VÌ SAO NHẬT NỢ NẦN ĐỘI SỔ NHẤT THẾ GIỚI SO VỚI GDP MÀ NHẬT KHÔNG BAO GIỜ VỠ NỢ, ĐỒNG YEN LUÔN CÓ GIÁ TRỊ
Trong phân tích kinh tế và tài chính. Một nhược điểm thiếu kinh nghiệm và thừa lý thuyết của các nhà kinh tế học VN là họ hay lý thuyết hóa các học thuyết kinh tế cũ kỹ để phân tích vào hệ thống tài chính và rất hiếm ai thoát ra cái bóng lý thuyết vớ vẫn lệch lạc để phân tích chuyên môn theo kinh nghiệm trong đầu tư. Chẳng hạn họ luôn có nỗi lo ngại Nhật, Mỹ nợ nần đội sổ là sẽ phá sản, hay bất cứ khí nào đồng JPY, USD hay đồng EUR sụt giá thì họ nghĩ đến chuyện mức nợ các nước đó sẽ tăng.
Thực tế không phải vậy. Hâu hết các khoản nợ của Mỹ là niêm yết bằng đồng nội tệ là đồng USD, có nghĩ là “nước Mỹ nợ người Mỹ và thế giới”, nên dù đồng USD có sụt giá thì các khoản nợ vẫn không thay đổi mà chỉ thay đổi khi trường hợp lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng lên, còn nếu đồng USD và lợi suất trái phiếu đi ngược lại là cũng giảm thì dù đồng USD thì các khoản nợ của Mỹ không tăng mà còn giảm nếu Mỹ tiếp tục phát hành nợ. Trong khi đối với đồng JPY thì “nước Nhật chỉ nợ người Nhật”. Tức là Bank of Japan (BoJ) và dân chúng Nhật vừa là chủ nhà vừa là chủ nợ và cũng vừa là nhà in giấy bạc là đồng JPY, điều đó có nghĩa là hầu hết các tờ giấy nợ do BoJ phát hành thì họ là chủ nhà vừa là chủ nợ vừa là con nợ quyết định lãi suất và chi phí lợi suất trái phiếu của họ. Nên Nhật hay Mỹ sẽ không bao giờ vỡ nợ. Đó là khác biệt rất lớn với các nước khác đi vay nợ bằng đồng tiền của họ so với đồng tiền ngoại tệ.
Có lẽ trong lịch kinh tế hiện đại thì chưa có quốc gia nào trên thế giới có thể phá vỡ kỷ lục của người Nhật tạo ra kỳ tích mà khiến ai cũng phải nể trọng, kể cả quốc gia xếp trênNhật là nước Mỹ.
Đó là Nhật là con nợ to lớn nhất thế giới nếu xét về món nợ chính phủ theo phần trăm trên GDP. Mức nợ này của Nhật năm 2016 là gần 250,40% so với GDP kinh tế của Nhật tạo ra 4.939 tỷ $. Một con số vĩ đại nhất trên thế giới khiến người ta khó hiểu, và làm thế nào mà chính phủ Nhật trả được hết nợ lần.
Tuy mắc nợ như vậy, nhưng sản lượng năng suất trái phiếu quốc trái của Nhật nếu phát hành "bằng ngoại tệ" lại rất thấp chứ không cao, Nếu chính phủ Nhật phát hành trái phiếu kỳ hạn 10-năm bây giờ thì chỉ trả lãi suất dài hạn (lãi suất trái phiếu) là siêu an toàn và siêu thấp chỉ cỡ 0,01%, thì dù có mắc nợ lớn và trả lãi cũng rất ít so với VN, và nhiều nước khác nếu đi vay nợ thì trả lãi gấp nhiều lần của Nhật. đó là điều hy hữu. Nó cũng giải thích phần nào tuy Nhật nợ cao nhưng lại rất khó vỡ nợ, vì không bị áp lực trả lãi.
