Khi Tiến sĩ Việt kiều rởm Nguyễn Trí Hiếu bày mưu cho Ngân hàng Nhà nước nên học FED cách điều hành lãi suất
Tôi thì cho kết quả ngay đáp số đầu tiên và cuối cùng là
NHNN VN không thể học kinh nghiệm hay bắt chước FED được về cách điều tiết lãi
suất. Đó là đồng tiền VND của VN giữ tỷ giá cố định, đó là mẫu chốt của nó. Nếu
chuyên gia nào ở VN đặt câu hỏi đáp số ngắn gọn ấy của tôi thì ông Nguyễn Trí
Hiếu sẽ tái mặt xấu hổ mà lủi thủi bỏ chạy khỏi cuộc họp với giới chức NHNN VN.
Chẳng hạn tôi lấy một phân tích đơn giản là Saudi Arabia là
quốc gia giữ tỷ giá US Dollar / Saudi Arabian Riyal bảo hiểm tuyệt đối cho thị
trường, vì giao dịch dầu thô lớn nên tỷ giá của họ là 1 USD = 1,75 Riyal.
Bởi vì Cơ quan tiền tệ Saudi Arabian (SAMA) của ngân hàng
trung ương Saudi Arabia đã giữ lãi suất niêm yết bằng đồng Riyal là 2% từ ngày
19/1/2009 cho tới 22/10/2017 họ vẫn cho có động tĩnh gì cắt hại hay tăng lãi suất
thêm nữa. Thực tế đã gần 9-năm rồi mà Saudi Arabia chưa đụng đến việc tăng hay
giảm lãi suất, vì điều tiết tỷ giá hối đoái cố định là nghiệp vụ dễ nhất của
ngân hàng trung ương, miễn rằng cứ có khối dự trữ ngoại hối lớn là được. Bởi vì
Saudi Arabia khối dự trữ ngoại hối xếp thứ 4 trên thế giới là đứng sau TQ, Nhật,
Thụy Sĩ. Trong khi VN thì biết điều này, nên quanh năm họ chỉ có mỗi nghiệp vụ là công bố dự trữ ngoại hối cao để trấn an thị trường và giới đầu tư nhằm giữ tỷ giá khỏi sụt.
Về bối cảnh, trước hết tôi nhắc lại là một số ông chuyên gia
kinh tế, tài chính VN có đặc tính là mắc chứng bệnh hoang tưởng, những chứng bệnh
vĩ cuồng là hay mơ chuyện vĩ đại là hay học tập kinh nghiệm cái nhất của thiên
hạ mà thực lực thì không có, cũng như sự khác biệt về thể chế chính trị, và
khác biệt nền kinh tế, hay hệ thống tài chính phức tạp của nước Mỹ. Họ thích học
tập và so sánh hệ thống tài chính của Mỹ. Đó là trong hồ sơ bài báo: “TS. Nguyễn
Trí Hiếu: Ngân hàng Nhà nước nên học Fed cách điều hành lãi suất”. Link dẫn: http://cafef.vn/ts-nguyen-tri-hieu-ngan-hang-nha-nuoc-nen-hoc-fed-cach-dieu-hanh-lai-suat-20171022144006176.chn
Trong hồ sơ bài báo
so sánh này của ông Tiến sĩ Việt kiều rởm Nguyễn Trí Hiếu này đầy lỗ hổng tai hại
và cực kỳ nguy hiểm. Hãy nhớ rằng ông chuyên gia Việt kiều TS. Nguyễn Trí Hiếu
tị nạn sống ở Mỹ này với cái ngân hàng First Vietnamese-American Bank
(California) bị phá sản tại Mỹ vào thứ Sáu 5/11/2010, và bị Cơ quan Bảo hiểm tiền
gửi liên bang (FDIC) niêm phong tài sản và tiếp quản, bây giờ về VN tư vấn linh
tinh là hay đi so sánh nghiệp vụ ngân hàng trung ương kém cỏi nhất thế của VN với
nghiệp vụ ngân hàng trung ương tinh vi khó hiểu nhất thế giới là FED có bề dày
thành tích cả 1 thế kỷ nay. Tôi nghi ngờ là cái ông Hiếu này không hiểu được
các đạo luật tài chính phức tạp của Mỹ nên mới bị nhiều vi phạm và quản lý yếu
kém ngân hàng ở Mỹ nên mới bị phá sản tan tành chỉ trong thời gian ngắn lập
ngân hàng tư doanh First Vietnamese-American Bank này.
