Thận trọng khi nói về trường hợp xứ Venezuela tuyên bố vỡ nợ
Đầu tiên là giải pháp xù nợ của Venezuela với TQ ngân khoản
vay 57 tỷ $ (trong số gần 200 tỷ $ nợ nần trái phiếu, và các khoản nợ khác). Đó
là chế độ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bị lật đổ, hay từ chức và giải
tán đảng phái của ông ta. Bởi vì các khoản nợ độc hại của chế độ Tổng thống
Nicolas Maduro vay TQ nó hoàn toàn không đại diện quyền lợi và lợi ích của người
dân, mà trái lại nó là khoản vay để TQ duy trì chế độ Tổng thống Nicolas
Maduro, trước đó là Hugo Chavez thì tổng số tiền vay của TQ
gần 90 tỷ $ rất mờ ám, và Nicolas Maduro, trước đó là Hugo Chavez cũng đã trae dần bằng dầu thô cho TQ từ nhiều năm nay rồi,
hàng ngày xứ Venezuela phải hút ra 600-700 (ngàn) thùng dầu trả nợ lẫn
lãi (chủ yếu trả cho TQ)
Chế độ Bắc Kinh mới nổi lên mười mấy năm nay thôi, khi nền
kinh tế TQ bùng nổ và đói khát nguyên-nhiên liệu, dầu lửa quặng sắt,…. Thì họ
tung tiền cho vay yểm trợ các chế độ bị họ ru ngủ ý thức hệ. Thậm chí có lúc giới
phân tích còn nhận định Bắc kinh đang điều hành đất nước Venezuela của chế độ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Vì dễ thấy ra Bắc Kinh lo sợ chế đọ Nicolas Maduro sụp đổ thì TQ mất tất cả, và
thực tế Bắc Kinh vẫn âm thầm bơm tiền trả lương cho quân đội Venezuela để họ bảo
vệ lợi ích và tài sản của TQ vơ vét được mà không thể chuyển ra khỏi đất nước
Venezuela, như các mỏ dầu, mỏ quặng sắt, kim loại,….chưa vét hết được thì chế độ
Nicolas Maduro bị lung lay, và bị giám sát chặt chẽ của người dân và phe đối lập,
và một phần trong số quân đội Venezuela đứng về phe đối lập họ ngăn chặn hoặc
đe dọa tấn công tàu buôn chở dầu của TQ cập cảng của Venezuela chở ra khỏi đất
nước.
Dân chúng Venezuela thì tấn công các nhà máy, khách sạn, biệt
thự, trang trại của người TQ khiến cho người TQ hay các nhà đầu tư TQ bỏ của chạy
lấy thân qua các xứ láng giềng lánh nạn, và chạy qua Mỹ, Canada cũng khá nhiều
vì sự tức giận của người dân Venezuela. Nên thường về pháp lý khi chế độ của Tổng
thống Venezuela Nicolas Maduro thì Venezuela vẫn có thể quỵt nợ hợp pháp của TQ
mà không hề bị thị trường giấy nợ hay các thị trường khác chế tài, vì có rất
nhiều khoản vay TQ cho Venezuela vay là không rõ ràng, thậm chí là vay không
hóa đơn chứng từ thì TQ mất tiền oan cũng đáng, kể cả có chứng cớ ghi trên tờ
giấy nợ mà TQ giữ thì cũng không có giá trị nếu chính quyền mới của Venezuela họ
hủy bỏ điều kiện vay ấy là vay cho Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, Hugo Chavez và tay chân của hai ông tổng thống này chứ không phải vay
cho đất nước Venezuela.
Thực tế Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro trước mắt chưa thể tuyên bố vỡ nợ hoàn toàn, tức là “phá sản”. Vì ta chú ý cho là hiện nay Venezuela còn có thể thanh toán nợ trong dài hạn của họ, như việc Venezuela vẫn còn 188 tấn vàng dự trữ (đã bán đi trả nợ ½ số vàng trong thời gian gần đây là hơn 1-năm trước trả nợ nhiều đợt bằng vàng).