Lý do, hầu hết các khoản nợ của Nhật đều do người dân Nhật làm chủ đầu tư và chủ nợ chứ Nhật không vay nợ nước ngoài một xu lẻ nào cả, vì các khoản nợ của Nhật đều niêm yết giá bằng đồng nội tệ là đồng Yen (JPY). Điều đó có nghĩa là dù Nhật nợ nhiều, nhưng Nhật không bị áp lực tăng lãi suất của chủ nợ nước ngoài như các nước khác. Nói cách khác mà tôi định nghĩa ngắn gọn là "nước Nhật, nợ người Nhật". Tức là chủ nợ và con nợ lại là dân chúng và Ngân hàng trung ương Nhật (BoJ), tức là chủ nợ và con nợ là BoJ, và cũng là chủ nhà in giấy bạc là đồng JPY, và BoJ họ tự quyết định lãi suất chứ không phải nước ngoài can thiệp vào, nhất là cái tổ chức với gian ý của con buôn là IMF vô dụng hay thò mũi vào phân tích và cảnh báo Nhật sẽ vỡ nợ nếu cứ lắp thêm "mũi tên" vào "cái cung Abenomics" bắn đi, và có ngày hết "tên", tức là "hết tiền" để bắn thì vỡ nợ sẽ khó vay được tiền. Đó là lý giải thiếu kinh nghiệm và gian ý của con buôn là cái tổ chức IMF vô dụng này.
Trên thế giới cũng hiếm có quốc gia nào như Nhật lại là nước duy nhất trên thế giới duy trì siêu thấp ở số không kể từ tháng 02/1999 cho đến năm 2017 này mà không tạo ra lạm phát. Kể từ năm 1989, Ngân hàng trung ương Nhật (BoJ) tăng lãi suất để hạ nhiệt bong bóng địa ốc xuống. Trong suốt thập kỷ đó, nền kinh tế tăng trưởng không quá 2%. Tới thời điểm này không những lãi suất của Nhật ở số 0% mà lại rơi xuống số âm tiêu cực 0,10%. Trong thời gian đó mức lãi suất cao nhất mà BoJ duy trì là vào ngày 21/2/2007 khi BoJ tăng giá cước lãi suất đồng JPY ở mức 0,5%. Vào tháng 12/1973, nền kinh tế Nhật rơi vào khổ hạnh thì lãi suất niêm yết bằng đồng JPY đạt mức cao kỷ lục là 9%.
Nhật là quốc gia duy trì ngôi vị chủ nợ số 1 của Mỹ nhiều năm, và chỉ mất ngôi vương này vào tháng 12/2008, khi đó Nhật nắm giữ 626 tỷ $ trái phiếu kho bạc Mỹ, trong khi TQ là 727,4 tỷ $. Tuy nhiên đến tháng 11/2016 vừa qua thì Nhật chính thức lấy lại ngôi vương là chủ nợ số 1 của Mỹ khi nắm giữ tài sản trái phiếu kho bạc Mỹ lên đến 1.108,6 tỷ $ (TQ là 1.049,3 tỷ $). Đó là theo Bộ Tài chính Mỹ công bố. Còn những trái phiếu trôi nổi mà Nhật mua lại trên thị trường thực tế chênh nhau đến 15 tỷ $, có nghĩa là Nhật giữ trái phiếu kho bạc Mỹ chưa cộng 15 tỷ $ đó vào. Nếu cộng vào thì sẽ cao hơn TQ kể từ tháng 9/2016 rồi. Tuy nhiên, trong hành động gần đây là vào tháng 6/2017 thì TQ đã lấy lại ngôi vương của Nhật khi đang năm giữ 1.146.5 tỷ $ trái phiếu kho bạc Mỹ. Trong khi Nhật chỉ năm giữ 1.090,8 tỷ $.
