Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018


Vì sao các giấc mơ vĩ cuồng đầu tư chục tỷ đô ở VN đều bị thất bại


Đây có lẽ là hồ sơ kinh tế, đầu tư mà nhiều năm tôi mỉa mai về sự vĩ cuồng mà còn cuồng dại của một số doanh nghiệp, tỷ phú VN, cũng như cả hệ thống chính trị và chính phủ quốc gia này bị rơi vào bẫy việt vị thất bại bẽ bàng là quy hoạch tốn kém xong để đó vì không có tiền đầu tư, tỷ phú ảo và doanh nghiệp vốn ít nợ nhiều thì bỏ trốn không nói lời tạm biệt, đó là chuyện hài kịch đang diễn ra ở VN bao nhiêu năm rồi và bây giờ vẫn thế.

Về các dự án đầu tư vĩ cuồng thì đầu tiên tôi nhắc lại đó là sự thất bại của Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) khi háo danh đầu tư vào xây dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội với vốn đầu tư ban đầu vẽ ra là 28 tỷ USD, và sau đó hạ xuống còn 22 tỷ USD rồi sau đó tập đoàn PTT này biến mất bí ẩn, và nó để lộ ra một sự thật kém chuyên môn nhất của cả hệ thống kinh tế của chính phủ VN lẫn hệ thống chính trị của tỉnh Bình Định, đó là từ ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho tới 6 hay 7 cấp phó thủ tướng, và dưới nữa là Bộ Công thương, Bộ Tài chính, hệ thống cố vấn kinh tế của chính phủ và hàng loạt những ông bà giáo sư tiến sĩ quốc doanh đều sai hết.

Các dự án vĩ cuồng khác, như dự án siêu kế hoạch 37,3 tỷ USD của Nhật xây thành phố thông minh tại Hà Nội, kế đến là ông Chủ tịch Geleximco Vũ Văn Tiền đề xuất xây cất dự án gọi là “4 siêu dự án hơn 50 tỷ USD” để xây đường cao tốc Bắc Nam đoạn Thanh Hóa - Hà Tĩnh và Tp.HCM đến Khánh Hòa, dự án đường bộ cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành,…rồi dự án gọi vốn IPO 100 tỷ USD của doanh gia nào đó ở VN, và mới đây Tập đoàn IPP muốn huy động nguồn vốn khoảng 50 tỷ USD vào đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong,…và điều quái đản hơn là những lãnh đạo doanh nghiệp này đều được ung dung đi lại trong phủ thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, và được lãnh đạo cao cấp nhà nước tiếp đón như một thượng khách nguyên thủ của quốc gia.

Tôi thì giật mình là sau đó tất cả đều là những dự án vẽ ra của ‘siêu dự án con lừa của thế kỷ 21”. Và nó phơi bày sự yếu kém tột cùng của bộ máy điều hành kinh tế và thẩm định rủi ro của đất nước này. Nó cho thấy cả hệ thống điều hành kinh tế của VN không có bất cứ một chuyên gia hay chiến lược gia phân tích am hiểu thị trường để thẩm định rủi ro dự án đầu tư, và nó gây ra sự mất thời gian cho cả hệ thống lãnh đạo cao nhất của chính phủ VN khi dành tiếp đãi những doanh gia, hay nói đúng hơn là “doanh gian” hay mơ chuyện vĩ cuồng là họ thích đọc truyện cổ tích thay vì họ nên đọc truyện “Mô hình Ponzi”, và cần đọc các tiểu thuyết Enron, Bernie Madoff để nghiệm ra cho mình bài học thực tế hơn.

Trở lại chuyện các dự án huy động vốn con lừa của thế kỷ 21 tại VN bị thất bại mà tôi hay cảnh báo trước đây và sau này vẫn thế, đó là tôi nhắc lại chuyện bài học vỡ lòng khi huy động vốn vay nợ trên thị trường tài chính quốc tế. Đó là trong hệ thống đòn bẩy vay nợ tài chính cũng như huy động vốn của hệ thống tài chính hiện đại ngày nay thì bất kể công ty nào cũng niêm yết giá chứng khoán của họ, và chủ tịch CEO lãnh đạo và giới cổ đông, và công chúng đông đảo nắm giữ là người quyết định khả năng tài chính của công ty. Ví dụ như nắm giữ chứng khoán, và trường hợp khác là quỹ đầu tư vốn, và nó cũng được thông qua sự đánh giá tín nhiệm của công ty đó như hình thức đánh giá tín nhiệm của các chính phủ mà các hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings hay làm nghiệp vụ thẩm lượng rủi ro các tờ trái phiếu của các chính phủ đi vay.

Về bối cảnh huy động vốn vĩ cuồng của các doanh gian VN, đó là tôi hay nhắc lại kinh nghiệm bài học cũ. Đó trường hợp Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, hay UAE, mà điển hình là thành phố Dubai khi huy động vốn ban đầu 60 tỷ USD để đầu tư hạ tầng của họ, và sau đó huy động thêm 90 tỷ USD trái phiếu có đảm bảo của Saudi Arabia và nhiều tổ hợp ngân hàng tài chính quốc tế tham gia bảo lãnh và cho vay nợ thì cái giá của nó rất rẻ và rất hiệu quả so vơi việc huy động vốn siêu đắt đỏ của Hà Nội khi có kế hoạch 37,3 tỷ USD của Nhật xây thành phố thông minh.

Lý do UAE dễ dàng bảo lãnh vốn vay tài chính lớn lãi suất rẻ, đó là họ có khả năng trả nợ, và đánh giá tín nhiệm trái phiếu chính phủ khá cao từ cấp AA. Trong khi VN là cấp rác B1 cho đến BB- thì đó là mức rác của các tờ trái phiếu của VN nếu phát hành nợ huy động vốn cho đầu tư, kể cả đứng ra bảo lãnh cho tư nhân vay nợ cũng thế.

Chuyện khá chuyên môn nữa trong bài học vỡ lòng để huy động vốn đầu tư lớn. Nếu như các nước khác họ dễ huy động vốn, đó là bởi vì đánh giá tín nhiệm trái phiếu của chính phủ nước đó ở mức độ khả tín đáng tin cậy. Đầu tư dự án có chi phí thấp, phẩm chất dự án đầu tư có hiệu quả cao không có chỗ đứng và chân đứng cho nạn tham nhũng và lợi ích nhóm đất sống, VN thì toàn là thứ sâu bọ tham nhũng cả các dự án xã hội hóa quốc gia thì càng khó đi vay. Chẳng hạn thành phố Dubai họ có thể xây cất đường siêu xa lộ cao tốc 12 làn xe chất lượng bảo hành 50 năm mà chi phí giá thành thấp chỉ bằng  1/3 của VN, đó là VN xây xa lộ cao tốc chỉ có 6 làn xe thời gian bảo hành thấp và dễ hư hỏng xuống cấp mà còn đắt hơn gấp 3 lần chi phí xây dựng của thành phố Dubai thì VN gặp rủi ro khó vay nợ được, nhất là doanh gian và doanh nghiệp tư nhân VN cũng thế.

Đối với doanh nghiệp rồ dại VN, họ hay có những ý tưởng rồ dại và hay bị quốc tế khinh miệt mà còn miệt thị, đó là họ làm giàu đi lên từ đất, như các dự án bất động sản, vốn liếng chủ sở hữu chỉ dăm vài ngàn tỷ VND hay quá lắm là chục ngàn tỷ VND thôi, nhưng cũng tự tin huy động vốn để kiếm ra 50 tỷ USD, hay 100 tỷ USD để đầu tư cho các dự án vĩ cuồng, họ cứ nghĩ là có tài sản thế chếp như các dự án đầu tư sân golf, khách sạn, biệt thự, khu nghỉ dưỡng,….để xem như đó là tài sản định giá để thế chấp đi vay. Nó cũng áp dụng cho chính phủ VN cũng thế, là chính phủ VN khi đi vay cũng vậy là họ cứ nghĩ là có tài sản đất đai, mấy trăm hay mấy ngàn tòa nhà cao tầng trọc trời, rồi bãi biển, bờ biển để xem như đó là tài sản thế chấp đi đi vay.

Tuy nhiên trên thị trường tài chính quốc tế thì họ không cần mấy thứ đó, họ chỉ cần là đi vay thì có khả năng trả nợ hay không? Và họ cũng chẳng cần đưa người của họ tới tận VN để đi xem các trụ sở tòa nhà cao tầng trọc trời hoành tráng, hay các công trình thi công vẽ ra trên giấy hoặc sẵn có như  sân golf., biệt thự, khách sạn, rồi đất đai cảng biển, đặc khu kinh tế,…để có thuyết phục vốn vay 50 tỷ USD, hãy nhớ rằng giới đầu tư và thị trường tài chính họ không cần quan tâm mấy thứ vớ vẩn đó. Và họ chỉ quan tâm làm mấy thứ đó có thể kiếm ra tiền để trả nợ cho họ hay không, nếu họ thẩm định thấy rằng đó là dự án con lừa thế kỷ là vay nợ chỉ có trì hoãn trả nợ là xin ân hạn giãn nợ thì đừng có thuyết phục hay cố đi vay nợ nữa, dù có là công ty tài chính hay các quỹ đầu tư cũng vậy, vì giới cổ đông sẽ không chấp nhận cho vay huy động vốn đó thì cũng là con số không vậy thôi.

Cái chuyện rất chuyên môn nữa là hiện nay trái phiếu quốc trái của chính VN phát hành nợ còn chưa thể đi vay được 3 tỷ USD vốn tài chính thì huống hồ mấy công ty tư nhân cò con của VN kia đòi huy động vốn vay 50-100 tỷ USD. Vì khi doanh nghiệp tư nhân đi vay nợ kiểu đó mà mất khả năng chi trả thì xù nợ, mà doanh nghiệp tư nhân đi vay thường phải trả lãi cao hơn chính phủ đi vay. Lý do mấy tờ trái phiếu chính phủ đi vay thì an toàn dù mất khả năng chi trả thì vẫn còn có thể in tiền ra trả bằng cách bắt tất cả người dân trả nợ qua thuế và lạm phát. Trong khi mấy công ty doanh nghiệp tư nhân của VN chỉ là hạng bát nháo chợ búa, và có thành tích đi vay mà hay quên ngày trả nợ.

Về chuyện vay nợ huy động vốn kiểu này thì tôi hay phân tích nhiều lần rồi nên không nói lại nữa, nhưng kết luận ngắn gọn là sự thật bẽ bàng là tất cả các dự án đầu tư vĩ cuống “tỷ USD”mà tôi hay mỉa mai đó thì nó tạt gáo nước lạnh sự thật bẽ bàng cho cả mấy doanh nghiệp VN lẫn doanh nghiệp Thailand, lẫn chính phủ VN, vì có lẽ họ sau khi vẽ ra dự án đầu tư đó và đi vay nợ của các tập đoàn tài chính quốc tế thì bị người ta từ chối cho vay nên xấu hổ âm thầm rút chạy khỏi VN mà chả có lời giải thích nào, còn chính phủ VN thì ngơ ngác khi đã quy hoạch dự án và ngóng đợi trong tuyệt vọng, vì mấy nhà đầu tư và doanh nghiệp tư nhân kia bỏ của chạy lấy thân cho có danh dự vì không huy động được vốn tỷ USD thì chờ họ làm gì nữa, và tốt nhất là trả lại đất đai quy hoạch đó cho người dân họ sản xuất thì còn hữu ích,…

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018


Khi những người cộng sản VN vẫn ảo giác cuồng Nga


Trong hồ sơ phân tích kinh tế và chính trị khi nói về ông Tổng thống Putin sáp nhập Crimea (Ucraina) của Liên Xô trước đây vào lại Liên bang Nga vào năm 2014, thì giới chức nhà nước cộng sản VN cùng báo chí quốc doanh cuồng Nga thì họ ca ngợi Liên bang Nga và đả kích chỉ trích Tây phương và Mỹ khi dùng biện pháp cấm vận Nga, và họ cũng đồng thời đả kích Ucraina vô ơn bội nghĩa phản bội nước Nga để đi  theo tư bản Tây phương để nhận viện trợ kinh tế,…

Đó là sự cuồng dại mà còn rồ dại ngu dốt của quan chức CSVN, dù rằng những người cộng sản này được cho qua du học thời Liên Xô và cũng được Ucraina nuôi dạy, nhưng hình như họ qua Liên Xô hay các nước Đông Âu cử tuyển học thời chiến tranh thì có lẽ họ được cộng sản Liên Xô dạy cho cái dối trá tuyên truyền chứ không dạy cho cái thật.

Sự thật thì năm 2014, Putin của nước Nga đã vi phạm điều tồi tệ mà nhà nước cộng sản VN không thấy ra, đó là Nga vi phạm văn bản ngoại giao, Biên bản ghi nhớ về bảo đảm an ninh của Budapest (Budapest Memorandum on Security Assurances), nó được ký kết tại hội nghị OSCE tại Budapest, Hungary ngày 5/12/1994. Nguồn dẫn: http://www.ukrainiansofbuffalo.com/2-buffalo-uki-news/103-budapest-memorandums-on-security-assurances-1994.html ;  http://www.msz.gov.pl/en/p/wiedenobwe_at_s_en/news/memorandum_on_security_assurances_in_connection_with_ukraine_s_accession_to_the_treaty_on_the_npt?printMode=true  ,  văn bản lớn http://www.pircenter.org/media/content/files/12/13943175580.pdf  những văn bản đó nó có lưu trong hồ sơ của Liên Hiệp Quốc, Budapest , Hungary, Vienne (Áo),…

Đó là Putin đã vi phạm trắng trợn kể cả vi phạm một phần trong Hiệp ước Helsinki, đó là nước Nga đã ký và cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, kể cả những nước Belarus, Kazakhstan. Bản ghi nhớ được ký kết bởi ba cường quốc hạt nhân, Mỹ Liên bang Nga, và Vương quốc Anh cũng như có sự tham gia quan sát của Trung Quốc và Pháp. Văn bản ghi nhớ đó là Nga cam kết tôn trọng chủ quyền những nước Ukraine, Belarus, Kazakhstan là không can thiệp vào chính trị, không sử dụng vũ lực để xâm chiếm những nước đó, và Nga đã ký cũng như đã cam kết tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và đổi lại Ukraine sẽ giải trừ từ bỏ vũ khí hạt nhân, khi đó Ukraine mới là cường quốc có kho võ khí hạt nhân cực lớn do Liên Xô tan ra để lại, hoặc nó do Ukraine phát triển, vì Ukraine khi còn trong Liên Xô thì họ là cái nôi của khoa học về hạt nhân và tên lửa xuyên lục địa.

Một điều có lẽ ông Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đã không nắm rõ về biên bản ghi nhớ Budapest năm 1994, có thể ông ta lên làm tổng thống Nga năm 2000 và không nhớ rõ về nó hoặc cố ý không biết. Qua đó cho thấy bản chất loại người bất tín như vậy thì ngày nay rất khó ai có thể tin ông này.

