Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Khi nào VN mới nắm bắt cơ hội phát triển nhanh như các nước Á châu bị khủng hoảng kinh tế và tài chính năm 1997?


Đó là câu hỏi mà người ta hay hỏi và lặp đi lặp lại với tôi. Và tôi trả lời luon là khi nào VN còn những cái đầu kỹ sư hay lý luận chính trị cao cấp đi làm nghiệp vụ hoạch định vốn hay các dự án đầu tư bằng nghiệp vụ kinh tế thì khi đó VN vẫn còn phải vùng vẫy chứ không thể vùng lên.

Ôi thôi tôi thì hay trả lời trong sự nhàm chán là hay nhắc lại là khi nào VN thay đổi dàn lãnh đạo của họ, có lẽ phải để cho người dân họ bình chọn người tài lãnh đạo đất nước thay vì “đảng cử dân bầu”. Thực tế ai cũng mong đất nước VN này phát triển vượt bậc về kinh tế để quốc gia này có tiền để mà đầu tư về khoa học, giáo dục, quốc phòng mà đi lên.

Tuy nhiên quyết định nó còn tùy thuộc vào tư duy nề lối lãnh đạo của họ, và đội ngũ kinh tế gia cố vấn cho chính quyền nước này. Thậm chí là ban bộ cấp cao từ bộ trưởng các ngành là họ cần “thay máu lãnh đạo”.

Bởi vì VN hiện nay hay trước đây gần nửa thế kỷ làm kinh tế khi quốc gia này thống nhất đất nước và có thời gian dài ổn định, vậy mà còn tệ hơn cả thời chiến. Vào quãng những năm 1997 khi Á châu khủng hoảng tiền tệ thì tư bản tài chính thoái trào và rút vốn ở các nước đó thiof VN là ngôi sao sáng cho đầu tư quốc tế trút vào, nhưng vì lãnh đạo họ không có cái đầu am hiểu về kinh tế thị trường nên VN đã bỏ lỡ một cơ hội quý như vàng mà lẽ ra người dân họ ngày nay đã được hưởng thành quả là “nền kinh tế con Hổ của cả Á châu”.

Đó là bởi vì vào năm 1997 ấy cho tới năm 2002 thì một số nước Đông Nam Á dù khủng hoảng kinh tế lẫn chính trị bất ổn, như vẫn còn xung đột lợi ích độc tài như Thailand, Indonesia, rồi cả Malaysia mâu thuẫn đảng phái chính trị, vậy mà họ vẫn vươn lên mạnh mẽ, duy nhất chỉ có VN là được hưởng yên bình là chỉ tập trung vào phát triển kinh tế thì họ lại càng nghèo và lạc hậu hơn, vì càng ra tăng làm kinh tế bao trùm khắp đất nước thì nhận quả đắng thất bại bẽ bàng.

Lý do thất bại có nhiều yếu tố là đầu tư và tư vấn chệch hướng trong chiến lược phát triển kinh tế, ta bỏ qua yếu tố thể chế chính trị kéo lùi đất nước mà ta đi vào chú ý các yếu tố sau đây vì sao VN lạc hậu, mà hậu quả là giáo dục nghèo nàn.

Đó là tôi hay nhắc lại là ở VN sau mấy mươi năm rồi, các lãnh đạo của họ không có chuyên môn một ngành nghề nào cả. Họ chỉ có mỗi chuyên môn ngành nghề ưa thích, đó là cụm từ “thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế” để lý luận làm kinh tế giỏi, làm giàu cho quốc gia hay cũng để giành cái ghế béo bở trong các dự án đầu tư trong kinh tế. Dù họ là chuyên môn kỹ sư hay bộ đội, thì rốt cục họ cũng đi làm kinh tế và học kinh tế để lên chức lớn, thậm chí lãnh đạo ban bộ rồi leo lên chức phó thủ tướng hay thủ tướng,…

Cụ thể tôi lấy ví dụ mà khiến người ta giật mình khi xem hồ sơ tiểu sử của ông Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng này.  Trước hết ông là một kỹ sư chuyên môn về ngành nghề xây dựng, nhưng cuối cùng thì cũng kịp làm chuyên môn vói học hàm Thạc sĩ kinh tế, để ra quyết sách các dự án kinh tế mà nhiều chục năm những người kế nhiệm hay tiền nhiệm của họ cũng làm như vậy là thất bại cũng như vậy.

Thậm chí ở ước đoán có rất nhiều người có lẽ chiếm 70%-90% là các ông bà quan chức lãnh đạo cấp bộ trưởng hay cao hơn nữa kể cả các nhà kinh tế, hay các giãng viên đại học họ đều có chuyên môn như vậy cả.

Thí dụ một người cho tôi hồ sơ về ông tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - Trương Quang Nghĩa có thể dùng hai cái đầu làm hai nghiệp vụ chuyên môn, như làm chuyên môn về xây dựng hay liên quan đến hại tầng giao thông, đó là ông này có hai văn bằng biến hóa khôn lường, cụ thể là văn bằng chuyên môn “Kỹ sư Xây dựng công trình quân sự”, và văn bằng chuyên môn khác nữa “Thạc sĩ Quản trị kinh doanh” để có thể làm nhiều chức vụ khác nhau nếu cần thiết luôn chuyển cán bộ,,….