Qua đó cho thấy hiện nay đồng JYP mới có đủ tiềm lực hạ giá đồng $, nếu cần BoJ sẽ bán ồ ạt trái phiếu kho bạc Mỹ thì cho dù FED có tăng lãi suất đồng $ đi nữa thì đồng $ của Mỹ cũng sụt giá.
Thậm chí là cả khi Nhật bán tài sản của họ thì giá trị đồng JPY vẫn luôn được giới đầu tư hấp dẫn mua nó. Đó là trong quá khứ, vào tháng 9/2010, chính phủ Nhật đã bán cổ phần của họ bằng đồng JPY lần đầu tiên trong 6 năm, tỷ giá hối đoái của đồng yên (JPY) tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1995 (khi trận động đất Kobe xẩy ra, khiến tư bản Nhật ở ngoài để rút tiền về tái thiết đất nước) so với đồng USD, vào tháng 10/2011, trong lúc khủng hoảng kinh tế Mỹ, và Âu châu chưa ra khỏi suy thoái, giới đầu tư mua vào các tài sản Nhật làm tăng giá đồng JPY cao đến mức chỉ có 75,74 JPY đổi ra 1 USD thôi.
Giá trị khổ hạnh và vinh quang của đồng JPY qua những con bão tài chính, nhưng nó vẫn không hề hấn gì gọi là sự sụp đổ của đơn vị tiền tệ có giá này: www.federalreserve.gov/releases/h10/hist/dat00_ja.htm.
Nhật là nước hiếm có duy nhất trên giới có GDP bình quân đầu người PPP thu được bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia, được điều chỉnh bởi sức mua tương đương, bởi dân số lại thấp GDP bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của nước đó, được điều chỉnh bởi lạm phát, cũng như bởi dân số. Cụ thể, GDP bình quân đầu người PPP của dân Nhật trong năm 2016 là 38.240 USD/năm. Trong khi thu nhập GDP bình quân đầu người của dân Nhật lại là 47.608 USD/năm.
Với nền kinh tế Nhật sản lượng kinh tế GDP của Nhật lớn gấp gần 25 lần sản lượng kinh tế của VN. Nhật có dự trữ ngoại tệ rất lớn là chủ nợ số một nhiều năm của Mỹ, cùng TQ, mặc dù đồng yên Nhật (JPY) bị mất giá nhưng giới đầu tư vẫn kỳ vọng đồng JPY tăng giá khi kinh tế Nhật lành mạnh, hoặc có thể bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ làm đồng JPY có thể tăng giá bất cứ khi nào họ cần. Trong tháng 8/2015, dự trữ ngoại hối của Nhật đạt 1.60 tỷ USD (tháng 7/2017), mức cao mọi thời gian 1.307 tỷ USD vào tháng Giêng năm 2012. Nhật cũng có kho dự trữ bằng vàng của cũng khá lớn lên đến 765,20 tấn vàng.
Trong tháng 12/2012, khi ông Shinzo Abe trở lại làm Thủ tướng Nhật Bản, và hứa hẹn sẽ cải cách kinh tế bắt đất nước ra khỏi khủng hoảng của "thập kỷ mất mát" (lost decade) qua chính sách kinh tế "hiệu ứng Abe" mà quốc tế gọi là "Abenomics" với 3 mũi tên: Mũi tên thứ nhất tăng chi để nâng mức đầu tư trong các dự án xây dựng hạ tầng. Thứ hai là bơm thêm tiền vào kinh tế để đẩy lui nạn giảm phát và đạt mức tăng trưởng cao hơn. Thứ ba mới quan trọng, là cải tổ cơ chế kinh tế và cả xã hội. Việc này cũng khiến TTCK Nhật phản ứng rất tích cực. Cụ thể là chỉ số Nikkei 225, là chỉ số thị trường chứng khoán lớn theo dõi hiệu suất của 225 công ty hàng đầu tại Nhật tính từ cuối ngày 21/12/2012, chỉ số Nikkei 225 chỉ có 9.940,06 điểm, và đến ngày 24/06/2015, Nikkei 225 đạt được cái đỉnh cao nhất của nó là 20.868,03 điểm, nay rơi lại còn 19.362,55 điểm.