Bản chất của nước Nga thì luôn thể hiện một cường quốc bất tín là chưa bao giờ họ đáng tin cậy cả. Đó là nước Nga thời khủng hoảng kinh tế tồi tệ những năm 1998, khi bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của các nước Châu Á (Đông Á). Đó là nước Nga nhận được viện trợ rất lớn của Âu châu và Mỹ về các khoản vay khẩn cấp, kể cả các khoản viện trợ kinh tế để giúp nước Nga ra khỏi khủng hoảng tồi tệ. Đó là hãy nhớ rằng, khi Nga gặp khủng hoảng năm 1998 và kéo dài vài năm và gần như nước Nga có thêm kịch bản tan rã lần thứ 2 tiếp nữa. Đó là bởi vì vào những năm 1998-1999 thì các khoản nợ nần của chính phủ Nga gần như đạt mức 100% của GDP, đất nước này cạn kiệt, dù rằng tỷ lệ lạm phát từ 2.334% vào năm 1992 có kéo xuống thấp lại rơi vào tình trạng gảm phát những năm 1998 vì người dân cạn tiền, dự trữ ngoại hối cũng cạn gần như không có nổi được 5 tỷ USD để tài trợ cho kinh tế cũng như bảo trì kho võ khí hạt nhân. Vì hãy nhớ rằng năm 1998 thì GDP của Nga chỉ còn có 196 tỷ USD. Trong khi tỷ lệ tất nghiệp của dân Nga thời đó là năm 1998-1999 đạt mức cao kỷ lục nhất tới 15% dân số không có việc làm và không lao động mà với một đất nước có diện tích quá lớn, dân số thì quá ít ỏi mà tỷ lệ không có việc làm chiếm tới mức 15% đó thì việc như tôi nói nước Nga tan rã thêm lần nữa cũng có thể xẩy ra.

Khi đó các cường quốc Tây phương, và Mỹ đã giúp Nga tiền bạc và kỹ thuật để cứu nguy kinh tế cho Nga cũng như để đảm bảo kho võ khí hạt nhân giết người hàng loạt của Nga được bảo quản tốt nhằm tránh rơi vào tình trạng hỗn loạn, cũng như nhằm tránh để thứ võ khí đó rơi vào tay nước bất hảo khác. Đó là người Ng chưa bao giờ nghĩ đến như vậy, là đất nước này đã có những lần hỗn loạn như vậy. Nga là quốc gia không hẳn có tham vọng, người Nga không hẳn là họ thích mơ chuyện vĩ cuồng vĩ đại làm bá chủ thế giới, mà là nước Nga có những ông lãnh đạo độc tài hay có giấc mơ tham vọng quá lớn so với khả năng quá kém về kinh tế.

Nước Nga của Putin bất kể khi nào kinh tế mạnh lên một chút nhờ giá dầu thô có giá, nguyên liệu hàng hóa có giá thì hay mơ chuyện tham vọng trở lại thời Liên Xô là chính họ mới là thủ phạm gây chiến tranh để nhắm vào hai đích, một khôi phục nước Nga trở lại Liên Xô, hai là lái buôn võ khí và bán dầu thô, cũng như khoáng sản kim loại,….

Bất kể nơi đâu có bàn tay Nga tham gia thì nội chiến của quốc gia đó kéo dài dai dẳng. Mỹ thì cũng phạm nhiều sai lầm như Iraq, Libya , nhưng cũng chỉ vì ngăn cản sự bành trướng của Nga thôi.

Bài học thấy ra là Bắc Triều Tiên kéo dài dai dẳng, đó là nước Nga luôn thò bàn tay chơi trò hai mặt là họ chưa bao giờ muốn sự yên bình ở bán đảo Triều Tiên, lý do cũng dễ hiểu để cho Mỹ bận rộn với Bắc Triều Tiên, cũng như tốn kém tiền bạc để Nga có cơ hội làm vua của thế giới.

Việc ông Trump quyết liệt đơn phương chấm dứt sự can thiệp vào bán đảo Triều Tiên bằng cách gia tăng cấm vận cứng rắn cũng như sẵn sàng dùng biện pháp mạnh được LHQ hậu thuẫn để bắt tàu Nga vi phạm luật khi buôn lậu trợ giúp Bắc Triều Tiên, kể cả dùng biện pháp mạnh tay phong tỏa và cấm vận tất cả các công ty nào của Nga tiếp tay cho Bắc Triều Tiên sẽ bị cho ngưng giao dịch tài chính và chứng khoán qua ngả trung gian từ London, Hồng Kông, New York, vì các công ty Nga chỉ sống được nhờ họ huy động vốn và giao dịch hàng hóa qua ngả các thị trường này thì Nga mới thoái lui và quả nhiên Bắc Triều Tiên cùng cuỗn khi bị cắt hết nguồn cung ứng mấy chục năm mà Nga vi phạm luật quốc tế.

Đối với TQ cũng thế là thực tế TQ có rất nhiều doanh nghiệp của họ niêm yết chứng khoán và các dịch vụ huy động vốn tài chính trung gian qua ngả London, hay các nước Âu châu, mà nhất là Mỹ, thì tất cả các công ty lớn nhất của TQ đều có niêm yết qua ngả New York, London, Hồng Kông thì đều phải dè chừng khi Anh, Mỹ có thái độ cứng rắn với Bắc Kinh thì TQ hạ nhiệt và không vi phạm luật cấm của LHQ. Tuy nhiên chỉ duy nhất là nước Nga của Putin thì trơ cái mặt ra vi phạm đủ thứ.

Hiện nay thế giới đột ngột ca ngợi ông Tổng thống Mỹ, Donald John Trump và đồng cấp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In sẽ nhận giải thưởng Nobel hòa bình nếu họ chấm dứt hoàn toàn chiến tranh và giải giáp vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Nhất là ông Trump từng bị ví là thần chiến tranh thì nay đảo chiều thành thiên thần của hòa bình mà còn được đề cử giải thưởng Nobel hòa bình nếu Trump và Kim Jong-un ký thỏa ước hòa bình là Mỹ sẽ không can thiệp quân sự vào Bắc Triều Tiên thì ông Putin của nước Nga bị ném ra rìa mà còn bị miệt thị vì lộ tẩy là chả có làm lên tích sự gì cho hòa bình thế giới cả ngoài việc canh giữ kho võ khí hạt nhân dọa nạt thế giới.

Trước đây những kẻ cuồng Nga ở Vietnam thì hay đả kích chính sách diều hâu của ông Trump, và ca ngợi Putin là người canh giữ cho hòa bình. Và thực chất nó lại ngược lại là nhờ chính sách răn đe siêu cứng cáp và diều hâu của ông Trump mới khiến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xuống nước, cũng như vài lãnh đạo độc tài nhượng bộ.

(*) Ôi thôi, sau cùng tôi nghiệm ra rằng, nước Nga đang nợ nước ngoài hơn nửa ngàn tỷ USD, tức là Nga đang nợ nước ngoài tới 527 tỷ USD. Hãy nhớ rằng cái đồng Ruble của Nga mất giá cùng lợi suất trái phiếu của Nga nhảy vọt lên cao vừa qua, đó là Nga phải thanh toán cho chủ nợ nước ngoài 11,5 tỷ USD trái phiếu đáo hạn dồn dập. Cái đồng Ruble của Nga sụt giá tới 8,7% trong tháng qua mà ông Trump mỉa mai khinh thường cáo buộc Nga phá giá đồng nội tệ là đồng Ruble để hỗ trợ xuất khẩu, đó là ẩn ý của ông Trump thì báo chí VN chả hiểu gì cả, và nhân cơ hội đó thì cả đám giáo sự tiến sĩ kinh tế quốc doanh nhà nước nhảy vô phân tích. Tôi thì mỉa mai là phân tích cái gì, đó là Nga phụ thuộc vào bán dầu thô thì cần đồng Ruble có giá và ổn định mới có lời chứ Ruble mất giá thì có xuất khẩu được thứ khác đâu mà phân tích.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018


Vẫn là chuyện lạ cá tháng Tư chưa kết thúc ở VN

Có khá nhiều người ở VN hỏi tôi về hồ sơ việc “Tập đoàn IPP muốn huy động nguồn vốn khoảng 50 tỷ USD vào đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong”: http://cafef.vn/ong-johnathan-hanh-nguyen-muon-rot-50-ty-do-dau-tu-vao-dac-khu-bac-van-phong-chi-5-ty-do-xay-san-bay-20180426112737902.chn , tức là của Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Hội đồng quản trị IPP,….

Tôi thì trả lời ngắn gọn là ở VN họ đang sống trong “thế giới của con lừa”, đó là chiêu trò PR của Johnathan Hạnh Nguyễn. Nếu nói về gọi là tỷ phú USD đi nữa thì cả cái công ty họ hàng gia đình của người này chưa thể rút tiền mặt thật để đấu với tôi, là bất kể khi nào họ có bao nhiêu tiền thật định giá bằng đồng USD, EUR, JPY hay cổ phiếu, trái phiếu thì tôi sẽ kiếm ra bấy nhiêu tiền. Nói thật nhân vật Johnathan Hạnh Nguyễn này ở Phố Wall thì chả có mấy ai biết tên họ cả. Còn chuyện ông này từng PR rêu rao là nguyên, hay cựu là thanh tra tài chính của hãng Boeing Co (NYSE: BA) thì chỉ hạng cò con đi giúp việc sổ sách thôi. Ông này kém xa tỷ phú Phạm Nhật Vượng của VN.

Trở lại chuyên môn về huy động vốn thì nó giống như câu chuyện Geleximco của ông Vũ Văn Tiền đòi huy động vốn làm 4 dự án vĩ cuồng gì đó ở VN lên tới gần 50 tỷ USD mà tôi đã phân tích về nó khi kiểm phẩm các công ty bên Hồng Kông thì chính các công ty đó còn chưa thể có được 20 tỷ USD tiền sẵn có đầu tư mà phải đi vay lãi mà khi rót về VN thì lãi chồng lãi và kết cục nó chỉ là câu chuyện “Cá tháng Tư” thôi.

Vì ngay cả Bắc Kinh thời hoàng kim đỉnh cao với khối dự trữ ngoại hối của họ lên tới gần 4.000 tỷ USD thì khi tung tiền rót ra cho các dự án đầu tư tại TQ có 60 tỷ USD thôi mà dự án đó sai lệch thua lỗ 10 tỷ USD thôi thì đã gây rúng động cả một hệ thống các ngân hàng quốc doanh lớn của TQ có vốn hóa cả nhiều chục ngàn tỷ USD phải khốn đốn, vì khi nó gây ra hoảng loạn thì giới đầu tư bán tháo mọi thứ cũng như trì hoãn mọi thứ các khoản vay tái cấp vốn thì kéo nhau lao xuống vực.

Tôi hay nói chuyện bằng con số, đó là ngay cả tổng khối dự trữ ngoại hối của VN hiện tại còn chưa tới 50 tỷ USD thì lấy gì đảm bảo cho các rủi ro đầu tư đó cũng bằng con số 50 tỷ USD chỉ rót vào cái đặc khu Vân Phong bé cỏn con chưa định hình đó thì lấy đâu ra tiền đắp vào đó, hay là sau đó đề xuất bán luôn cái đặc khu kinh tế Vân Phong cho Tàu hay  Philippines. Vì hãy nhớ rằng các đặc khu kinh tế của bất cứ quốc gia nào đi nữa thì vốn góp đều do ngân sách nhà nước góp vào là ít nhất trên 51% để có thể kiểm soát và thu lại nguồn thu, còn nếu nói do huy động vốn của tư nhân hay nhà đầu tư quốc tế góp vào chi phối hết như 50 tỷ USD kia thì đó là người ta đang bán nước, bán đất, và bán mọi thứ cho nước ngoài.

Cũng nói chuyện về thời sự diễn ra ngay trước mắt, đó là việc xây cái sân bay quốc tế Long Thành đang diễn ra thôi mà cả nước toàn dân còn ưỡm ờ chưa làm nổi để huy động vốn có chủ quyền để đầu tư gấp rút cho cái sân bay Long Thành mà người ta vẽ ra toàn cái tích cực đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế thế thì sao không lo làm nó cho nhanh đi.

Ôi thôi, tôi nhắc lại là trên thế giới tôi chưa từng nghe những công ty kiểu này như Tập đoàn IPP mà đòi rót ra 50 tỷ USD để đầu tư vào các dự án vĩ cuồng như vậy cả. Ngay cả tập đoàn công nghệ Apple Inc. (NASDAQ: AAPL) có vốn hóa thị trường to lớn nhất thế giới là gần như đạt mức 836 tỷ $ thì họ còn chưa thể dám huy động vốn 50 tỷ USD tiền tươi thóc thật để đầu tư vào các dự án của họ.

Trên thế giới thì việc góp vốn hay huy động vốn đầu tư vào các dự dán kinh tế lớn như các nước Vùng Vịnh Ả rập, hay các khối kinh tế như nhóm BRICS thì chủ yếu thông qua nghiệp vụ huy động vốn của các tổ hợp ngân hàng đầu tư hay các tổ hợp ngân hàng lớn của thế giới tham gia tư vấn và huy động vốn. Vì họ có kinh nghiệm về chuyện này, đó là họ quản lý vốn đầu tư cả ngàn tỷ USD. Chẳng hạn Goldman Sachs (NYSE: GS) trước đây huy động quỹ đầu tư cho BRICS thì cũng chỉ kiếm ra 70 tỷ USD thôi, và họ rút lui và dẫn đến cái nhóm BRICS này gần như đỗ vỡ. Các nghiệp vụ ấy như Morgan Stanley (NYSE: MS) của Mỹ, Barclays PLC (BARC:London) của Anh, hay các tập đoàn tài chính ngân hàng Âu châu, Nhật thì họ mới có đủ năng lực làm chuyện vĩ đại này. Vì cái bọn đòi huy đông vốn 50 tỷ USD kia thì còn đi vay hay kêu gọi vốn tài chính của các tổ hợp tài chính, ngân hàng quốc tế đó, và chuyên gia của các tổ hợp tài chính, ngân hàng quốc tế đó họ có cái đầu cao gấp mấy lần nhà họ Johnathan Hạnh Nguyễn tôm tép kia, vì họ mới là người thẩm định rủi ro cho vay hay đầu tư vào các dự án vĩ cuồng đó. Vì ngay cả cái thành phố Dubai suýt vỡ nợ và phá sản năm 2008-2009 vì thiếu tiền đầu tư thì nó huy động kịp lúc của Saudi Arabia đứng ra bảo lãnh, và hai tổ hợp ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sachs, Morgan Stanley cùng với các tập đoàn tài chính ở xứ Ả rập đứng ra dàn xếp và huy động trái phiếu để đầu tư hơn 90 tỷ USD cho cái thành phố Dubai của  Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), tiếp tục đầu tư thay vì để nó vỡ bong bóng thì nguy kịch. Nó không có chân đứng cho nghiệp vụ thẩm định đầu tư của mấy công ty buôn bán thời trang vớ vẩn của Johnathan Hạnh Nguyễn.

Lý do cũng dễ hiểu là ngay cả Philippines đói vốn chỉ có 27 tỷ USD vốn đầu tư hạ tầng cho các khu kinh tế của họ thôi, vậy mà kiếm không ra tiền đầu tư, và đi vay TQ thì bị Bắc Kinh đòi chia đảo chia đất thì mắc kẹt và Philippines đành hoãn. Tôi thì nghiệm ra rằng ở Philippines nó còn an toàn và tiềm năng hơn VN, thế thì Johnathan Hạnh Nguyễn này không châm vốn vào đó để sau này được tạc tượng luôn cho nó vĩ đại nhỉ.

