, và giới đầu tư và thị trường lại sẽ bán tháo tài sản niêm yết bằng đồng bạc VND để chuyển sang tài sản an toàn như vàng, USD để phòng hờ mất tài sản của họ do lạm phát, tiền sụt giá. Cho nên họ phải canh chừng giữ tỷ giá của họ thôi. Tức là chạy đường nào cũng rơi xuống vực cả nếu không kiểm soát được dây neo.

Trong 12-tháng qua, tỷ giá hối đoái US Dollar / Singapore Dollar thì đồng Singapore Dollar đã tăng được 8,62% so với đồng USD



Với tỷ giá hối đoái United States Dollar / Viet Nam Dong thì đồng bạc VND chỉ tăng được chưa tới 0,40%



Trong khi tỷ giá hối đoái United States Dollar / China Yuan Renminbi thì đồng Yuan tăng được hơn 8% so với USD.



Đó là 3 đồng tiền neo tỷ giá cố định có biên độ kiểm soát thì ta tự hỏi cái đồng bạc VND kia có tỷ giá gì khi VN neo tỷ giá gọi là tỷ giá cố định", hay "fixed exchange rates", mà trước đây VN lập ra chỉ số gọi là đo sức mạnh đồng bạc VND qua “chỉ số VND-Index” với rổ tiền các nền kinh tế gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, và Thái Lan. Tức là nó bao gồm đồng USD, EUR, CNY, JPY, SGD, KRW, TWD, THB. Biên độ giao động của tỷ giá vẫn áp dụng là +/- 3%...

Đó là chỉ số ma. Là nó chưa bao giờ đúng hay có thật cả. Mà ta có thể gọi là “chỉ số con lừa vĩ đại của thế kỷ 21”,...

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu thi hành áp thuế và trừng phạt các công ty ăn cắp trí tuệ.


Nạn nhân đầu tiên bị trừng phạt là một đại gia công ty TQ có tên là Sinovel Wind Group Co. Ltd., giao dịch chứng khoán trên thị trường Thượng Hải được thành lập năm 2004. Đây là nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất ở Trung Quốc. Đó đại gia Sinovel này bị cáo giác ăn cắp sở hữu trí tuệ phát minh thiết kế của một công ty Mỹ là American Superconductor Corporation (NASDAQ: AMSC) như việc trộm cắp phần mềm của AMSC.

Lý do cũng dễ hiểu, bởi vì công ty AMSC đã có kinh nghiệm từ năm 1987, và công ty AMSC này trước đây được Bắc Kinh trải thảm đỏ mời vào TQ đầu tư cũng như Bắc Kinh cũng nhiều lần đề nghị AMSC cung cấp hay trợ giúp kỹ thuật vể công nghệ, kể cả đề nghị khiếm nhã là mua bản quyền sáng chế của AMSC, thực tế AMSC bị như vậy cũng đáng là vì đã dại dột đào tạo cung cấp hàng đống kỹ sư TQ thực tập và làm việc ở đây.

Trong động thái mới đây công ty sản xuất turbine gió Sinovel của Trung Quốc sẽ phải ra tòa án ở Mỹ để hầu tòa, và hình phạt có thể nhẹ lắm cũng trên nửa tỷ USD. Điều này khiến giá chứng khoán công ty này sụt giá tan tành. Thực tế đơn kiện này đã có từ trước đó vào năm 2015 lâu rồi. Ta hãy nhớ rằng vào tuần thứ 2 của tháng 6/2015 khi thị trường cổ phiếu TQ bơm lên đỉnh điểm thì giá cổ phiếu công ty được bơm căng tới mức 10,38 RMB, và hiện nay giá cổ phiếu của Sinovel rơi về mức chỉ còn 1,47 RMB thôi. Đại gia Sinovel này của TQ thực tế cũng bị các công ty Âu châu và các nhà chức trách của Âu châu theo dõi từ lâu rồi, đó là người ta nghi ngờ Sinovel ăn cắp sáng chế và thiết kế của các công ty Âu châu, nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục lên việc đó bị quyên lãng.

Tuy nhiên đối với các nước Âu châu, Mỹ thì tiêu chuẩn của họ rất khắt khe là khi bị cáo buộc rồi thì các doanh nghiệp quốc gia đó sẽ hết còn xâm nhập thị trường nước đó nữa. Đó là bài học cho các công ty VN sau này cũng thế.

Thật bất hạnh và đối nghịch là hôm qua hay hôm nay thì giá cổ phiếu của Sinovel Wind Group Co Ltd sụt giá tới 3,92%, vế bên kia thì công ty AMSC phiên giao dịch hôm qua thì tăng tới 12,43%.  Nếu tính từ đầu năm 2018 cho tới ngày giao dịch hiện tại thì tăng được hơn 57%. Trong khi tính 12 tháng qua thì cổ phiếu của đại gia ăn cắp công nghệ là Sinovel sụt giá tan tành là giảm tới gần 33%, và lui về thời gian trước nước thì giảm tồi tệ hơn. Có lẽ với mức sụt giá như vậy thì Bắc Kinh có thể đã âm thầm bơm vốn cho Sinovel. Vì năm 2015 thì cồng ty Sinovel này được Bắc Kinh cho vay khẩn cấp 1,6 tỷ USD.

Đối với VN thì mới đây thì chính quyền ông Trump đã đánh thuế máy giặt từ VN sản xuất do các công ty Hàn Quốc đang đầu tư ở VN như LG Electronics Inc.,  Samsung Electronics Co Ltd, và một số quốc gia khác với lý cớ bảo hộ sản phẩm máy giặt của Whirlpool Corp (NYSE: WHR) thì quả nhiên giá cổ phiếu của Whirlpool,  hôm qua tăng được 6,13% giá trị.

Vấn đề áp thuế Samsung, LG sản xuất tại VN nó cũng không thể ảnh hưởng đến sự sụt giá chứng khoán của hai công ty Hàn Quốc này, thậm chí Trump còn dọa nhắm thuế vào các lĩnh vực sản xuất điện tử, máy tính, điện thoại, ti vi của Samsung, LG xuất xứ sản xuất tại VN với lý cớ như nhân công rẻ, bán phá giá,…. Hay thuế khóa mà VN không được Mỹ dành ưu đãi cho lĩnh vực đó thì nó cũng chưa thể làm Samsung, LG bị tổn hại, vì Samsung, LG họ vẫn có thể di dời nhà máy sản xuất của họ từng phần là mảng sản xuất nào đó như máy giặt chẳng hạn sang những nước mà Mỹ không áp thuế hay có ký thỏa ước các hiệp đinh thương mại với Mỹ, kể cả Samsung, LG họ di chuyển nhà máy của họ sang Mỹ và giảm bớt sản xuất ở VN,…

Về lý thuyết thì đại gia Whirlpool Corp này của Mỹ “vốn ít” và sản xuất nhiều, đó là công ty hàng đầu bán hàng rất lớn ở nhiều thị trường như  Trung Quốc đại lục;  Hồng Kông và Đài Loan;  Ấn Độ; Bangladesh; Sri Lanka; Nepal; Pakistan;  Châu Đại Dương, bao gồm Úc, Tân Tây Lan và Quần đảo Thái Bình Dương; và các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Hàn Quốc, Myanmar và Nhật Bản,….

Công ty Whirlpool này còn ở Bắc Mỹ được biết với các thương hiệu tên gọi như Whirlpool , Maytag , Jenn-Air , KitchenAid , Amana,... Mỹ Latinh với các thương hiệu  EMEA là Whirlpool , KitchenAid, Bauknecht,…

Những đối thủ cạnh tranh nặng ký với  Whirlpool  như công ty Arcelik, Bosch Siemens, Electrolux, Haier, Kenmore, Mabea, Midea, Panasonic và Samsung, và LG,….

Nói vắn của tôi là câu chuyện Mỹ tự xây hàng rào thuế quan và bảo hộ thương mại mà nhiều nước đang chỉ trích Mỹ cũng không có gì lạ cả, nhất là VN là nỗi lo sợ nhất, nên cũng dễ hiểu là vì sao VN rất mong muốn Mỹ quay lại cái TPP kia. Tôi thì nghiệm ra rằng cái CPTPP, Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership,  biến thể bao gồm 11-nước New Zealand, Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore, and Viet Nam kia thì cho dù Mỹ có quay lại thì nó cũng khó đáp ứng tiêu chí mà Mỹ đặt ra.

