Trở lại hồ sơ dự trữ ngoại hối và rủi ro tỷ giá của VN trong đầu tháng 6/2018
Trong Economic analysis (Phân tích kinh tế); Phân tích tiền
tệ (Monetary analysis); Liquidity analysis (Phân tích thanh khoản) các nước
Đông Nam Á hiện nay thì người ta bắt đầu nói nhiều đến sự bất ổn của các nhất
là Indonesia khi quốc gia này đang lo ngại sự sụt giá quá mạnh của đồng Rupiah
của Indonesia có ký hiệu hối đoái quốc tế là IDR, kế đến là Malaysia thì quốc
gia này đang đối mặt rủi ro nợ trái phiếu chính phủ khoảng 17 tỷ USD đáo hạn ngắn
có kỳ hạn vay phải trả dồn dập 15 tháng trở lại. Tuy nhiên các nhà phân tích
hay các quỹ thị trường giao dịch trái phiếu, hay cả IMF, WB lại chưa xếp hạng
VN vào mức rủi ro, và cũng chỉ xếp sau sự rủi ro là Indonesia, Malaysia và VN.
Lý do cũng dễ hiểu là hiện nay rất ít hoặc hầu hết các
chuyên gia kinh tế VN, kể cả những người nhà của Bộ Tài chính, NHNN của VN họ
cũng không biết thực sự VN đang nắm trong tay bao nhiêu tỷ USD dự trữ ngoại hối
thực sự, và bao nhiêu trong số đó là nắm giữ trái phiếu bằng tài sản Mỹ như
trái phiếu kho bạc.
Về bối cảnh hồ sơ tôi phân tích trở lại hồ sơ thị trường
trái phiếu của VN thì rất lấy làm kinh ngạc là hiện nay VN tăng cường cất giữ dự
trữ ngọa hối của họ niêm yết bằng đồng USD tăng đột biến và chỉ xếp thứ 4 là
sau Singapore – 119 tỷ USD, Thailand – 57 tỷ USD, Philippines – 31 tỷ USD,
Indonesia – 25 tỷ USD và đứng trước Malaysia – 14 tỷ USD (VN hiện nay đã tích
trữ được 20,5 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ).
Đó là chuyện đáng kinh ngạc khi mới cuối năm ngoái thì VN chỉ
đầu tư mua nợ của Mỹ khoảng 14,7 tỷ USD. Vì cuối năm 2015 trước đây khi TQ phá
giá đồng RMB để cứu nguy thị trường cổ phiếu và trái phiếu bị bán tháo là giữa
tháng 6 kéo dài tới tháng 12/2015 và kéo sang cả đầu năm 2016 thì khi đó VN bán
tài sản Mỹ lấy USD về nhà cấp cứu thị trường cũng như chặn đà sụt giá đồng nội tệ
VND thì khi đó dự trữ ngoại hối của VN tích trữ bằng trái phiếu kho bạc Mỹ chỉ
còn 12,3 tỷ USD. VN tích trữ trái phiếu Mỹ mức thấp nhất kể từ khi công khai
tài sản đầu tư này là vào tháng 2/2014 khi đó chỉ có 10,4 tỷ USD. Trong thời
gian gần đây, việc NHNN công bố quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia liên tục tăng
lên hơn 63,5 tỷ USD là những yếu tố góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài… thì
tuyên bố đó chẳng có bất cứ giá trị nào cả, Vì họ chẳng chứng minh được ngoài
việc tôi nói VN có 20,4 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ nên thực tế cái khối dự trữ
ngọaị hối của VN chỉ vào khoảng chưa được 40 tỷ USD.
Việc cái chỉ số USDX ta lui về quá khứ là nó duy trì ở mức
94 trong tuần thứ 3 của tháng 1/2015 thì cái tỷ giá tiền đồng VND nó cũng chỉ ở
mức 21.320 VND = 1 USD thôi. Tuy nhiên hiện nay là cũng cùng cái mức là chỉ số
USDX trở lại mức giảm cũng quanh cái mốc 94 thì 1 USD có lúc đổi được 22.900
VND. Điều đó có nghĩa là đồng bạc VND của VN sau quãng thời gian đó nó không
tăng mà sụt giảm đi cứ 1 USD thì người dân hay nhà đầu tư tích trữ tiền VND bị
lỗ vốn 1.580 VND cho 1 USD, nếu nhân rộng ra hễ cứ 1 tỷ USD mua trái phiếu hay
tích trữ tài sản tiền VND kể từ tuần thứ 3 của tháng 1 năm 2015 thì bây giờ phí
tổn phải trả là người giữ tiền đồng để đầu tư sau khi chuyển từ USD sang tiền
VND thì bây giờ kéo tiền ra thì thua lỗ nặng tới 1.580 tỷ VND / 1 tỷ USD, và
doanh nghiệp quốc doanh nhà nước đi vay hay nhập khẩu mà thanh toán tiền USD trả
nợ thì cứ nhân lên mà trả ra, đó là chưa kể nếu giữ tiền Mỹ đầu tư chứng khoán
hay trái phiếu Mỹ thì còn được hưởng lãi suất và giá cổ phiếu tăng mà còn an
toàn dù lời ít.
