Nâng cao vị thế đồng nội tệ VND
Đó là chủ đề hồ sơ bài báo: “Hạn chế tình trạng đô la hóa,
nâng cao vị thế VND”: http://thoibaonganhang.vn/han-che-tinh-trang-do-la-hoa-nang-cao-vi-the-vnd-71965.html
, “Dự trữ ngoại hối đạt con số kỷ lục
trên 54,5 tỷ USD”: http://thoibaonganhang.vn/du-tru-ngoai-hoi-dat-con-so-ky-luc-tren-545-ty-usd-71967.html
Tức là trong hành động gần đây NHNN VN, State Bank of
Vietnam (SBV), chỉ trong mấy hôm đồng loạt tung ra sự kiện có lẽ tôi nói hoài
riết cũng nhàm chán là họ công bố khối dự trữ ngoại hối tăng lên dồn dập hàng
ngày, và chỉ định cho bộ máy tuyên truyền khổng lồ với nhiều trăm tờ báo dồn dập
đăng tin “dự trữ ngoại hối VN tăng lên 54,5 tỷ $”. Thậm chí chỉ có vài ngày người giật tít lời tựa “3 ngày gom
1,5 tỷ USD, dự trữ ngoại hối”,…. Và cơ quan của SBV và ông Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đăng đàn nào là “vị thế đồng tiền VND của VN ngày càng nâng cao trên
thị trường tài chính quốc tế,…”. Hãy nhớ rằng câu nói này chưa thể đúng hết vì
tôi chỉ nhớ thoảng qua nên ai có thể mỉa mai tôi bơm bóng đầu cơ tin tức thì
cũng không sao, đó là chuyện của họ.
Tuy nhiên đi vào thực tế nghiêm túc trên thị trường gọi là
SIFMA (Thị trường Trái phiếu, Mỹ), và các thị trường ngoại hối, cũng như Bộ Tài
chính Mỹ, hay dữ kiện phân tích của Morgan Stanley (NYSE: MS) làm nghiệp vụ đầu
tư, tư vấn mua bán giấy nợ, là trái phiếu doanh nghiệp (có rủi ro, trái phiếu
rác), cũng như trái phiếu kho bạc chính phủ (an toàn, không có rủi ro) thì tôi
xác nhận là kể từ cuối tháng 10/2017 cho tới qua năm 2017 thì VN hiện nay State
Bank of Vietnam (SBV) của xứ VN này thực chất đang nắm giữ khoản đầu tư khoảng
14,5 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ (thực tế mức tăng lại này nó không có gì ngạc
nhiên cả, bởi vì vào tháng 8/2014 thi VN từng nắm giữ 14,6 tỷ USD trái phiếu
kho bạc Mỹ rồi). Tuy nhiên đầu năm 2016 thì kinh tế và hệ thống tài chính VN vô
cùng khó khăn thì khi đó VN rút ra vài tỷ USD bằng cách nộp tờ trái phiếu cho Bộ Tài chính Mỹ để lấy USD làm gì không ai rõ,
nhưng người ta vẫn ca bài ca dự trữ ngoại hối VN tăng kỷ lục).
Với bối cảnh dự trữ ngọa hội hiện tại của VN, tức là trong
khoản dự trữ ngoại hối hiện có của VN mức cao nhất mọi thời đại là 54,5 tỷ USD
đó thì có tới 40 tỷ USD không biết nó là hình thức gì mà NHNN VN đang giữ nó
thì chẳng ai rõ luôn, vì người ta không thể giữ số tiền lớn lao tới 40 tỷ USD bằng
tiền mặt cất trong kho được, vì họ có thể đem đi đầu tư kiếm lời như tung ra 25
tỷ USD mua trái phiếu của ECB, BoJ,…phát hành bằng đồng EUR, JPY lần lượt chẳng
hạn. Vì dù sao EU, hay chưa trong khối kinh tế EU ấy là các nước dùng chung đồng
EUR này là thị trường xuất khẩu lớn lao của VN, nhưng khốn nỗi các cơ quan và
thị trường tiền tệ các nước EU ấy họ cũng chả niêm yết dự trữ ngoại hối của VN
bằng đồng EUR luôn. Đó là chuyện có lẽ là “bí mật quốc gia”.