Lý do dễ hiểu là cái CPTPP nó được cắt xén làm giảm đi “20 điều khoản nhỏ”, mà toàn là những điều khoản dễ dãi mà tiêu chí của Mỹ lại đặt nặng nó như nhà nước và thị trường, nhân quyền, rồi quyền công đoàn,….bị giảm đim nên đừng ảo tưởng Mỹ họ quay lại. Nếu họ quay lại thì sẽ lấy lại cái tên cũ là TPP. Thậm chí Trump đang âm mưu nói về khối kinh tế chính trị là 'Indo-Pacific”  (Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương) là cụm từ được nhắc nhiều trong việc ông Trump tới VN dự APEC cuối năm ngoái vừa qua.

Về hồ sơ Davos. Thực tế Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos sắp tới đây ở Thụy Sĩ, thì người ta lo ngại Donald Trump gây rối thì cũng có lý do của nó, đó là hiện nay tính hàng năm thì nước Mỹ đang bị thâm hụt thương mại với thế giới tới trung bình 750 tỷ USD mỗi năm. Tức là Mỹ đang in USD ra hàng năm tới 750 tỷ $ cho thế giới cất giữ mà tiêu xài. Có lẽ thế giới toàn cầu hóa ngày nay phải in đồng nội tệ của họ cho Mỹ chi tiêu thay vì cứ phải dùng đồng USD của Mỹ. Nếu tính từ 7-năm nay thì Mỹ đã in ra tới hơn 5.200 tỷ USD cho thế giới cất giữ tiền Mỹ là đồng USD do bị thâm hụt thương mại, có lẽ dùng từ “thâm thủng thương mại” thì dễ nhớ hơn.

Ta hãy tưởng tượng nếu đồng RMB của TQ mà bị thâm hụt thương mại chỉ cần 100 tỷ $ cho 1 năm thôi thì quốc gia này hỗn loạn trôi vào khủng hoảng là không thể chịu đựng được sự suy thoái kinh tế, và doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, đồng RMB biến thành giấy lộn ngay là mất giá tan tành,…. TQ thì quen việc đạt thặng dư thương mại và thặng dư tài khoản vãng lai chứ ít khi nào họ bị thâm hụt tài khoản vãng lai.

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Tiếp tục trở lại hồ sơ ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ


Đó là hồ sơ bài báo: “Việt Nam mang thông điệp gì tới dự Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos?”: http://cafef.vn/viet-nam-mang-thong-diep-gi-toi-du-dien-dan-kinh-te-the-gioi-o-davos-20180123114439364.chn  

Và tôi trích một đoạn: “….Phó Thủ tướng cho biết có những thứ Việt Nam "xuất khẩu" sang Mỹ nhưng không được tính vào số liệu thương mại, ví dụ như giá trị từ các sinh viên Việt Nam đang đi du học ở Mỹ.”.

Có lẽ đây là phát minh vĩ đại nhất của lý thuyết kinh tế học hiện đại của những phát biểu gây trò cười của những ông bà “là sản phẩm học kinh tế, và thực hành điều hành ở cái nền kinh tế thị trường XHCN”.

Và đoạn trích nữa: “Ông nhận định kinh tế Việt Nam có độ mở cao và khá nhạy cảm với các diễn biến của thế giới trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ dâng cao có thể "tác động nhanh chóng và trực tiếp đến các hoạt động thương mại, đầu tư và tiền tệ của Việt Nam".”,…. Đoạn này thì không hiểu họ nói ai, có lẽ là ám chỉ Mỹ.

Có lẽ tôi vẽ đường cho hưu chạy là mấy ông bà lãnh đạo cộng sản VN có thể đọc tài liệu và lý thuyết kinh tế học về “Theory of Comparative Advantage”. Tức là tạm dịch là “Lý thuyết về lợi thế so sánh”. Lý thuyết kinh tế học này do nhà kinh tế David Ricardo trong thế kỷ 18 đã tạo ra lý thuyết về lợi thế so sánh. Tức là bạn đọc truy cập hồ sơ về nhà kinh tế học David Ricardo (1772-1823) ở đây: http://www.econlib.org/library/Enc/bios/Ricardo.html , trong hồ sơ này thì có tất cả các giáo sư kinh tế học đủ mọi trường phái lý giải tóm tắt các lý thuyết kinh tế học đủ loại, đó là bạn đọc nhấn vào dòng chữ tô màu xanh thì sẽ đưa tới trang khác cần nghiên cứu như trang mà tôi đang đề cập: http://www.econlib.org/library/Enc/ComparativeAdvantage.html  

Tuy nhiên trong hồ sơ bài tích của “lý thuyết so sánh trong kinh tê học” của nhà kinh tế David Ricardo thì tôi nhấn mạnh rằng, đó là các nhà kinh tế học cho rằng “Lý thuyết về lợi thế so sánh giải thích rằng vì sao chủ nghĩa bảo hộ thương mại luôn bị thất bại là nó không thể hoạt động bền vững lâu dài được.”.

Trở lại chuyên môn của bài báo ông Vương Đình Huệ phát biểu nhảm nhí linh tinh thì có lẽ ông này lên kiên trì với lý thuyết  củanhà kinh tế học David Ricardo, vì trước sau gì chủ nghĩa bảo hộ cũng thất bại mà, thì sau ấy tha hồ mà xuất khẩu dư thừa.

Đối với hồ sơ kinh tế VN, có lẽ quốc gia này mới là quốc gia có chủ nghĩa bảo hộ cao độ hơn Mỹ, bởi vì họ dùng thủ thuật lẫn thủ đoạn ngầm để bảo hộ lẫn bảo kê các nhóm lợi ích, hay tay chân người nhà của đảng hùn vốn. Ví dụ như họ đang dùng thủ đoạn bảo hộ trá hình ngành công nghiệp ô tô của họ, dù rằng kỳ hạn ưu đãi của VN đã hết là thuế xuất nhập khẩu về 0% ở các thị trường ASEAN. Và người ta đang thấy việc chế độ CSVN dùng nhiều sắc thuế tinh vi nhắm vào xe hơi nhập khẩu nước ngoài, cái này quốc tế nó biết chứ không biết,  nhưng họ vẫn làm ngơ là để tính sổ một lượt với VN khi thấy thích hợp.

Trong hồ sơ kinh tế cạnh tranh bất chính thì VN cũng là kẻ mà tôi hay nói là “kẻ vô đạo đức nhưng thích đi dạy đạo đức”. Như một quốc gia nổi tiếng vi phạm nhân quyền lại hay đi dạy nhân quyền”. Đến nỗi quốc tế họ mỉa mai là cứ nói ngược nghe ngược người cộng sản VN là sẽ hiểu đúng.

Nói tiếp về hồ sơ kinh tế và ngoại thương của VN thì quốc gia này đang vi phạm nhiều thứ như việc họ bóp cổ người dân của họ bằng thủ thuật lạm phát, hạ giá đồng tiền rẻ để cạnh tranh bất chính, việc quốc tế bảo hộ mậu dịch thì sẽ tốt hơn cho người dân VN.

Lý do cũng dễ hiểu là chế độ cộng sản VN đang làm hao hụt sinh lực sức lao động hàng triệu người dân VN, cũng như làm hao hụt tài nguyên quốc gia quá lớn để hút vào kinh tế qua ngoại thương xuất khẩu giá rẻ và nhập khẩu ô nhiễm môi trường để họ đánh đổi miễn rằng có ngoại tệ cho họ và giữ được ngân sách hay ngân khố để nuôi bộ máy cầm quyền đông đảo của họ là được là họ duy trì độc đảng mà người ta còn có khẩu hiệu là “Đảng CSVN quang vinh muôn năm”. Tức là đòi lãnh đạo đất nước này tới khi nào trái đất bị tận thế mới thôi.