Về lý thuyết Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố là
hết tiền trả nợ. Tức là ta hiểu là Venezuela đã phá sản hoàn toàn khi không thể
trang trải các khoản nợ trái phiếu cho trái chủ. Tức là rơi vào trường hợp “vỡ
nợ hoàn toàn”, đó là khi quốc gia đó không còn có khả sản xuất gia GDP kinh tế
là không còn năng trả nợ nữa, từ ngắn hạn đến dài hạn có nghĩa là phải xù nợ,
hay quỵt nợ luôn, và chấp nhận bị đuổi khỏi thị trường tài chính quốc tế, tức
là quốc gia đó hay kể cả doanh nghiệp nước đó không còn khả năng tiếp cận được
vốn vay từ nước ngoài nữa, và có thể bị tịch thu tài sản ở nước ngoài như việc
chở dầu ra nước ngoài bán thì có thể bị tịch thu dầu lửa mà Venezuela bán ra
bên ngoài, hoặc các cơ sở đầu tư của Venezuela ở nước ngoài có thể bị niêm
phong, hoặc trong nước cũng vậy.
Thực tế Venezuela vẫn còn được dùng cụm từ “vỡ nợ kỹ thuật”,
tức là hay quen gọi là "mất khả năng thanh toán tạm thời", hoặc “vỡ nợ
một phần”, vì Venezuela vẫn có khả năng trả nợ bằng tài sản dầu khí của họ, vì
trước mắt Venezuela họ không thể trả nợ đúng hạn khi trái phiếu đáo hạn của một
số nhà đầu tư và thị trường cho vay thôi. Bởi lẽ khác với các tài sản của quốc
gia khác khi vỡ nợ là họ không có nhiều tài nguyên dầu khí như Venezuela nên họ
sẽ “vỡ nợ hoàn toàn”. Vì dầu lửa là tài
sản có thể giao dịch như một tài sản có giá trị “dự trữ của thế giới” là dễ
hoán đổi trong việc chuyển ra tài sản khác như vàng, USD, EUR, JPY,….vì dù sao
xứ Venezuela đang có trữ lượng 302 tỷ thùng dầu thô trong tổng số 1.216 tỷ
thùng dầu thô của OPEC, tức là Venezuela đang chiếm khoảng 24% số lượng dầu thô
tích trữ trong các nước thành viên OPEC. Nên con nợ và chủ nợ có thể thương
thuyết châm thêm vốn (tức là Venezuela có thể gia tăng phát hành trái phiếu đi
vay để đầu tư vào khai thác dầu thô mà trả nợ thì họ vẫn có thể trả nợ). Vì thực
tế Venezuela nhiều năm khai thác dầu thô rất thấp, tính bình quân chỉ bằng ¼
hay bằng 1/5 của việc khai thác dầu thô của Saudi Arabia, hay Nga thôi.
Ôi thôi có lẽ nếu bây giờ trả ra bằng các khoản nợ trái phiếu
thì Venezuela thực tế đã vỡ nợ hoàn toàn. Bởi lẽ lợi suất trái phiếu của
Venezuela phát hành sẽ rất cao, lãi suất chỉ đạo cũng rất cao, cộng với nhận
thâm hụt tài khoản vãng của Venezuela từ tháng 7/2014 kéo dài cho tới nay là
chưa khi nào qua khỏi con số -2,5% thì làm sao kiếm ra tiền mà trả nợ nần. Chi
tiêu của chính phủ thì lớn mà tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm thì chưa khi nào
vượt qua nổi con số -5,3% kể từ quý 1 của năm 2014 dù giá dầu lửa khi đó vẫn
trên 100 $/thùng.
Hãy nhớ rằng thành tích trong quá khứ thì lãi suất chỉ đạo
cơ bản của Ngân hàng Trung ương Venezuela, hay Banco Central de Venezuela, thì
nó từng leo lên cao tới mức 83,73% trong tháng 2/2002, thậm chí là vào ngay đầu
năm 2009 thì lợi suất trái phiếu chính phủ của xứ Venezuela kỳ hạn 10-năm đã vọt lên gần 20%,
là phá kỷ lục so với bất cứ quốc gia nào lâm nạn trong khối OPEC, thậm chí là cả
Nga nữa. Cũng trong quá khứ thì đơn vị tiền tệ Bolivar Venezuela rất có giá trị
là chỉ cần 0,05 Bolivar đã mua đứt 1 USD (đó là vào đầu năm 1989 khi Liên Xô và
một số nước cộng sản chuẩn bị sụp đổ thì Liên Xô giảm khai thác dầu, và Saudi
Arabia đe dọa cắt nguồn cung dầu thô thì xứ Venezuela là ngôi sao sáng ổn định
giá dầu thô và được nhiều hãng dầu khí và các giới đầu tư chú ý kỳ vọng thì tiền
Bolivar có giá.
