Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Trở lại hồ sơ Vingroup đổ hàng tỷ USD để xây dựng thương hiệu ô tô Vinfast


Trong hồ sơ này tôi trở lại chuyện chuyên môn là việc Vingroup thì VN cũng nên làm vì dù sao có sản xuất dư thừa nguồn cung xe ô tô ở VN để kéo giá thành xuống thì càng tốt thôi nên không có gì lạ cả. Nếu sản xuất thành công và tự chủ được ngành công nghiệp xe ô tô thì nó càng tốt cho VN, vì về dài nó giúp VN chuyển hướng là khi đã tạo ra được sản phẩm có giá trị kinh tế cao rồi thì các chính sách về kinh tế ở VN sẽ hết còn ưu đãi cho những thành phần kinh doanh bất động sản nữa, và người ta buộc phải tìm kiếm ngành công nghiệp khác.

Cho nên tôi hay chỉ trích nặng lời nhiều doanh nghiệp VN hay háo danh với giấc mơ vĩ cuồng, nhưng đó là lời chỉ trích mà tôi hay nhắm vào những tỷ phú VN đi lên từ đất là kinh doanh bất động sản.

Đối với tỷ phú Phạm Nhật Vượng khi từ chuyên môn kinh doanh bất động sản và hàng tiêu dùng đột ngột chuyển hướng sang lĩnh vực công nghiệp chế tạo ô tô thì quả nhiên là trong phân tích chứng khoán các hãng xe ô tô thì tôi chưa từng gặp hay rất hiếm có một doanh nghiệp nào mạo hiểm rủi ro lấn sân qua lĩnh vực sản xuất xe ô tô (tức là lấn qua lĩnh vực cơ khí động lực học, và cơ khí điện tử, hay công nghệ chế tạo sắt thép, đúc khuân cao cấp trong thời gian rất ngắn). Và họ vạch ra kế hoạch cũng trong thời gian ngắn là thong trị ngành công nghiệp xe hơi tại Á châu, mà tâm điểm là đứng đầu các nước khối ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á). Đó là đặc tích là daonh nghiệp của VN hay bị chết oan vì thói kiêu ngạo của họ.

Ngành công nghiệp xe ô tô của VN mấy chục năm trước đây được nuông chiều quá mức là con buôn và lợi ích nhóm khi được bảo hộ thuế khóa cao nhất thế giới đánh vào xe nhập khẩu, điều đó khiến doanh nghiệp VN ỷ lại là họ mất sáng tạo và chủ yếu đi nhập khẩu linh kiện, kể cả nhập lậu từ TQ mang về chế ráp để bán ra chiếc xe ô tô kém phẩm chất giá thành đắt đỏ nhằm tranh thủ lo vét tiền cho họ và cả cho nhà nước. Đó là lỗ hổng tai hại khiến cho ngành công nghiệp xe ô tô VN mấy chục năm trở thành nhà buôn xe thanh vì là nhà chế tạo xe ô tô.


Hiện nay và về sau thuế khóa đánh trên những chiếc xe ô tô ở VN sẽ buộc phải giảm như cam kết của họ thì VN bắt đầu lật đật quay lại ngành công nghiệp xe ô tô này dù họ chưa có bất cứ kinh nghiệm nào về lĩnh vực này nhưng đã muốn đứng đầu thiên hạ thì đó là háo danh, đó là họ cần làm trước tiên là sản xuất ra những chiếc xe ô tô cho thị trường trong nước cái đã rồi xây nền móng để xuất khẩu xe ô tô ra bên ngoài.

Trên thế giới thì có những ông khổng lồ sản xuất xe ô tô có kinh nghiệm cả hàng thế kỷ như General Motors Company (NYSE: GM); Toyota Motor Corp (NYSE:TM); Ford Motor Company (NYSE: F); Honda Motor Co Ltd (NYSE: HMC); Tata Motors Limited (NYSE: TTM); Volkswagen AG (VOW:GR); Fiat Chrysler Auto (NYSE: FCAU),…. Đó là họ vừa là nhà sản xuất xe ô tô vừa là nhà cung cấp linh kiện liên quan đến lĩnh vực sản xuất xe ô tô cho toàn cầu, và ngành nghề của họ chỉ có một nghiệp vụ chuyên môn là nghiên cứu thiết kế và chế tạo ra công nghệ cho lĩnh vực sản xuất ô tô của họ. Đó là họ có vốn liếng rất lớn, và tất cả đều niêm yết giá chứng khoán trên toàn cầu có vốn hóa thị trường to lớn gấp mấy trăm lần vốn liếng sẵn có của Vingroup cộng lại.

Chẳng hạn hãng xe hơi nổi danh từng làm bá chủ toàn cầu cả một thế kỷ trước khi bị Toyota, Volkswagen qua mặt gần đây, đó là hãng xe GM của Mỹ, họ chuyên thiết kế, xây dựng và bán xe ô tô, xe tải, kể cả xe quân sự và cũng là nhà cung cấp phụ tùng ôtô trên toàn thế giới đủ mọi hãng xe. Điều đó họ sẽ có lợi thế là chế tạo và sản xuất ra chiếc xe ô tô có phẩm chất tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu với giá rẻ, vì có sẳn linh kiện phụ tùng do GM chế tạo.