Hãy nhớ rằng, VN là quốc gia nổi tiếng dùng thủ thuật biện pháp can thiệp đồng nội tệ của họ nhằm để giữ giá trị của một đồng nội tệ thấp hơn so với ngoại tệ để dễ bề bán phá giá là bán hàng rẻ để đạt xuất khẩu cho bằng được. Khi họ hay can thiệp như vậy, kể cả thả dây neo quá dài khiến cho cái dây neo bị đứt, tức là đồng tiền sụt giá mất kiểm soát thì biện pháp ấy đều do người dân gánh bằng thủ thuật là người nhà của đảng điều hành kinh tế ở VN họ đang đánh cắp sức lao động và làm giảm giá tài sản của người dân bằng đồng nội tệ sụt giá là không thể tăng giá lại được ban đầu.

Một số quốc gia cũng định giá đồng tiền thấp có kiểm soát để giúp cải thiện xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế họ thì nó là chuyện bình thường như TQ, Nhật, Thụy Sĩ và nhiều xứ khác, nhưng xuất khẩu của họ chỉ là 1/4% hay cao nhất cũng chỉ đạt ở mức 1/2% của GDP thôi. VN thì đạt trên 100% của GDP. Ví dụ Nhật là cường quốc nổi tiếng về cạnh tranh trong xuất khẩu, nhưng xuất khẩu của nền kinh tế Nhật chỉ chiếm cao nhất cũng chưa tới 20% của GDP. Trong khi siêu sao là nước Đức, là đại cường xuất khẩu nhiều nhất thế giới so với sản lượng kinh tế của họ thì xuất khẩu của nền kinh tế Đức chỉ chiếm cao nhất cũng là 50% so với GDP kinh tế của họ thôi. TQ là quôc gia nổi tiếng xuất khẩu, nhưng thực tế xuất khẩu của TQ là rất thấp so với GDP, đó là họ chỉ xuất khẩu cao độ nhất như nền kinh tế bùng nổ của họ trước đây thì cũng chỉ chiếm chưa tới 40% so với GDP của họ, mặc dầu TQ bị cáo buộc quản lý giá trị đồng yuan, là đồng nhân dân tệ cột chặt cố định vào đồng USD của Mỹ theo cái neo có kiểm soát để định giá đồng tiền thấp có kiểm soát nhằm xuất khẩu dễ cạnh tranh nhờ hàng hóa rẻ vì tiền rẻ. Chẳng hạn TQ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới là có thể trong năm 2016 hoặc 2017 thì TQ thực tế chỉ xuất khẩu được chưa tới 2,7 ngàn tỷ $, hay 2,8 ngàn tỷ $, nếu so với cái GDP hơn 11 ngàn tỷ $ của họ thì rõ ràng xuất khẩu của TQ kém xa VN khi xét về kích thước xuất khẩu trên tỷ lệ GDP mỗi nước. Nếu như GDP của VN bằng 217 tỷ $ thì VN khoe rằng họ cũng xuất khẩu trên 217 tỷ $, và còn chưa tính xuất khẩu kinh tế ngầm.

Đối với Mỹ cũng là siêu cường quốc xuất khẩu là lớn sau TQ hoặc ngang bằng EU như việc năm 2016 khi Mỹ xuất khẩu được hơn 2,2 ngàn tỷ $ (nếu tính theo tỷ lệ GDP thì nó chỉ chiếm cõ12% thôi).

(*) Việc ông Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đòi tính "xuất khẩu du học sinh, sinh viên Việt Nam đang đi du học ở Mỹ.”, thì tôi mỉa mai là tại sao ông này không tính thêm cái nghiệp vụ khác lớn hơn là "xuất khẩu lao động" vào đó. Đối với VN, mà tôi ví von là nền kinh tế con buôn là xuất khẩu lớn như vậy nó giống như việc con buôn đi vay 100 đồng để cố xuất khẩu được 100 đồng để chỉ nghĩ đến chuyện trả nợ và trả lãi, rốt cuộc nền kinh tế héo úa là chỉ có bơm hút vét tài nguyên đi bán thôi, và càng xuất khẩu mạnh thì càng tạo ra hố nợ sâu hơn, vì thực tế xuất hàng hóa của VN là xuất khẩu thô là không tạo ra được các sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Thí dụ như dầu khí họ đi vay tiền bao nhiêu để hút lên mấy triệu thùng dầu và trả hóa đơn nợ bao nhiêu, lĩnh vực khác cũng thế,...

Một ít phút dành cho bạn đọc nhanh đã định cư người Việt ở Mỹ, đó là yêu cầu của bạn Phạm Nguyễn Lee, và một số bạn đọc khác, đó là tôi nhắc lại là các bạn đang đầu tư vài mã chứng khoán cực kỳ bong bóng nhưng dễ nhận được đà tăng. Có lẽ tốt nhất bạn đọc không nên đầu tư vào nó, vì nó chỉ dành cho những người ưa đầu tư mạo hiểm.

Mã chứng khoán NVIDIA Corp (NASDAQ: NVDA): http://stockcharts.com/h-sc/ui?s=NVDA , vẫn tích cực hình thành một mô hình “uptrending support”, và mô hình tam giác tăng giá dài hạn kể từ giữa tháng Tư năm 2017 kéo dài cho tới phiên giao dịch đang diễn ra. Vì nhu cầu đào Bitcoin còn rất hào hứng.  Dù NVIDIA đang có màn trình diễn cực kỳ bong bóng, đó là trong 3-năm qua giá của nó tăng gần tới 1.150% giá trị, là tăng mạnh không kém gì Bitcoin, thậm chí là an toàn hơn việc đầu tư vào Bitcoin. Nhưng nó không hề hấn gì, vì càng thua lỗ đầu tư Bitcoin thì người ta càng có nhu cầu về đồ họa màn hình để đào Bitcoin.

Trong khi mã chứng khoán Allergan plc (NYSE: AGN) này cực kỳ rủi ro, vì giá nó đã tăng được gần 15% tính từ đầu năm 2018 cho tới nay. Tuy nhiên khi phân tích kỹ thuật thì  khá lý tưởng để nhận mức tăng “đột phá”. Đó là một mô hình đáy tròn, nó là một mô hình đảo ngược tăng giá (nó chỉ là lý thuyết thôi, là chưa thể chắc chắn đúng cả). Xem phân tích kỹ thuật để trắng: http://stockcharts.com/h-sc/ui?s=AGN. Bạn đọc dễ dàng nhận thấy trong năm giây hình vẽ đơn giản phần dưới.


Dư luận viên ở VN có lẽ “Lực Lượng 47” của quân đội CSVN đã có hơn 10.000 người, tương đương với một sư đoàn bộ binh cơ giới hạng nặng của Mỹ. Đó là đám người này chỉ trích tôi rằng, xin trích: “Bà Thơ, Betsy Graseck diều hâu, thật bất hạnh cho VN nếu ai bầu bà làm lãnh đạo quốc gia này, có lẽ trong 10 năm là bà biến VN thành một Bắc Triều Tiên thứ hai mà còn mạnh hơn cả Bắc Triều Tiên thứ nhất hiện tại. Đó là trong một hay hai nhiệm kỳ lãnh đạo, có lẽ bà tham quyền cố vị là thâu tóm quyền lãnh đạo tối cao toàn bộ lực lượng hạt nhân lòng cốt của VN, và bà chỉ có phát triển ICBM lên tầm xa, như việc bà sẽ âm mưu phát triền tên lửa liên lục địa kiểu mẫu LGM-118A Peacekeepe, ICBM Minuteman III,… để đe dọa thế giới, nhất là TQ. Cái tầm của bà quá cực đoan. Bởi vì bà là kẻ diểu hâu, bà tính đe dọa TQ hả, nó để dành cho thế hệ con cháu VN sau này lấy lại biển đảo là không tới lượt bà nhé.


Chúng tôi vẫn kinh trọng bà là chiến lược gia về kinh tế tài chính, chứng khoán, nhưng đếch hoanh ngênh bà xỏ mũi vào VN. Bà có am hiểu đầu tư vào các công ty lái buôn võ khí như Boeing Co (NYSE: BA), Lockheed Martin Corp (NYSE: LMT), General Dynamics Corp (NYSE: GD), United Technologies Corp (NYSE: UTX), Raytheon Company (NYSE: RTN),… là chuyện của bà, VN là đất nước bình yên,  không có nhu cầu chống TQ trong lúc này. Ai bầu bà lên lãnh đạo quốc gia là thảm họa cho đất nước đó, đúng là giao quyền cho đàn bà lãnh đạo là thảm họa của nhân loại”.