Thậm chí là ngay cả ông Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam mà nhiều người ở VN hay hồ đồ nhầm lẫn cho là có năng lực. Thực tế ông nay còn rất mơ hồ, vì tiểu sử ghi ông Vũ Đức Đam này chuyên môn ban đầu là kỹ sư gì đó, nhưng chốt lại có thêm văn bằng chuyên môn “Phó Tiến sỹ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế”.

Nếu mà nói dưới nữa, một trường hợp của Phạm Thanh Bình (nhân vật nổi tiếng nhất VN một thời). Đó là vụ khủng hoảng của Tập đoàn Vinashin (nay là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy) khiến người dân VN phải gánh nợ nhiều tỷ USD mà còn phá tan tành cái thương hiệu Vinashin mà một cái Vinashin này còn quanh nó bung ra cả mấy chục công ty con công ty cháu chắt đến ra không hết là chiếm dụng một lượng tài nguyên đất đai, cảng biển, sông ngòi, và nhiều lĩnh vực kinh tế khác của VN một thời gian dài đủ để để Hàn Quốc hay Đài Loan xưa kia xây dựng được nền móng để hóa thành con Hổ kinh tế Á châu, và quá đủ để Singapore đi nhanh trước nước khác 10-năm.

Đó vẫn là câu chuyện nhức nhối là sai lệch chuyên môn, vẫn là mê muội văn bằng thứ hai để leo lên chức cao quản lý tập đoàn kinh tế béo bở hay các chức vụ liên quan đến kinh tế với tiền đầu tư lớn của dân chúng đóng thuế thì vẫn là những văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế chệch hướng. Ông này nắm nhiều chức vụ bao trùm cả Vinashin như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Vinashin này. Trình độ chuyên môn ban đầu chỉ là kỹ sư vỏ tàu thôi, sau ấy  lên chức phó viện trưởng viện Viện Nghiên cứu thiết kế cơ khí GTVT, và quan trọng hơn thì người ta còn nghi ngờ ông Phạm Thanh Bình có thêm một tấm bằng rởm về kinh tế gì đó rất cao siêu,… kết cục nó gây ra hậu quả tàn phá đất nước bởi những dự án kinh tế thua lỗ đáng ghê tởm vì không hiểu kinh tế và đầu tư lại thích đi làm kinh tế và đầu tư nên lãnh đòn thất bại là không có gì phải ngạc nhiên mà cái ngạc nhiên của tôi là hình như số đông người VN ít chú ý đến hiệu ứng “bằng thạc sĩ, tiến sĩ tài chính kinh tế, hay quản trị kinh doanh thứ này của nhiều quan chức VN”.

Ôi thôi, nói ra không hết chuyện quái đản này, và tôi chốt lại kết luận lấy một ví dụ minh chứng gần đây rất đau đớn và phẫn nộ, và vẫn là những thành phần dùng bằng thạc sĩ tài chính hay quản trị kinh doanh, và tiến sĩ kinh tế gây ra.

Đó là lãnh đạo tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), có lẽ cũng có thể thành thanh củi để vô lò đốt. Sự thất bại vẫn là Trình độ chuyên môn chính là Kỹ sư Hóa chất. Nhưng cũng đi theo hướng khác lấy ở đâu ra bằng cấpThạc sĩ quản trị kinh doanh để tiến thân nhanh và để làm lãnh đạo chỉ huy công ty quốc doanh này. Kết cục trình độ về kinh doanh, kinh tế chỉ có thế là ngu ngốc thì đành chịu thôi vì lỗi ở đó do chính phủ VN này mà ngay cả nghiệp vụ bổ nhiệm họ cũng không phân biệt đâu là thật giả, là hễ cứ thấy văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế là hoa mắt và được bổ nhiệm chức vụ lèo lái các tập đoàn kinh tế lớn, hay làm chức vụ bộ trưởng liên quan đến tài chính, ngân hàng, đầu tư,…Kết quả như đã thấy các dự án độ vốn và thiếu vốn thì toàn là những người có văn bằng thứ hai chuyên môn về kinh tế, tài chính gây ra. Vì chuyên môn của họ trước ấy là kỹ sư, hoặc học viện hành chính, luật gia,...và sau đấy nhảy vô làm kinh tế với văn bằng chả biết ở đâu là thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế như tôi hay nói thì tất lãnh đòn thất bại.

3 nhận xét:

  1. Dạ, xin hỏi cô PT ngọng âm l,n thật hay Cô châm biếm ông Bộ trưởng Nhạ vậy

    Trả lờiXóa
  2. Về bản chất mấy Vinashin đó có lẽ là do "cha chung ko ai khóc" chứ ko phải do mấy tấm bằng

    Trả lờiXóa