Ôi thôi, tại VN hiện nay có nhiều chuyện quá đản, gần như đất nước này thiếu vắng các chiến lược gia phân tích về rủi ro đầu tư để cố vấn cho chính phủ họ, mà họ chủ yếu PR để thổi bong bóng kiếm lời như con buôn thời vụ vậy. Họ xem 50 tỷ USD như thể là 50 tỷ Peso Philippines, hay 50 tỷ VND vậy.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018


Rủi ro lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao và hiệu ứng vạ lây cho VN


Hiện nay sản lượng trái phiếu U.S Government Bond 10Y đã tăng lên trên 3%. Điều đó đe dọa sự tăng giá của chứng khoán Mỹ và nhiều nước, vì mức giá đó của nhiều nước cũng đã tăng lên khá tiêu cực. Hãy nhớ rằng vào tháng 4 năm 2008, thì năng suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10-năm của Mỹ đã tăng lên mức 3,57%, nó tích lũy khủng hoảng tài chính Mỹ, và thường đẩy đồng USD giảm khi sản lượng trái phiếu tăng. Tuy nhiên hiện nay do nhiều đồng tiền đo theo chỉ số USDX nó đã được nuông chiều mức tăng quá mạnh so với đồng USD, dẫn đến đồng USD không giảm mà còn tăng, bởi lẽ nó đang đi ngược lại cũng dễ hiểu là trước đây sản lượng trái phiếu kho bạc Mỹ tăng khi chu kỳ lãi suất Federal Funds Rate được điều chỉnh giảm tột cùng gần số không, tức là mức mức thấp kỷ lục 0,25% vào tháng 12/ 2008, và nó chấm dứt vào ngày 16/12/2015 khi lần đầu tiên 7-năm FED tăng lãi suất lên mức 0,5% (tăng 0,25%). Bây giờ mức giá cước ấy nó ở đà tăng là 1,75%, và dự kiến sẽ là tăng lãi suất này vào tuần thứ 2 của tháng 6/2018 lên 2%. Dù rằng trong tháng 5/2018 thì FED có tới 2 cuộc họp do Hội đồng FOMC họp kín.




Hiện nay đồng USD đo theo chỉ số USDX đang duy trì ở mức 91,19. Nếu tính từ cho 5 ngày qua thì nó tăng được 1,75%.

Ôi thôi tôi thì giật mình là cái chỉ số USDX tính cho đồng USD thì vào đầu năm 2015 nó ở mức 91, trong khi ấy cái tỷ giá USD/VND khi đó chỉ vào khoảng 1 USD = 21.350 VND thôi. Tuy nhiên người ta cần giật mình là cũng bằng giá trị này của chỉ số USDX bây giờ dao động quanh cái mốc 91 thì đồng tiền VND phải cần tới gần như là 22.770 VND mới mua nổi 1 USD, tức là kể từ đầu năm 2015 cho tới cuối tháng 4/2018 hiện nay thì người ta đang lấy đi 1.420 VND cho 1 USD. Tức là ai bỏ ra 1 tỷ USD cầm giữ tiền VND thì đang trả giá đắt là hao hụt tới con số “ngàn tỷ VND”. Đó là ta loại trừ lãi suất ra. Cái con số trượt giá lắt nhắt đằng sau dấu phẩy ở hàng đơn vị ấy thì rất ít ai chú ý, nhưng nó mà cộng chi phí trả nợ phát sinh thì rất lớn, thí dụ nếu nhà nước VN đang cần trả nợ 10 tỷ USD mà mới có từ đầu năm 2015 cho tới thời điểm tháng 4/2018 mà cộng thêm phí tổn lãi suất nữa thì con số trả lãi không nó không hề ít chút nào. Nhưng nếu phóng vào tài sản toàn dân đang tích trữ bằng đồng nội tệ VND ấy vào quá khứ thì nhà nước VN đang rút tỉa là ăn trộm tiền của người dân con số cực kỳ lớn lao bằng đồng tiền mất giá vì nạn lạm phát in tiền ngầm này.

Điều bất hạn cho VN nếu vay bằng đồng Yuan của TQ mà lui về kỳ hạn 12 tháng qua thì VN đang phải bù đắp 9,20% cho chi phí đồng Yuan của TQ tăng giá so với tiền VND, nếu cộng lãi suất vay 4-4,5% của họ thì có lẽ sẽ phải tăng thuế nhà đất, xe hơi lên mà đắp vào khoản vay nợ đó.

Tôi thường hay lý luận và nhắc lại là trên thế giới có 3 quốc gia neo tỷ giá cố định vào đồng USD, kèm cụm từ "nới biên độ +/-%", nó bao gồm Trung Quốc, Singapore, và Việt Nam. Nhất là đồng bạc Yuan của TQ, và đồng bạc VND của VN để nhắc nhở rằng những chuyên gia kinh tế tài chính VN đừng có mà lý cớ nói do đồng bạc VND của VN đang định giá quá cao so với đồng USD nên cần điều chỉnh giảm giá để hỗ trợ xuất khẩu nhờ tiền nhiều và rẻ để hàng hóa dễ cạnh tranh nhờ bán hàng rẻ. Đó là cái thói quen lý luận bịp bợm của họ.

Vì giảm giá đồng bạc hỗ trợ xuất khẩu mà phí tổn chi phí lợi suất trái phiếu treo ở trên cao thì rất hao mòn tiền bạc, đã thế lãi suất ngắn hạn và chi phí trả nợ do đồng tiền sụt giá thì còn đắt hơn thuế khóa thì đó là nguy kịch cho VN khi đi vay nợ quá nhiều mà đầu tư cho các dự án kinh tế thì quá kém thì nhân đôi rủi ro, và người chịu gánh trả lại là người dân chứ không do mấy ông bà lý luận Chủ nghĩa Marx-Lenin, kinh tế thị trường định hướng xã hội trả nợ.


Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018


Phân tích trở lại hồ sơ đồng tiền bitcoin khi đồng tiền này trong 5 ngày qua tăng được gần 14% giá trị


Khi nói về đồng tiền Bitcoin này thì hãy nhớ rằng nó là tài sản vô địch đầu cơ, và nó chỉ dành cho những cáo già tài chính mới có khả năng đầu tư nó. Về hồ sơ đồng tiền này thì tôi hay nói nhiều lần rồi nên chỉ trích dẫn dẫn vài ý tổng hợp bài cũ đăng lại và bổ sung/xung vài ý, đó là đồng tiền Bitcoin, nó có cái ưu điểm của nó là tôi hay lặp đi lặp lại và nhấn mạnh nó được Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hàng hóa, hay Commodity Futures Trading Commission (CFTC) tại Mỹ đã chính thức xác định Bitcoin là hàng hóa. Điều đó có nghĩa là giảm bớt rủi ro ho nhà đầu tư, bởi vì Bitcoin sẽ được cung cấp các hợp đồng phái sinh hoặc các nghiệp vụ tùy chọn về giá trị của cryptocurrency này. Tức là nó được xếp vào tài sản đầu tư lẫn đầu cơ như vàng, dầu thô, trái phiếu, lãi suất,….

Tôi hay nhắc lại chuyện cũ là ở VN hiện nay giới chuyên gia tài ở VN hay gọi và nói là “đồng tiền ảo” này chỉ đáng giá 0 đồng, kể cả các chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Nhà nước VN cũng hay khuyến cáo là thận trọng khi đầu tư vào đồng tiền tiền ảo Bitcoin này, vì giá trị của nó sẽ là bọt xà phòng ở mức giá 0 đồng trong thời gian không xa như 3 tháng chẳng hạn, hay mới đây ông tiến sĩ Việt kiều gọi là chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo sự rủi ro về đồng tiền ảo này có giá trị 0 đồng….

Trước hết thì tôi hay nói về nghiệp vụ đầu tư đồng tiền Bitcoin (công nghệ Blockchain), tức là đồng tiền “Cryptocurrency”. Tức là mấy cái hồ sơ cũ kỹ này thì đã hay nói nó nhiều lần rồi, bạn đọc truy cập hồ sơ cũ mà tôi phân tích nó ở đây, và nói lại nhiều lần:

Và tôi nói tiếp về đồng tiền này mà một số người kém hiểu biết trong cấp lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước VN và các chuyên gia tài chính VN họ hay có cái nhìn tiêu cực ác ý không có cảm tình hay thích thú về đồng tiền bitcoin (Cryptocurrency) thì họ hay gọi là “tiền ảo”. Tức là cái gì liên quan tới từ “ảo” thì nó có giá trị bằng con số không. Đó là cách gọi thiếu lịch sự là họ không hiểu được nghiệp vụ đầu tư vào giá trị của loại tiền Cryptocurrency này. Cho nên ta tránh nói nó là “tiền ảo”, đó là rất sai trái.

Về bối cảnh hồ sơ đồng tiền bitcoin không có giá trị nào cả mà chuyên gia VN hay ví von chỉ đáng giá 0 đồng thì tôi giải thích đơn giản và rất chuyên môn mà chưa ai chú ý phân tích nó. Đó là giá trị của đồng tiền bitcoin cho dù nó tăng hay sụt giá mạnh cỡ nào đi nữa thì giá trị của nó không bao giờ bằng số 0 cả, và cũng không bao giờ trở lại mức 1 Bitcoin (BTC) = 100 USD chẳng hạn. Lý do là vào tháng 9/2015, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hàng hóa, hay Commodity Futures Trading Commission (CFTC) tại Mỹ đã chính thức xác định Bitcoin là hàng hóa.

Chuyện rất chuyên môn nữa là đồng tiền bitcoin này nó được sàn giao dịch Chicago Mercantile Exchange - CME, Mỹ, họ đã chấp nhận đưa đồng tiền bitcoin vào thị trường kỳ hạn hợp đồng tương lai vào ngày 18/12/2017, tức là hợp đồng tương lai của Bitcoin sẽ được thanh toán bằng tiền mặt và dựa trên tỷ lệ tham chiếu Bitcoin CME CF (BRR) thì điều đó sẽ giảm thiểu rủi ro mất giá nặng của đồng tiền này, nếu mà nó về con số 0 đồng thì sẽ có rất nhiều tên tuổi lớn sụp đổ khi đầu tư vào Bitcoin, cho nên dù thế nào đi nữa thì đồng tiền Bitcoin này luôn có số tiền thật phòng hộ còn an toàn và lớn hơn cả cái khối dự trữ ngoại hối của VN. Đó là bởi vì nó còn được giao dịch trên nghiệp vụ Chicago Board Options Exchange (CBOE) tính bằng đồng USD, và các nghiệp vụ ở thị trường khác như ở Nhật, EU, UK, tức là nó tính giá niêm yết bằng đồng tiền JPY, EUR, GBP (bảng Anh),…đó là nghiệp vụ tiền Cryptocurrency này.

Chính vì vậy cho dù Facebook (NASDAQ: FB), hay Google, bảng chữ cái Alphabet (NASDAQ: GOOG) có đầy đọa cấm đoán quảng cáo tiền Bitcoin đi nữa thì nó cũng không thể sụt giá về ngưỡng 100 USD, kể cả các tổ chức ngân hàng, các chính phủ các quốc gia đó có cấm đoán hay đòi quản lý nghiệp vụ đầu tư vào Bitcoin có thể gây tác động xấu cho đồng tiền này sụt giá mạnh thì nó cũng không bao giờ có giá trị 0 đồng cả.

Việc đầu đầu tư vào vào đồng tiền Bitcoin có nhiều cách đầu tư tùy khả năng chi phí tài chính.  Đối với các nhà đầu tư muốn đầu tư an toàn vào tài sản Bitcoin thông qua các thị trường vốn có thể tiếp cận đầu tư thông qua Quỹ đầu tư Bitcoin của Greyscale (https://grayscale.co/bitcoin-investment-trust/  ), hiện đang hoạt động trên OTCQX như GBTC, đó là Bitcoin Investment Trust (OTCMKTS: GBTC): http://stockcharts.com/h-sc/ui?s=GBTC  ,...

(*) Hãy nhớ rằng, đối với đồng tiền bitcoin, nó chẳng có tác động nào tới các quy luật cung cầu hay ước đoán nào cả. Đó là nó thường phụ thuộc vào tâm lý tác động rất lớn của các tổ chức ngân hàng, các chính phủ các quốc gia đó (như việc các chính phủ các quốc gia có cấm bitcoin giao dịch như trên sàn chứng khoán, hay khuyến khích giao dịch hay không), và nhất là các quỹ đầu tư phòng hộ (Hedge fund) tham gia ngày càng nhiều vào nghiệp vụ đầu tư rủi ro này hay giảm bớt đầu tư. Ta hãy nhớ rằng các quỹ đầu tư mạo hiểm Hedge fund này nó tách bạch với các nghiệp vụ bảo hiểm “tài khoản tiền gửi ngân hàng”. Thí dụ trên thế giới thì hầu hết tất cả các ngân hàng trung ương các nước họ đều có nghiệp vụ bảo hiểm đồng tiền nội tệ của họ, như việc  bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm,…trừ các quỹ Hedge fund này ra là nó không được bảo hiểm các trò chơi rủi ro của họ cả. Kể cả tại Mỹ, Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) không bảo hiểm cho các quỹ phòng hộ Hedge fund, hoặc các quỹ đầu tư tư nhân. Đồng tiền bitcoin cũng vậy, đó là nó không được các tổ chức tài chính hay các ngân hàng trung ương bảo hiểm nó.

(**) Hiện nay các cơ quan quản lý tiền tệ và chứng phiếu của Mỹ đang xét nhắm vào việc đánh thuế chút ít về đồng tiền bitcoin này, điều đó có thể mở đường cho đồng tiền này sẽ được bảo hiểm rủi ro của nó, dù rằng về lý thuyết nó đã có bảo hiểm rủi ro bằng các hợp đồng phái sinh và các giao dịch tương lai có kỳ hạn.

(***) Trong đầu tư, hãy nhớ rằng bất cứ tài sản nào có giá trị hợp đồng phái sinh hay các hợp đồng tương lai có kỳ hạn thì tài sản đó sẽ an toàn hơn các tài sản khác như “thế giới tiền số”, hay người nhàở VN hay gọi là “tiền ảo”.



(****) Đồng tiền Bitcoin có màn trình diễn khá ấn tượng trong tháng 4/2018 này, nó còn an toàn hơn cả cái thị trường cổ phiếu VN.


Chuyện lạ tháng Tư


Trong câu chuyện này tôi không nói đến vấn đề kinh tế nào đó mà nói đến vấn đề thời sự đang diễn ra của xã hội VN, đó là nó có nhiều chuyện lạ kỳ mà nhiều người ở VN họ hay cảm phục tôi là hình như ngay cả vấn đề cáp quang Internet của VN đi quốc tế lại gặp sự cố đúng vào cuối tháng tư hay cả tháng Tư nóng bỏng này mà trước đây tôi hay bói quẻ đoán ra. Vì người ta hay doanh nghiệp ở VN tức giận truy cập quốc tế bị chập chờn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh doanh của họ, thậm chí là bị mất hợp đồng vì không thể thông báo cho nhà nhập khẩu khách hàng mua hợp đồng của doanh nghiệp VN,…đó là chứng bệnh lạ kỳ và bây giờ nó lại tiếp diễn nữa, mà đường truyền cáp quang Internet thì toàn nhắm vào VN.

