Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Canada không cần thiết cái TPP là xác đáng


Hãy nhớ rằng hiện nay Canada là quốc gia đang có nhiều hiệp định thương mại tư do với hầu hết các đối tác chiến lược lớn. Bởi lẽ mới đây Canada đã hoàn thiện cái hiệp định thương mại gọi là “Hiệp định thương mại tạm thời với EU” khi Canada hội họp trong nhóm G20 diễn ra ở Đức vừa qua. Hiệp định này được đàm phán từ tháng 8/2014 và chốt hồ sơ thi hành trong tháng 9/2017 vừa rồi. Đó là hiệp định mà tôi gọi là “Comprehensive Economic and Trade Agreement” (Tức là Hiệp định Thương mại và Kinh tế toàn diện).

Ôi thôi tôi thì lấy làm tiếc cho VN, đó là VN suýt chút nữa được EU nâng cấp lên trong vai trò bán buôn về ngoại thương với EU, nhưng sau sự cố vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay chính trên đất nước đầu tàu của EU là Đức thì có vẻ như những thỏa ước nâng cấp hiệp định “Free Trade Agreement” này bị bỏ vào ngăn kéo. Thậm chí là Đức cũng chẳng màng tới cái APEC đang tổ chức ở VN, vì người Đức bình luận không hay về lãnh đạo VN tới G20 được Đức ưu ái mời làm khách danh dự, có thể Đức hơi khó tính bởi hành sử thiếu chuyên nghiệp của lãnh đạo VN mà người ta mô tả là “không chuyên nghiệp”. Singapore có thể được nâng cấp lên hàng bằng Canada trong đàm phán là sẽ có cái “Hiệp định Thương mại Tự do Toàn diện”. Vì ta thấy đấy, sự lịch lãm và chuyên nghiệp của nguyên thủ của Thủ tướng Lý Hiển Long, tức là sau đối tác Hàn Quốc, kể cả các thỏa ước hiệp định thương mại song phương. Ôi thôi lãnh đạo VN họ ra nước ngoài có vẻ như “hơi nhà quê” nên hay bị mất điểm với thiên hạ.

Về hồ sơ ngoại thương và kinh tế thì như tôi hay đề cập trước đây là trừ khi Mỹ tham gia TPP thì Canada sẽ buộc phải tham gia, còn Mỹ rút lui thì Canada họ thở phào nhẹ nhõm là chẳng bị áp lực cửa anh cả Mỹ cả. Hãy nhớ rằng Canada là quốc gia có nhiều nước ngọt nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới, là cường quốc sản xuất và xuất khẩu ròng lương thực lớn nhất nhì thế giới cùng với Mỹ với công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, nên không nhất thiết Canada phải ký hiệp định TPP với các nước kia, vì Canada có nguồn cung  rất ổn định xuất khẩu nông nghiệp cho nhiều quốc gia có thu hập cao, tiêu chuẩn cao như Âu châu, Mỹ. Mặc dầu xuất khẩu nông nghiệp như lương thực của Canada chỉ chiếm khoảng 2% so với GDP, cần thận trọng là Canada cũng là quốc gia phụ thuộc vào ngoại thương rất lớn là chiếm tới 45%-46% của GDP trước đây từ năm 2014 trở lại. Thương mại quốc tế chiếm một phần lớn trong nền kinh tế Canada mà nó có sẵn trong nhiều thỏa thuận thương mại đa phương và song phương lâu rồi.

Về lý thuyết thì Canada vào TPP là hoàn toàn không có lợi cho họ. Canada là quốc gia phát triển rất hiếm hoi trên thế giới mà là một nước xuất khẩu ròng năng lượng rất lớn. Canada cũng xuất xe có động cơ và phụ tùng, máy móc công nghiệp, máy bay, thiết bị viễn thông và điện tử,…Về kinh tế ngoại thương thì còn chú ý là Canada có trữ lượng dầu lớn thứ ba trên thế giới là vào khoảng 174 tỷ thùng. Đó là chỉ xếp sau Saudi Arabia và Venezuela thôi, nên qua đó cho thấy Canada cũng chẳng cần cái TPP kia cho nhức đầu là không có lợi cho họ cũng dễ hiểu. Vì thị trường ưu thế của họ đã có nền móng sẵn rồi thì cần tới cái TPP buôn bán tạm nham kia thì cũng không tốt so với lợi thế sẵn có. Vì Canada sát nách Mỹ, một siêu cường quốc có kinh nghiệm hầu hết cho các giao dịch và phân phối các mặt hàng của Canada xuất cảng ra toàn cầu đều rất dễ, và cũng có nhiều khách hàng ổn định.

