Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

VÌ SAO VIỆT NAM BẮT CHƯỚC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CHAEBOLS ĐẠI HÀN ĐỀU THẤT BẠI

Đây là bài cũ, và là câu hỏi của nhiều người nêu ra và nhiều giới chức điều hành kinh tế VN nhiều đời lãnh đạo hay học tập, kể cả các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách kinh tế VN cũng hay định hướng chiến lược phát triển kinh tế cho VN theo mô hình Hàn Quốc Câu trả lời của tôi là gáo nước lạnh dội vào những ý tưởng hoang đường khi VN đòi học tập chiến lược phát triển của Hàn Quốc. Kể cả trước đây trong khi ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết ở Hàn Quốc trước đây xảy ra khủng hoảng tài chính, người ta coi nợ xấu là vấn đề của xã hội nên đã kêu gọi người dân góp tiền giải quyết.

Đó là ý tưởng vĩ cuồng. Vì sao VN không thể học theo mô hình phát triển kinh tế của Hàn Quốc, dù đã đi theo ý tưởng mô hình này gần bằng con đường rất ngắn mà Hàn Quốc nắm bắt rất thành công để đưa đất nước lên cường quốc kinh tế có sản lượng GDP còn lớn hơn nước Nga tính cho năm 2015. Trước đây, Hàn Quốc áp dụng chiến lược phát triển theo các "Chaebols" Đại Hàn, nó gần như là một quốc sách cho dân chúng toàn quốc để thi hành chính sách công nghiệp hóa có định hướng và với sự yểm trợ của nhà nước. Nền tảng luật lệ của họ công khai minh bạch trong một môi trường chính trị của "văn hóa từ chức", họ có tinh thần dân tộc rất cao, nhưng cũng lâm nạn phá sản và phá sản năm 1997. Có lẽ ai cũng biết khủng hoảng tín dụng và đầu tư chéo nên ta không giải thích. VN thì nhóm lợi ích thao túng, khi giàu có họ hưởng hết thì không nói gì, khi hoạn nạn bắt dân góp tiền thì đó là không thể chấp nhận được. Đối với Hàn Quốc ngày nay, với dân số 50,42 triệu dân (theo thống kê của WB). Thu nhập GDP bình quân đầu người 24.566 USD, còn tính theo thu nhập GDP bình quân đầu người PPP là 33.629 USD.

Đây cũng là mức cao nhất mà Hàn Quốc đạt được trong năm 2014 (theo thống kê của Ngân hàng Thế giới WB). Với mức thu nhập như thế này thì Hàn Quốc đã một quốc gia vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" (middle-income trap), thoát khỏi đống đổ nát từ kể từ sau hoảng kinh tế năm 1997. Về kích thước nền kinh tế Hàn Quốc với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của xứ Kim Chi này là 1.410,38 tỷ USD (chiếm 2,27% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới năm 2014). Trong khi năm 2015 thì GDP của Hàn Quốc đạt được 1.377,87 tỷ $, đó là thấp hơn năm 2014, nhưng khá hơn nhiều nước khác do giá dầu thô sụt giảm, nếu tính theo phần của sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới dù đạt thấp hơn năm 2014 thì nền kinh tế Hàn Quốc vẫn chiếm con số 2,22% GDP đóng góp của nền kinh tế thế giới. Một con số làm mờ mắt bất cứ quốc gia nào kém phát triển phải mơ ước.

Hãy nhớ rằng trong những năm tăm tối chiến tranh vì bóng ma công sản nhăm nhe xâm chiếm Hàn Quốc thì GDP của Hàn Quốc 2,36 tỷ USD vào năm 1961, đó là mức siêu thấp nhất của họ, và nhiều năm cũng thế GDP cũng chiếm khiêm tốn khá ít ỏi. Thậm tệ đến vào giai đoạn trong tháng 4/1972, Hàn Quốc gần như hết tiền dự trữ ngoại hối khi chưa có được 0,6 tỷ $ (tức là khi đó Hàn Quốc chỉ còn 564,50 triệu $), và quốc gia này phải cầu viện Mỹ chi viện, vì Mỹ có chu cấp nhiều chục tỷ $ cho Hàn Quốc thì cũng khá tốn kém nếu kinh tế Hàn Quốc không đi lên nên Mỹ vừa cấp viện vừa đào tạo vừa hướng dẫn cho các nhà kinh tế, các kỹ sư, chuyên gia Hàn Quốc theo, vậy mà chỉ có một thời gian ngắn nghỉ ngơi yên bình do chiến tranh tạm chấm dưt, bây giờ đây cả Mỹ và Nhật giật mình là Hàn Quốc đã có những lĩnh vực công nghiệp cơ khí, điện tử máy tính, ti vi, tủ lạnh, xe hơi,...năng lượng hạt nhân bám sát cả công nghệ của Mỹ Nhật. Thậm chí những tên tuổi lẫy lừng từng suýt phá sản thời khủng hoảng kinh tế năm 1997 nay đã là đối thủ của nhiều nước công nghiệp tiên tiến nhất thế giới, đó là tên tuổi Samsung Electronics, Hyundai Motor, Hynix, Kia Motors, LG,... và rất nhiều tên tuổi khác đủ ngành nghề tính ra không hết,....