Cái chuyện cáp quang đường truyền Internet quốc tế đó nó hay bọ đứt mà người ta ví von “do cá mập cắn” thì nó trùng hợp vào sự cố công ty Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh) xả thải chất độc vào những ngày cuối tháng Tư năm 2016 thì cá mập nghiện ăn cáp quang ấy nó cũng chỉ làm gián đoạn 3 lần trùng hợp vào tháng Tư thôi, nhưng nhìn xa vào quá khứ vụ  Vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981 thì nó còn dữ dội hơn thì cáp quang nó đứt rất trùng hộ và kéo dài cả nửa tháng qua trung tuần tháng Năm là cứ đến hẹn lại đứt. Đó là chuyện người ta hay đoán do âm muu chính trị và do kiểm duyệt là thà người ta cắt đứt tuyến cáp quang đó để chấp nhận mất mát sự thiệt hại để yên đảng yên chức vì người ta lo sợ người dân kỷ niệm những ngày sự cố đó mà quên kỷ niệm ngày 30/4 của đảng. Tôi viết vài dòng tới đây thì thấy buồn cười, có lẽ tôi đang cười..hi.hi..ha..ha .. về chuyện quái đản này, và nó sẽ kéo dài được bao lâu, bao năm nữa về sự cố đầy rủi ro cáp quang bị đứt không đúng chỗ này.

Về câu chuyện Bộ Thông tin và Truyền thông của ông Trương Minh Tuấn đang dính vào tai tiếng hợp đồng MobiFone mua AVG thì cũng có đủ tư cách hành dân qua hình thức đề xuất khách hàng dùng dịch vụ điện thoại trả trước phải nộp ảnh chân dung theo Theo quy định của Nghị định 49 của chính phủ kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc thì tôi lại buồn cười không giấu giếm được.

Đó là cái Bộ TT&TT của Trương Minh Tuấn này họ dọa sẽ cắt thuê bao cả mấy chục triệu khách hàng là lớn hơn cả số dân đi bầu cử nếu đến hết kỳ hạn 24/4/2018 mà chủ nhân số điện thoại nào chưa nộp ảnh chân dung sẽ bị cắt thuê bao.

Tôi thì nghiệm ra rằng, có lẽ do người dân VN đang sống quá hèn, quá nhu nhược và hình như họ có sự chịu đựng bền bỉ quá cao mà quốc tế cũng nói vấn đề này. Vì số điện thoại thuê bao người ta đã chứng minh thư hay hộ chiếu rồi mà còn đòi hỏi thêm ảnh chân dung đi làm thủ tục mà bỏ bao nhiêu công ăn việc làm chầu chực từ sáng tới trưa cũng chưa nộp được, vì số người sống hèn quá đông chấp nhận cái phận sống nhục quá lâu, vì hãy nhớ rằng bạn đang là ông chủ là người trả tiền, là nhà vua, là hàng ngày bạn trả tiền điện thoại để nuôi sống mấy cái nhà mạng viễn thông đó, và còn nuôi sống cả cái Bộ TT&TT đó, và còn nuôi sống cả một đám người của đảng. Vì ngân sách thu thế từ viễn thống rất lớn ở VN, do họ độc quyền lĩnh vực này. Ấy vậy mà số đông người dân VN vẫn cứ lao đầu vào dạ, vâng cho những kẻ bày ra chuyện nhảm nhí đó.

Tôi thì mô tả nó còn nghiêm trọng và tốn kém hơn cả một cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vậy. Vì tỷ lệ số dân Mỹ đi bầu mà còn được chăm lo chi tiêu miễn phí và còn được trả tiền để khuyến khích người dân đi bầu chọn người lãnh đạo đất nước và sau này nó sẽ chi phối luôn mọi sự may rủi liên quan đến cuộc sống hàng ngày nếu bầu chon tổng thống kém tài. Vậy mà người ta con chây ỳ không muốn rảnh việc đi bầu cử. Tuy nhiên ở VN, số lượng người ùn ùn bỏ công ăn việc làm để đi chụp ảnh chân dung còn lớn hơn cả số dân theo tỷ lệ mỗi nước đi bầu cử tổng thống, họ sẵn sàng răm rắp làm theo một quyết định của kẻ nào đó trong Bộ TT&TT đề xuất mà bây giờ nó còn bí ẩn là người ta đang truy lùng ra ai là kẻ đề xuất ấy, chuyện càng bi hài kịch hơn nếu kẻ đề xuất ấy chỉ là hạng cấp cò còn cấp Cục trưởng, Cục phó mà hiện nay người ta đang đề cập giải thể bọ máy cồng kềnh đó, mà nếu là đúng như vậy thì người dân VN có lẽ đàng sống trong “thế giới con lừa”.

Ôi thôi, kết luận của tôi là với sức nặng mấy chục triệu thuê bao di động đông đảo ấy mà bất cứ hãng viễn thông quốc tế nào cũng  “thèm nhỏ dãi” ấy mà chỉ cần thể hiện tư cách là ông chủ trả tiền chứ không phải là đầy tớ thì tôi chắc chắn nói rằng người tiêu dùng chỉ cần trừng phạt không bỏ tiền ra chi tiêu cho vấn đề điện thoại viễn thông chỉ cần nửa tháng, hay lâu một chút là 2 tháng không có doanh thu là các nhà mạng khai thác viễn thông kia nó sẽ sập tiệm, và một sự thảm khốc xẩy ra là sẽ có hàng triệu lao động của nhà mạng này mất việc, đám người Bộ TT&TT này cũng sẽ giải tán, ngân sách nhà nước cũng không có thì ai sẽ sống hèn. Chắc chắn những nhà mạng và cả Bộ TT&TT sẽ cử người tới quỳ lạy bạn là mong bạn hãy kích hoạt lại số điện thoại, và mong bạn hay gọi nhiều hơn nữa, cà thẻ nhiều hơn nữa mà không cần đòi hỏi lý do gì nữa..hi.hi..


(*) Trong bài này tôi có hơi nặng lời với mọi người, nhưng mong lượng thứ, nhưng biết làm sao được, vì người VN chỉ biết than vãn bạc nhược thay vì cần phải thể hiện tư cách mình là khách hàng là ông chủ, chứ không phải là đầy tớ của nhà mạng hay cái Bộ TT&TT kia hoặc cái chính phủ hay rêu rao "chính phủ kiến tạo, công nghiệp 4.0" đó là chính phủ bất tài mà còn kém tài.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018


Câu chuyện “Đề xuất nâng tuổi hưu nam lên 65 tuổi, nữ 60 tuổi”


Đây là chủ đề khá chuyên môn là rất quan trọng trong phân tích kinh tế học, vì nó ảnh hưởng đến cả năng suất lao động cũng như rất rộng về vấn đề kinh tế của mỗi quốc gia.

Trước tôi tóm lược và nhắc lại chuyện cũ mà lại rất mới và rất thực tế, đó là tại VN thì quan chức VN hay mỉa mai do trình độ dân trí VN thấp nên cần có sự định hướng của đảng,….”. Mẫu chốt là ở chỗ đó, và quả nhiên nó cũng đúng chứ không sai, và người ta còn mỉa mai nói dân VN khéo chịu đựng tốt nhất thế giới.

Lý do tôi nhắc lại về nghiệp vụ đề xuất tăng tuổi lao động tại VN, đó là kẻ đề xuất đó là ai, nếu kẻ đề suất ấy là ộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung trình ra thì tôi cho đó là nguy kịch và còn nguy hiểm, bởi vì hãy nhớ rằng ông này có thành tích “gian lận thi cử, bị lập biên bản và hội đồng tuyển sinh sau đại học của trường Học viện hành chính quốc gia trừ 50% số điểm”. Tức là nguồn dẫn rõ ràng để những dư luận viên không ưa tôi sẽ phải suy nghĩ lại. Cụ thể link dẫn: https://tuoitre.vn/vi-pham-quy-che-thi-tien-si-ong-dao-ngoc-dung-bi-tru-50-diem-thi-149687.htm  , đó là báo chính thống của dảng đăng vẫn còn lưu, một số bài bị xóa bỏ và tháo gỡ.

Tuy nhiên tôi thì không hiểu làm sao mà ông này lại leo lên chức vụ cao hơn đó là chuyện trong nước mà người dân VN có lẽ đã quên rồi chứ quốc tế thì họ chưa khi nào quên chuyện này, vì bây giờ ông Đào Ngọc Dung này đang chiễm chệ ngồi cái ghế rất cao Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có lẽ tôi nói thẳng là mua quan bán chức cũng có thể không loại trừ, hoặc vì ông này Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tức là hạt giống đỏ của đảng họ tự đề xuất thì quả là chuyện hài hước. Nhưng ông này nói trắng ra là có trung ương đảng gợi ý thì người ta sẽ giật mình là nhóm lãnh đạo sau này của của nhiệm kỳ 2016-2021 đáng có khá nhiều người mắc kẹt về tuổi về hưu, nếu nâng như dự kiến thì khối kẻ sẽ ngồi thêm 1 hay 2 nhiệm kỳ nữa thì quả là chuyên như đùa.

Tôi vẫn nói về chuyện thời  sự tại VN, và phần sau tôi đề cập đến vấn đề lao động trong kinh tế.  Cái chuyện thời sự này nghe tưởng chừng đơn giản, đến khi một số tờ báo đảng họ còn thốt ra là chuyện nâng tuổi về hưu đó là “Với cán bộ công chức, hành chính nhà nước, việc nâng tuổi về hữu đó dẫn đến tình trạng tham quyền cố vị".

Có lẽ tôi chỉ ra vào điểm ly kỳ mà ở VN có lẽ ít ai nhận ra chuyện nâng tuổi về hưu này, nếu lấy con số tuổi về hưu nam, tức là đàn ông mà người ta đề xuất là từ 60 lên 65, hay thấp hơn là 62 thì ta có những chuyện bi kịch cho VN, vì có rất nhiều ông bà lãnh đạo nhiệm kỳ 2016-2021 này sẽ tiếp tục được ngồi thêm 2 nhiệm kỳ nữa, thay vì họ có thể chỉ làm hết nhiệm kỳ 2016-2021. Cụ thể như tôi lấy ví dụ ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam bất tài vô năng lực hiện tại của VN, thì ông này đang lưng chừng 57 tuổi, có lẽ sẽ chỉ làm hết nhiệm kỳ là năm 2021 là vừa đủ tuổi về hưu 60, bây giờ dù có nâng lên tuổi về hưu cho là 62 đi chăng nữa thì ông Đinh Tiến Dũng vẫn có khả năng được chỉ định làm thêm đủ nhiệm kỳ thứ 2 nữa cũng chẳng ai bắt bài. Thậm chí ngay cả ông Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Đào Ngọc Dung bất tài vô năng lực này cũng có thể làm tiếp một nhiệm kỳ nữa dù tuổi nghỉ hưu có là 62 hay 65 đi nữa, nếu chẳng may ông này thăng chức nắm những chức vụ cao hơn chức bộ trưởng lao động trong vấn đề kinh tế thì đúng là khốn khổ cho người dân VN quá bất hạnh.

Tôi trở lại hồ sơ kinh tế học trong vấn đề lao động thì tôi giật mình là vì sao tại VN lại để cho một kẻ quay cóp, và chỉ biết lý luận chính trị của đảng mà đi làm chức Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội mà trong kinh tế nó rất quan trọng. Bởi lẽ tất cả các ngân hàng trung ương của các nước họ đều có nghiệp vụ theo dõi tỷ lệ thất nghiệp của người lao động, số người tham gia lao động trong kinh tế, số người lao động nghỉ hưu hay tới độ tuổi lao động, họ còn thống kê phân tích dự báo kinh tế và số người lao động của hộ gia đình có bao nhiều người có khả năng tự chủ chi tiêu, tiêu dùng để phân tích vĩ mô kinh tế và vấn đề tiêu dùng nội địa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay ngân sách chi tiêu vào quỹ bảo hiểm an sinh xã hội,….để tính ra cái rộng hơn như giảm thuế hay tăng thuế,….

Hãy nhớ rằng một số quốc gia còn chỉ định các cố vấn kinh tế không thể thiếu cho chính phủ để theo dõi tình hình thống kê kinh tế, hay đọc và phân tích các dữ liệu thống kê về lao động của các tổ chức phân tích kinh tế của họ như ngân hàng trung ương, hay các phân tích của các chiến lược gia phân tích kinh tế vĩ mô quốc tế, hay trong nước nhằm phân tích theo dõi hồ sơ cho lãnh đạo của họ.

Cụ thể họ luôn có cố vấn kinh tế cao cấp như chuyên nghiên cứu về thị trường lao động, nhập cư và phát triển nguồn nhân lực mới, đây là cố vấn phải có chuyên môn về phân tích kinh tế học, và cũng phải rất giỏi toán học trong thống kê, thậm chí họ phải có chuyên môn kinh nghiệm từng là chiến lược gia phân tích kinh tế vĩ mô của các định chế tài chính có uy tín, hoặc từng là Giáo sư, Phó giáo sư đã từng giảng dạy kinh tế tại các trường đại học,… . nó không phải là chuyện đùa đâu nhá.

Chính vì mức độ rất nghiêm trọng khi quyết định tăng hay giảm tuổi lao động đó mà khi các quốc gia đưa ra đề xuất ấy và nó cần phải được tất cả các tổ chức kinh tế của quốc gia đó tham gia đánh giá, từ quốc hội cho đến các bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương, rồi các chuyên gia phân tích kinh tế hay các giáo sư đại học phân tích và phản biện hậu quả tiêu cực và tác động tích cực của việc tăng/giảm tuổi về hưu đó. Chon nên cái chỉ số kinh tế về tuổi về hưu lao động này gần như có những quốc gia cả 1 thập kỷ tức là 10 năm thì họ cũng chưa khi nào tùy tiện nói tới vấn đề này. Ví dụ như TQ hơn 10-năm nay rồi thì họ vẫn giữ tuổi về hưu cho lao động am giới là 60 tuổi. Trong khi nữ giới là 50 tuổi, họ chỉ đặc cách cho một số lãnh đạo quan chức đang có uy tín thì có thể ngồi ghế làm tiếp mà không cần phải tới 60 tuổi là nghỉ hưu.

Đối với VN nếu nang tuổi về hưu cho nam giới là 65 tuổi thì điều đó sẽ lớn tuổi hơn các nước EU mà tính trung bình cho 28 nước EU đó, tức là tuổi về hưu của Âu châu sẽ gần như ít hơn 1 tuổi do với VN. Vì ngay cả nước Đức, Pháp, Thụy Sĩ, UK,… họ chủ yếu lao động bằng trí tuệ thì tuổi về hưu của họ là 65 tuổi. Thậm chí là nước Pháp thì độ tuổi đó là 62, ngay cả Phần Lan cũng chỉ là 63 thôi.

Ôi thôi, ngay cả dân Singapore, Nauy, Thụy Điển, Nhật Bản thì tuổi về hưu của nam giới chỉ là 62 tuổi, dù rằng dân số họ là lão hóa là dân số già thiếu người lao động trầm trọng, vậy mà tuổi về hưu cũng chỉ là 62 thôi. Ngay cả nước Nga, đất rộng người thưa, là nước Nga có diện tích đất đai lớn nhất thế giới mà dân số ít ỏi nhất thế giơi nếu so với khả năng sản xuất và diện tích cũng như GDP của họ, tức là dân số Nga có 147 triệu dân mà đang cáng đáng rất nhiều thứ cho kinh tế, lao động đến đi lính trong quân đội,… thì cộng với dân số già và lão hóa đó thì độ tuổi về hưu của người Nga chỉ là 60 tuổi thôi.