Thứ nữa Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được thành lập cách đây 20 năm để mở rộng thương mại giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico thì đang lưu hành và sửa lại nó đang là hiệp định thương mại to lớn nhất thế giới đang nhùng nhằng giữa Mỹ và Canada, Mexico thì làm sao mà Canada có tâm trí đâu mà tham ra TPP, vì Canada không phải là quốc gia thiếu thốn.

Hiện nay xuất khẩu của Canada có vẻ giảm xuống chỉ chiếm khoảng 32% so với GDP thôi, bởi vì năng lực xuất khẩu của Canada đến từ ngành công nghiệp như ngành công nghiệp ô tô, cung ứng phụ tùng ôtô, hàng tiêu dùng, các sản phẩm năng lượng dầu thô, khí đốt, các lĩnh vực khai thác kim loại, khoáng sản, lâm sản, các vật liệu xây dựng, hóa chất cơ, cao su, các sản phẩm nhựa rồi xuất khẩu cung ứng máy móc, thiết bị công nghiệp và phụ tùng cơ khí, điện tử,… thì đều trùng lặp với VN và một số nước tham gia TPP ấy. Việc Mỹ không tham gia TPP thì Canada từ chối tham gia TPP thì nếu ai là nhà phân tích kinh tế  giàu kinh nghiệm sẽ thấy là Canada đang buôn bán với các đối tác lớn khá ổn định của nhiều thỏa hiệp. Cụ thể là dẫn đầu Hoa Kỳ là Canada xuất khẩu thường xuyên chiếm tới ngạch số 70-74% của  tổng xuất khẩu, kế tiếp Liên minh châu Âu (EU), với UK, hay Anh quốc là đối tác lớn nhất khối EU này, rồi Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,….

Ôi thôi, Canada là quốc gia có nền kinh tế ổn định rất lớn trên thế giới là xếp trên cả nền kinh tế Hàn Quốc, Nga. Đó là Canada có thứ 10 các nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong khi Hàn Quốc xếp hạng 11 thôi. Nếu Canada chịu ký vào cái TPP kia và nó lưu hành thì chính Canada là quốc gia lớn thứ hai trong nhóm TPP là chỉ xếp sau Nhật thôi.

Việc chính quyền VN ve vãn “soái ca Justin Trudeau-Canada” mà bất thành khi ông thủ tướng trẻ tuổi này tới dự APEC thì đúng là Hà Nội hắt một gáo nước lạnh, là VN hiện nay manh nha cứu nguy kinh tế bằng cách gia tăng xuất khẩu để mua tăng trưởng, vì sức tiêu dùng người dân trong nước quá yếu, vì đông nội tệ mất giá nặng quá sau nhiều chục năm mở của kinh tế.

Về chuyên môn trong buôn bán với Canada đầy tiềm năng này thì VN có rất nhiều lợi thế như có thể dùng đòn bẩy tài chính vay vốn đầu tư với Canada trong bán buôn và các dịch vụ tài chính mà không cần phải qua trung gian dùng đồng tiền khác thanh toán, đó là trên thế giới thì về nguyên tắc ngoại thương thì giá trị tài sản đảm bảo sở hữu hiện vật bằng tài nguyên trả ra hàng ngày thì Canada có thể trang trải mọi thứ là họ được nhiều thị trường chấp nhận ấn định giao dịch bằng đồng Dollar Canada (CAD) rất có giá trên thị trường, điều đó có nghĩa là Canada phát hành nợ trên thị trường trái phiếu thì chi phí trả tiền lời rất thấp, tức là lợi suất trái phiếu rất rẻ. Tất cả các khoản nợ hay dự trữ ngoại hối kể cả dùng đồng bạc giao dịch ngoại thương thì người ta có thể niêm yết bằng đồng tiền trực tiếp bằng đồng Dollar Canada nên giảm rủi ro phí tổn tỷ giá hối đoái,… Tức là bán buôn với Canada rất an toàn,…

VN thì tôi nghi ngờ là họ muốn lấy bàn đạp của thị trường Canada để tuồn hàng xuất khẩu qua ngả Bắc Mỹ, thậm chí là quá cảnh qua ngả Nam Mỹ, và nhiều xứ khác,…kết cục thất bại. Bởi lẽ về bề ngoài “soái ca Justin Trudeau” có vẻ tươi cười chứ thực chất ông ta chẳng ưa gì mấy ông bà lãnh đạo cộng sản VN, vì thành tích nhân quyền VN, rồi hay bắt bớ linh tế, đàn áp tôn giáo,…trong khi Canada có truyền thống là quốc gia tự do, dân chủ cao độ còn đứng trên cả Mỹ về khoản này.