Đối với trái phiếu VN mà thanh toán bằng tiền VND cộng lãi
suất cao thì quả nhiên bù đắp lại thì các khoản lời lỗ cũng không chênh lệch
bao nhiêu. Nhưng cái rủi ro còn nhân đôi khi chẳng may tiền đồng VND bứt neo
thì nhà đầu tư lỗ nặng chỉ trong thời gian ngắn, nên khi người ta nghe tỷ giá
VND sụt giá thì giới đầu tư ồ ạt bán tháo tài sản niêm yết bằng tiền VND để
chuyển qua USD như việc người ta bán tháo chứng khoán VN trong tháng qua thì
khiến cho khối dự trữ ngoại hối của VN cũng bị sụt giảm mạnh chứ không thể
tăng.
Chuyện khá chuyên môn nữa là hiện nay là VN gặp rủi ro quá
cao khi dựa vào xuất nhập khẩu quá lớn, nhất là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu
mà thị truowngd tiêu dùng trong nước thì quá kém. Đó là bất cứ khi nào sự sút
giảm về xuất khẩu như bảo hộ mậu dịch thì đều dội ngược vào tỷ giá hối đoái của
đông bạc VND trượt giá cả.
Cho tới thời điểm bây giờ đây, có lẽ trên thế giới rất hiếm
có quốc gia nào có đồng bạc héo úa theo năm tháng như đồng tiền VND. Sự trượt
giá của đồng tiền nó không còn ký giải cho xuất khẩu nhiều và rẻ nữa, bởi vì
chi phí tài chính cho sự lý luận tài trợ đồng tiền mất giá để xuất khẩu nó là bụp
bợm của “con lừa thế kỷ”.
Lý do tôi giải thích dễ hiểu thế này, đó là hiện nay VN đang
mắc nợ các khoản nợ trái phiếu quốc trái cần thanh toán nó đã ở mức gần như 65%
của GDP, cộng với chi phí tài chính vay nợ rất tốn kém bởi lợi suất trái phiếu
rất đắt và cao, cũng như lãi suất ngân hàng đã hạ tới mức âm tột cùng so với lạm
phát mà lãi suất vẫn cao nhất Đông Nam Á thì việc tài trợ hay lý luận đồng bạc
rẻ để dễ bề xuất khẩu là nguy hiểm, vì nó làm xói mòn giảm giá tài sản tích trữ
của người dân.
Tuy nhiên việc tích trữ dự trữ ngoại hối đó nó không phải nhất
thiết là mua nợ Mỹ như nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ để neo tỷ giá hối đoái cột
chặt vào đồng USD mà các nước còn tích trữ bằng tài sản khác như vàng, tiền tệ
các nước có mức khả tín đáng tin cậy cao như neo vào lãi suất LIBOR của những đồng
tiền chính là USD, EUR, JPY, GBP (bảng Anh), Swiss franc (CHF),… kể cả các đồng
tiền khác được tính cho giá trị đồng USD thông qua chỉ số USDX qua 6 đồng tiền
EUR, đồng JPY, GBP (British Pound), Dollar Canada (CAD), CHF (Swiss Franc Thụy
Sĩ), và đồng Swedish Krona (SEK Thụy Điển),…
Đó là quy tắc đầu tư an toàn nhất khi tích trữ tài sản có
giá trị để tính toán cho xuất, nhập khẩu và giữ tỷ giá hối đoái. Vì thực tế các
nước họ còn tích trữ khối dự trữ ngoại hối. Ví dụ như Malaysia dù chỉ tích trữ
dự trữ ngoại hối 14 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ là thấp hơn VN, nhưng họ tích
trữ tài sản khác như đồng EUR, JPY,…và cả vàng nữa. Cụ thể hiện nay dự trữ ngoại
hối của Malaysia đang có 112,9 tỷ USD và trong đó họ có 37,6 tấn vàng. Trong
khi Indonesia thì có 80,6 tấn vàng (125
tỷ USD dự trữ ngoại hối),…
Chuyện khá chuyên môn nữa là hiện nay nắm giữ dự trữ ngoại hối
bằng đồng USD như mua trái phiếu kho bạc Mỹ cao hơn Malaysia thì cũng dễ hiểu,
đó là tôi giải thích thế này, vì hiện nay VN là quốc gia neo tỷ giá hối đoái cố
định vào đồng USD, cũng như xuất khẩu của VN vào Mỹ nhiều hơn Malaysia. Một
cách cụ thể nếu như từ tháng 1-3/2018 thì VN xuất khẩu qua Mỹ được 11,4 tỷ USD,
và nhập khẩu từ Mỹ là 2,1 tỷ USD thì VN đạt thặng dư thương mại với Mỹ tới 9,3
tỷ USD, trong khi Malaysia thì chỉ đạt thặng dư thương mại (suất siêu) với Mỹ
là 6,1 tỷ USD (tính từ tháng 1 cho tới tháng 3/2018) thì điều đó cũng dễ giải
thích là VN đang cất giữ tài sản Mỹ nhiều nhất so với các tài sản dự trữ khác.