Chuyện chuyên môn về thị trường ngoại hối là như tôi hay nhắc
lại là SBV không cần thiết tốn kém chỉ thị cho cơ quan báo chí quốc doanh của họ
dồn dập tung tin dự trữ ngoại hối 54,5 tỷ $ đó làm gì cho mất thời gian, và rất
tốn kém. Đó là SBV họ hỉ cần tuân theo nghiệp vụ ngoại hối các nước là khi VN
nói dự trữ ngoại hối của mình thế này thế kia thì cần phân tích rõ ràng nguồn gốc,
như việc giữ bao nhiêu là trái phiếu của các đồng tiền nào, hay giữ tiền mặt của
đồng tiền quốc gia nào, đầu tư sở hữu chứng khoán ở đâu, nước nào, niêm yết bằng
đồng tiền cụ thể nào? Khối vàng dự trữ ký thác giao dịch ở đâu,….?
Và chỉ nêu rõ lý do đó thôi thì các nhà phân tích tiền tệ,
trái phiếu, ngoại hối,…hay các định chế tài chính quốc tế họ sẽ kiểm tra, là kiểm
kê phân tích đối chiếu là có thật sự như công bố hay không, nếu đúng họ sẽ niêm
yết giúp VN trên các thị trường tài chính lớn của thế giới như New York,
London, Tokyo,…và họ sẽ bút ghi số liệu công bố hàng tháng hay hàng quý giúp
cho VN thì tác dụng tuyên truyền có hiệu quả ngay lập tức vì báo chí VN có ai
theo dõi đọc đâu để mà tin được. Hãy nhớ rằng cách lịch sự việc công bố khối dự
trữ ngoại hối là ít nhất phải hết 1-tháng hay chậm nhất là 1 quý, và không nhất
thiết phải dồn dập công bố hàng ngày cái khối dự trữ ngoại hối đó.
Ví dụ Nhật Bản trong cuối tháng 12/2017 thì dự trữ ngoại hối
của họ đạt mức 1.261,2 tỷ USD, trong đó chủ yếu là Nhật đầu tư vào trái phiếu
kho bạc Mỹ, tức là Nhật đang nắm giữ 1.094 tỷ $. Đối thủ gần nhất của VN mà
cũng là nhà thôn tính các doanh nghiệp của VN đó là Thailand, quốc gia này ung
dung về tỷ giá hối đoái đồng Thailand Baht (ổn định, thậm chí là kiềm chế nó
tăng giá quá mạnh so với đồng USD như bán ra đồng Baht để thu vét USD về làm khối
dự trữ). Đó là Thailand được các thị trường tài chính quốc tế niêm yết công bố
là khối dự trữ ngoại hối của họ hiện tại lên tới 203 tỷ USD, tức là gần như bằng
cái GDP kinh tế của VN năm 2016, và dự trữ ngoại hối ấy của Thái bằng 1/2 tổng
sản lượng GDP kinh tế của họ.
Đối với sức mạnh đồng tiền VND có lẽ họ đo theo sức mạnh với
đồng USD, đó là tôi chấm biếm là VN đang nắm giữ 14,5 tỷ USD trái phiếu kho bạc
Mỹ, tức là tuyên giáo và Bộ TT&TT quốc gia này hay tuyên truyền hiểu nhầm
là VN đang cho Mỹ vay tiền để tài trợ nợ cho cái nền kinh tế héo úa của Mỹ. Đó
là bất kể khi nào VN thấy buồn lòng là sẽ làm giá trị đồng USD sụt giá bằng
cách ồ ạt bán tháo tài sản Mỹ như trái phiếu kho bạc chẳng hạn..hi.hi.., đó là
chuyện hài hước mà tôi ví von thôi.