Tin vịt “Cá tháng Tư”, ai tin cũng được, không tin cũng không sao


Hôm 23/1/2018 thế giới và TQ rúng động khi tờ Xinhua News Agency, hay Tân Hoa Xã, và Global Times, tức Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh làm tổng biên tập nhầm lẫn là mới đầu họ cứ ngỡ ngàng một quốc gia ở Đông Nam Á đã gây rúng động toàn cầu nhất là tại TQ  khi mà người ta nhầm tưởng tờ báo "Nhân dân" VN tuyên bố thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có ký hiệu "Vinas7000" mạnh hơn tên lửa liên lục địa Agni-5 của Ấn Độ, với tầm bắn 7.000 km có thể chở theo 2 quả bom hạt nhân trá hình đủ để tích tắc phá hủy ngay lập tức cái Đập Tam Hiệp. Ngay lập tức Tân Hoa Xã, và Global Times tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của VN và hứa tự tháo dỡ các căn cứ xây dựng trái phép trên đảo.

Rốt cục nó là tin vịt, đó là người ta nhầm lẫn, đây chỉ là tin đội banh U23 so giày đá thắng đội banh U23 Ả Rập Qatar. Và người ta đích chính lại. hi.hi..



(*) Đúng là tờ báo "Nhân dân". Có vẻ như quốc gia này hay lạm dụng cụm từ "Nhân dân" để nói chuyện tầm bậy.

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Một số sổ nợ quốc gia cần lưu ý


Có vẻ như chính quyền Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này đang dùng thủ thuật giảm nợ bằng nhiều chuyện hài hước

Trước hết tôi nhắc lại là trong hồ sơ bài báo: “Nợ công, bội chi và GDP”: http://vneconomy.vn/no-cong-boi-chi-va-gdp-20180123094805746.htm  

Đó là người ta đang tìm cách bơm quả bóng GDP tăng lên với lý luận để giảm tỷ lệ nợ trên phần trăm của GDP xuống, kể cả dùng thủ thuật giảm bội chi xuống thấp tới mức là thấp hơn giới hạn 3% của EU, là hiệp ước Maastricht (nợ công là 6% GDP và thâm hụt ngân sách là 3% của năm). Thực tế trung bình, bội chi ngân sách của khối eurozone là khoảng 6 đến 7% GDP (thấp hơn nhiều so với thực tế đang diễn ra tại Hoa Kỳ hay UK).

Với cách dùng thủ thuật kỹ xảo này mà VN thống kê như bài báo mà tôi xin trích: “Tốc độ tăng trưởng bội chi bao gồm trả nợ gốc bình quân giai đoạn 2015 - 2018 là 8,4% cao hơn tăng trưởng GDP bình quân 1,8 điểm phần trăm. Nếu cộng thêm 30% khu vực kinh tế chưa quan sát được vào GDP thì tỷ lệ bội chi theo cách mới chỉ khoảng 2,8% GDP”,….

Đó là thuật thuật lưu manh không hơn không kém của một ông Thủ tướng nổi tiếng về phát biểu linh tinh là không xứng đáng có thực tài cầm quyền tới nhiệm kỳ 2, và tôi nghi ngờ trong hàng ngũ tổ tư vấn kinh tế của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này cũng có khối kẻ học lưu manh mà lên được chức, tức lấy được bằng tiến sĩ kinh tế.

Tôi cũng lại nghi ngờ trong hàng ngũ những kẻ tư vấn kinh tế của VN họ đọc tài liệu phân tích nợ công ở đâu đấy của một số chiến lược gia ngân hàng Goldman Sachs, và tài liệu giáo trình lý thuất vớ vẩn ở đâu đó để khuyến dụ như việc nếu làm tăng GDP cao, điều đó họ sẽ nghĩ rằng tỷ lệ nợ / GDP sẽ dễ dàng so sánh nợ công của quốc gia với tổng sản lượng kinh tế GDP kinh tế trong năm sẽ giảm xuống.

Về lý thuyết thì tôi giải thích đơn giản thế này, đó là tỷ lệ / GDP này mặc dầu nó là một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ hay các nhà lãnh đạo quốc gia đó ưa chuộng, kể cả các nhà kinh tế học. Vì họ nghĩ  nó cho phép họ đánh giá khả năng thấy ra dễ nhất các khoản nợ phải thanh toán trả của một quốc gia. Tức là nôm na hiểu đơn giản là nếu tỷ lệ nợ nần cao có nghĩa thì quốc gia không sản xuất đủ GDP để trả nợ, thậm chí nếu GDP co lại lại đẩy tủ lệ nợ trên GDP tăng lên. Rồi có thể họ nghĩ rằng làm tăng GDP cao lên sẽ có một tỷ lệ nợ nần thấp có nghĩa là là nền kinh tế sản xuất ra GDP ấy dư sức trả nợ để tha hồ tiếp tục nâng bội chi lên như tha hồ in bạc hay đi vay để tiêu xài,…Đó là cái thói suy nghĩ rất lưu manh và hậu quả nó cứ thế đẩy gánh nợ cho người dân gánh như qua thuế, qua lạm phát,…

Ở đây tôi hay nhắc lại là ta hết sức chú ý về các gánh nợ quốc gia. Đó là nợ công, nó đo theo tỷ lệ phần trăm trên GDP; Nợ nước ngoài, nó đo chính xác nhất là nợ bao nhiêu ghi bây nhiêu và không đo theo GDP. Bởi vì khi một chính phủ bắt đầu có sổ nợ công hoặc sổ nợ của chính phủ quá cao là trên 65% so với GDP thì quỹ thị trường tiền tệ hay giới đầu tư là chủ nợ họ sẽ tách ra sổ nợ nước ngoài, và nó được cập nhật hàng tháng hay hàng quý để theo dõi trong thời gian tiếp diễn mà năm tổng kết chưa kết thúc.

Thí dụ nước Nga suy yếu về trái phiếu hay bị cháy rách, mặc dầu Nga có thừa khả năng trả nợ bằng tài nguyên và võ khí,….đó là Nga có khoản nợ của chính phủ tính cho tỷ lệ nợ/GDP thì Nga đang mắc nợ chỉ có 17%/ 1.283,20 tỷ $ (là GDP của Nga năm 2016). Tuy nhiên nếu xét về sổ nợ nước ngoài mà Nga vay bằng trái phiếu, kể cả trái phiếu bảo lãnh cho các đại công ty dầu khí quốc doanh của Nga vay thì tính hết năm 2017 vừa qua, Nga đang nợ nước ngoài tới con số gần 530 tỷ $, nó cắn vào gần như ăn hết vào cái khối dự trữ ngoại hối của Nga hiện tích trữ là 434 tỷ $.

Nó cũng giải thích phần nào Nga bỏ chạy khỏi Syria là phải rút bớt quân và khí tài võ khí tốn kém khi đang chiến thắng đối phương, đó là tiềm lực tài chính của Nga quá yếu, nó không cho phép Nga ở đó lâu được, và Nga chỉ để lại số ít quân lính và chỉ huy chiến lược thôi.

Trên thế giới thì những nước mắc nợ đội sổ so với tỷ lệ nợ của chính phủ đo theo GDP thì dẫn đầu là số 1 thì Nhật, đó là chính phủ Nhật nợ nần kiểu này tới 250,50%, , số 2 là Hi Lạp (179%/GDP), số 3 là Lebanon (146%/GDP), số 4 là Italy (132,6%/GDP), số 5 là Portugal (Bồ Đào Nha): 130,4%/GDP), số 6 là Mozambique (120%/GDP), số 7 là Bhutan (119%/GDP), số 8 là Singapore (112%/GDP), số 9 là Cyprus, Síp (107,8%/GDP), thứ 10 là Belgium (hay Bỉ), đó là 107%/GDP, và xếp thứ 11 thì mới là nước Mỹ, khi Mỹ đang nợ nần kiểu này 106,1%/GDP. (Nguồn trích dẫn từ WB, IMF, ECB, các quỹ thị trường tiền tệ, sai số cho phép có thể vài điểm chấm phần trăm).