Trước
đây tôi hay nói nhiều lần kể từ khi Hugo
Chavez lên cầm quyền, với chính sách kinh tế kiểu Chavismo, theo đặc sản xã hội
chủ nghĩa, với việc xóa bỏ sở hữu kinh tế tư nhân, và quốc hữu
hóa hầu hết các doanh nghiệp tư doanh và nước ngoài, Hugo Chavez tập trung hệ
thống tài chính tín dụng ngân hàng, họ tập trung tín dụng vào trong tay Ngân
hàng Trung ương Venezuela được biết với cái tên Banco Central de
Venezuela, hay viết tắt BCV, và nhiều hệ thống tài chính. Các lĩnh vực độc quyền
khác là điện nước, xăng dầu, ngành công hiệp khai thác khoáng sản, hàng tiêu
dung, cảng biển, giáo dục, giao thông vận tải, rơi vào tay Hugo Chavez với danh
hiệu "nhà nước quản lý, và phân phối công bằng cho toàn xã hội,...).
Quản lý các phương tiện
thông tin truyền thông liên lạc, như xuất bản báo chí, vào tay Hugo Chavez để ngăn chặn tiếng nói đối lập của người dân giám
sát nhà nước, nó cũng giống như VN vậy.
Chuyện quái đản hơn nữa khi thống thống Venezuela Nicolas
Maduro lên cầm quyền kế nhiệm Hugo Chavez bị băng
hà thì giá dầu lửa bắt đầu có giá và tăng giá, để đi theo cái di sản của Hugo
Chavez sẵn có trước ấy là thống thống Venezuela Nicolas Maduro đã tự tin
chỉ định cho Banco Central de Venezuela tăng cung tiền tới 79% vào tháng 7/2013 để
chi tiêu, trả lương cao chop he nhóm Nicolas Maduro, Hugo Chavez
khi giá dầu cao giá, vì họ tin rằng giá dầu sẽ hỗ trợ rủi ro ấy. Vì là tiến lên
xã hội chủ nghĩa thì cái ngân hàng trung ương Banco Central de Venezuela nó
không có thẩm quyền độc lập, nó do chính quyền Nicolas Maduro chỉ đạo y
như VN vậy.
Kết
luận của tôi là đã 5-năm trước rồi thì tôi đã nhiều lần nói về xứ Venezuela trước sau gì cũng phá sản, và cũng nhắc nhiều lần rồi.
Tuy nhiên điểm nhấn mạnh của tôi là hiện nay VN vẫn còn một số kẻ có chức cao đang làm nghiệp vụ về kinh tế tài chính của đảng, chủ yếu là phe giáo điều của ông Tổng Trọng theo hệ phái Chủ nghĩa Marx-Lenin khi đó và gần đây vẫn ca ngợi chính sách kinh tế của Venezuela là sáng suốt thần kỳ đáng học hỏi, thậm chí tôi còn không hiểu họ có chức danh tới cấp giáo sư, viện sĩ, tiến sĩ kinh tế thế giới gì đó còn ca ngợi sự thành công của Venezuela khi mà tôi đã phân tích lợi suất trái phiếu của Venezuela đã chạm ngưỡng rủi ro quá cao là trái phiếu chính phủ Venezuela đang bị cháy. Hình như những nhà kinh tế học hay những ông bà giữ chức vụ cao ấy họ không hiểu về sự tương quan về phân tích rủi ro trái phiếu và khả năng trả nợ trong kinh tế và tài chính thì phải.
Giấy bạc Bolivar một thời lừng lẫy có giá rất cao thì nay chỉ là tờ giấy rách (Source, nguồn hình ảnh minh họa: Reddit).
(*) Phương Thơ Morgan Stanley (NYSE: MS)
(**) Về hồ sơ xứ Venezuela bạn đọc có thể lục lọi truy cập vào trang chủ của chúng tôi phân tích nó nhiều năm trước, có lẽ tôi không còn nhớ nữa ở mục nào, độc giả hay các chuyên gia kinh tế có thể truy cập: www.morganstanley.com (là trang nhà của chúng tôi, để tránh nhầm lẫn những trang nhái khác).
lối đi nào cho vietnam chị ơi!
Trả lờiXóaVN sẽ theo bước chân Venezuela trong năm tới . Tức là khả năng vỡ nợ kỹ thuật . Nhưng có vẻ như người dân VN , đặc biệt giới trẻ sinh viên vẫn còn quá thờ ơ vận mệnh đất nước . Có lẽ vì giáp với TQ nên sự vùng vẫy ở VN khá khó hơn Venezuela ?