Hãy nhớ rằng giá trị của đồng tiền VND của VN thì nó đang gặp
rủi ro quá cao phụ thuộc vào mức nợ công của quốc gia này đang dẫn đầu đội sổ
so với các nước có nền kinh tế tương đồng với VN.
Chuyện thứ nữa muốn nâng vị thế sức mạnh đồng tiền quốc gia
VND đồng thì VN cần chú ý là họ cần coi xem sức mạnh của nền kinh tế của họ
đang phụ thuộc vào những công ty nào, hay đã bán hết cho nước ngoài rồi. Sức mạnh
đồng bạc nội tế nó hấp dẫn là có nhiều cách, như việc quốc gia đó cần có những
công ty có phẩm chất gia công chế tạo cao. Thí dụ như Đài Loan có có các tên tuổi
thương hiệu như: Foxconn Technology, Acer, Asus, BenQ, D-Link, Dopod, Nanya
Technology, ADATA Technology Co, Ltd, Alchip,... Tập đoàn Công nghệ Pegatron,
Công ty Sản xuất Bán dẫn TSMC, Quanta Computer,… thậm chí là chỉ cần cái tên
Foxconn Technology thì gia công sản xuất cho các hãng công nghệ thế giới thì tất
nhiên người ta sẽ tích trữ đồng nội tệ TWD của họ thì đồng tiền sẽ có giá trị
thôi mà còn thu vét được ngoại tệ USD, EUR,…vì giới đầu tư hay các nhà nhập khẩu
họ đổi tiền thanh toán mà.
Hàn Quốc cũng thế là đồng tiền Won (KRW) của ho, cũng có giá
trị rất cao thì ta thấy những thương hiệu tập đoàn nổi tiếng của họ chi phối cả
nền kinh tế như Samsung Electronics, LG Electronics, SK Hynix, Hyundai Motor,
Korea Electric Power , vì chỉ nghe cái tên tuổi Samsung thôi thì tha hồ mà tích
trữ đồng KRW (hoặc USD, EUR,…) mà thanh toán nhập khẩu linh kiện của họ hay mua
điện thoại, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, và nhiều thứ tiêu dùng liên quan tới công
nghệ khác,…
Hãy nhớ rằng sức mạnh của đông nội tệ nó còn có yếu tố khác
là các quỹ thị trường và giới đầu tư có nắm giữ mua nợ của chính phủ VN phát
hành hay không, tức là họ đang nắm giữ tiền VND của VN. Ôi thôi tôi lại vẽ ra
câu chuyện không vui cho quan chức lãnh đạo VN, đó là trước đây họ lỡ miệng thốt
ra là nước ngoài không có nắm giữ tài sản niêm yết bằng đồng nội tệ của VN là
bao nhiêu cả, hoặc rất ít, hoặc không có. Tức là họ lý luận quá sơ ý là vô tình
để lộ ra lỗ hổng đầy tai hại là họ nghĩ rằng FED nâng lãi suất thì giới đầu tư
sẽ bán tháo tài sản niêm yết bằng đồng nội tệ để chuyển qua đồng USD, và giới
chức VN nói ngược lại là nước ngoài không có mua tài sản niêm yết bằng đồng nội
tệ VND, tức là nói như thế khác cái đồng bạc VND không có bất cứ giá trị nào là
ra ngoài biên giới của họ.
Đúng là cay đắng, có lẽ quan chức và giới chức tài chính
ngân hàng VN họ nên bớt học cái môn “Lý luận chính trị cao cấp” là thay vì học
thêm môn học “Lý luận tài chính cao cấp”, để mà kịp ứng phó với quốc tế họ phỏng
vấn, hay hội họp các diễn đàn kinh tế và tài chính để mà biết cách đánh lừa họ
thay vì mình tự khai ra chuyện chả ai hỏi. Mà khai ra toàn là cái dỡ hơi ở đâu
đâu không mà đáng lẽ ra thì nên giấu hay dấu nó đi.