Đối với VN thì mâu thuẫn nhiều thứ, thí dụ tôi lấy cái chuyện nhỏ nhặt thôi, là Thủ tướng Trudeau thì có hình xăm ở vai khi chạy bộ ở VN, trong khi ở VN thì người ta đạo đức giả là quan chức thì không được xăm hình, đó là mâu thuẫn quá cao là không thích hợp với tư tưởng  giáo điều ngay trong đời thường huống hồ là đi sâu vào hiệp định TPP thì phải tuân thủ nhiều quy tắc mà VN có lẽ không đáp ứng được tiêu chí tưởng như đơn giản mà khó thực hiện được như việc vi phạm tiêu chí trong TPP quy định đó là VN đòi Google, Facebook đặt máy chủ và dữ liệu ở VN để manh nha kiểm duyệt, rồi tiêu chí bảo vệ người lao động như phải có công đoàn độc lập với nhà nước, rồi nhân quyền, tự do báo chí, sở hữu trí tuệ, môi trường,…. Ôi thôi tốt nhất VN đừng có bám theo cái TPP nữa mà nên bỏ nó đi vì chỉ muốn nước nhượng bộ mình chứ mình thì duy ý chẳng nhượng bộ nước khác thì vào TPP làm gì,…

Sau cùng tôi hết sức thận trọng là VN cần chú ý rằng sau này kết thúc APEC mà Tổng thống Donald John Trump rằng “Chúng tôi tìm kiếm đối tác mạnh, không phải đối tác yếu. Chúng tôi tìm kiếm láng giềng mạnh, không phải hàng xóm yếu,…”, hay “quyền lợi của nước Mỹ là trên hết”. Rồi ông ta còn nói “Chúa, hãy bảo vệ tổ quốc của các bạn, hiện giờ và mãi mãi về sau”,…Đó là nếu VN vi phạm thì nhận sự đảo chiều bẽ bàng. Bởi vì trong bán buôn ngoại thương hiện nay, Mỹ và TQ dẫn đầu là có đến 579 tỷ USD giao dịch ngoại thương với mức thâm hụt thuộc về Mỹ là 347 tỷ USD, thứ 2 là Canada : 545 tỷ USD giao dịch với mức thâm hụt 11 tỷ USD thuộc về Mỹ. Xếp thứ 3 là Mexico: 525 tỷ USD giao dịch với mức thâm hụt thuộc về Mỹ là 63 tỷ USD. Xếp thứ 4 là Nhật Bản: 196 tỷ USD giao dịch với mức thâm hụt của Mỹ với Nhật 69 tỷ USD. Thứ 5 là Đức: 164 tỷ USD giao dịch với mức thâm hụt Mỹ với Nhật là 65 tỷ USD.

Tuy nhiên nếu xếp về mức thâm hụt thương mại Mỹ bị thâm hụt thì dẫn đầu là TQ (347 tỷ $), thứ 2 là Nhật (69 tỷ $), thứ 3 là Đức 65 tỷ $, thứ 4 là Mexico 63 tỷ $, thứ 5 là VN (vì trong năm 2016 Mỹ bị thâm hụt thương mại với VN tới 32 tỷ $), Canada thì hạng thứ yếu xếp sau VN,… (nguồn: https://www.census.gov/foreign-trade/balance/index.html , là cơ quan của Bộ Thương mại Mỹ).

(*) TQ cứ bị Mỹ dọa cái thâm hụt thương mại đó, vì nó tạo ra nhiều chục triệu lao động cho TQ rất lớn nên nó cũng giải thích phần nào TQ hay nhượng bộ Mỹ. Như việc Tổng thống Donald John Trump được Tập Cận Bình chào đón như vị Hoàng đế Trung Hoa, vì trước mắt nếu làm căng thẳng quá thì TQ chưa thể lo được cho nhiều chục triệu lao động của họ sẽ mất việc, vì khó có thể tìm ra đối tác thay thế Mỹ.

7 nhận xét:

  1. Đọc đến đoạn nói về thủ tướng Canada thì bỗng ngạc nhiên vì cô Phương Thơ dùng từ "soái ca" thêm vô, cách cô PT viết và dùng từ sắc sảo vô cùng, cảm ơn những phân tích của cô ạ. À cô ơi, cô có thể phân tích về hãng xe điện Tesla của tỷ phú Elon Musk được không ạ, trong chuyến đi sang China vừa rồi Tổng thống Trump có kí những thoả thuận với chính quyền Bắc Kinh, trong đó hình như có đề cập đến việc hãng xe Tesla sẽ được kinh doanh ở thị trường TQ, đọc những bài trước của cô về xe hơi Vingroup có đề cập đến lĩnh vực xe điện này làm con cảm thấy hứng thú lắm, con cảm thấy dường như có sự liên quan mật thiết giữa 1 quyền lực mềm nào đó cùng với sự phát triển của hãng xe Tesla này, nhưng con chưa đủ trình độ để tự mình hiểu hết, mong cô PT giác ngộ cho con ạ. Chân thành cảm ơn cô.