Nền kinh tế Hàn Quốc đeo đuổi chiến lược xuất khẩu có định hướng. Đó là xuất khẩu, chiếm hơn một nửa của sản lượng GDP của Hàn Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc là nước sản xuất hàng đầu thế giới thiết bị giải trí như màn hình ti vi, điện thoại, chất bán dẫn bộ nhớ máy tính, và các lĩnh vực điện tử tin học, cơ khí khác... Hàn Quốc cũng là nhà sản xuất đóng tàu lớn thứ hai. Hiện nay, giống như Nhật, vì sự phụ thuộc cao vào xuất khẩu, và mức tiêu dùng nội địa trong nước yếu đi do dân số lão hóa. Đây mối đe dọa chính đối với sự phát triển trong tương lai vì chi tiêu cho tiêu dùng trong nước yếu, khi xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Hàn Quốc như điện thoại, ti vi,... bị cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Thực tế, vì sao VN không thể bắt chước được Hàn Quốc. Công thức đơn giản, đó là chiến lược phát kinh tế của Hàn Quốc được hưởng "nợ ít, lãi suất thấp vừa phải". Thí dụ mức nợ chính phủ so với GDP của Hàn Quốc trong năm 2014 là 35,98%, năm 2015 là 37,9%,...đây cũng là mức cao nhất mọi thời gian hiện nay. Nếu tính trung bình từ năm 1990 đến năm 2015, theo WB thì mức nợ nợ chính phủ so với GDP của xứ Kim Chi này ở mức chưa tới 21%, đó một mức nợ thấp để tiếp cận được vốn vay ngoại quốc và trong nước với lãi suất thấp. Cụ thể ta thấy, theo báo cáo Ủy ban Chính sách Tiền tệ (BOK) của Hàn Quốc thì lãi suất chỉ đạo tính trung bình từ năm 1999 đến năm 2015 là ở mức khá lý tưởng là 2,27%, hiện nay ở mức 1,25%. Trong khi lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, nó bao gồm tỷ lệ trung bình của lãi được tính vào các khoản vay của các ngân hàng thương mại cho các cá nhân, các hộ gia đình và các công ty tư nhân vay chỉ ở mức 3,36%. Mức trung bình từ năm 1996-2015 là 7,16% thực tế nếu tính từ năm 2000 - 2015 nó chỉ ở mức 4,26%, là mức vay khá lý tưởng để các doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn lực vốn để phát triển kinh tế và giảm chi phí vay mượn. Hàn Quốc không có mức tăng trưởng GDP cao như VN, là vì thống kê của họ khả tín đáng tin, nên chính phủ Hàn Quốc dễ "bắt mạch" cho nền kinh tế để tung ra các biện pháp kích thích kinh tế nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, hay hạ nhiệt đầu máy tăng trưởng quá nóng.

Chẳng hạn GDP của Hàn Quốc trong năm 2007 thì đạt mức 1.122,68 tỷ $, đến năm 2009 thì GDP sụt giảm còn 902 tỷ $, nhưng chính phủ Hàn Quốc đã nhanh chóng tìm ra khắc phục nó và nền kinh tế phục hôi đi lên thì đến năm 2014 GDP của Hnà Quốc đã đạt mức cao nhất như đã nói, và năm 2015 thì Hàn Quốc chính thức là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới đứng trước Úc (hạng 12), Nga (hạng 13) Khi Hàn Quốc khôi phục đống đổ nát từ khủng hoảng tài chính năm 1997 đã xóa sạch 65% thu nhập của người dân vì giá tài sản giảm. Mức tăng trưởng GDP trung bình của Hàn Quốc nhiều năm chỉ chưa tới 1,75%. Nếu tính thời gian dài và sâu hơn từ năm 1970 - 2015 thì tỷ lệ này chỉ đạt 1,68% (nguồn thống kê của Trung ương Ngân hàng Hàn Quốc và WB),...nhưng tốc độ tăng GDP hàng năm của Hàn Quốc là khá ổn, từ năm 1971 - 2015 thì đạt mức trung bình là 6,97%. Thực tế, giống như Mỹ, Nhật hay các nước EU ở các nước phát triển nhất, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất đến 57,5% của GDP.