Tuy nhiên nguy ngập hơn hết là VN nằm trong 12 quốc gia có nguy cơ bất ổn cao về nợ nần quốc gia của họ, vì các khoản nợ đi vay bằng ngoại tệ từ tư nhân cho tới chính phủ rất đáng lo ngại, cộng với khối dự trữ ngoại hối rất kém là quá mỏng manh so với sức xuất nhập khẩu của nền kinh tế quá cao trên tỷ lệ GDP là lớn hơn cả 200%.

Ta hay nhớ rằng nước Ý tuy mắc nợ nhiều, nhưng họ có khối dự trữ ngoại hối bằng vàng xếp thứ tư trên thế giới nếu cộng luôn cái kho vàng dự trữ của IMF vào đó là chỉ đứng sau Mỹ, Đức, IMF. Cụ thể Ý hay Italy đang tích trữ khối lượng vàng dự trữ là 2.452 tấn vàng (Ý chỉ xếp sau IMF là 2.814 tấn vàng). Ý có kho vàng đứng trước cả Pháp, TQ, Nga, Thụy Sĩ,….Cho nên nợ nần của Ý vẫn chưa nguy ngập dù mắc nợ cao.

Đối với nợ nần của Mỹ thì chủ yếu là nợ bằng đồng USD của họ, nên hầu hết các khoản nợ được định nghĩa là như nhau, Mỹ không có nguy cơ vỡ nợ. Nhật hay Singapore cũng thế, dù mắc nợ cao, nhưng hầu hết các khoản nợ đó đều là nợ công dân họ, và đa số là nợ bằng đồng nội tệ của họ như đồng JPY, Dollar Singapore nên hai nước này cũng loại bỏ là không có nguy cơ vỡ nợ, đã thế họ còn có khối dự trữ ngoại hối rất lớn, không nói đến Nhật mà nói đến Singapore mà khối dự trữ ngoại hối của họ gần như bằng 100% của GDP nên người ta có thể cho phép Singapore công bố dự trữ ngoại hối bằng đồng tiền nội tệ của họ mà vẫn được quỹ thị trường giao dịch tiền tệ chấp nhận.

Các sổ nợ khác để đo sức khỏe nền kinh tế. Đó là nợ của tư nhân (đo theo phần trăm của GDP, nợ này chủ yếu dùng cho các nước phất triển cao như Mỹ, Nhật, EU,…). Đó là khoản nợ này thường rất lớn, vì nó tính chung cho cả khoản nợ ccuar các tập đoàn kinh tế, tập đoàn tài chính và phi tài chính cũng như cộng luôn vào đó các khoản nợ của các hộ gia đình và các tổ chức xã hội khác,…Các nước EU thì đội sổ nợ về khoản này, như dẫn đầu là Luxembourg nợ nần gần đạt mức 500% so với GDP năm 2016. Các nước khác như Bỉ, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy,… thì nợ nần tư nhân này từ 270% trở lên so với GDP,…. Nợ nần kiều này nó không quan trọng với các nước này, vì đó là nợ nội bộ và người ta có thể xù nợ hoặc xóa nợ,…nó cũng giống như nợ của các khoản nợ của các hộ gia đình (đo bằng GDP). Tuy nhiên thực tế nợ của các hộ gia đình đo theo GDP nó cũng khá nghiêm trọng, vì nó có thể đánh sụt mức tiêu dùng trong nước, vì người ta lo trả nợ ít chi tiêu,…. Nợ kiểu này có thể xù nợ hoặc xóa nợ nên nó cũng không gây hốt hoảng cho thị trường tài chính để có thể làm tăng lợi suất trái phiếu chính phủ lên cao.

Với các nước phức tạp hơn về kinh tế, cụ thể là khối kinh tế các nước dùng chung đồng EUR thì trong phân tích kinh tế ta cần chú ý thêm một khoản nợ nữa mà phân tích, đó là nợ thu nhập trên đồng lương của các hộ gia đình tính theo tỷ lệ phần trăm của đồng lương hộ gia đình phải trang trải trả nợ, nó cũng chẳng khác mấy về nợ của các hộ gia đình. Nhưng chỉ khác ở chỗ là thu nhập đồng lương thôi,… nợ nần kiểu này rất khó biết được, vì con nợ cũng chả dại gì khai ra là mình đang nợ nần như thế nào, nợ này không quan trọng.


(*) Hãy nhớ rằng những nước lâm khủng hoảng trước đây như Venezuela, Argentina, rồi khủng hoảng kinh tế, tài chính năm 1997 ở Á châu (Đông Á) và Liên bang Nga 1998,… thì họ chủ yếu mắc nợ các khoản trái phiếu vay nước ngoài kể cả các khoản vay bảo lãnh của các doanh nghiệp quốc doanh nhà nước mà chính phủ nước đó đứng ra bảo lãnh, còn nợ trên tỷ lệ GDP của chính phủ hay các khoản nợ công của họ là rất thấp, là có khi chỉ dưới 40%, nhưng vẫn vỡ nợ.

(**) Đối với VN, thì quốc gia này nổi tiếng là người dân họ hay nói xấu chế độ hay lãnh đạo của họ, điều đó có thể kiểm chứng trên lưu trữ của Google, Facebook,... thì rất đáng ngại là bất kể sổ nợ nào cũng nguy hiểm cho quốc gia này, vì người dân sẽ không còn niềm tin vào chế độ đó nữa thì tất nhiên họ sẽ không mua nợ hay mua trái phiếu chính phủ mà bảo toàn vốn như người găm giữ vàng, ngoại tệ như USD, EUR, JPY,....làm tài sản tích trữ phòng hờ thì hậu quả dễ dẫn đến sự vỡ nợ của quốc gia này vì thiếu hụt nguồn cung ngoại tệ hay vàng đưa vào kinh tế vì nạn tham nhũng quá nặng là chỉ biết vơ vét tài nguyên tài sản công quỹ quốc gia thì ai dám đem tiền hay mua nơ nhà nước được.


Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Khi sàn HOSE ngừng giao dịch chứng khoán “vì giá tăng”


Trên thế giới có chuyện quái đản là lập kỷ lục mới mà nhiều người phải ngỡ ngàng, nó không do chuyện người ta ở VN phải “ngưng chơi stock vì giá tăng”, mà xưa nay nó chỉ xẩy ra chuyện người ta “ngưng chơi stock vì giá giảm quá mạnh”.

Chuyện ngắt mạch cầu dao, hay cầu chì, hay sự cố ngừng giao dịch chứng khoán thì thời nào cũng có, kể cả Mỹ cũng có, như cái chỉ số Dow, Jones, NASDAQ, S&P cũng lập trình sẵn sự “ngắt mạch cầu dao” khi giá chứng khoán giảm điểm quá sâu trong thời gian ngắn thì cầu do bị cháy, để ngăn cho con bạc không hốt hoảng mà gây ra hoảng loạn, sau đó người ta giải thích phân tích cho con bạc chơi stock bình tĩnh và cân nhắc lại các khoản đầu tư của mình ít phút để các cơ quan quản lý chứng khoán như SEC (Ủy ban giao dịch hối đoái và chứng khoán Mỹ) chỉ định cho các sàn giao dịch bật công tắc cầu chì lại là người ta sẽ tiếp tich chơi stock ít phút sau gặp sự cố đó.

TQ thì năm 2015, và 2016 thì cũng bắt chước những ngày tháng tăm tối của thị trường chứng khoán Mỹ là họ cũng thiết kế cái cầu dao là khi giá rơi mạnh thì cầu dao tự ngắt. Khốn nỗi vì thiết kế quá nhạy mà dân TQ thì quá nhạy cảm là khi mở cửa mà giá rơi ở mức 7% thì người ta chỉ còn thời gian đặt lệnh bán bằng mọi giá cho nhanh thì giá chứng khoán nhanh chóng sụt ở mức 8,4% trong vài phút là chuyện bình thường, và cái cầu dao được thiết kế thấp hơn là nó tự đóng mạnh khi giá rơi mạnh khiến con bạc chơi stock mất bình tĩnh và sau đó ông giữ chức phó chủ tịch Ủy ban chứng khoán Trung Quốc (CSRC) bay chức,… Đó là cái chuyện bên Tàu bên Tây.