Chuyện còn khá hay nữa là độ tuổi của người Hàn Quốc thì khá thấp là trong năm 2017 thôi, tức là 55 tuổi về hưu cho nam giới và hiện nay độ tuổi đó là 60 tuổi thôi, tức là những năm trước thì độ tuổi đó chỉ có 55 tuổi thôi (nữ giới cũng vậy).

Lý do khi áp dụng nâng tuổi về hưu đó thì Hàn Quốc đã bỏ ra rất nhiều công sức nghiên cữu khi từ năm 2016 họ nhận thấy rằng, Hàn Quốc đang thiếu lao động rất nghiêm trọng, quốc gia thì có dân số già và lão hóa tăng nhanh, dân số trẻ ở độ tuổi tham gia lao động thì ít hơn dân số già nghỉ hưu, điều đó nguy hiểm cho Hàn Quốc, vì một quốc gia quá nhiều công ty có phẩm chất quốc tế khi mà dân số lại thấp là chỉ có 50,6 triệu dân (năm 2015), và cũng chính năm 2015 đó GDP kinh tế Hàn Quốc bất ngờ co cụm suy yếu, và người ta nghiệm ra rằng nó do số dân tham gia lao động thấp hơn số người nghỉ hưu quá nhiều. Và họ cần nâng tuổi về hưu lên, vì khi thống kê kinh tế thì Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Hàn Quốc năm 2014 mà WB bút ghi thống kê của Hàn Quốc đã là 1.412 tỷ USD, và năm 2015 thì GDP của Hàn Quốc nó giảm còn 1.383 tỷ USD, thì khi đó người ta mới bắt đầu đi khảo sát và kiểm kê thì họ thấy rằng mức chi tiêu tiêu dùng của người dân Hàn Quốc quá thấp, và giảm liên tục, công thêm các doanh nghiệp Hàn Quốc thiếu lao động quá nhiều, các công ty Hàn Quốc họ dịch chuyển ra nước ngoài đầu tư để có lao động, thí dụ VN họ cũng đầu tư rất lớn, chính vì đó mà Hàn Quốc họ kêu gọi người lao động đã quá tuổi tiếp tục quay lại lao động bằng cách nâng thêm 5 tuổi nữa cho cả nam lẫn nưa thì quả nhiên GDP kinh tế của Hàn Quốc tăng lại như năm 2017 thì GDP đạt 1.498 tỷ USD,…..

Có lẽ hồ lao động tuổi về hưu này hôm nào tôi ghé lại phân tích, vì nó rất rắc rỗi, tuy nhiên hãy nhớ rằng các nước dân cử là người dân cầm lá phiếu bầu cử thì họ không nhất thiết hạn chế tuổi tác tranh cử hay điều hành chức vụ được chỉ định, miễn là người đó được tín nhiệm thì có thể ngồi ghế điều hành các vấn đề của kinh tế lẫn chính trị của đất nước, và họ vẫn có quyền nghỉ hưu theo tuổi tùy thích, nên người ở nhà tại VN đừng lấy cớ đó mà viện dẫn vào để bám quyền cố vị thì gieo họa cho quốc gia họ. Vì ở VN công chức và đảng viên rất lớn, họ bám quyền rất lâu mà lỳ lợm bán ghế không chịu về hưu thì chả có ngân sách nào cáng đáng trả nổi. Vì họ bám ghề cũng có thể không vì đồng lương mà là âm mưu trục lợi lương lậu bên ngoài với nhóm lợi ích để vét một mớ tiền rồi mới hạ cánh nghỉ hưu, đó mới là nguy hiểm.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018


Những phát biểu cuồng ngôn trong kinh tế học của quan chức VN, và hậu quả họ đang chuốc lấy thất bại


Đó là họ khoe khoang thành tích “VN tham gia 16 FTA, và tham gia hầu hết các hiệp định thương mại tự do trên thế giới từ Mỹ, Nam Mỹ, Âu-Á, và dự tính thi hành cái CPTPP đang đàm phán thêm cái một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU, gọi là EVFTA để nâng ngạch số xuất khẩu gia tăng thêm 50% vào các nước EU,…”.

Và gần đây, giới chức Bộ Công thương tổng kết khi trích dẫn thống kê của Tổng Cục thống kê VN, là trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu của VN đạt kỷ lục cao nhất chưa từng thấy khi lớn hơn 200% của GDP năm 2017 là 220 tỷ USD, tức là xuất-nhập khẩu năm 2017 của VN đạt con số 425 tỷ USD. Để tăng thêm tính háo danh ngông cuồng ấy thì ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lẫn ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhân cơ hội đó khoe khoang thành tích con số ấn tượng đó khi ở trong nước lẫn công du nước ngoài,…Họ còn dự phóng là năm 2018, quan hệ ngoại thương bán buôn giữa VN-TQ sẽ vượt con số 100 tỷ USD, và Hàn Quốc cũng là con số gần 100 tỷ USD,…

Trước hết về hồ sơ khá ly kỳ này mà tôi đã lướt qua những thống kê và phát biểu của quan chức VN thì tôi nghiệm ra rằng, đó là tôi cứ nghĩ mình bị cận thị và mờ mắt lên mới đọc nhầm con số đó, nhưng kiểm tra lại thì nó không nhầm lẫn chút nào,… và tôi sẽ phân tích chỉ ra như thế này.

Đó là trong phân tích kinh tế thì tôi chưa từng thấy quốc gia nào gia tăng phá kỷ lục xuất nhập khẩu của VN lớn như vậy nếu so với GDP của họ. Chẳng hạn tôi lấy một ví dụ là ngay cả nước Đức là cường quốc xuất khẩu rất lớn, đó là xuất khẩu của Đức lớn thứ 3 trên thế giới chỉ đứng sau TQ, Mỹ mà thôi, đó là đo theo tỷ lệ xuất khẩu bao nhiêu tỷ USD, EUR mà không đo theo GDP của họ. Nhưng hãy nhớ rằng đối với TQ thì xuất khẩu của họ thì ta miễn đề cập, vì con số thống kê của họ rất mơ hồ, nhưng cũng chấp nhận được là xuất khẩu của TQ nó chỉ chiếm chưa thể nào tới 40% của GDP, Mỹ chỉ xuất khẩu chiếm chưa tới 13,05% của GDP, trong khi nước Đức là vô địch về xuất khẩu thì xuất khẩu của Đức cũng chỉ chiếm trung bình gần phân nửa của GDP, tức là gần 50% của GDP thôi.

Một cách cụ thể tôi tính cho xuất-nhập khẩu của Đức năm 2017 mà trích dẫn nguồn thống kê của Đức đưa ra, đó là năm 2017, nước Đức xuất khẩu được 1.279 tỷ EUR, và nhập khẩu 1.034 tỷ EUR (so với GDP dự kiến đang tính toán của Đức, tức là Tổng sản phẩm quốc nội GDP là gần 3.264 tỷ EUR). Tức là năm 2017- Đức đạt xuất siêu, hay đạt thặng dư thương mại được 245 tỷ EUR (Đức là quốc gia có truyền thống chưa khi nào bị nhập siêu, hay bị thâm hụt thương mại).

Qua ngân ấy con số nó cho thấy ngay cả tổng xuất-nhập khẩu của Đức thì cũng chưa thể vượt qua được 80% của GDP.

Đối với VN, quốc gia này dự tính tới năm 2020, tổng kim ngạch xuất–nhập khẩu đạt trên 270%-300%, thậm chí có người còn vẽ ra con số 400% của tổng sản lượng GDP kinh tế mà một số quan chức kinh tế gia quốc doanh này vẽ ra, vì họ cho rằng khi cái CPTPP và EVFTA lưu hành thì nhân đôi xuất khẩu,….

Đó là con số vẽ ra bệnh hoạn nhất mà tôi chưa từng thấy quốc gia nào như vậy cả. Ngay cả nền kinh tế Mỹ to lớn nhất thế giới và cũng là nền kinh tế nghiện ngập nhập khẩu lớn nhất thế giới thì Mỹ cũng chỉ nhập khẩu bằng một phần mấy của GDP thôi. Nếu như cái GDP của Mỹ năm 2017 là hơn 19 ngàn tỷ USD thì cũng trong năm 2017 đó thì Mỹ chỉ nhập khẩu tính hết thì khoảng 2.920 tỷ USD thôi. Tức là Mỹ nhập khẩu khoảng 2.410 tỷ USD hàng hóa, và 544 tỷ USD dịch vụ thì so với GDP của Mỹ thì nó cũng chẳng chiếm bao nhiêu cả. Ngay cả Thailand, thì GDP của họ năm 2017 ước đoán chừng khoảng 433 tỷ USD, vậy mà nhập khẩu hàng hóa của họ xếp sau VN tính theo giá trị bằng tiền bạc chứ chưa tính theo kích thước nền kinh tế GDP, cụ thể năm 2017 thì nền kinh tế Thailand chỉ nhập khẩu khoảng 192 tỷ USD. Trong khi con số này của VN là quốc gia này nhập khẩu tới 211,10 tỷ USD hàng hóa (năm 2017, so với cái GDP 220 USD), đó là con số vĩ cuồng trong kinh tế học. 

Bởi lẽ VN thì nhập khẩu nhiều gần như bằng 100% của GDP, nhưng dự trữ ngoại hối thì cực kém. Bởi lẽ Thailand họ nhập khẩu khá thấp chỉ bằng chưa tới 46% của GDP thôi, nhưng họ có trong tay khối dự trữ ngoại hối của họ tính hết tháng 3/2018 là khoảng gần 257 tỷ USD. Tức là với khối dự trữ ngoại hối ấy thì Thailand có thể tài trợ cho cả năm nhập khẩu, vế bên kia là VN thì được mấy tuần, mấy tháng nhập khẩu nhỉ?

Một vài con số đó thôi nó cho thấy nếu như những tay đầu cơ tài chính mà nó có giật sập và xé nát cái đồng bạc VND, hay trái phiếu của VN phát hành có khi bị cháy rách thì cũng không thể đổ lỗi cho ai được cả. Nó cũng đễ giải thích là vì sao đồng bạc VND hay bị rủi ro mất giá, và chính phủ nước này phải thường xuyên thanh toán lãi suất trái phiếu, do thiếu hụt ngoại hối. Nó cũng là nguyên nhân làm héo úa đồng nội tệ vì tạo ra nợ quá cao, là hay đi vay hay in bạc ra để tài trợ cho chứng bệnh nghiện ngập nhập khẩu và xuất khẩu để bơm bóng GDP kinh tế. Hoặc họ đang xuất khẩu giúp thiên hạ.

Hiện nay nền kinh tế VN gần như đào bới cạn kiệt tài nguyên, là họ khai thác xới tung cả đất nước để tìm kiếm nguyên liệu, vật liệu cho hỗ trợ xuất khẩu, họ chế biến thô xuất khẩu bằng mọi, kết cục họ đang trả giá là ngay cả cát xây dựng có lẽ sau này họ phải đi nhập khẩu từ bên ngoài, dù rằng VN có nhiều mỏ cát. Còn dầu thô thì tôi e rằng một vài năm nữa là VN sẽ không còn giọt dầu nào để xuất khẩu hay để chế biến xăng dầu thành phẩm mà phải đi nhập khẩu thường xuyên bên ngoài.

Vấn đề khó hiểu và rất tai hại cho VN là quốc gia này bỏ lỡ quá nhiều cơ hội đầu tư nâng cao phẩm chất hạ tầng cho công nghiệp của họ là khi giá dầu thô và giá nguyên liệu, vật liệu hàng hóa commodities, như sắt thép, kim loại,…sụt giá nặng kéo dài mấy năm thì những người điều hành kinh tế của VN này họ không chịu nhân cơ hội đó mà dồn tiền để gia tăng đầu tư xây cất hạ tầng cho kinh tế, họ chỉ cãi vã và bàn cãi và vẽ ra dự án vĩ cuồng rồi cất trong ngăn kéo để kích hoạt đầu cơ đất đai nhà cửa,….họ bỏ qua quá nhiều cơ hội khi mà chi phí lợi suất trái phiếu xuống thấp, giá nguyên liệu hàng hóa thế giới dư thừa sụt giá, thậm chí là nền kinh tế thế giới trôi vào giảm phát, thì ở VN họ không gia tăng đầu tư mà chỉ biết gia tăng cố bơm hút dầu, bán tài nguyên giá rẻ như bèo bọt để xuất khẩu bằng mọi giá để chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng GDP đề ra nhằm kéo con số nợ trên GDP xuống thấp, kết cục nay phải trả giá đắt đó là giá hàng hóa, dầu thô, sắt thép, commodities tăng giá mạnh, đẩy tất cả các chi phí lên cao, lợi suất trái phiếu và chi phí vay nợ quốc tế tăng mạnh rất tốn kém thì những người điều hành kinh tế ở VN họ lại lật đật đầu tư xây cất, rồi vẽ ra các dự án xây cất “các đặc khu kinh tế” để đầu cơ giá tăng nhân đôi,…

Họ làm kinh tế rất tốn kém và ngược đời, đó là hình như quan chức VN họ thích hội nhập cho sâu rộng bên ngoài bằng xuất nhập khẩu và ký thỏa hiệp thương mại tự do, kết cục một số cái thỏa hiệp thương mại ưu đãi của quốc tế về thuế quan dành cho VN đáo hạn thì mất nguồn thu thuế, vì bao năm được ưu đãi xuất khẩu miễn trừ thuế để VN tích lũy, nhưng khỗn nỗi họ làm ra đồng nào tiêu hết đồng đó mà còn đi vay thì nay mất một số nguồn thu thuế thì quay sang đề xuất thu thuế toàn dân như thu thuế nhà cửa đất đai, và xe hơi với định mức nhà cửa xe hơi có giá trị bao nhiêu đó thì phải đóng thêm thuế phí chứ chưa nói bây giờ chi phí lợi suất trái phiếu trên thị trường tài chính quốc tế tăng, ở trong nước cũng tăng thì làm sao lấy đâu ra tiền để đầu tư cho các dự án kinh tế vẽ ra trước đây khi chi phí rẻ không làm thì nay nó đắt thì làm thì lấy đâu ra tiền để đầu tư nhỉ. Phát triển kinh tế khi tạo ra nợ với chi phí tài chính thấp thì lo chuyện làm kinh tế hái sao trên trời, như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng phải là trung tâm tài chính sánh ngang Thượng Hải, Hồng Kông, và thay thế trung tâm tài chính Singapore thì quả là chuyện lạ đang diễn ra ở VN.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018


Trở lại hồ sơ kinh tế CPTPP mà VN thay Mỹ, Nhật làm ảnh cả trong tuần qua


Đầu tiên là việc ông Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị không kích Syria, thì ông Trump tung đòn gió thăm dò là Mỹ sẽ quay lại TPP, tức là bây giờ nó biến thể thành CPTPP với nhiều tiêu chí thấp kém. Tôi thì đã nói là thực chất ông Trump thăm dò để chú ý nước nào ủng hộ, phản đối, hay trung lập việc Mỹ không tập Syria, và quả nhiên trong danh sách các nước CPTPP thì VN là quốc gia hung hãn nhất phản đối Mỹ. Có lẽ họ vẫn còn tự hào dựa vào Liên Xô và bây giờ vẫn cuồng Nga, Cuba, thân Tàu thù ghét Mỹ, căm thù Tây phương là Pháp, Đức, Anh,….gì đó. Đó là quyền của những người CSVN họ thích làm sao là chuyện của họ.

