Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Khi hàng loạt sếp ngân hàng VN sẽ ngã ngựa ra đi


Đó là Luật cải sửa tín dụng, tài chính ngân hàng VN mới thông qua. Có vẻ như luật này là bản sao copy mà trước đây tôi hay mỉa mai cái NHNN VN, và hình như bây giờ họ mới giật mình lật đật sửa chữa, tuy có muộn nhưng sẽ tốt hơn, hay người nhà VN quen gọi là “có còn hơn không”.

Có lẽ nhân vật đau đớn nhất là ông chủ Minh Xoài đến Minh Him Lam, là Dương Công Minh, khi trong thời gian gần đây bỗng dưng chiễm chệ ung dung ngồi vào cái ghế nóng chủ tịch HĐQT Sacombank.

Ôi thôi tôi thì giật mình danh sách những cá nhân mà trước đây ở VN họ cũng chẳng để ý nó, cụ thể dẫn nguồn tờ Tuổi Trẻ liệt kê:

Chủ tịch Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) Đỗ Quang Hiển hiện là chủ tịch của Tập đoàn T&T và Công ty Chứng khoán SHS...

Ông Dương Công Minh, chủ tịch HĐQT Sacombank đồng thời là chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Him Lam.

Chủ tịch TPBank Đỗ Minh Phú đang là chủ tịch HĐQT của Tập đoàn DOJI.
Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh là phó chủ tịch HĐQT của Masan Group.

Ngoài ra chủ tịch HĐQT VIBank Đặng Khắc Vỹ là chủ tịch Công ty Mareven Food Holdings.

Bà Nguyễn Thị Nga, chủ tịch HĐQT Seabank là chủ tịch của BRG Group và là chủ tịch/thành viên HĐQT của nhiều công ty khác như Thăng Long GTC, Hanoi Toserco, Khách sạn Thắng Lợi, Khách sạn Hilton Hanoi, OSC Vietnam ...

Ông Vũ Văn Tiền, chủ tịch ABBank, đang là chủ tịch Geleximco.

Chủ tịch Kiên Long Bank Võ Quốc Thắng là chủ tịch kiêm tổng giám đốc Đồng Tâm Group và VPF.

Ông Phương Hữu Việt, chủ tịch HĐQT NH TMCP Việt Á, cũng là chủ tịch HĐQT Tập đoàn đầu tư Việt Phương.

Bà Thái Hương được biết đến với 2 chức vụ chủ tịch HĐQT NH TMCP Bắc Á và Công ty cổ phần sữa TH.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, chủ tịch NH TMCP Quốc Dân (NCB) hiện nay cũng là chủ tịch Tập đoàn Gami, và nhiều ông chủ ẩn mặt khác,…

Và tôi phân tích đó là mặt tích cực và biết lắng nghe của ông Thống đốc Lê Minh Hưng của NHNN VN. Đó là bước đi đúng chứ không sai, và thậm chí ông Hưng có thể có thẩm quyền đuổi cổ những ông bà đang kiêm nhiệm nhiều chức vụ ấy thì hoàn toàn đúng chứ không oan cho ai cả.

Bởi vì tôi lấy một ví dụ đơn giản thôi, đó là hầu hết các ông bà chủ ngân hàng đang vô khám hiện nay mà nhiều hơn nữa là những cấp Phó thì đa số họ đã và đang gieo họa cho hệ thống tài chính ngân hàng khi họ đi lên từ ông chủ kinh doanh bất động sản và các lĩnh vực kinh tế khác, sau ấy họ dùng tiền mua cổ phần để kiểm soát ngân hàng (lẽ ra họ được thực hiện nghiệp vụ như nhà đầu tư kiếm lời bằng hình thức chứng khoán hay được chia tiền lời chứ không thể được kiểm soát ngân hàng, vì rất rủi ro).