Còn chuyện bên Ta thì như tôi hay nói đó là thị trường chứng khoán (TTCK) của VN đang rất hao tổn tài chính khi đã giá chứng khoán tăng quá cao. Thậm chí là cả cái khối dự trữ ngoại hối mà NHNN VN rêu rao có tới 54,5 tỷ $ thì họ cũng chẳng dám tiêu hay đầu tư đi đâu mà chỉ để dành canh chừng tung ra cấp cứu TTCK bể bóng, vì giá cả tăng quá cao của thị trường cổ phiếu đầy tốn kém này.

Đó là tôi nhấn mạnh là vào năm 2017, những biến động giá lớn làm cho thị trường chứng khoán VN giống như một sòng bạc, hay "In 2017, huge price swings made Vietnam's stock market seem like a casino". Đó là tôi nhắc lại là cái “thị trường chứng khoán VN, nó không cho thấy sức khỏe của nền kinh tế quốc gia này (Vietnam's stock market doesn't indicate the health of Vietnam's economy).

Lý do cũng dễ giải thích thôi, đó là giới lãnh đạo UBCK VN đề xuất nâng các khoản vay ký quỹ là khuyến khích con bạc vay tiền ngân hàng hay vay ký quỹ của các công ty chứng khoán để bơm bóng cổ phiếu, tức là người ta bây giờ hết còn úp mở nửa mà nói toạc ra luôn.

Một thị trường chứng khoán bài bạc thì dễ thấy ra, đó là thị trường cổ phiếu đó mà chiếm số đông là thiểu số những nhà đầu tư giàu có mở ám, hay nhóm lợi ích, và một số quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư chi phối thị trường, đó là chiếm tới 85%-90% là những tổ chức lớn, trong khi số người dân VN chơi stock là đầu tư vào chứng khoán chiếm rất ít là ít hơn cả tỷ lệ người dân TQ tham gia thị trường. Đó là song bạc rất dễ vỡ khi những con cá mập này bất ngờ hốt hoảng rút vốn tháo chạy chốt lời thì nó kéo sập luôn cả nền kinh tế trôi vào khủng hoảng. Đó là năm 2017 thị trường cổ phiếu chính của VN tăng được gần như 50% giá trị là tăng được 48,19%. Thậm chí là cái chỉ số Vietnam Ho Chi Minh Stock Index ( VN-Index) thì chỉ trong vọn vẹn 12-tháng qua nó đã tăng tới mức gần 63% giá trị. HNX-Index tăng được  56,30%.

Đối với TQ thì ta so sánh thấy rằng ngay cả cái chỉ số ChiNext của TTCK Thâm Quyến trong năm 2017 thì nó sụt giá -10,67%, Shenzhen Composite Index - Thẩm Quyến chỉ tăng được 8,34%; Shanghai Stock Exchange Composite Index tăng được 7% thôi,…Đó là thị trường chứng khoán tăng ít nó là tốt cho nền kinh tế đỡ phải tốn kém phí tổn tài chính ném vào đó, và kỳ vọng giá chứng khoán của nó ít bị bể bóng mà sẽ nhận đà tăng, vế bên kia là thị trường chứng khoán tăng quá mạnh vượt nhu cầu giá tài sản, như việc giá chứng khoán của VN tăng vượt sự ngỡ ngàng hơn cả khi VN đã có được cái hiệp định TPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA),...





Ôi thôi, tôi thì cầu mong cho cái TTCK VN tăng thêm nữa để cho bong bóng nổ mới thật lớn thì người ta mới tỉnh giấc mộng ảo giác bơm bóng cổ phiếu.
Đinh La Thăng là kẻ bất tài vô năng lực, nhưng thực tế vấn khá hơn nhưng kẻ khác. Thực tế Đinh La Thăng chỉ là nạn nhân của triệu chứng “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” mà ra thôi. Chuyện này không có gì mới là nếu ai là một nhà phân tích kinh tế, tài chính giàu kinh nghiệm đều sẽ thấy ra mô hình kinh tế tai hại này, đó là những quả đấm thép, và bất cứ ai ở VN xưa kia còn lưu trữ báo giấy, nhất là tờ Tuổi Trẻ vào quãng những năm 2007 trở đi đều có hồ sơ của các giáo sư kinh tế Harvard University, và các nhà phân tích của các tổ hợp nhân hàng Mỹ xưa kia là Citigroup, JPMorgan Chase,  Merrill Lynch (Bank of America), Morgan Stanley,… họ đã khuyến cáo mô hình kinh tế bất cập cho chế độ CSVN khi VN mời họ để tham vấn, cũng như tham gia đào tạo cho quan chức điều hành kinh tế VN, kể cả hệ thống ngân hàng nhà nước của quốc gia này. Nó có từ thời ông cựu Thủ tướng Phan Văn Khải, và cũng là Thủ tướng đầu tiên của VN tới thăm Mỹ kể từ khi cuộc chiến tranh VN chấm dứt.

Khốn nỗi ông cựu Thủ tướng Phan Văn Khải dù được đánh gía là người cởi mở dễ hòa nhập, vì ông Khải là người có công rất lớn tìm kiếm vốn và sự đầu tư cũng như biết khôn khéo lấy lòng trợ giúp của quốc tế. Nhưng ông Khải cũng lại bị bó buộc Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Khốn nỗi cái Bộ Chính trị này là môtj tập thể lãnh đạo là nơi tập trung toàn những con người rất bảo thủ không am hiểu về kinh tế thị trường thị lại ra quyết định sai lầm mọi thứ.

Thí dụ ta lấy thí dụ về Bộ Chính trị VN thời Đinh La Thăng lèo lái các chức vụ liên quan tới dầu khí thì có những ông bà như Nguyễn Phú Trọng (CT Quốc hội), rồi Lê Hồng Anh (Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương), Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng), Tô Huy Rứa (Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương), Hồ Đức Việt (Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương), Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết,… và sau đó cái Bộ Chính trị ấy kể từ năm 2011 kéo dài tới ngày nay thì vẫn có những nhưng nhân vật điều hành đất nước, là Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thứ, Tòng Thị Phóng, Phùng Quang Thanh, Trương Tấn Sang, Đinh Thế Huynh,… Đó là toàn những người chưa bao giờ tham gia ngoài xã hội làm kinh tế lần nào cả, nhưng quyết định mọi quyết sách đều do họ mà ra cả.

Nhiều người đổ lỗi do Đinh La Thăng gây ra về dầu khí thì quả là chuyện lạ, thậm chí việc tập đoàn dầu khí VN đầu tư sang xứ Venezuela thua lỗ mà người ta không thể dùng “tỷ VND” mà phải dùng cụm từ “tỷ USD” thì nó do cái Bộ Chính trị hay Quốc hội VN mà ra, vì quyết định đầu tư vào Venezuela thì nó phải do những kẻ mê muội chủ thuyết XHCN lắm mới có thẩm quyền quyết định chỉ định đầu tư vào đó, chứ cái hạng cò con tôm tép như Đinh La Thăng thời đó chỉ biết tuân chỉ là tuân lệch thượng tầng thôi.

Tôi rất thận trọng là việc PVN, là tập đoàn dầu khí VN đầu tư qua xứ Venezuela thua lỗ nặng nó do những nhân vật chop bu cao cấp nhất của đảng CSVN quyết định thì hầu như báo chí VN không dám đăng, mà trước đó đăng vài bài, kể cả họ trích dẫn số liệu của tôi thì nó được âm thấm tháo xuống hay gỡ bỏ hoặc giấu nó đi.

Bởi vì người chịu trách nhiệm cao nhất có lẽ là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vì ông này trải qua 4 nhiệm kỳ làm trong Bộ Chính trị và có  vì ông Trọng từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam(2006-2011), rồi chức danh Tổng bí thư từ năm 2011 cho tới nhiệm kỳ có thế xẩy ra là tới năm 2021, thậm tệ hơn nữa là vào ngày 1/2/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban chỉ đạo, nhưng khốn nỗi giai đoạn đó thì nạn tham nhũng và đầu tư thất thoát nó đều xẩy ra thời Tổng Trọng kiêm nhiều chức vụ đó thì rất đáng ngại.