Sau cùng tôi nhắc lại chuyện vĩ mô kinh tế gì đó mà không ai
tư vấn cho ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này hay sao nhỉ, đó là chuyện VN làm
tăng GDP để giảm nợ công xuống như họ hay lý luận là nợ trên tỷ lệ phần trăm của
GDP. Đó là tôi trả lời luôn là đến đứa bé lên ba nó cũng biết là việc trả nợ nần
nó không quan trọng là tăng GDP bao nhiêu mà quan trọng là nguồn thu từ ngân bao
nhiêu để tài trợ nợ cho người ta. Vì đo bằng tỷ lệ nơ trên GDP nó chỉ xác định
quốc gia đó đang có mức nợ bao như thế nào thôi. Quan trọng vẫn là thu từ ngân sách có cân bằng hay không. Tăng trưởng GDP cao mà thu ngân sách không đủ thì hoặc lại tiếp tục in bạc ra trả nợ hay đi vay thêm tiền đắp vào đó thì cái vòng xoáy nợ sẽ siết cổ mình từ từ rồi dẫn tới vỡ nợ chứ cái GDP cao chót vót kia chỉ là cái cái đèn pin để soi cho người ta đi không chệch hướng thôi.
Nên nâng cao não trạng lãnh đạo csvn. Cảm ơn PT.
Trả lờiXóacó lẽ quan chức và giới chức tài chính ngân hàng VN họ nên bớt học cái môn “Lý luận chính trị cao cấp” là thay vì học thêm môn học “Lý luận tài chính cao cấp” .Rất chí lý !câu nói này cần phải chuyển đến Bộ chính trị VN .....
Trả lờiXóaThực sự kiều hối về VN là tiền rửa...với tình hình hiện nay ...tiền rửa sẽ không về nữa ...thì lấy gì tăng dự trữ ngoại hối ? Nhắc lại thế hệ ông bà cha mẹ đã quy tiên gần hết , tình hình kinh tế VN bi đát nhập siêu nhiều hơn xuất siêu , Mỹ sẽ liên tục nâng lãi suất dự kiến ít nhất 3 lần trong năm 2018 trong khi VN vẫn kiên định giữ lãi suất $ bằng 0...hy vọng giới có $ nhả ra ôm vnd...khà..khà ...hóa ra giới có tiền là lũ ngu sao?...
Trả lờiXóacảm ơn chị!
Trả lờiXóaMuốn biết vị thế đồng tiền thì đồng tiền đó , trước hết nó là thước đo sức mạnh kinh tế cùng với LÒNG TIN của người dân của quốc gia đó . Tiếp theo , văn hóa , lịch sử và sự thân thiện con người quốc gia đó đối với quốc gia khác nhằm đưa quốc gia có vị trí đứng trong những quốc gia khác . Và sau cùng nó được mọi quốc gia khác hoặc các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá , đặt niềm tin với đồng tiền đó , cụ thể là lãnh đạo chính phủ . Kết luận : VN không có gì cả . Con số 0 to tướng và hiện nay mấy ông bà chỉ biết.... tự sướng trong khi nhiều người đang đói khổ , thậm chí phải chết do sự chỉ đạo đúng quy trình của chính phủ ( xả lũ chẳng hạn ) .
Trả lờiXóaVND chỉ có giảm, mất giá vì in tiền ào ạt, nợ công tăng vọt, tham nhũng và lãng phí quá lớn. Nên VND ngày càng mất giá, giờ thua xa cả đồng kíp Lào, rial Cambodia, bath Thái, SGD, v.v. Trong tương lai sẽ còn bị mất giá nữa, chứ không bao giờ ngóc đầu lên nổi.
Trả lờiXóa