Lý do cũng dễ hiểu như thế này mà tôi giải thích đơn giản. Đó là những ông và chủ ngân hàng ẩn mặt ấy họ chỉ cần bỏ tiền vài ngàn tỷ VND thôi mà đòi kiểm soát cả mấy trăm ngàn tỷ, hay cả triệu tỷ VND tiền gửi ký thác và tiền cho vay của hàng triệu người gửi tiết kiệm. Đó là khi chính sách ở trên ban ra như việc NHNN cắt hạ lãi suất hay tài trợ lãi suất rẻ để giúp doanh nghiệp dễ đi vay thì những ông bà chủ ngân hàng này cũng đang sở hữu công ty gà nhà như công ty kinh doanh bất động sản thường thấy thì sẽ chộp ngay cơ hội ấy bẻ cái vòi tín dụng đó đi vào nhóm lợi ích và tay chân gà nhà của họ hưởng lợi lớn chứ doạnh nghiệp cần vốn thì tới tay họ đã chất lên nhiều tầng lãi suất, và rất rủi ro về nghiệp vụ này.

Đám lợi ích nhóm ấy chỉ cần hùn vốn vài dăm ngàn tỷ bạc thôi mà làm chức CEO tổng quản trị ngân hàng thì họ đã tính toán món lợi vô cùng to lớn. Họ có thể can thiệp và làm lệch lạc chính sách tín dụng của NHNN để kiếm lợi riêng cho cá nhân, công ty, và nhóm lợi sân sau rất lớn. Chẳng hạn dễ hiều nhất là họ có thể dùng thủ thuật vốn liếng lãi rẻ, như lấy tiền ký thác của công chúng để châm tiền vào các dự án đầu tư lớn hơn lên tới nhiều trăm ngàn tỷ VND chẳng hạn. Nếu đầu tư thành công họ ung dung trở thành tỷ phú nhanh chóng nhờ tận dụng vốn liếng, lãi suất ưu đãi bởi tay chân ngân hàng mà họ kiểm soát để ưu đãi cho họ, và họ bỏ túi riêng tiền lời rất lớn mà còn trốn được nhiều sắc thuế,…

Tuy nhiên khi các dự án đầu tư ấy thất bại nặng nề thì điều đó họ trói buộc ngân sách nhà nước phải bung tiền ra cấp cứu hoặc châm thêm tiền lãi rẻ nhiều ngàn tỷ VND để cấp cứu dự án đầu tư kém hiệu năng ấy, hoặc thậm chí cả hệ thống NHNN phải tung tiền ra cấp cứu hoặc đứng ra bảo lãnh trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tiết kiệm nếu ngân hàng ấy bị những ông bà chủ sở hữu chéo đó đem tiền ký thác đầu tư vào đó mà mất nợ.

Ôi thôi cái thủ thuật sở hữu ngân hàng này của các đại gia VN, nhất là các đại gia kinh doanh bất động sản hay dùng thủ thuật này nó xưa như trái đất, nhưng đáng tiếc là bây giờ cái NHNN VN này mới phát hiện ra lỗ hổng tai hại này mà cải sửa dù có muộn cũng còn tốt hơn.

Tôi thì hay nghi ngờ là các ông chủ ngân hàng giả hiệu này trước đây hay dùng thủ thuật này. Kể cả một số tập đoàn kinh tế quốc doanh nhà nước họ hay lập ra công ty tài chính sân sau và đầu tư sở hữu cổ phần các ngân hàng để có chỗ trong chân đứng tổng quản trị CEO nhằm dễ dàng thu hút bạc tỷ tiền ký thác lãi rẻ để dồn tiền đầu tư vào các dự án dễ sinh lời nhanh và cũng dễ mất tiền nhanh để làm lợi và làm giàu rất nhanh cho một số nhóm lợi ích. Kể cả họ vẽ ra các dự án đầu tư trên giấy và thu hút bạc tỷ vào dự án ấy mà thực chất là tiền bòn rút để làm giàu bất chính từ việc họ cố bám vào chức vụ CEO ngân hàng.