Tuy nhiên sau việc Mỹ đã không kích Syria rồi thì quả nhiên ông Trump tuyên bố là Mỹ không có ý định quay lại TPP. Đó là nghệ thuật chính trị thăm dò truyền thống mà Mỹ hay ưa dùng “Cây gậy và củ cà rốt”. Bởi vì trong cái TPP này thì Mỹ đã có các hiệp định thương mại song phương của khá nhiều nước rồi. Đó là những nước trong cái TPP, hay sau này nó biến thể thành CPTPP. Đó là nước Peru, Singapore, Australia, Chile (là những nước trong CPTPP). Nếu tính vào đó cái FTAA (viết tắt từ Free Trade Area of the Americas, tức là Khu vực Thương mại tự do châu Mỹ), nó là một đề xuất thỏa thuận tự do thương mại giữa Hoa Kỳ và ba mươi bốn quốc gia ở Bắc, Trung và Nam Mỹ, cũng như các vùng biển Caribbean (trừ Cuba vì xưa kia bị Mỹ cấm vận).

Trong đó Bắc Mỹ bao gồm hai nước Canada, Hoa Kỳ, có sản lượng kinh tế chi phối hầu hết các nước còn lại.

Những nước thuộc Nam Mỹ: Argentina , Bolivia , Brazil , Chile , Columbia, Ecuador, Paraguay, Peru, Uruguay , Venezuela. Trong khi những nước thuộc Trung Mỹ: Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama.

Những nước thuộc vùng Caribbean: Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Dominica, Grenada, Guyana, Haiti, Jamaica, Saint Kitts and Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Suriname, Trinidad, Tobago và Cộng hòa Dominica,…thì những hiệp định này nó gần như lấp đầy các nước tham gia CPTPP.

Đối với Nhật, thì hiện nay uy tín của  Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xuống rất thấp và có nguy cơ cái CPTPP vì nếu Shinzo Abe ra đi thì coi như chắc chắn Nhật sẽ trì hoãn tham gia vào cái CPTPP, vì phe phái đối lập họ cũng không mặn mà cho lắm việc Nhật tham gia làm thủ lĩnh CPTPP này khi thiếu Mỹ. Bởi vì hai đại cường về kinh tế lẫn quân sự này là Mỹ-Nhật chủ yếu tham gia vẽ cái khung trong TPP mà không có TQ tham gia, đó là chính trị, nó là cái cớ để Mỹ-Nhật ngăn chặn sự bành trướng lãnh hải ở Biển Đông, cũng như khu vực biển Hoa Đông, biển Nhật Bản. Mục đích để Mỹ cân bằng ngoại thương là chuyển hướng nhập khẩu hàng hóa từ các nước tham gia TPP nhiều hơn để kéo các nước này vào một liên minh để Mỹ dễ đàng đẩy TQ ra xa khỏi vùng tranh chấp biển Đông, biển Hoa đông, và quả nhiên nó có lợi cho VN nhân đôi. Vì khu vực này được ước đoán là rất giàu tiềm năng về dầu mỏ, khí đốt mà chưa thể thăm dò hết vì căng thẳng nhiều bên.

Ta còn nhớ vào ngày 8/3/2018, thì  11 quốc gia TPP khác đã ký  thỏa thuận sửa đổi mà không có Mỹ tham gia, và người ta loại bỏ 20 điều khoản, thì cái CPTPP này nó không còn tiêu chí nào thích hợp với Mỹ cả. Nó chủ yếu là tiêu chí của thương mại cao độ giả tạo, thay vì cần có chính trị vào đó thì quả nhiên những nước độc đảng cộng sản như VN thì rất hoan hỉ hân hoan nó để vào CPTPP tiếp tục được ôm giấc mộng "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì chỉ có lao xuống vực nhanh hơn.

Cho nên ta cũng dễ hiểu là sau khi ông Trump tuyên bố ngược lại là ông ta chưa bao giờ thích thú cái CPTPP này thì nó vả vào mặt cái Bộ Ngoại giao VN này, nhất là hạng cò con tép tôm người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói “Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một hiệp định thương mại mở, theo đó các nền kinh tế có thể tham gia CPTPP sau khi Hiệp định đi vào triển khai.”. Thậm chí là báo chí của nhà nước VN còn giật hàng tựa “nếu Mỹ muốn gia nhập CPTPP, Mỹ sẽ phải chấp thuận các tiêu chuẩn cao”.

Tôi thì hay mỉa mai rằng, trong cái CPTPP này khi Mỹ rút đi thì vẫn ngầm bật đèn xanh cho Nhật lãnh đạo cái CPTPP này, vì nếu Nhật không tham gia vào CPTPP này coi như cái thảo hiệp CPTPP nó không còn bất cứ giá trị nào cả. Vì thứ nhất nếu có Mỹ tham gia vào TPP trước đây thì cái thỏa hiệp thương mại này là to lớn nhất thế giới nếu nó thi hành vì nó sẽ lớn hơn cái Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới hiện tại nó đang lưu hành và đang nhùng nhằng đàm phán lại. Vì trước đó cái Hiệp định Quan hệ đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương – TTIP giữa Mỹ và 28 nước EU đàm phán thất bại (đây mới là hiệp định thương mại to nhất thế giới nếu nó được lưu hành thì cái TPP sẽ rơi xuống hạng 2).

Bây giờ Mỹ rút khỏi TPP, và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn bị mất uy tín sẽ gây rủi ro cho cái CPTPP nếu cả Mỹ và Nhật không có trong cái CPTPP thì xem như cái hiệp định thương mại này là cái vỏ trống rỗng. Vì dù sao sản lượng GDP kinh tế của Mỹ cũng đã chiếm tới hơn 30% sản lượng GDP kinh tế thế giới. Trong khi Nhật Bản là gần 8% của GDP thế giới.

Cái chuyện khá ly kỳ nữa là hiện nay căng thẳng thương mại TQ-Mỹ đang gia tăng, và có vẻ như hai nước này chỉ dọa nhau thăm dò, nhất là TQ hay to tiếng, nhưng họ lại không dám trả đũa Mỹ và chỉ nói suông và đi cửa sau là cử Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, Zhong Shan sang Mỹ đàm phán để nhượng bộ Mỹ vì năm 2017, Mỹ bị thâm hụt thương mại với TQ tới con số 376 tỷ USD, còn trong 2 tháng đầu tiên của năm 2018 thì Mỹ đang bị thâm hụt thương mại với TQ tới con số 65,3 tỷ USD. Nếu Mỹ giảm thâm hụt thương mại với TQ xuống thì vế bên kia là VN sẽ được gia tăng thương mại với Mỹ nếu có Mỹ tham gia TPP kia.

Cũng trong cái CPTPP này bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam thì Mỹ đang bị thâm hụt thương mại nặng với 5 nước. Đó là Mexico, Canada, Nhật Bản, Malaysia, và Việt Nam. Và Mỹ không bị thâm hụt thương mại với các nước còn lại, thậm chí là đạt thặng dư thương mại với các nước như Úc, Singapore rất lớn. Một cách cụ thể, năm 2017 thì Mỹ bị thâm hụt thương mại nhiều nhất với Mexico tới 71 tỷ USD, thứ 2 là Nhật với 69 tỷ USD, thứ 3 là VN với 38,4 tỷ USD, thứ 4 là Malaysia với 24,6 tỷ USD, thứ 5 là Canada với 17,6 tỷ USD,….

Những nước mà Mỹ đạt thặng dư thương mại thì lại là có trong hiệp định song phương như Peru, Singapore, Australia, Chile. Cụ thể bán buôn thuong mại với Mỹ năm 2017 vừa rồi thì Mỹ đạt thặng dư thương mại với Singapore 10,4 tỷ USD, trong khi với Úc thì Mỹ lời được con số thặng dư thương mại gần 15 tỷ USD,….

Qua vài con số đó nó cho thấy khi Mỹ đứng ở ngoài TPP thì VN mới là quốc gia mất ngủ nhiều nhất, đó là kể từ nay Mỹ sẽ gia tăng nhắm thuế vào hàng hóa của VN, vì họ đã nhìn ra sự thật là kết thân với nhà nước Cộng sản VN này không có lợi và hao tổn quá nhiều công sức.

Chẳng hạn trong việc Mỹ thăm dò cố ý muốn vào TPP trước khi không kích Syria để lấy phiếu ủng hộ Mỹ hoặc trung lập với Mỹ là tránh ủng hộ Nga thì ngay sau khi Mỹ không kích Syria rồi thì họ nghiệm ra rằng trong các nước tham gia CPTPP đó thì VN là nước to miệng hung hãn nhất chống Mỹ. Và hậu quả sau đó là TQ nhân cơ hội đó bắt bài là họ sẽ biết Mỹ sẽ không áp lực TQ về biển Đông, và thậm chí tại TQ còn cười mỉa mai họ đã thành công tách được Mỹ, và một số nước EU ra khỏi quỹ đạo ủng hộ VN về biển Đông trước đây. Và quả nhiên Mỹ, Pháp, Anh và một số nước EU họ cũng bắt bài VN là không còn phản ứng  bênh vực VN nữa vì thói dại miệng về ngoại giao “quan ngại sâu sắc”, và VN gần như bị động và ngạc nhiên là vì sao Mỹ họ không lên tiếng bênh mình nữa, và cũng chẳng thấy Putin của nước Nga lên tiếng nói gì. Vì ngay sau đó TQ họ gia tăng tập trận ở Biển Đông và Mỹ, Anh, Pháp, thậm chí là cả Nhật Bản họ cũng làm ngơ thì chỉ duy nhất có VN là đơn độc phản đối miệng bằng ngoại giao “các bên liên quan trong khu vực biển có tranh chấp mà không có sự đồng ý của Hà Nội.”.

Đã thế TQ còn xua tàu sân bay Liêu Ninh, và hàng ngàn tàu cá của họ ồ ạt tràn xuống biển Đông lùa về phía vùng biển của VN thì không có bất cứ nước nào đứng chung với VN nữa, đó là bài học quá đắng cay cho quốc gia này sẽ nhân đôi bất ổn. Vì VN đang phải trả giá đắt là chỉ thích làm kinh tế dù đầu óc kém cỏi vể kinh tế, nhưng lại không thích nói về chính trị.

Sau cùng tôi trích dẫn về sự vụng về ngoại giao mà VN chưa bao giờ ra khỏi lũy tre làng “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nếu Mỹ muốn tái gia nhập CPTPP thì phải chấp nhận các tiêu chuẩn cao của hiệp định cũng như được sự đồng thuận của các nước thành viên”.

Đó là thiếu hiểu biết của ngành ngoại giao của VN, vì trong cái CPTPP mọi quyết định bây giờ nằm trong tay người Nhật chứ không phải VN. Vì nền kinh tế của VN thì quá nhỏ bé chỉ chiếm chưa tới 0,34% của tổng sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới. Đã thế nền kinh tế của VN phụ thuộc vào xuất khẩu nếu so với GDP của họ thì đứng đầu thế giới về xuất khẩu gần như bằng 100% so với GDP của họ nên đừng có to miệng mà nghĩ mình là ai trên cái bản đồ kinh tế thế giới này. Bởi vì hiện nay Mỹ đang dọa tung đòn nhắm vào hàng hóa của Nhật, và cả Hàn Quốc nữa để khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật rút vốn đầu tư sang các nước thân thiện với Mỹ để hưởng mức thuế thấp. Nhật-Mỹ và cả Hàn Quốc họ cũng đang đàm phán bí mật về chuyện này. Vì thế giới rất rộng lớn như Ấn Độ, Indonesia, các nước lớn ở Nam Mỹ,….như Brasil, chẳng hạn, họ có diện tích rất lớn, dân số rất đông, tiềm năng rất mạnh mà Mỹ đang quay lại đầu tư thì nó có lợi hơn rất nhiều so với cái CPTPP cỏn con kia.

Vì như tôi nói cái CPTPP kia chủ yếu là mục đích chính trị để cô lập TQ, nhưng nó sẽ không cần thiết đối với VN, quốc gia sở hữu vùng biển rộng lớn chiến lược này quá hèn nhát và nhược tiểu đến mức khó hiểu là có khi một nước nào đó ném cho 100 tỷ USD thì họ cũng có thể bán hết cả lãnh thổ cho người ta và chỉ biết lo nghĩ tới ngoại thương để bảo vệ đảng của họ bằng các thảo hiệp thương mại dễ dãi thì hậu quả VN chỉ có chuốc thất bại thôi, vì khi Mỹ nó kéo các nước kia tham gia Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật và sau này là Úc, Indonesia,… rồi thì VN bị ném ra rìa.

(*) Cái biên bản CPTPP  ghi nhớ mà VN tự hào nó ở đây. Có vẻ như quan chức Bộ ngoại giao VN họ không hiểu tiếng Anh để đọc hết nó, hay họ đọc mà không thể phân tích ngụ ý nó trong đó nói gì https://itsourfuture.org.nz/wp-content/uploads/2018/04/Barry-Coates-CPTPP-submission.docx


(***) Tôi hay nhắc lại là trong phân tích kinh tế học hay phân tích cái gì thì người ta cần phải đọc số liệu và đưa dẫn chứng để thuyết phục mọi người. Ta nên tránh cái thói quen của các chuyên gia phân tích kinh tế quốc doanh tại VN, họ chỉ nói sảng nói mê muội là không hiểu biết cái gì cả, điều đó quốc tế họ hay khinh thường và miệt thị, kể cả VN hay tự hào hội nhập và hòa nhập quốc tế mà không chịu hòa tan. Kết quả sau cùng quốc gia này ngày nay càng trả giá đắt là càng hội nhập thì càng lụt bại như đã thấy là xuất nhập khẩu về ngoại thương lớn hơn cả 200% của GDP thì lại đang trả giá đắt là tài nguyên khai thác gần như cạn kiệt, hàng hóa thì kém phẩm chất hao tổn dù sản xuất nhiều nhưng không có lời, nên hội nhập bên ngoài thất bại toàn diện thì bên trong gia tăng đánh thuế người dân bằng đủ loại sắc thuế để bù đắp cho cái hội nhập quá sâu rộng về kinh tế. Hãy nhớ rằng các nước giàu có ở Bắc Âu hay cả cac nước Vùng vịnh giàu sụ như Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar,…. Nhũng nước này cũng không hội nhập sâu rộng về kinh tế, nhưng họ khá giàu mạnh về kinh tế.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018


Các bạn hỏi về Bộ Tài chính: “Đánh thuế tài sản sẽ góp phần giảm giá nhà, đất!”: http://vneconomy.vn/bo-tai-chinh-danh-thue-tai-san-se-gop-phan-giam-gia-nha-dat-20180418111626855.htm  

Việc Bộ Tài chính nước CHXHCN VN này tùy tiện đề xuất đánh thuế vào tài sản nhà đất và xe hơi nó vi phạm trắng trợn hiến pháp của quốc gia này. Thực tế tôi nghiệm ra rằng đây chỉ là trò ném đá dò đường của chính phủ cũng như cả cái quốc hội và bộ chính trị VN họ tung ra đòn gió để thăm dò thôi, còn cái đám người bộ tài chính chỉ là hạng thí tốt thăm dò. Bởi vì nếu tinh ý ai đọc cái luật đất đai quy định như “Điều 53, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”. Thì ta đối chiếu qua có lẽ người ta sẽ giật mình là nếu ở nước khác thì người dân có thể truy tố đám người ở bộ tài chính này ra tòa, thậm chí là giải tán cái bộ tài chính này. Đó là họ đang vi phạm rất nghiêm trọng về hiến pháp. Có lẽ vì nợ công của VN nay đã quá cao và lại đang gồng ganh nuôi dưỡng một đội quân dư thừa đoàn đảng quá đông nên ngân sách không đủ chi thu và cần tăng thuế.