Vì hãy nhớ rằng trong năm 2017 thì VN bán buôn với Mỹ đạt mức thặng dư thương mại
lên tới con số đáng kinh ngạc là 38.4 tỷ USD (trong khi Malaysia chỉ đạt mức
24,6 tỷ USD thôi). Đó là cách mà VN tăng cường khối dự trữ ngoại hối của họ khi
ưa chuộng tiền Mỹ.
Ôi thôi, tôi nghiệm ra rằng, với mức dự trữ ngoại hối này của
VN là rất kém và rất rủi ro bứt neo đồng nội tệ VND của họ. Vì thực tế nền kinh
tế VN hiện nay đã khai thác hết công suất về xuất khẩu, cũng như nhập khẩu vượt
cả 200% so với tổng sản lượng GDP kinh tế của họ thì quá rủi ro. Vì đối với VN
xuất khẩu gần như đạt 100% của GDP thì còn lơn gấp đôi Malaysia, vì dù quốc gia
Hồi giáo này nổi tiếng dựa và ngoại thương xuất khẩu, nhưng họ cũng chỉ xuất khẩu
đạt cao lắm cũng chỉ chiếm tới 52% so với GDP kinh tế của họ thôi. Ngay cả nước
Đức là cường quốc nổi tiếng xuất khẩu và chưa khi nào bị thâm hụt thương mại
thì xuất nhập khẩu nền kinh tế Đức cũng chỉ đạt tối đa 74% của GDP, và xuất khẩu
riêng thôi cũng chỉ cỡ 57% của GDP mà thôi.
Hiện nay đồng USD đo theo chỉ số USDX tính kỳ hạn 3 tháng
qua nó tăng gần mức 4,7% và đang đứng ở mức 94,16 đã làm sự bất an cho cả hệ thống
tài chính và thị trường chứng khoán như đứng trên lửa ở VN. Đó là nguy hiểm, việc
này nó không thể tái diễn mãi được.
Sau cùng tôi trích dẫn lại các phân tích về lạm phát, giảm
phát trong kinh tế học mà Morgan Stanley NYSE: MS gợi ý. Hiểu đơn giản nhất về lãi suất và sức khỏe nền
kinh tế, được giới nghiên cứu phân tích tài chính đúc kết qua các cuộc khủng hoảng
kinh tế Mỹ và thế giới. Chỉ cần căn cứ vào đó bất cứ ai, không cần phải là
chuyên gia kinh tế cũng có thể nhận biết sức khỏe nền kinh tế. Cụ thể, được định
nghĩa như sau:
"Lãi suất kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế. Lãi suất
cao kiềm chế lạm phát, mà còn làm chậm nền kinh tế. Lãi suất thấp kích thích nền
kinh tế, nhưng có thể dẫn đến lạm phát. Nếu lãi suất đang tăng và các chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) đang giảm, điều này có nghĩa là nền kinh tế không quá nóng,
đó là tốt. Nhưng, nếu lãi suất đang tăng và GDP đang giảm, nền kinh tế đang chậm
lại quá nhiều, mà có thể dẫn đến suy thoái kinh tế. Nếu lãi suất đang giảm và
GDP ngày càng tăng, nền kinh tế đang tăng tốc, và đó là tốt. Nhưng, nếu lãi suất
đang giảm và chỉ số CPI đang tăng, nền kinh tế đang đi dần về lạm phát."
Theo tiếng Anh: "Interest rates control the flow of
money in the economy. High interest rates curb inflation, but also slow down
the economy. Low interest rates stimulate the economy, but could lead to
inflation. If interest rates are increasing and the Consumer Price Index (CPI)
is decreasing, this means the economy is not overheating, which is good. But,
if rates are increasing and GDP is decreasing, the economy is slowing too much,
which could lead to recession. If rates are decreasing and GDP is increasing,
the economy is speeding up, and that is good. But, if rates are decreasing and
the CPI is increasing, the economy is headed towards inflation.".
Nhưng trong đoạn: "Low interest rates stimulate the
economy, but could lead to inflation,...". Đoạn này không áp dụng được cho
khối kinh tế các nước dùng chung đồng Euro và nền kinh tế Nhật. Tức là đoạn này
nói rằng: "Lãi suất thấp kích thích nền kinh tế, nhưng có thể dẫn đến lạm
phát,...". Khốn nỗi nền kinh tế Nhật và khu vực đồng Euro đưa lãi suất về
số âm mà còn không gây ra lạm phát, nó lại gây hiệu ứng ngược lại là giảm phát
kinh niên.
(*) Tôi để lại đường dẫn về cách theo dõi tỷ giá đồng USD
theo cách tính Foreign Exchange Rates - H.10:
https://www.federalreserve.gov/releases/h10/hist/default.htm do FED lập ra để
lưu trữ hồ sơ đầy đủ vể ảnh hưởng của tỷ giá đồng USD này. Bạn đọc nhấn vào nút
tô màu xanh của các đồng tiền chủ lực có buôn bán ngoại thương với Mỹ sẽ lưu trữ
tất cả tỷ giá hối đoái của nó.