Trong quá khứ, vào tháng 9/2010, chính phủ Nhật đã bán cổ phần của họ bằng đồng JPY lần đầu tiên trong 6 năm, tỷ giá hối đoái của đồng yên (JPY) tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1995 (khi trận động đất Kobe xẩy ra, khiến tư bản Nhật ở ngoài để rút tiền về tái thiết đất nước) so với đồng USD, vào tháng 10/2011, trong lúc khủng hoảng kinh tế Mỹ, và Âu châu chưa ra khỏi suy thoái, giới đầu tư mua vào các tài sản Nhật làm tăng giá đồng JPY cao đến mức chỉ có 75,74 JPY đổi ra 1 USD khiến các mặt hàng xuất khẩu trở lên đắt và khó cạnh tranh hơn. Trong quá khứ đồng JPY từng rơi xuống mức 306,84 JPY mới đổi được 1 USD là vào tháng 12/1975. Hiện nay, "tăng trưởng cho vay" (loan growth) của Nhật khá hơn là ở mức 2,70% so với mức trung bình của nó từ năm 2001 đến năm 2015 là âm 0,61% là mức khả quan so với mức cao nhất là 3,65% trong tháng 12/2008.
Nhật là quốc gia nợ chính phủ theo phần trăm của GDP năm 2014 lên đến 230%, và con số vĩ đại này đến tháng 8/2015 lên đến 280% thì làm sao Nhật trả hết nợ và Nhật sẽ bể nợ kinh hoàng hơn cả "thập kỷ mất mát" trước đây. Đó là lý giải thiếu kinh nghiệp. Ta nên hiểu, nợ chính phủ trên GDP tức là các khoản nợ được sử dụng bởi các nhà đầu tư để đo lường khả năng thực hiện thanh toán trong tương lai của quốc gia đó, do vậy nó ảnh hưởng đến chi phí đi vay nước và lợi suất trái phiếu chính phủ nó tùy thuộc vào "nợ nội trái", hay "nợ ngoại trái" để tính ra rủi ro.
Thực tế, các khoản nợ của chính phủ Nhật đều được yết giá bằng đồng nội tệ là đồng JPY, nên ta thấy sản lượng trái phiếu chính phủ 10 năm của Nhật theo yêu cầu của các nhà đầu tư (chủ yếu là dân Nhật) để cho chính phủ Nhật vay vốn phản ánh kỳ vọng lạm phát và khả năng các khoản nợ sẽ được hoàn trả là rất thấp, hiện nay chỉ ở mức 0,34%. Các chủ nợ vẫn là dân Nhật, điều đó nôm na là Nhật nợ người Nhật chứ không nợ nước ngoài như các quốc gia khác, do đó dù Nhật có in bạc bơm tiền vào kinh tế thì cũng không bị áp lực trả lãi cao. Tức là chủ nợ và con nợ đi vay cũng như việc ấn định lãi suất đều do Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) quyết định, nếu chủ nợ réo đòi thì BoJ chỉ cần in bạc ra trả, nếu in nhiều tiền quá thì chủ nợ, tức dân Nhật sợ đồng bạc mất giá họ sẽ tiếp tục cho BoJ vay, hoặc kinh điển hơn nó còn có tác dụng "hù dọa" làm dân Nhật sợ đồng bạc mất giá mà đem tiền ra chi tiêu việc này dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và Nhật sẽ không bao giờ vỡ nợ công.