Quan trọng là trong chiến lược phát triển kinh tế, Hàn Quốc đi vay mượn bằng phát hành trái phiếu có chủ quyền (trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ) để phát triển vốn "có chủ quyền" mà không dựa vào IMF, WB, ADB (trừ lần vay mượn IMF khi bị khủng hoảng năm 1997) thì các trái phiếu bằng ngoại tệ để huy động tư bản tài chính của Hàn Quốc vay là rất thấp, chỉ ở mức 2,18% nhiều năm nay. Nó chỉ có mức cao nhất 7,90% vào tháng 04/2001, khi Mỹ gặp khủng hoảng bong bóng tin học bị vỡ trước đó vào năm 2000. 

Hiện nay các khoản nợ nước ngoài của Hàn Quốc hết quý thứ 3 của năm 2015 lên đến 409 tỷ USD, nhưng dự trữ ngoại hối lại lên đến 369 tỷ USD ngang bằng số nợ. Nhưng đó không là vấn đề, vì số tài sản dân chúng và các công ty Hàn Quốc là rất lớn. Ngoài ra Hàn Quốc có chiến lược gọi vốn rất hiệu quả và tinh vi, chẳng hạn thị trường trứng khoán, được biết qua chỉ số KOSPI, là một chỉ số thị trường chứng khoán lớn chuyên theo dõi hiệu suất của các công ty lớn chủ lực của Hàn Quốc, với cổ phần tài sản sở hữu của dân chúng chiếm khá lớn, nên ít có hiện tượng đầu cơ. 

Đối với tiền tệ là đồng Won, có lẽ viết đúng hơn South Korean Won (KRW) để phân biệt đồng North Korean Won (KPW) của Bắc Hàn. Đồng KRW của Hàn Quốc có đồ thị tiền tệ rất mạnh mẽ, thậm chí có thể được xét vào giỏ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) của IMF, mặc dù trong quá khứ đồng KRW của Nam Hàn bị trượt giá nặng nề vào tháng 12/1997 do tài sản giảm giá khiến phải đến 1.962,50 KRW mới đổi ra được 1 USD, từ mức tăng giá kỷ lục 667,20 KRW vào tháng 07/1989. Hiện nay nếu 1 USD =1.169,74 KRW và cũng giảm theo nền kinh tế hơi bị suy yếu một chút, nhưng cũng tăng giá trở lại và trả lại cho người dân số tài sản mất giá là 792,76 KRW cho một USD. 

Tức là chính phủ Hàn Quốc đã trả lại số tài sản xưa kia mà toàn dân Hàn Quốc phải gánh khi để xẩy ra khủng hoảng kinh tế năm 1997. 

Đối với VN thì khó hiểu, đó là đơn vị tiền tệ quốc giá này chỉ mất giá theo năm tháng rát khủng khiếp, khi mất giá nó không bao giờ tăng giá lại trả cho người dân bằng tài sản đã mất và lấy đi mọi thứ. 

Qua đó chỉ cần so sách vài yếu tố phân tích sơ đẳng này thôi mà không cần phải vào tận Hàn Quốc hay vào Việt Nam để lục hồ sơ thống kê hàng triệu trang tài liệu ghi chép, hay đi xem nhà máy, hay các tòa nhà cao ốc,...thì ta sẽ đoán ra là hai nền kinh tế Hàn Quốc và VN khác nhau rất lớn về chiến lược phát triển kinh tế. 

Có lẽ VN phải mất cả nửa thế kỷ mới bằng Hàn Quốc được, mặc dù quốc gia này ngày xưa rất nghèo và kém xa nền kinh tế phía Nam của VN của chính quyền Sài Gòn năm xưa. Nhiều người đổ lỗi do Mỹ cấm vận VN, thực tế đó là chuyện chính trị và tôi không biết nhiều về chiến tranh quốc gia này, vì tôi cũng chỉ là nhà phân tích tài chính và chẳng phải là nhà phân tích chính trị, dù tôi có được đào tạo môn chính bang giao quốc tế. Có lẽ VN sẽ khá hơn, khi biết tận dụng cơ hội TQ thoái trào, các công ty Mỹ nhổ trại dời nhà máy sang VN như Mỹ đã làm với Hàn Quốc trước đây, và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thi hành, nhưng bất thành vì bị đổ vỡ. Vì dù sao hiện nay Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu nhiều nhất của VN, cũng như lượng tiền "kiều hối" nhiều nhất chảy vào VN với chi phí tư bản rẻ. Với hồ sơ kinh tế VN thì vắn tắt vài dòng ngắn gọn, vì tôi có phân tích vài lần về kinh tế VN rồi, đó là nền kinh tế bơm tín dụng mua tăng trưởng tạo ra quả bom nợ quá lớn nên không thể phát hành giấy nợ vay trên thị trường tài chính với lãi suất ngang giá cước mà Hàn Quốc vay trên thị trường tự do (ngang bằng lãi vay ODA của VN mất chủ quyền). Hàn Quốc vay lãi nhẹ nên họ có toàn quyền quyết định các dự án đầu tư, và tiền vay đầu tư vào đâu thì chủ nợ cho không nhũng mũi vào. 