Đó là tôi nhấn mạnh trích dẫn của chức năng và nghiệp vụ ngân
hàng trung ương (VN gọi là NHNN): “THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC
GIA: Luật NHNN năm 2010 quy định về thẩm quyền quyết định CSTT quốc gia như
sau:
* Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm được thể hiện
thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện CSTT
quốc gia;
* Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp
và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế
nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và
ngân hàng;
* Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng
năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công cụ và
biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia theo quy định của Chính
phủ.”. (nguồn: NHNN).
Và nghiệp vụ chuyên môn: “CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA: Luật
Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết
định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết
định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết
định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.
Định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân
hàng năm 2015:
Trên cơ sở bám sát mục tiêu của Quốc hội tại Nghị quyết số
77/2014/QH13 ngày 10/11/2014 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và
kết quả đạt được trong điều hành năm 2014, NHNN xác định mục tiêu và các giải
pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2015 như sau:“Điều hành chủ động
và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, không chủ
quan với lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp
lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các TCTD. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù
hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo
đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa
trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng
tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tập trung tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản
xuất, kinh doanh; tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân
hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập
trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đẩy
nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD, đảm bảo thực hiện đúng
lộ trình của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô khác”. (nguồn: NHNN)
Trở lại nghiệp vụ chuyên môn về Federal Reserve System, hay
Cục Dự trữ Liên bang, gọi tắt là FED, hay Hệ thống dự trữ liên bang (FED). Đó
là ta hiểu rằng Hệ thống Ngân hàng trung ương Mỹ (FED) về lý thuyết mặc dù FED
là một tổ chức độc lập của chính phủ, nhưng nó vẫn do Chính quyền Liên bang và
Quốc hội giám sát, nhưng họ không can thiệp vào nghiệp vụ của FED. Thực chất
FED thuộc sở hữu của một số ngân hàng lớn tư nhân và bán công (nửa tư doanh nửa
quốc doanh), nhưng sở hữu của tư doanh là chính và do đó không phải thuộc quyền
quản lý hay sở hữu chính phủ liên bang. Cơ quan quản lý chính của FED là Hội đồng
Thống đốc bao gồm 7 thành viên do Tổng thống Mỹ chỉ định. Ngoài FED ra thì có
12 ngân hàng dự trữ khu vực, với 5 đại diện của các ngân hàng dự trữ khu vực
cùng với 7 thành viên của hội đồng quản trị hình thành FOMC (hay Uỷ ban Thị trường
Mở Liên bang). Trách nhiệm chính của FOMC là giám sát các hoạt động thị trường
mở thông qua chính sách tiền tệ. Mà trách nhiệm quan trọng của Cục Dự trữ Liên
bang là bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính Mỹ. Ngoài ra FED cũng có nhiều
chức năng khác, kể cả làm nghiệp vụ “ngân hàng trung ương thế giới”.
Cấu trúc và Chức năng của Hệ thống Dự trữ Liên bang, bạn đọc
xem hồ sơ ở đây: https://www.federalreserveeducation.org/about-the-fed/structure-and-functions/
Và tôi phân tích thêm ngoài ý mà người ta hay nhầm lẫn tai hại.