    Trả lờiXóa
  2. Các nguyên thủ quốc gia các nước qua VN để viện trợ bảo Damrey còn cái ông già xác khô 73 tuổi ung dung viết bài ca ngợi Đảng, xướng ca vô loài trên sân khấu chính trị.
    Ông già 73 tuổi nên tổ chức ca múa trong dịp APEC thì mới gọi là hay. Bọn Đảng viên bọn ngu từ trong trứng.
    http://www.vietnamplus.vn/lao-ung-ho-12000-usd-cho-nguoi-dan-viet-nam-bi-thien-tai-lu-lut/474816.vnp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổ chức ca múc ông Lê nin hay Cách mạng tháng 10 gì đó, rồi sùng bái nó như 1 tôn giáo chủ nghĩa duy vật. Mới biết là nước ngoài bằng mặt nhưng không bằng lòng, rất thương khổ người dân VN, bất kì đứa con nào vừa chào đời đã bị 1 cục nợ đè trên đầu.

      Xóa
  3. cs hết đường lui..khi TPP đóng cái đinh cuối cùng trên quan tài của họ...họ đã phản bội dân tộc và Tổ quốc VN

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn chị Phương Thơ. Thương cho những con dân Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. Mỹ và Canada không cần TPP và không thích TPP. Lúc Trump mới lên thì đã nói thẳng là NO TPP rồi và lập tức rút ngay khỏi TPP vào ngày mới nhận chức. Mỹ không muốn lại bị thâm hụt thương mại thêm vì cái TPP. Thâm hụt năm nay của Mỹ đã quá cao rồi. Trong 12 tháng của năm 2016 mà đã thâm hụt tới 737 tỷ USD. Rồi trong 9 tháng của năm 2017 mà đã thâm hụt tới 587 tỷ USD. Cả năm 2017 có thể thâm hụt hơn 700 tỷ USD là chắc, có thể tới 750 tỷ USD không chừng. Giá dầu và USD đã giảm mạnh lắm rồi, mà thâm hụt thương mại vẫn lớn như vậy, thì nếu giá dầu và USD trở về mức 100 hết thì thâm hụt sẽ lớn cỡ nào. Với thâm hụt kiểu này thì chắc chắn Trump và bên Department of Commerce sẽ không muốn bị thâm hụt thêm, và sẽ tìm cách bóp lại nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu. Họ sẽ gây áp lực với phía Canada để thoát khỏi TPP, vì Mỹ không muốn các nước kia xuất hàng qua Canada để mượn đường đó vào Mỹ.

    Canada thì không mặn mà gì với TPP vì sợ hàng nông sản và công nghiệp của các nước kia sẽ tràn vào, bóp chết doanh nghiệp nội địa và chiếm hết thị trường của họ. Trong 11 nước TPP thì có Úc, New Zealand có khả năng sản xuất nông nghiệp rất mạnh. Bơ, sữa, fromage của New Zealand giá rất cạnh tranh mà chất lượng lại rất tốt. Úc thì có đủ thứ thực phẩm giá rẻ, chất lượng cao, và rất nhiều khoáng sản. Ngoài ra còn có Nhật với khả năng sản xuất công nghiệp, công nghệ rất cao, có thể bóp chết cả ngành công nghiệp non trẻ của Canada trong tích tắc. Brunei thì mạnh về dầu khí, có thể cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn dầu khí Canada. Nên phía Canada rút trước là phải, họ không dại mà đối đầu với những siêu cường có lợi thế tương đối mạnh như vậy.

    Vào hôm trước thì ông Thủ Tướng Trudeau đã né tránh cuộc họp về TPP tại Đà Nẵng. Và tới hôm nay thì ông đã về tới Canada rồi, vậy thì coi như chẳng có ký kết gì được. Phía Canada thì bày ra màn rút lui lịch sự và trong danh dự bằng cách, là tung tin đã đạt được một vài thỏa thuận, nhưng không ký kết. Như vậy thì sau APEC là họ rút êm thôi.

    Hiện tại, thì VC và Nhật đã cố cứu vớt, vớt vát TPP bằng cách chế ra hiệp định TPP dỏm, gọi là CPTPP (Compreshensive and Progressive Trade Agreements on Pacifics Partnership). Đây là hiệp định khung thôi, chứ chẳng phải hiệp định chính thức và phía Canada chỉ mới đồng thuận bằng miệng thôi, chứ chưa dám ký đâu. Sau đó họ về tới Canada thì sẽ rút êm thôi.

    Nhờ chị Phương Thơ đọc và phân tích thêm cái CPTPP này. Nhìn qua thì rất dở, thua xa TPP-11 và không là gì so với TPP-12.
    https://tuoitre.vn/tpp-chinh-thuc-co-ten-moi-van-cho-my-quay-lai-20171111102853531.htm
    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/tpp-11-dien-bien-bat-ngo-410334.html
    https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c0004.html

    Trả lờiXóa