Riêng đối với VN, miếng bánh vay ODA là ổ tham nhung bòn rút, mà còn bị mất chủ quyền tạo ra nọ khi phát triển kinh tế, hâu hết các dự án vay đều mang cái bóng lạc hậu của TQ chi phối, dù rằng TQ lại là nước keo kiệt nhất khi cho VN vay ODA nhưng lại là quốc gia chiếm nhiều nhất, nếu không muốn nói là tuyệt đối các dự án lớn tại VN thì ta tự hỏi VN làm sao mà bắt chước Hàn Quốc được, trong khi chiến lược phát triển kinh tế của TQ lại bắt chước Hàn Quốc và Nhật xưa kia,.... 

Kết luận của tôi đúng là tối tăm cho VN khi cứ quay lại hồ sơ kinh tế quốc gia này, nó cũng giải thích phần nào các ngân hàng đầu tư nổi tiếng quốc tế họ ít khi nào nhắc đến nền kinh tế VN bao giờ cả. Có lẽ khi nào 50% dân chúng và 50% người của đảng cầm quyền chia đều nhau thì may ra họ còn kiểm soát được nhau thì đất nước may ra mới có đóm lửa sáng lên được. 

(*) Bài này thôi phân tích lại và bổ sung/xung vài ý, tôi không phân tích yếu tố chính tác động vào chính sách kinh tế. Nếu phân tích thì nó càng để ra sự tức giận của người dân VN. Cho nên tôi rất hạn chế khi phân tích về chính trị vào đây. Đó là về chính trị thì lãnh đạo Hàn Quốc từ chức và xuống chức như đèn kéo quân, còn lãnh đọa VN thì đuôi đi cũng không chịu đi chỉ khi dân chúng phẫn nộ thì mới bị kỷ luật, nhưng vẫn chẳng bị xét xử,...thì làm sao mà đòi học thiên hạ được.

(**) VN có lẽ chỉ học được cái thất bại của thiên hạ thôi, dù rằng tiềm năng nhân lực con người (là người dân họ) là dư thừa khả năng tiếp thu học hỏi nhanh hơn, nhưng tiềm năng học tập kinh nghiệm của quan chức cộng sản VN có lẽ đến hết thế kỷ này cũng chả học được ai, vì cái đầu và não trạng của họ đặc sệt tư duy kinh tế chính trị Mác-Lênin.

6 nhận xét:

  1. cảm ơn chị!
    nhờ chị mà em giác ngộ ra rất nhiều về vn.

    Trả lờiXóa
  2. Đây là 1 bài viết kinh điển của chị. Em rất thích bài viết này của chị. Đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn không chán.

    Trả lờiXóa
  3. Gửi chị 1 bài báo liên quan đến việc bắt chước Hàn Quốc của chính quyền cộng sản VN:

    https://tuoitre.vn/chu-trong-dao-tao-nhan-luc-vn-se-tao-ky-tich-song-hong-20171214190017668.htm

    Trả lờiXóa
  4. Vì chánh trị theo cộng sản và chất lượng con người quá kém, nên không làm gì ra hồn cả, làm cái nào là hư cái đó liền. Nguyên nhân chủ yếu do chánh trị mà ra. Vì bản chất chánh trị cộng sản là tham nhũng, dốt nát, dối trá, nên đâu sản xuất được gì, mà toàn tham nhũng hết, thua lỗ hết. Cũng vì chánh trị cộng sản, nên đào tạo ra toàn là người ngu dốt, vô dụng thì làm sao sản xuất được sản phẩm có chất lượng tương đối, chứ đừng nói tới cao.

    Trả lờiXóa
  5. Sở dĩ nền kinh tế VN không phát triển được là do ý thức hệ chủ nghĩa Mác Lê . Và một nguyên nhân quan trọng cần phải bổ sung thêm ( add or plus ) , đó là lãnh đạo cộng sản họ vô lương tâm , lòng tham mù quáng nên thấy tiền đổ vào các tập đoàn là họ ... " NUỐT CHỬNG " vì họ không muốn hay không phải là người VN và vì quốc gia VN .

    Trả lờiXóa
  6. dài dòng nhưng ko đưa ra được một kết luận tương đối ổn
    người ta rút ra rằng sở dĩ ko làm theo được hq là vì đơn giản : sở hữu. ở vn các tập đoàn thuộc nhà nước và chả có ông xếp nào chịu làm việc đến 6h tối cả,còn ở hq là sở hữu tư nhân nên họ phải làm đến 8-9h nếu ko muốn bị phá sản

    Trả lờiXóa