Cụ thể hãy nhớ rằng FED hay làm nghiệp vụ kiểm soát lạm phát bằng cách quản lý
tín dụng, mà quan trọng nhất trong nghiệp vụ ấy là “cung tiền” . ( đó là tại
sao người ta hay nhầm lẫn nói rằng FED là cái nhà máy in tiền). Thực chất FED
siết chặt tín dụng bằng cách tăng lãi suất và làm cho tín dụng vay đắt hơn. Tức
là FED đang làm nghiệp vụ làm giảm cung tiền, để kiềm chế lạm phát. Bởi vì lạm
phát hay giảm phát quá sâu nó sẽ tàn phá mọi thứ của sự tăng trưởng kinh tế,
nên ta hết sức chú ý vấn đề cơ bản nhất là FED hay nói tới “mục tiêu lạm phát để
cắt hạ lãi suất”.
Về chuyên môn cao hơn khi so sánh nghiệp vụ ngân hàng ở VN
mà người ta hay neo vào nghiệp vụ ngân hàng Mỹ. Nhất là cái ông Tiến sĩ Việt kiều
rởm Nguyễn Trí Hiếu này. Đó là mẫu chốt rất quan trọng và rất sơ đẳng mà người
ta ít chú ý trong phân tích tài chính. Cụ thể đó là lãi suất hay tỷ giá hối
đoái đồng USD mà FED điều tiết là đồng USD được thả nổi theo quy luật cung cầu.
Đó là bởi vì đồng USD của Mỹ là đồng tiền dự trữ của thế giới nên nó sẽ tự động
điều chỉnh tỷ giá của nó tùy vào nhu cầu cao thấp của thị trường, thí dụ nhu cầu
về đồng USD như dự trữ ngoại hối của thế
giới, hoặc nhu cầu về giao dịch hàng hóa,…khiến đồng USD luôn có ưu ái cao hơn
các loại tiền tệ khác trên thế giới. Đó là bởi vì một nửa các giao dịch quốc tế
trên thế giới được tính bằng đồng USD, hay cả giao dịch ngoại hối trên thị trường
hối đoái quốc tế thì đồng USD vẫn duy trì sức mạnh của nó.
Vì đồng USD có quá nhiều thứ mà thế giới dành ưu ái cho đồng
tiền này, việc này nó tạo thuận lợi cho Mỹ phát hành giấy nợ hay bán trái phiếu
kho bạc nhiều hơn so với các nước khác hay mở rộng cung tiền mà vẫn không bị áp
lực làm tăng lợi suất trái phiếu, khiến cho FED thông qua Bộ Tài chính tha hồ
in tiền ra thị trường mà vẫn không làm tăng chi phí lợi suất trái phiếu, điều
đó FED có thể ung dụng cắt hgaj lãi suất về số 0% (thực tế là 0,25% duy trì khá
lầu từ ngày 16/12/2008 cho tới ngày 16/12/2015 mà vẫn không gây ra lạm phát, thậm
chí còn gây ra giảm phát. Tức là FED duy trì lãi suất thấp kỷ lục tới 7-năm mà
không điều chỉnh lãi suất.
Đối với VN, quốc gia này neo tỷ giá cố định đồng bạc VND vào
đồng USD, kèm cụm từ "nới biên độ +/-2%, +/-3%,…", thì còn có ha đồng
bạc khác là RMB của Trung Quốc, và Dollar Singapore (SGD) của Singapore. Trong
3 quốc gia này thì duy nhất là đồng bạc VND mà NHNN điều tiết là khôi hài nhất
là nó chẳng đi theo quy luật nào cả.
Đó là bởi vì mục tiêu của NHNN VN vẫn là chú trọng đặt trên
hàng đầu là giữ tỷ giá đồng bạc VND cho khỏi mất giá sâu như họ hay đề ra chỉ
tiêu như năm này, năm kia giữ tỷ giá đồng bạc VND mất giá 3% theo chỉ tiêu, hay
năm 2017 thì giữ tỷ giá theo chỉ tiêu
1-2%, tức là họ ấn định tỷ giá đồng bạc VND chỉ được phép mất giá 1-2%.
Và nhiều năm rồi họ vẫn làm thế, vì nghiệp vụ của họ quanh năm là giữ tỷ giá,
chống USD và vàng hóa.