Đó là sự việc rất hài hước của những kẻ tham quyền, bất tài nhưng hay cầm đèn chạy trước ô tô là người ta cần chấm dứt chuyện này, vì không thể để chuyện đã rồi xẩy ra để mà chống tham nhũng hay xử ai cả, vì mình làm chức vụ đó mà không ngăn nổi nó là cứ để chuyện đã xẩy ra rồi lật đật làm chuyện diễn kịch là trò ngu ngốc nhất trong kinh tế. Tôi thì nghi ngờ rằng Nguyễn Phú Trọng không có khả năng theo kịp về biến đổi kinh tế thị trường và nghiệp vụ đầu tư, nên chả hiểu nó để ngăn chặn và những kẻ tham nhũng thì biết được điều đó nên cứ bày vẽ ra các dự án kinh tế đầu tư để vét tiền, còn Tổng Trọng thì lật đật đi sau làm chuyện dư thừa.


Đó là bởi vì nếu một lãnh đạo tối cao của quốc gia họ biết được nghiệp vụ đầu tư và kinh tế thị trường thì tất nhiên họ sẽ biết những dự án đầu tư kém hiệu năng đó thì sẽ ngăn chặn được nó, là họ chỉ nhìn ra sự bất thường đó là sẽ tham vấn cố vấn thì sẽ biết trước mà ngăn chặn thgay vì mù lòa để việc đã xẩy ra rồi mới đi làm chuyện dư thừa đó thì hậu quả sau cùng chỉ là người dân gánh hết.

(*) Sau cùng tôi trích dẫn vài dòng kết luận là những kẻ tự xưng mình có đạo đức thì thực chất những kẻ đó còn vô đức hơn những kẻ tham nhũng hay đầu tư thất thoát. Đó là bởi vì những kẻ tự cho mình có đạo đức ấy mới là những kẻ ra quyết sách kinh tế cho kẻ khác thi hành, nó còn nguy hiểm triệu lần Đinh La Thăng, nó cũng giống như câu chuyện thầy tu mà được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo quốc gia điều hành kinh tế vậy.

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Trở lại hồ sơ ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam


Có lẽ tôi phải vạch ra cái sự ngu muội của ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam này. Đó là trong hồ sơ bài báo “Nước biển dâng có thể khiến Việt Nam tổn thất 10% GDP”: http://vneconomy.vn/nuoc-bien-dang-co-the-khien-viet-nam-ton-that-10-gdp-20180120123335572.htm , đó là tôi trích một đoạn: “g không còn là nguy cơ tiềm ẩn mà thực sự đã hiện hữu.
Ngay tại Hà Nội, mùa hè năm 2017 nhiệt độ đạt mức cao kỷ lục trong vòng hơn 40 năm qua, Phó thủ tướng dẫn chứng.
Ảnh hưởng tiếp theo được ông Vũ Đức Đam nêu là nếu mực nước biển dâng cao 1 mét, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi hiện sản xuất 12 triệu tấn gạo/năm (xuất khẩu 6 triệu tấn), khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.”

Tức đoạn nhấn tùy tiện của ông này: “Nếu mực nước biển dâng cao 1 mét, khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP...”.

Đây là sự phát biểu liều lĩnh nó cho thấy sự ngu dốt, nhưng hay tỏ ra hiểu biết mọi thứ một cách nửa vời. Vì khi nói đến chuyện trong đánh giá kinh tế về biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng cao ở VN chẳng hạn thì nó chưa có cơ sở và hồ sơ nào của phân tích của các nhà khoa học để khẳng định chắc chắn.

Khi phát biểu như vậy cần dẫn bằng chứng sự nghiên cứu khoa học của quốc tế mà rất rộng là nó phải tham gia của nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học từ vật lý, địa chất, sinh học, hải dương học, và nhiều lĩnh vực khác, sau đó người ta khuyến cáo cho Liên Hiệp Quốc chẳng hạn, hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học uy tín hàng đầu thế giới, và họ cần gửi hồ sơ khuyến cáo lên tổ chức kinh tế như WB, ADB, IMF, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu, European Investment Bank (EIB), rồi qua các tổ chức tài chính ngân hàng khác có uy tín của thế giới,….họ có dữ liệu hồ sơ khoa học và bằng chứng chắc chắn thì họ mới đánh giá tác động của kinh tế.

Tôi không hiểu nổi là ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam này lại có khả năng tiên đoán chính xác cao độ về chuyện vĩ mô từ khoa học cho tới kinh tế một cách nói liều lĩnh ngu xuẩn như vậy, như thể ta đây am hiểu mọi thứ của vấn đề vũ trụ.

Bởi vì nếu nói tới hồ sơ phân tích thiệt hại tác động của môi trường như như mực nước biển dâng lên chẳng hạn thì hãy nhớ rằng nếu chưa có hồ sơ nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh thì ngay cả các tổ chức ngân hàng chuyên nghiên cứu về kinh tế và đầu tư quốc tế như Goldman Sachs, Morgan Stanley,… đó là họ cũng sẽ không hoặc từ chối phân tích vấn đề kinh tế nước đó, vì chưa thể có số liệu chứng minh về khoa học, đó là họ cần hồ sơ hợp tác của các nhà khoa học vật lý, địa chất, sinh-hóa, thủy văn,…

Ví dụ trong ngày 1/6/2017, Tổng thống Mỹ, Donald Trump tuyên bố rút ra khỏi Hiệp định Paris về khí hậu, đó là hồ sơ nghiên cứu về khoa học của các cường quốc kinh tế, và người ta có số liệu chứng minh thì ta có thể phân tích tác động về kinh tế một số nước.

Chẳng hạn như ta phân tích ước đoán của nền kinh tế Canada. Vì nó được minh chứng nghiên cứu của các giáo sư địa chất học của cac đại học, hay các trung tâm nghiên cứu về khí hậu môi trường,…

Sau ấy các nhà kinh tế học sẽ dựa vào đó phân tích đánh giá cái lợi và cái hại của nền kinh tế Canada chẳng hạn, kể cả VN cũng thế.

Nếu khi hậu nóng lên như thế thì nền kinh tế Canada sẽ trở thành diễn viên chính là được hưởng rất nhiều lợi thế vì nó sẽ là trung tâm vận chuyển toàn cầu giai đoạn từ đây tới khoảng 30 hay 40 năm nữa thì kinh tế Canada sẽ tăng trưởng vượt bậc, vì đường vận chuyển Bắc cực sẽ khai thông ách tăng do băng tuyết tan, khi đó các nhà phân tích kinh tế sẽ đánh giá so sánh sự suy yếu Kênh đào Panama của nhiều nước phụ thuộc vào đường vận chuyển hàng hóa toàn cầu đi qua Kênh đào Panama này. Và Canada sẽ xuất hiện một phiên bản Kênh đào Panama mới với quy mô rất lợi thế. Sau đó ta suy đoán phân tích ra nền kinh tế Canada và phóng theo các dự đoán các lĩnh vực ngành nghề công nghiệp vận chuyển, đầu tư, hạ tầng quanh khu vực đó là Canada và một số nước liên kết với nó,….

(*) Phân tích kinh tế về vấn đề diễn đàn quốc tế lớn thì mình hết sức thận trọng là đừng tỏ ra mình hiểu biết mọi thứ của vấn đề, là quanh mình còn có các nhà khoa học các lĩnh vực vật lý, địa chất, khoa học, và kinh tế. Trong các lĩnh vực chuyên môn ấy còn có các nhà khoa học, các giáo sư nghiên cứu mỗi chuyên môn họ đánh giá các công trình nghiên cứu ấy có sẵn hồ sơ thì các nhà phân tích kinh tế họ mới dựa vào đó mà phân tích ước đoán lợi và hại cho kinh tế, nên cần hết sức thận trọng lời từng lời ăn tiếng nói của mình, nhất là mấy ông bà quan chức VN, đừng tỏ ra nguy hiểm là hiểu biết quá nhiều thứ vượt chuyên môn và trí tuệ của mình.