Đó là những thủ đoạn của các ông bà chủ doanh gia, có lẽ tôi gọi là doanh gian thì đúng hơn là rất kinh điển, nó có thể qua mắt được những nghiệp vụ ngân hàng yếu kém của hệ thống ngân hàng xã hội chủ nghĩa thôi, chứ cái này nó chỉ là trò trẻ con đối với tôi thôi. Nhưng trò chơi này cực kỳ nguy hiểm và rủi ro rất lớn cho hệ thống tài chính ngân hàng. Bởi vì các lãnh đạo ngân hàng lớn của Mỹ như Michael Corbat – CEO của Citigroup (NYSE: C) mà tôi là các nhà phân tích, bạn đọc xem hồ sơ phía dưới ở đây http://www.nasdaq.com/aspx/call-transcript.aspx?StoryId=4113230&Title=citigroup-s-c-ceo-michael-corbat-on-q3-2017-results-earnings-call-transcript , thì cũng chỉ có vau trò làm duy nhất một nghiệp vụ là ngân hàng thôi, và không được phép làm thêm nhiệm vụ thứ hai của công ty nào khác. Vì người ta có thể lấy tiền ký thác hay tiền tài trợ lãi rẻ trút vào các dự án đầu tưu của công ty sân sau,…hay lãnh đạo của ngân hàng Bank of America Corporation (NYSE: BAC) là Brian Moynihan - Chairman and Chief Executive Officer (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc) thì cũng chỉ chịu trách nhiệm một nghiệp vụ ngân hàng chứ không ai lại cho phép Brian Moynihan kiêm luôn thêm vai trò lãnh đạo Exxon Mobil Corp (NYSE: XOM), vì nếu không may giá dầu sụt giá thì giới cổ đông BAC mất vốn oan do tâm lý sở hữu công ty gà nhà và kiêm nhiều vai trò tổng quản trị CEO như đã nói thì công chúng họ sẽ rút tiền ra thì ngân hàng đó sập ngay lập tức, vì quy tắc công chúng là người gửi tiền tiết kiệm, lãi suất ký thác được ấn định, và họ cũng chẳng liên quan tơi lời lãi mà ông chủ ngân hàng ấy sở hữu nhiều công ty, đó là khi giá tăng thì vào túi riêng của ông chủ sở hữu chéo ấy, chứ khi giá giảm hay khủng hoảng thì có khi tiền ký thác của công chúng đang gửi vào các dự án đầu tư giá dầu sụt giá hay bất động sản bể bóng,… và rốt cuộc khủng hoảng xẩy ra thì người dân mất vốn oan và chỉ bồi thường 75 triệu VND cho cả mấy tỷ bạc gửi ký thác,…

9 nhận xét:

  1. Hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội ...đã mục rỗng không thể sửa chữa được...dù có 1000 ông thống đốc cũng thế thôi...vì chỉ trị triệu chứng hay sửa chữa phần ngọn...còn căn nguyên của mọi vấn đề họ không dám nhìn thẳng vào sự thật..cứ từ từ quy luật tự nhiên sẽ đào thải họ dù cho họ cố gắng chống lại...ý trời bắt đầu từ năm 2018..người có tiền hãy cẩn thận bảo toàn tài sản mồ hôi nước mắt của mình...