Về bối cảnh để giữ tỷ giá đồng tiền cho khỏi mất giá thì cái
NHNN họ sẽ chẳng cần quan tâm đến lãi suất hay lạm phát, chẳng hạn nếu đồng bạc
VND mất giá nặng, họ sẽ tăng lãi suất bằng mọi giá rất cao để lo đỡ tỷ giá như
đã thấy trong quá khứ, nên mình đừng nói đến “điều tiết lãi suất VN so với Mỹ”.
Thứ nữa vì phải giữ tỷ giá cố định thì NHNN VN chỉ cần có mỗi
nghiệp vụ đơn giản duy nhất là họ vét dự trữ ngoại hối hay vàng để để khoe ra
trong báo chí nhằm trấn an giới đầu tư và dân chúng rằng VN có đủ ngoại tệ để
giữ tỷ giá và tài trợ cho xuất khẩu hay trả nợ trả lãi nước ngoài. Và ta hiện vẫn
hay thấy mới đây “Phó Thống đốc NHNN: Với dự trữ ngoại hối 45 tỷ USD, tỷ giá sẽ
ở mức ổn định”: http://cafef.vn/pho-thong-doc-nhnn-voi-du-tru-ngoai-hoi-45-ty-usd-ty-gia-se-o-muc-on-dinh-20171023094132207.chn
, nếu có dự trữ ngoại hối cao thì họ chả cần làm những nghiệp vụ khác trong điều
tiết mạnh máu tín dụng.
Đó là chuyện ly kỳ ở cái NHNN VN này. Bởi vì họ quanh năm viện
dẫn “chống USD, vàng hóa” nhưng lại suốt ngày làm nghiệp vụ soi vào ngoại tệ và
500 tấn vàng trong dân. Và họ lý luận đổ lỗi cho người dân đầu cơ, mà thuần về
nghiệp đầu cơ thì người ta chỉ đầu cơ vào các tài sản có giá và tăng giá trong
tương lai chứ đâu có ai đi đầu cơ vào các tài sản mà người ta đề ra chỉ tiêu giảm
giá bao nhiêu phần trăm trong tài khóa 1-năm như tiền VĐ của VN.
Qua đó ta thấy cái NHNN VN này có lẽ là nhà đầu cơ vĩ đại
trong đất nước họ chứ họ chả có trình độ nghiệp vụ chuyên môn để mà làm nghiệp
vụ điều tiết lãi suất cả. Thậm chí người ta còn nghi ngờ là hệ thống ngân hàng
VN còn hay mờ ảo mà ám là tăng giảm lãi suất bất thường khi thị trường bất động
sản rơi vào trạng thái cũng bất thường khi gặp khó khăn, bởi vì hệ thống ngân
hàng ở VN cho vay quá lớn và mắc nợ xấu quá cao chủ yếu “chon vui trong lĩnh vực
bất động sản”.
Việc người nhà ở VN hay so sánh hệ thống tài chính ngân hàng
của họ với Mỹ thì có nhiều bất ổn, dù rằng tôi thừa biết là cái Luật tín dụng của
Việt Nam là ăn trộm copy “luật tín dụng cũ kỹ của Mỹ, mặc dầu nền kinh tế VN
theo hệ phái kinh tế giả tạo kinh tế trị Chủ nghĩa Marx-Lenin.
Để học tập bắt chước nghiệp vụ của FED thì cái NHNN VN cần
có nghiệp vụ chuyên môn là Phân tích kinh tế vĩ mô rộng hơn là trong và ngoài
nước, Phân tích lạm phát, Phân tích thanh khoản (như việc Phân tích tiền tệ), như việc họ muốn điều chỉnh lãi suất bằng
cách quản lý thanh khoản thì họ cần có nghiệp vụ rất chuyên môn phân tích các
khí cụ đầu tư ở trên. Họ cần theo dõi và phân tích dự báo lạm phát kéo dài
trong trung hạn của nền kinh tế trong nước và một số nước mà VN xuất khẩu hay
nhập khẩu hàng hóa của họ để dự báo sẵn sàng cho tình huống cắt giảm (hoặc tăng
lãi suất) khi thấy rằng nền kinh tế của VN hay nước khác giảm động lực tăng trưởng
(hoặc tăng trưởng trưởng) để điều tiết tiền tệ qua việc nâng (hoặc hạ lãi suất).