Chuyện khá chuyên môn trong kinh tế học và tài chính nữa thì ta đang gặp hiện tượng đầu cơ đất mà thủ phạm tôi nếu đích danh là chính chế độ cầm quyền nhà nước VN này mới là những người đang khuyến khích thổi giá đầu cơ bất động sản, và thông qua cái ngân hàng nhà nước này. Đó là họ đang ném những dự án đầu tư khuyên khích đầu cơ thì tôi không nhắc nữa, vì hay nói nhiều lần rồi. Về tín dụng thì ta tự đặt câu hỏi là VN là quốc gia tăng dư nợ cho vay, hay tăng trưởng tín dụng thuộc loại cao nhất thế giới bằng thủ thuật tài chính rất nguy hiểm mà đa số các thủ thuật tài chính đó bơm bóng vào hai nghiệp vụ độc hại là thị trường bất động sản và cổ phiếu. Đó là mối nguy tiềm ẩn mà sau này nó tích lũy bùng phát thì tôi e rằng cái giá phải trả lại thuộc về số đông những người dân hiền lành vô can thì chuốc họa oan uổng là sẽ gánh tất cả phí tổn cho sự đầu cơ này.

Vì không cần phải là chiến lược gia hay chuyên gia phân tích kinh tế, tài chính như tôi phải giải thích thì những người bình thường nếu đã tốt nghiệp cử nhân hay thạc sĩ kinh tế thì đều thấy ra cả, nếu mà không thấy ra thì tôi chỉ còn cách sử dụng ngôn ngữ cực đoan khiếm nhã là hoặc người ta quá ngu dốt hoặc những kẻ dạy học đó dung bằng giả để dạy học kinh tế và tài chính cho thế hệ trẻ ở VN này.

Tôi cũng chẳng cần phải giải thích dài dòng là vì sao các đặc khu kinh tế đang bày vẽ ở VN lên cơn sốt đất. Các dự án đường xa lộ hay các sân bay và các di tích danh lam thắng cảnh lại lên cơn sốt đất, nó là nguyên nhân vì đâu? Cũng như việc tăng giảm lãi suất bất thường của ngân hàng nhà nước này?

Ngần ấy yếu tố đó thôi thì ai có cái đầu hiểu biết kinh tế một chút thì đều nghiệm ra rằng những kẻ đang đầu cơ đất đai, bất động sản chính là những người đang điều hành đất nước này tạo ra.


Đó là tôi nhắc lại là cái công ty xếp hạng tín dụng trái phiếu Moody's họ cũng khuyến cao việc này rồi.

Sau cùng về hồ sơ bạn đọc có chủ đề đường dẫn khá chuyên môn với lời tựa "IMF Spots Trouble Ahead for the Global Economy After 2020": 

Chủ đề này tôi sẽ phân tích phần sau nếu tôi ghé lại.

Vì sao Nga im lặng và chỉ lên giọng sau khi Mỹ, Anh, Pháp đã tấn công Syria.


Nga im lặng trước việc Mỹ, Anh, Pháp không kích Syria là có lý do của nó. Đó là tôi nhắc lại trong kinh tế học và quan hệ ngoại thương thì Nga đang phụ thuộc quá nặng vào sức mua của các nước EU (dù có bị cấm vận), cũng như việc Nga cũng phụ thuộc khá nhiều vào sức mua của Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc ban đầu Nga hũng hãn sẽ tấn công bất cứ mục tiêu nào nhắm vào Syria thì cũng chỉ là đòn gió thôi. Lý do việc Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ đảo chiều ủng hộ Mỹ, Anh, Pháp, cũng như Saudi Arabia và các nước Vùng Vịnh muốn tham chiến nếu cần thiết khi Nga liều lĩnh tung đòn tấn công liên quân Anh, Mỹ, Pháp. Nếu Saudi Arabia tham chiến thì Ai Cập cũng nhảy vô tham chiến hỗ trợ Saudi Arabia. Lý do cũng dễ hiểu là Saudi Arabia đang là nhà tài trợ rất lớn cho quân đội Ai Cập, đó là bởi vì Riyadh đã trả tiền mua vũ khí cho quân đội Ai Cập cũng như trả lương hỗ trợ giúp cho các phe phái quân đội Ai Cập từ năm 2014, kể cả khi Ai Cập bị khủng hoảng kinh tế thì cho tới nay số tiền đó rất lớn là lên tới 37 tỷ USD.

Chuyện thứ nữa Ai Cập lại dựa vào sức mua gần như là của các nước Âu châu như Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ,….nên khi những nước này tuyên bố sẽ động binh, tức là ám chỉ sẽ chống lại quân Nga nếu cần thiết thì Nga lựa chọn thế im lặng là tốt nhất, thứ nữa Mỹ họ cũng muốn lấy thể diện cho Nga và cả các nước nên chỉ không kích lựa chọn các mục tiêu là không nhắm vào các căn cứ của Nga đóng quân ở Syria và cũng thông báo trước cho Nga trước để tránh tổn thất.

Quan trọng là ở nước Nga thì không phải ai cũng ủng hộ Putin lún quá sâu vào Syria. Bởi lẽ nếu họ tin rằng nếu chẳng may Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng võ khí hóa học được chứng minh thì vô tình đẩy nước Nga vào thế mất hết uy tín hoàn toàn và sẽ khó mà còn có ảnh hưởng trên sân khấu chính trị quốc tế nữa.

Chuyện hài kịch nữa là là tổ hợp tên lửa lửa S-400 của Nga rất đắt đỏ gấp nhiều lần tên lửa AGM-158 JASSM, Tomahawk của Mỹ. Vì Nga chỉ cần đốt cháy tiêu hết 6 tổ hợp tên lửa S-400 thôi thì Nga mất 3,05 tỷ USD (tính cho hóa đơn mà Nga chào bán cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ hỏi giá và không mua, vì nó quá đắt và cũng chưa được chứng minh nhiều về thực tế).

Trở lại chuyện kinh tế thì Nga không thể tham chiến kéo dài nơi đất khách quê người quá lâu được, vì sẽ hết tiền tiêu cũng như bị quân Mỹ và đồng minh chặn hết cửa ngõ đi vào Syria. Vì ngay cả Iran dù ủng hộ Nga cũng như việc người dân Iran nay đã rất chán nản những phe bảo thủ giáo sĩ cầm quyền do điều hành kinh tế kém cỏi và nạn lạm phát quá cao, cũng như nạn thất nghiệp quá nhiều, vì ta không quên trước đó ở Iran đã bùng phát một cuộc biểu tình rất lớn mà có thể biến thành nội chiến gây lung lay cho phe giáo sĩ bảo thủ cầm quyền cũng vì kinh tế quá yếu của Iran. Nên việc Iran cũng nửa vời không chắc chắn tham chiến cùng với Nga. Vì Iran cũng lo sợ bất ổn trong nước do kinh tế kém cỏi.

Hãy nhớ rằng về kinh tế thì ta lại gặp chuyện hài hước nữa là Nga phụ thuộc vào sức mua của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại phụ thuộc vào sức mua của EU, trong đó có Anh, Pháp, mà Nga cũng phụ thuộc vào sức mua của EU dù có cấm vận kinh tế. Trong khi cái khối EU lại phụ thuộc vào sức mua của Mỹ,…

Dân Nga thì quá ít mà diện tích quá lớn, dân số già thì ngày càng đông, độ tuổi vàng trẻ thì ngày càng ít đi, số lính gia nhập quân ngũ thì càng đông, mà số người lao động thì cành ít thì Nga bị mắc kẹt về chi tiêu quân sự, vì tại Nga hiện nay có nhiều hãng xưởng sản xuất chế tạo linh kiện vũ khí đóng cửa vì trả lương quá thấp, công nhân và kỹ sư bỏ việc ho di cư sang Âu châu và Mỹ.

Cái chuyện khá chuyên môn nữa là mấy kẻ ngu xuẩn gọi là chuyên gia phân tích chính trị học ở VN và một vài nước cứ kêu gào là chiến tranh thế giới thứ ba hay chiến tranh hủy diệt hạt nhân giữa Nga và Mỹ sẽ xẩy ra khi Mỹ và Nga xung đột tại Syria chỉ vì ông Tổng thống Bashar al-Assad thì tôi mỉa mai là cả Putin lẫn Donald Trump là hai kẻ ngu ngốc nhất trong lịch sử loài người và ông Tổng thống Bashar al-Assad lại là nhân vật vĩ đại nhất của nhân loại thế kỷ 21 này khi gài bẫy được Putin lẫn Donald Trump đem mạng sống mấy trăm triệu dân Nga và Mỹ để chết thay cho kẻ độc tài này.

Ôi thôi tôi thì kết luận cái câu chuyện Syria ở đây vì chế độ Tổng thống Bashar al-Assad cũng trước sau gì cũng phải ra đi nay mai thôi. Đó là vì người ta không thể lao đầu tốn kém mâu thuẫn quá lâu về chuyện này, và nước Nga cuối cùng cũng sẽ thôi ủng hộ Bashar al-Assad. Bởi vì nếu để kéo dài mâu thuẫn quá lâu thì Nga sẽ bị cô lập, vì hiện nay Nga đang trông cậy vào ngoại thương với TQ để cứu nguy kinh tế khi mà ở Nga có khả nhiều tướng lĩnh Nga đã nhiều lần nhắc nhở Putin về TQ tham vọng nhòm ngó lãnh thổ của Nga ở các vùng biên giới hay các vùng viễn Đông, cũng như sự gia tăng gây ảnh hưởng về kinh tế của TQ với các trư hầu của Nga, nếu kéo dài thì Nga sẽ mất ảnh hưởng vùng này. Nó còn nguy hiểm gấp nhiều lần tham vong của Nga ở Trung Đông.

Đó là cái giá rất đắt mà Nga phải trả giá nếu kinh tế Nga yếu đi là không còn đủ lực tài trợ gây ảnh hưởng các nước truyền thống nằm trong quỹ đạo của Nga.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Hậu quả việc Việt Nam quan ngại sâu sắc về tình hình ở Syria


Trước khi Mỹ chuẩn bị không kích Syria thì ông Tổng thống Donald Trump gợi ý muốn trở lại TPP, thực chất để thăm dò các nước Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để lấy phiếu ủng hộ của các nước này, hoặc muốn 11 nước này tring lập. Tuy nhiên chuyện VN rơi vào bẫy của TQ khi mới đầu thì im tiếng thăm dò đàn anh của họ là TQ phản ứng thế nào, nhưng khi TQ cực lực phản đối bằng ngoại giao thì VN dại miệng hùa theo TQ phản đối Mỹ tấn công Syria. Và quả nhiên là Mỹ và Anh, Pháp, cũng như truyền thông Mỹ, EU theo dõi và ghi sổ để tính sổ VN.

Thật bất hạnh như tôi hay nói là Putin đã đánh đổi với TQ để Nga ủng hộ TQ về Biển Đông, và bây giờ gần như VN đang bị mất dần sự ủng hộ của các nước mới có thể làm TQ lo sợ về Biển Đông, đó là Mỹ, Ấn Độ, Nhật, EU,…đó là bài học trả giá đắt cho trò ngu xuẩn về ngoại giao của VN. Hãy nhớ rằng nước Nga bây giờ đã không còn là Liên Xô nữa và đừng kỳ vọng bám víu vào họ làm gì, vì thực lực của Nga bây giờ quá yếu về kinh tế, họ không thể xua đội quân tàu ngầm, tàu chiến đi tuần tra biển Đông đâu, vì rất tốn tiền, hoặc không có tiền,…vì mỗi lần đưa một hạm đội đi như vậy thì Nga tiêu tốn số tiền không nhỏ khi mà ở nhà của Nga có tới 47% dân số sống dưới tuyến nghèo khó, là quá nghèo vì khủng hoảng kinh tế.

Khi VN lên tiếng ủng hộ Nga về Syria thì ở nhà thì TQ cười thầm, đó là TQ họ đã dành được quá nhiều lợi ích, vì sau đó có thể các nước như Mỹ, Nhật, EU,…họ sẽ nghĩ lại là không nên mất thời giờ tốn kém tiền bạc để ủng hộ VN, một quốc gia nhược tiểu không có lập trường rõ ràng, và càng ủng hộ họ về vấn đề Biển Đông thì càng làm tình hình thêm phức tạp và tốn kém. Thậm chí các công ty khai thác thăm dò dầu khí hàng đầu của Mỹ đang được Bắc Kinh ve vãn mời thăm dò dầu khí ở Biển Đông tại TQ, vì Bắc Kinh tuyên bố họ mới có đủ khả năng đảm bảo an toàn an ninh tuyệt đối cho các công ty Mỹ an tâm thăm dò chứ không phải VN như đã thấy là VN chưa bao giờ dám xác nhận chủ quyền của họ dù đó là vùng biển của họ thì ta tự hỏi các công ty Mỹ chọn ai có lợi. Tất nhiên khi các công ty Mỹ mà lựa chọn đầu tư an toàn và có lời lãi lớn với Bắc Kinh thì nó gần như xác nhận chủ quyền của TQ thì VN gặp bất lợi lớn là sẽ khó có thể tranh tụng kiện cáo được với ai cả.

Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN là 10 nước, hay cả 11 nước của khối thương mại CPTPP thì VN là nước anh hùng rơm anh hùng rởm to miệng nhất về ngoại giao khi cực lực phản đối Mỹ, Anh, Pháp, Israel,…thì tôi cảnh báo là VN sau này chuốc hậu quả đơn độc về chủ quyền của họ là điều dễ thấy, đó là hậu quả mấy kẻ lãnh đạo ở VN bây giờ họ vẫn mơ tưởng sức mạnh toàn dân hay bắn rơi pháo đài bay B-52 của Mỹ để tự ảo giác. Vì thực tế chiến tranh bây giờ các pháo đài bay B-52, B-1B, hay B-2A nó được thiết kể bay ở độ cao vượt lưới phòng không tên lửa và chiến tranh bây giờ là võ khí chính xác có điều khiển bay ngoài tầm tên lửa phòng không là B-52 bây giờ nó không còn bay thấp hay ném bom không có điều khiển như xưa nữa lêm đừng mơ hồ ôm cái mộng bắn rới B-52 để kích động tinh thần chiến đấu toàn dân tự cường tự lực bảo vệ Biển Đông được, đó là rất khó cho VN chống lại được TQ khi thiếu sự ủng hộ của Mỹ, EU, Ấn Độ, Nhật, Israel,… thậm chí là Israel mới là nước đang chuyển giao công nghệ võ khí cho VN nhiều nhất khi họ cung ứng ngầm thông qua sự lách luật của Mỹ bật đèn xanh cho Israel vừa bán và chuyển giao công nghệ cho VN tự thiết kế các loại võ khí rất đáng sợ mà TQ họ rất lo sợ, bởi vũ khí của Israel rất chất lượng về phòng thủ lẫn tấn công rất chính xác cao độ. Syria  thì giúp VN bằng niềm tin gì nhỉ?