Khi ngành ngoại giao VN quá kém


Tôi cố gắng hết sức để tìm ra một điểm sáng nào đó nhằm không đứng về phe phái hay đả kích cá nhân hay tổ chức nào, nhất là soi vào kinh tế, chính trị của VN thì việc tìm ra một điểm sáng nhằm ca tụng người nhà của đảng CSVN mà bất thành, là nó còn khó hơn mò kim đáy bể, nên cuối tuần tôi lại đi sang lĩnh vực khác là ngành ngoại giao đối ngoại của VN thì thấy điểm kém và điểm xấu dễ hơn là đi mua lọ nước hoa,…

Đó sau khi VN tổ chức APEC xong thì mọi thứ gần như im lặng đáng sợ, đó là sự thất bại của cái Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP, dù rằng nó được đổi tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và đối tác Canada gần như mất tích là bây giờ vẫn không hồi âm, mặc dầu Canada mới là quốc gia có nhiều lợi ích nhất về ngoại thương CPTPP cùng với VN.

Rồi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và quy tụ tới 28 nước thành viên EU, đó là cái EVFTA này VN đeo đuổi nhiều năm tốn kém, và hiện nay nó cũng hết còn đề cập nữa. Còn cái Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực, hay Regional Comprehensive Economic Partnership, gọi tắt là RCEP, do TQ dẫn đầu đề xuất thì nó cũng bị sứt mẻ, vì ai cũng ngại hàng hóa của TQ tràn ngập thị trường họ,…

Đã thế trong hành động gần đây thì nhiều nước như Mỹ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ nhắm thuế vào ngành thép của VN vì lý do họ nghi ngờ thép TQ mang nhãn mác VN, phía VN thì phản ứng phát ngôn mơ hồ ấp úng, rồi thủy sản tôm cá của VN cũng thế,…

Trong đối thoại và hợp tác với nước đàn em Campuchia, đó là VN cũng gặp thất bại ê chề là bất chấp ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm Campuchia, và cả ngành ngoại giao, rốt cuộc sau đó Campuchia đã gây sốc cho VN nhiều điều khó tưởng tượng nổi là họ lên kế hoạch trục xuất người VN ở Campuchia, kể cả những người VN sống lâu năm ở xứ này,…

Thậm chí là trong chiến lược tranh giành sự ủng hộ của quốc tế về tranh chấp Biển Đông thì ngành ngoại giao của VN thất bại ê chề là kém xa rất nhiều ngành ngoại giao của Philippines, có thể nói Philippines thể hiện đẳng cấp vượt bậc VN về chuyện này, mặc dầu Philippines lại là quốc gia cực kỳ kém cỏi trong vấn đề bang giao quốc tế, vậy mà họ luôn thể hiện sự đẳng cấp vượt chội cao hơn VN, dù rằng quan chức Philippines không được đào tạo bài bản như VN.

Mặc dầu ngành ngoại giao của VN bị thất bại tồi tệ trong năm 2017 vừa qua, nhưng người ta vẫn quen thói khó sửa là vẫn ca ngợi là một năm đầy thành công của ngành ngoại giao VN, nó giống như con bệnh đang mắc chứng bệnh quá nặng, thay vì cần khai bệnh tật ra để mà cải sửa thì họ vẫn nói là họ khỏe mạnh, kết cục bệnh nhân ngày càng ốm yếu là hết thuốc chữa.

Hãy nhớ rằng, kể từ năm 2013 trở về năm 2018, hay kể cả trước đây, đó là ngành ngoại giao của VN thất bại nghiêm trọng là quá kém cỏi trong công tác đối ngoại bang giao quốc tế.

Có một điều tôi xem lại hồ sơ trong năm 2017 vừa qua khi ngoại giao của VN thất bại nghiêm trọng, có thể là đổ vỡ hoàn toàn trong chiến lược đối ngoại từ chính trị cho tới kinh tế.

Mặc dầu ai cũng rất ngạc nhiên là lĩnh vực ngoại giao của VN bổ nhiệm rất chặt chẽ là từ người phát ngôn  Bộ Ngoại giao Việt Nam cho tới Bộ trưởng Bộ ngoại giao cũng thế, chưa tính cấp phó, thì hầu hết được đào tạo bài bản là chặt chẽ không chút sơ hở nào. Đó là họ phải tốt nghiệp rất chặt chẽ chuyên môn về ngoại giao như vào chuyên ngành Học viện Quan hệ Quốc tế,  Học viện Ngoại giao Việt Nam,… tức là quốc gia này có hẳn một trường đại học, gọi là Học viện Ngoại giao để đào tạo quan chức về ngoại giao mà còn đưa ra nước ngoài gọi là học cử tuyển để lấy bằng thạc sĩ, hay tiến sĩ về ngoại giao, bang giao quốc tế.

Không nói về những ông Bộ trưởng Bộ ngoại giao mà chỉ cần nói về “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam” thì rất ít sơ hở, ví dụ như Lê Hải Bình, từng giữ chức à Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đó là còn với thành tích kinh nghiệm quá chặt chẽ tới mức không một chút sơ hở nào, là ông Lê Hải Bình này từng là “là Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí của Bộ Ngoại giao”, rồi nay là kinh nghiệm “Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao”,…

Còn thời nay thì bà Lê Thị Thu Hằng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, và bà này còn đương chức vụ trước đó là “Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí của Bộ Ngoại giao”m bà này có bằng thạc sĩ Ngoại giao và Truyền thông Quốc tế, Đại học West of England (UK),…Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-ngoai-giao-co-nu-phat-ngon-vien-moi-363974.html

Đó là câu chuyện hiếm có nơi nào trên thế giới như ở VN là ngành ngoại giao được chọn lọc rất kỹ càng, nhưng khốn nỗi họ hay phát biểu trước quốc tế hay quốc nội rất nhàm chán là hay lặp đi lặp lại câu nói gần như họ học thuộc lòng như một cái máy tính được lập trình cài đặt sẵn trong đầu. Còn phát biểu trước quốc tế thì rất tệ là không sáng tạo từng tình huống bị phóng viên hay đối tác hỏi chệch hướng thì trả lời lẩm cẩm,…

Chuyện khó hiểu là ngành ngoại giao các nước tiên tiến như Mỹ, Âu châu, Nhật,… thì những người được bổ nhiệm vào chức vụ ngoại giao như Bộ trưởng Bộ ngoại giao thì thường là họ không nhất thiết phải kinh nghiệm hay được đào tạo từ ngành ngoại giao. Họ có thể là một luật gia, một chuyên gia, hay nhà kinh tế học, hoặc một kỹ sư, hoặc chủ tịch và giám đốc điều hành một tập đoàn kinh tế nào đó,…ví dụ Mỹ có Rex Tillerson, là chủ tịch và giám đốc điều hành của ExxonMobil, thậm chí bà Hillary Clinton (chẳng liên quan đến ngoại giao), hay viên tướng 4 sao, là đại tướng Colin Powell – từng giữ chức vụ chỉ huy tối cao các  Lực lượng Bộ binh Mỹ tại Vùng Vịnh, và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân, và là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lần thứ 65, đó là Colin Luther Powell cũng chẳng liên quan gì tới ngành ngoại giao trong việc giáo dục cả.

Các chính quyền các nước Âu châu, Nhật,… nổi tiếng về ngoại giao rất thận trọng, nhưng những nhân vật ngoại giao đều cũng chả liên quan gì nhiều tới giáo dục phải là chính trị ngoại giao cả, đó là họ chỉ cần những người có kinh nghiệm giao tiếp hay có kinh nghiệm chiến lược trong nghề nghiệp của họ,…


Thậm chí Mark Zuckerberg ( Chairman & Chief Executive Officer, FB) sau đang âm mưu tranh cử tổng thống thứ 46 của Mỹ thì nếu đắc cử tổng thống thì cũng có thể  tiến cử nữ Sheryl K. Sandberg - Chief Operating Officer & Director làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ, mà đố ai “bẻ lưỡi” được Sheryl K. Sandberg.