Theo dõi chặt chẽ bám vào lãi suất LIBOR tính cho 5 đồng tiền mạnh nhất là đồng USD, EUR, JPY, British pound (GBP), Swiss franc (CHF),…để theo dõi các giá cước lãi suất lưu hành tại Mỹ. Ngoài ra họ cần phân biệt và theo dõi phân tích trước rủi ro lãi suất “Federal Funds Rate”, thì coi nó là lãi suất của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ (goi là tỷ lệ quỹ liên bang hiện tại là 1,25%). Và cần chú ý thêm tỷ lệ triết khấu do Hội đồng Thống đốc của FED quyết định tăng (hoặc giảm). Link: https://www.frbdiscountwindow.org/Pages/Discount-Rates/Current-Discount-Rates.aspx , và cần phân biệt theo dõi lãi suất ở Mỹ, đó là “lãi suất cơ bản” của các ngân hàng lớn tại Mỹ chi phối, bạn đọc xem ở đây: https://www.jpmorganchase.com/corporate/About-JPMC/historical-prime-rate.htm , điều đó nếu NHNN VN muốn bắt chước FED thì họ cần có nghiệp vụ như các ngân hàng tư nhân lớn nhất của Mỹ.
(*) Tỷ giá hối đoái cố định bảo hiểm tuyệt đối US Dollar / Saudi Arabian Riyal, luôn về cái biên độ 3,75 Riyal = 1 $.
(**) Tỷ giá hối đoái cố định US Dollar / Vietnamese Dong "kèm biên độ", bứt neo trượt giá theo chỉ tiêu hàng năm phải mất giá bao nhiêu phần trăm do tăng cung tiền, và tăng trưởng tín dụng cao, dự trữ ngoại hối mỏng nê hay bị trượt giá, tiền chỉ biết in ra chứ không nghĩ đến thu hồi hút tiền về nhà.
Phương Thơ (MS)
Học theo mưu kế của tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu thì VN mau tiến lên thiên đường XHCN.
Trả lờiXóatiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu còn nói rằng "mấy chuyên gia kinh tế việt kiều về VN một thời gian là bỏ chạy hết còn mình ông ấy ở lại".có lẽ ở lại làm DLV cao cấp?
Trả lờiXóacam ơn
Trả lờiXóacam ơn phuobg tho
Về hối xuất giữa VND va US dollar là đó NHNN VN ấn định chả có gì bảo đảm hãy theo quy luật nào cả, các bạn có như cầu mua bán ngoại tệ thì tìm kiếm thị trường chợ đen. Nhà nước dùng những công ty tư nhân giả dạng để thu mưa ngoại tệ, dùng tiền âm phủ (in cho thật nhiều) lấy tiền thiệt. Xin các bạn cho ý kiến người đàn có tiền tiết kiệm làm cách nào để bảo vệ cho số tiền nầy khỏi bị thiệt hại, mất giá?
Trả lờiXóaMua 1/2 vàng 24k và 1/2 USD là khỏi mất giá. Không giữ tiền hồ, cũng không gởi ngân hàng.
XóaMột bài viết rất hay. Cám ơn Phương Thơ rất nhiều.
Trả lờiXóaTiến sĩ Đông Đức cũ...
Trả lờiXóaTay bưng bô Võ Trí Hiếu bày ra trò học FED điều hành lãi suất, để moi tiền ngân sách và dụ nhà đầu tư thôi. Để nhà đầu tư tưởng là SBV cũng học theo FED, làm ổn định kinh tế. Nhưng thực ra thì USD có giá thả nổi, còn VND thì thả neo, ém giá. Vậy thì làm sao học FED cái gì được. Ngoài ra lãi suất bên VN luôn tăng, do nợ xấu, nợ công, thâm hụt quá cao, thì có học cũng vô ích.
Trả lờiXóa