Trả lờiXóaVN đã bể nợ rồi, nhưng còn giấu và dân ngu chưa nhảy dựng lên thôi. Chờ lửa cháy tới chân thì họ mới nhảy quýnh lên, rồi la làng cầu cứu. Nhưng chắc chắn là không ai cứu được, cứu nổi và dám nhảy vô cứu. Hậu quả là cả xứ về lại thời bao cấp thôi, y như 30-40 năm trước. Dân càng không care thì sẽ chết càng nhanh. Phen này sẽ còn kinh khủng hơn thời bao cấp nhiều, vì dân số tăng gấp 5 lần, tài nguyên cạn kiệt, lòng người xấu xa, ác độc hơn và đã quen hưởng thụ rồi.
XóaKhông hẳn là gần Tàu hơn, nên khó vùng vẫy, mà thực ra là không chịu vùng vẫy và cam chịu làm nô lệ hạng 5 cho Tàu. Các xứ Đài Loan, Hòng Kong cũng ở sát bên Tàu, mà họ có buông xuôi đâu, trái lại còn phản ứng rất mạnh. Tiêu biểu là phong trào dù vàng ở Hong Kong và cách mạng Hoa Hướng Dương ở Đài Loan. Dân Myanmar, Thái Lan ở sát bên Tàu nhưng cũng đâu thèm làm nô lệ cho Tàu, và sẵn sàng phản kháng.
Người VN tự lãnh hậu quả do chính họ gây ra thôi, chứng chẳng phải tại địa lý hay chánh trị nó thế.
Bác Hardy nói đúng. Đổ do VN gần Tàu nên bị chèn ép chẳng qua là do mình hèn thôi. LS Việt Nam từ xưa đã chứng minh rồi, thời nào có minh quân thì nước Thinh - ngoại bang không dám xâm lấn. Thời nào tướng hèn thì mất đất, dân chúng lầm than. VN đang ở thời kỳ hèn mạt nhất đó là thời kỳ cs
XóaVenezuela có dầu, nhưng vẫn bể nợ thôi chị, chứ không dùng để trừ nợ được đâu. Nguyên nhân là vì phải đầu tư rất lớn vào Venezuela mới khai thác số dầu này được, và cũng phải mất rất lâu mới xây xong, khai thác xong. Nhưng dân Venezuela đang nổi loạn thì việc xây dựng, khai thác gần như không thể, vì xây cái gì lên là dân phá cái đó ngay, không thể khai thác được. Nên chẳng ai dại gì đầu tư vào Venezuela hoặc tính lấy dầu trừ nợ cả. Ngoại trừ TC ngu si về đầu tư quốc tế, thì mới bỏ tiền vào Venezuela để mong kiếm dầu thôi. Nếu thật sự dễ ăn như vậy thì tài phiệt Âu, Mỹ, Nhật đã nhảy vô từ lâu rồi, chứ đâu tới lượt TC.
Trả lờiXóaXứ Venezuela bể nợ thì sẽ trở về thời bao cấp như VN chừng 30-40 năm trước. Rồi cả quốc gia tàn mạt, lạc hậu, điêu tàn, chết đói khắp nơi như Bắc Hàn. Đây là con đường chung của các nước cộng sản.
VN chắc chắn sẽ bể nợ trong thời gian gần đây vì lạm thu và lạm chi, trong khi tình hình nợ ngập đầu, kinh tế suy kiệt và đồng tiền mất giá.
Vừa có tin mới nhất là phía EU đã phát hiện ra thép VN là hàng TC trá hình, nhập qua EU để tránh tariffs. Vụ này chẳng có gì mới, đã nói từ rất lâu, nhưng giờ EU mới hiểu ra. https://www.reuters.com/article/steel-china-vietnam/eu-finds-chinese-steel-sent-via-vietnam-evaded-tariffs-idUSL8N1NK5VY
Venezuela đã tới thiên đường XHCN, VN thì khi nào ? Cảm ơn PT.
Trả lờiXóaVN có gì để dòng vốn chảy vào..Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chuyển ròng 2,5 tỷ USD
Trả lờiXóahttp://vneconomy.vn/von-dau-tu-gian-tiep-nuoc-ngoai-chuyen-rong-25-ty-usd-20171115150756047.htm
hế hế đây là kết quả của cuộc CÁCH MẠNG mà đa số người dân (cả NK và BK) đã chọn.
Trả lờiXóaChị Phương thơ có thể phân tích giúp tụi em khi nào việt nam bể nợ như xứ vez vậy chị,
Trả lờiXóa