    Trả lờiXóa
  2. bài viêt rất hay. C Phương Thơ ơi, bà Nga chủ tịch BRG còn dùng nguồn tiền kí thác ấy để đi thâu tóm các công ty nhà nước có cổ phần chi phối mà xu hướng nhà nước sẽ thoái vốn để tư lợi nữa đó

    Trả lờiXóa
  3. Chị nhận xét như vậy chưa hẳn đúng . Vì các nhóm lợi ích không phải là các nhóm để đảng xơi tái . Cho dù là ông thống đốc nào đi nữa thì ông đó cũng phải có nhóm lợi ích của mình nên mới có cái ghế để ngồi trong đó . Nếu mà đảng ra tay để hàng loạt các quan chức ngã ngựa cùng các nhóm lợi ích bị đưa ra ánh sáng thì kịch bản chống tham nhũng tạm coi là có kịch bản . Còn không thì chẳng nên tin vì có rất nhiều chính sách , luật ban hành mà cuối cùng chẳng ai áp dụng trong thực tiễn cả . Họ chỉ áp dụng luật rừng . Cho nên , đến khi nguy ngập họ đưa ra những quy định có vẻ hợp lý , nhưng thực tiễn chị sẽ thấy chẳng có quan chức cùng nhóm lợi ích nào ngã ngựa cả . Vì nếu bị ngã ngựa thì nó cũng giáng cho đảng và NHNN những cú đả thương trầm trọng mà thôi .

    Trả lờiXóa
  4. Đây là "bình mới rượu cũ" thôi, chứ đâu có thay đổi tốt đẹp gì mà chị ca ngợi. Giờ tụi giám đốc cty không làm CEO hoặc bên BOD thì nó đứng đằng sau khống chế, thông qua việc nắm cổ phiếu, hoặc rót vốn đầu tư, hoặc lợi ích kinh tế nào đó. Vậy thì mọi thứ vẫn như cũ, mà còn tệ hại hơn nữa. Vì nó đứng sau giựt dây thì càng khó phát hiện, và càng khó kiểm soát hơn. Một khi đã khó phát hiện, khó kiểm soát, thì nó sẽ chi phối càng nhiều hơn, kéo hệ thống ngân hàng đi theo ý muốn và lợi ích của nó.

    Ngành ngân hàng VN chỉ còn cái vỏ, và là nơi để lừa gạt mà thôi. Nên chắc chắn sẽ phá sản toàn bộ trong tương lai gần.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác là thế, nhưng cũng cần loại trừ các ngân hàng cổ phần nhà nước ra, dù có ít nhiều dính dáng nhưng không thuộc bản chất của các loại ngân hàng kia.

      Xóa
  5. Gởi chị 2 tin mới nhất về vụ IPO thất bại thảm hại của tập đoàn Becamex Bình Dương. Họ tính IPO ra 10,000 tỷ vnd cổ phiếu, mỗi cổ phiếu giá 31,000đ. Nhưng chẳng ma nào thèm mua, nên chỉ có 6% lượng cổ phiếu IPO được đăng ký mua mà thôi. Nguyên nhân được chỉ ra là giá cổ phiếu chào bán quá cao, so với giá trị cty và các thông tin được công bố. Đồng thời, người ta còn biết được là tập đoàn Becamex này đang khát vốn lắm rồi, vì đang bị kẹt ở một dự án bđs ở Bình Dương. Nên không ai mua cổ phiếu IPO của hãng này cả.

    http://cafef.vn/thuong-vu-ipo-gan-10000-ty-cua-becamex-chi-hon-6-luong-co-phan-chao-ban-duoc-dang-ky-mua-20171128093741187.chn
    http://cafef.vn/becamex-idc-nam-giu-quy-dat-khung-nhung-nha-dau-tu-van-tho-o-bom-tan-ipo-cua-nam-2017-tro-thanh-bom-xit-20171127223059015.chn

    Trả lờiXóa
  6. Phiền cô PT nhận xét bài báo cáo này:
    https://akirale.com/dubaol/

    Trả lờiXóa
  7. Đi đầu trong hình thức này là đại gia Thành (Đặng), xưa kia sở hữu Sacombank đã tài trợ cho vô số các công ty thuộc sở hữu của ông ta, đồng thời các công ty này lại sở hữu chéo nhiều loại cổ phần của nhau và né được nhiều loại thuế.

    Trả lờiXóa