Hiện nay VN đang lạc lõng đi kêu gọi sự trợ giúp của Mỹ, EU ủng hộ VN về thương mại lẫn chính trị Biển Đông thì lại tiếp tục đi đu dây thì hậu quả sau cùng nhìn lại chẳng thấy ai đứng sau lưng mình nữa đó là bất hạnh cho VN bởi một nhóm lãnh đạo ở  VN họ vẫn còn ảnh hướng của Liên Xô quá nhiều có lẽ còn ảnh hưởng thời đi học ben Liên Xô nên cứ mơ tưởng về nước Nga sẽ bảo vệ mình. Hãy nhìn trong thành tích mà VN phản đối các chế độ độc tài thì có chế độ nào tồn tại hay không nhỉ?

Đó là VN từng ủng hộ Saddam Hussein và phản đối liên quân do Mỹ cầm đầu lật đổ Saddam Hussein thì cuối cùng Saddam Hussein cũng bị phế truất, rồi Ai Cập của hậu quả tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ (năm 2013). Rồi Cách mạng Tunisia còn gọi là Cách mạng Hoa Lài lật đổ tổng thống Zine El Abidine Ben Ali,…đó là cái ngu ngốc nhất khi VN chơi dại, vì khi người ta lật đổ chế độ đó rồi thì chính quyền mới lên cầm quyền họ sẽ tính sổ những nước ủng hộ chế độ bị lật đổ đó như họ trục xuất công dân VN chẳng hạn, đó là họ trục xuất người lao động kể cả doanh nghiệp VN ra khỏi quốc gia họ. Thậm chí cả Venezuela sau này khi chế độ Tổng thống Nicolás Maduro bị lật đổ thì chính quyền mới lên cầm quyền họ sẽ tính sổ nước nào ủng hộ Tổng thống Nicolás Maduro.

Không ai ép mình phải phản đối hay ủng hộ bên này bên kia, mà hãy khôn ngoan khi thấy ra không có lợi cho mình thì tốt nhất là nên giữ miệng lại là cách khôn ngoan nhất. Đừng có anh hùng đánh nhau bằng mồm thì chết oan cho mình. VN là nước nhỏ, tốt nhất là nên thận trọng và đừng nghĩ mình là ai.

Sau cùng tôi chốt lại bài học đó là VN nên nhìn Indonesia mà học hỏi, đó là họ có chính sách ngoại giao rất khôn, và Indonesia gần như hiện nay là bất khả xâm phạm chủ quyền biển đảo của họ bởi bất cứ yêu sách nào của Indonesia đưa ra đều được các nước lớn như Mỹ, Ấn Độ, Nhật, EU và các nước Nam Mỹ ủng hộ chủ quyền của họ đưa ra. Điều dễ hiểu nhất là Mỹ luôn xác nhận chủ quyền cho Indonesia và gần như TQ thất bại hoàn toàn khi bành trướng nhận vơ biển đảo của Indonesia. Đó là bài học cho VN về ngoại giao. Vì mới hôm nào ông Tổng Trọng công du qua Pháp quốc nhờ vả Pháp làm thuyết khách với nước Đức để họ nhanh chóng ủng hộ VN về hồ sơ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với 28 nước thành viên EU có giá nhiều chục tỷ USD về thương mại cho VN và có thể làm tăng thêm nhiều điểm phần trăm GDP cho VN cũng như tăng lợi ích cho nhiều triệu lao động VN thì chính sách ngoại giao của VN coi như lại thất bại nữa nếu Pháp để ý và thù dai thì VN dại.


Trở lại hồ sơ đặc khu kinh tế của VN và TQ


Trước hết tôi trích dẫn vài số liệu phân tích của một số bài báo mà độc giả gửi tôi đường link, và tôi cũng cố lướt qua nó, đó là tờ Tuổi Trẻ có bài “3 đặc khu kinh tế mang lại lợi ích gì cho đất nước?”: https://tuoitre.vn/3-dac-khu-kinh-te-mang-lai-loi-ich-gi-cho-dat-nuoc-20180416101446594.htm  , và tờ Vneconomy có hai bài liên tục có lời tựa: “Chủ tịch Quốc hội: Phải bàn để ra được luật đặc khu”: http://vneconomy.vn/chu-tich-quoc-hoi-phai-ban-de-ra-duoc-luat-dac-khu-20180416130046666.htm  , “Lập ba đặc khu sẽ thu được gì?”: http://vneconomy.vn/lap-ba-dac-khu-se-thu-duoc-gi-20180416102041073.htm  

Tức là những bài báo này họ chỉ trích dẫn những phát biểu lảm nhảm của nhưng kẻ não thì ngắn mà mơ tưởng thì nhiều, họ hay mơ vào chuyện ảo giác là quan chức Vietnam hay  mắc chứng bệnh megalomania, megalomaniac - thích làm lớn, mắc chứng hoang tưởng tự đại, người mê sảng. Mà dẫn đầu là cái Bộ Chính trị, là những người am hiểu giáo điều giáo lý kinh tế chính trị Chủ nghĩa Marx-Lenin và kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là nó đang mâu thuẫn và rất rủi ro để những người thao túng quyền lực này không am hiểu kinh tế thị trường tư bản thì lập ra đặc khu kinh tế là chuốc thất bại dễ hơn là thất bại của Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, Lâm Đồng mà VN đã trả giá quá đắt khi sập bẩy nợ và bẫy hủy hoại môi trường và văn hóa bản địa của các vùng đó thì cái Bộ Chính trị này vô can, dù nó là chủ trương của bộ này ra.

Trở lại cái chuyện hồ sơ các “đặc khu kinh tế Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong”, thì nó đang là nơi mà tôi gọi là “đặc khu đầu cơ kinh tế”, tức nó rất rối loạn bán nháo và không có bất cứ giá trị kinh tế nào cả mà còn đang tạo ra gánh nợ quả bom nợ công quá cao của VN cũng như thuế má quá lớn đang diễn ra ở xứ này.

Hãy nói về chuyện bên ngoài trên thế giới thì hãy nhớ rằng những hình thức ưu ái “đặc khu kinh tế” của nhiều nước trước đây áp dụng thì bây giờ nó đã lỗi thời và lạc hậu, nó không còn thích ứng với sự thay đổi của các nghiệp vụ kinh tế hiện đại nữa. Thậm chí là ở Thượng Hải thì nay Bắc Kinh đã và đang thu hồi dần dần cái đặc khu kinh tế Thượng Hải này,…

Chuyện rất chuyên môn khi nói về đặc khu kinh tế thì có lẽ VN đang đi học cái thứ phế thải mà còn gặp rủi ro về nợ mà ít ai chú ý. Đó là trước đây thì hãy nhớ rằng các đặc khu kinh tế ở TQ như Thẩm Quyến, hay Thượng Hải, rồi bên Hồng Kông (có lẽ Hồng Kông là khu tự trị liên bang thì đúng hơn),… thì khi họ lập ra đặc khu kinh tế thì quả nhiên ban đầu vốn vay đầu tư của chính phủ dành ưu đãi rất lớn vào các đặc khu kinh tế đó, tức là lấy tiền ngân sách làm mồi góp vốn cho tư nhân và nước ngoài châm vốn vào đó thì ta gặp vấn đề thuận lợi của đặc khu kinh tế Thẩm Quyến, Thượng Hải như sau, đó là ban đầu tỷ lệ nợ của TQ là rất thấp, gọi là siêu thấp mà cao trào là từ những năm 90 của thế kỷ trước, đó là nợ của chính phủ TQ chỉ duy trì dưới ngưỡng 12% của GDP, cái tỷ lệ nợ công cũng thế. Chính vì thế nhà nước Bắc Kinh mới hỗ trợ tạo ra nợ tung vào các dự án đầu tư mạnh cho các đặc khu kinh tế ở Thẩm Quyến, Thượng Hải mà vẫn không sợ rủi ro về nợ cao của quốc gia. Và cái may nó đón đầu mà các đặc khu kinh tế của TQ bùng phát đó là mấy năm sau thì Trung Quốc được gia nhập WTO ngày 10/12/2001 và họ trở thành công xưởng chế biến toàn cầu của thế giới khi nhiều công ty Mỹ, Âu châu, Nhật họ lập nhà máy đầu tư vào đó, cũng như đầu tư vào các nghiệp vụ thị trường vốn hay chứng khoán vào TQ,…

Cái nổi bật gặp may của các đặc khu kinh tế của TQ là họ có sẵn nền móng giáo dục ảnh hưởng từ Tâp phương, Hồng Kông, nhất là Thượng Hải. Vì Thực tế Thượng Hải họ đã là còn Rồng kinh tế tư bản sống trong lòng chế độ cộng sản TQ từ lâu rồi cái Thượng Hải này nó là đầu máy kinh tế đưa TQ thành cường quốc về kinh tế từ hơn 1,5 thế kỷ trước rồi, vì Thượng Hải nó đã có sẵn nền móng ảnh hướng nếp sống và kinh tế tư bản từ rất sớm, và Thượng Hỉa đã có thị trường chứng khoán đầu tiên của Trung Quốc nó đã mở cửa vào những năm 1860 ở rồi, và những năm đó thì ở TQ cực kỳ giàu sang và hiện đại như Tây phương du nhập vào. Sản lượng kinh tế thời đó nếu có thống kê thì cũng đã rất lớn do lãnh đạo cộng sản cực đoan ở TQ lên cầm quyền họ có những chính sách sai lầm y như VN vậy là quốc hữu hóa tài sản tư nhân và thậm chí đóng cửa thị trường chứng khoán ở TQ khiến cho quốc gia này lụt bại về kinh tế, và mãi tới năm 1990, thì Bắc Kinh cho phép Thượng Hải mở của lại Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Stock Exchange – SSE), nó được biết tới hai chỉ số chứng khoán chính là Shanghai  Composite Index, Shanghai Shenzhen CSI 300 Index (và đặc cách Chỉ số CSI 300 là chỉ số trọng số tự do thả nổi cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến). Trong khi Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (Shenzhen Stock Exchange: SZSE) nó cũng được thí điểm lập ra năm 1990. Nó được biết qua hai chỉ số chứng khoán chính là Shenzhen Composite Index, Chỉ số ChiNext (của TTCK Thẩm Quyến), cộng thêm vào cuối năm 2001 thì TQ gia nhập WTO như đã nói thì TQ họ đã rất gặp may khi dẹp bỏ những giáo điều bảo thủ kinh tế để thí điểm mô hình đặc khu kinh tế đặc biệt cho Thẩm Quyến và Thượng Hải thì quả nhiên họ rất thành công vì rất nhiều thuận lợi.

Ngày nay thì TQ đang thoái trào vì gặp bất lợi là hết còn là “công xưởng gia công toàn cầu”, họ đang phát triển kinh tế bơm lên quả bom nợ quá lớn thì TQ lại đang chuyển qua mô hình kinh tế Liên bang thí điểm nhân rộng là đi theo nền kinh tế pha trộn hỗn hợp tư bản lẫn xã hội chủ nghĩa theo phong cách Trung Hoa.

Nhưng, trong khi VN thì đi nhặt lại cái lỗi thời để thí điểm thì gặp bất lợi là quả bom nợ của VN bây giờ bơm quá to, nền móng đặc khu kinh tế thì chả có cái gì cả ngoài việc đầu cơ đất là chính. Có lẽ họ cần đi theo mô hình thu nhỏ hiệu quả hơn là “khu chế xuất”, hay “khu công nghiệp” từng vùng mà VN đang thực thi và có kinh nghiệm chuyện đó, và họ chỉ mở rộng và quản trị tốt là được, và chấp nhận từ bỏ cái đuôi “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” cũng như hạn chế bàn tay can thiệp của nhà nước vào thị trường là được, chuyện đó đã mấy chục năm không làm nổi thì mơ gì đặc khu kinh tế.

Ta cần nhắc lại là mô hình kinh tế đặc khu đặc nó phải làm nghiệp vụ tự thân nó thu hút vốn tài chính qua thị trường chứng khoán, nó phải là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ đủ loại. Thí dụ như Thẩm Quyến, ngành chế tọa chiếm tới 58-61% ở TQ, trong khi ở Thượng Hải là 27-29%, các lĩnh vực tài chính thì tập trung ở Thượng Hải, và đầu tư vận chuyển, dịch vụ, khai thác tài nguyên đưa vào như sắt thép, kim loại, mỏ, đất hiếm và các lĩnh vực khác đầu ngành của TQ đều tập trung ở đây, như viễn thông, tin học, công nghệ cao về tin học ứng dụng,..nhưng hãy nhớ rằng lĩnh vực bất động sản ở đặc khu kinh tế Thượng Hải chỉ 2,8%, Thẩm Quyến là 14%, vì tập trung dân số khắp đất nước dồn vào thì tất nhiên họ cần xây cất bất động sản đáp ứng cho các dịch vụ nhà ở, giao thông hạ tầng cũng như cư trú của người nước ngoài, nhưng đốt xương sống của đặc khu kinh tế Thẩm Quyến vẫn là lĩnh vực chế tạo chiếm lớn nhất nước như đã nói là tới 61%. Qua đó cho thấy những cái đặc khu kinh tế đặc biệt ở VN vẽ ra nó là cái vỏ trống rỗng mà còn hút tiền ngân sách quá nhiều vào đó khi mà nền móng thì chẳng có gì hết.

Mà quan trọng tại Thẩm Quyến, Thượng Hải, nó tập trung các trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề rất chuyên nghiệp, nó có nền móng giáo dục tốt nhất nước TQ, nhiều trường đại học chất lượng không kém gì Đại học Thanh Hoa, hay Tsinghua University (THU) ở Bắc Kinh,…

Đối với VN thì nó không có gì phân tích cả, vì có cái gì đâu, nhưng tôi trích dẫn câu nói rất đáng ngại của Chủ tich Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi nói về kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc rằng: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật,…”. Tức là trong đầu bà này cũng chưa biết và cũng chưa hình dung đặc khu kinh tế là gì luôn. Đúng là quá liều lĩnh và dựa hơi vào tập thể Bộ Chính trị.

Ôi thôi, có lẽ chủ đề sau nếu tôi ghé lại tôi sẽ phân tích chi tiết rõ hơn, nhưng tôi kết luận vội vàng là ở VN tốt nhất là họ cần dẹp hay cái mô hình kinh tế đặc biệt “đặc khu kinh tế Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong”, vì mô hình này hiện nay nó đã không còn thích hợp nữa, nhất là VN, họ chưa có bất cứ nền móng nào cả để đeo đuổi mô hình kinh tế lỗi thời này. Vì nó siêu tốn kém tiền bạc ngân sách ném vào đó. Cái đặc khu kinh tế đặc biệt thì ở đâu nó cũng có trên đất nước này cả mà ít cần tiền ngân sách, đó là nhà nước VN này cần chia quyền cho người dân họ, cần bớt cái giáo điều "kinh tế thị trường định hướng XHCN", cần giảm vai trò các quả đấm thép thu hút tài nguyên quá lớn của quốc gia vào kinh tế kém hiệu năng, cần xóa bỏ các hội đoàn, đoàn viên đông đảo ngốn ngân sách quá lớn để dồn tiền đầu tư cho tri thức và giáo dục thực tiến, cần có tự do cởi mở về chính trị, tôn giáo, cần có công đoàn độc lập bảo về người lao động, cần có sự bầu chọn lãnh đạo tỉnh thành do người dân họ bình chọn và chịu trách nhiệm bầu người tài,...thì tự nó sẽ hình thành các đặc khu kinh tế mỗi vùng thôi.