Ta nên nhớ, Mỹ, EU có WB, IMF, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB),... thì Nhật là chủ đầu tư của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dân Nhật và các công ty nước này nắm giữ một lượng tài sản của thế giới là rất lớn lao. Trong các sáng lập viên ồn ào quy tụ 57 thành viên của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu, gọi tắt là AIIB, với số vốn châm vào 100 tỷ USD, thì trong tháng 6/2015, thì Nhật bơm thẳng 120 tỷ USD vào ADB không chỉ tài trợ các dự án tại Á châu truyền thống mà còn lấn ra ngoài tận Châu Phi, Mỹ La Tinh,...để cho các nước này vay với lãi suất hạ do chính Nhật quyết định.
Từ phân tích trên, rõ ràng khi Shinzo Abe hạ thấp giá trị đồng JPY, hay bung tiền cho vay vẫn không thấy dân Nhật phản ứng gì về việc bị cắt xén đồng lương thông qua việc đồng JPY bị trượt giá, điều đó nôm na suy đoán, đa số dân Nhật đều sở hữu tài sản của các công ty Nhật, tức là "công ty Nhật nhiều hơn dân số Nhật". Cụ thể, mỗi khi đồng JPY sụt một đơn vị so với đồng USD thì 1 công ty Nhật sẽ có lợi tức 100 triệu USD nhờ xuất khẩu, thứ nữa vốn mà Nhật đầu tư ra ngoài cho nước khác vay đều là vốn cổ phần của người dân Nhật. Tuy nhiên, Với tình trạng dân số Nhật ngày càng lão hóa, các công ty Nhật họ sẽ dời nhà máy của họ sang các nước để đầu tư, đó là bài toán khó cho Thủ tướng Shinzo Abe. Nói chung, nếu mà thất bại thì có lẽ Shinzo Abe sẽ thủ tướng thứ 16 phải ra đi, và là quốc gia kỷ lục thay thủ tướng.
(*) Ta nhớ lại khi Nhật Bản bị bể bọt đầu tư cổ phiếu và địa ốc năm 1989, kinh tế bị suy thoái từ năm 1991, thì trong suốt 25 năm qua, sản lượng GDP thực tế của Nhật không tăng, mà còn bị giảm, nền kinh tế Nhật 8 lần lãnh đòn suy trầm, đã khiến và 17 đời thủ tướng đã thay nhau lên xuống để cầm quyền nhưng đồng JPY Nhật chưa bao giờ mất giá trị hay bị bán tháo mạnh, và nó luôn hấp dẫn giới đầu tư tồn trữ đồng tiền này.
Hình như đây là bài cũ, phải không cô? Tôi nhớ đã đọc nó rồi
Trả lờiXóaĐúng rồi nhưng vẫn còn đậm nét thời sự
XóaKhà..khà.. một điều rất thú vị đó là một ngày nào đó nước Mỹ không còn nợ thì điều đó có nghĩa là cả thế giới vỡ nợ vì nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế tiêu dùng..còn anh Nhật thì trái lại nếu không cho thế giới vay nợ thì các đời thủ tướng sẽ ..thi nhau tiêu tùng...vì nền kinh tế Nhật là nền kinh tế xuất khẩu
Trả lờiXóaÔi! Chị Thơ đây rồi :)
Trả lờiXóaHi.hi.. vậy mà cũng nhận ra tôi.
Trả lờiXóaChào bạn,tôi phải copy và dán vào tường nhà tôi "chứ không thì lại mất tiêu"
Trả lờiXóaHi.hi..
XóaKhó hiểu, có lẽ tác giả quen diễn đạt bằng tiếng Anh, khi viết tiếng Việt lại không trau chuốt nên càng khó hiểu. Nhưng đọc kỹ rất hay, nhiều thông tin mới và mang tính chuyên môn cao. Cám ơn tác giả.
Trả lờiXóaVới tỷ lệ nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ số 1 thế giới của Trung QUốc thì quốc gia này có khả năng hạ giá đồng USD bằng nghiệp vụ bán ra ồ ạt ko chị Phương Thơ. Chị có thể phân tích về nền kinh tế TQ đc ko. Cảm ơn chị
Trả lờiXóa