Tuy nhiên về lĩnh vực ngành công nghiệp ô tô này thì phải đối mặt sự cạnh tranh rất cao độ và dễ gặp rủi ro khi sản xuất bị lỗi và bị thu hồi sản phẩm về nhà thì về chuyên môn sau này giá cổ phiếu các lĩnh vực khác như tiêu dùng, bất động sản của Vingroup sẽ dễ bị tổn thất hao hụt rất hiểm họa nếu như Vingroup sản xuất hàng loạt xe bán ra thị trường với nhãn mác Vinfast mà bị lỗi sản phẩm là cần thu hồi về nhà như trường hợp hãng xe Toyota hay Volkswagen của Đức, nhất là kinh nghiệm của cổ phiếu của Volkswagen (VLKAY) bị ảnh hưởng tổn thất nặng nề bởi công ty rằng họ đã lừa dối tiêu chuẩn về khí thải của Hoa Kỳ hay tại Âu châu khiến cho giá trị vốn hóa của Volkswagen sụt giá nặng nề nhiều chục tỷ USD tại Mỹ và EU bốc hơi tan tành mây khói, công ty suýt nữa dẫn đến phá sản về tài chính, toàn bộ giới điều hành công ty buộc phải từ chức ra đi do áp lực của giới cổ đông và chủ nợ cho vay.

Trong quá khứ thì GM và Toyota cũng từng bị lãnh đòn sản xuất bị lỗi và phải thu hồi nhiều triệu chiếc xe đang lưu hành về sửa chữa và bồi thường cho khách hàng khiến giá cổ phiếu sụt giá rất mạnh. Đối với kinh nghiệm của Phạm Nhật Vượng có lẽ sau này để hạn chế rủi ro là họ cần hiểu bài học này mà họ chưa thấy ra là họ cần cách ly cổ phiếu chứng khoán của họ khỏi lĩnh vực sản xuất xe ô tô. Vì nếu để xẩy ra sự cố là cơn địa chấn sẽ thổi bay mọi thứ vì giá cổ phiếu rơi giá mà khi đó có bán mấy chục ngàn chiếc xe ô tô cũng khó bù đắp thu hồi vốn để trang trải nợ của họ hay các phí tổn khác.

Về hồ sơ kinh nghiệm của ngành chế tạo xe ô tô Mỹ, đó là cái chết của GM. Cụ thể hãng xe GM này có kinh nghiệm khi thành lập vào năm 1908, tức là tính đến bây giờ đã có kinh nghiệm hơn 1 thế kỷ cộng 9 năm trong lĩnh vực cơ khí chế tạo xe ô tô. Và làm bá chủ ngành công nghiệp xe ô tô của thế giới đến năm 207 và bị tiêu vong là phải làm số phận con ve sầu thoát xác. Đó là hãng chế tạo xe hơi General Motors Company (NYSE: GM) trong tháng 11/2010, họ làm mới cổ phiếu và công ty khi IPO bán ra 478 triệu cổ phần giá 33 USD, thu về được 15,8 tỷ USD để tăng thêm vốn. Vì sản xuất xe ô tô toàn cầu thì đòi hỏi vốn liếng và nhân lực cũng như tiềm lực tài chính rất lớn. Trước đó ta không quên rằng hãng xe nổi tiếng Chrysler bị phá sản năm 2009. Trong khi xe GM bị loại khỏi sàn giao dịch chứng khoán Dow Jones và bị thay thế vào đó là hãng công nghệ tin học điện tử Cisco Systems (NASDAQ: CSCO).

Kinh nghiệm trước ấy là năm 2012 thì ngành công nghiệp xe hơi của Pháp khá chất lượng bán giá rất rẻ cũng từng bị lãnh đòn khủng hoảng khiến cho cổ phiếu CAC 40 TẠI Paris sụt giá tan tành gây hiệu ứng là phải đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất ô tô là đốt xương sống của ngành công nghiệp Pháp.  Nó giật sập luôn mấy trăm nhà cung cấp vật liệu phụ tùng cho các nhà sản xuất xe hơi Pháp. Các tập đoàn tập đoàn như Renault, Peugeot hay Citroen của Pháp, Fiat hay Lancia của Ý và kể cả Opel của Đức cũng lung lay ngập nợ,… vì cạnh tranh quá cao, để xẩy ra lỗi sản phẩm quá nhiều. Vì chiếc xe hơi bán ra nước ngoài hay di chuyển trong nước nó gắn liền với sinh mạng của con người, nó rất khác với việc kinh doanh bất động sản,…

Trở lại ngành công nghiệp xe ô tô ở VN khi quốc gia này đang xây dựng thương hiệu xe ô tô Vinfast dù có hơi muộn nhưng vẫn tốt hơn. Đó là họ nên nghĩ chiến lược sản xuất cho người tiêu dùng trong nước họ cái đã và đừng mơ chuyện sản xuất ra những chiếc xe hơi đỉnh cao của thế giới như xe điện kiểu Tesla Inc (NASDAQ: TSLA) thì chỉ có chết yểu vì phải đòi hỏi vốn liếng lớn, công nghệ đỉnh cao, đó là ngay cả hãng xe Hàn Quốc, Nhật, Đức họ còn chưa thể mơ đến thương hiệu xe điện Tesla. 

Đối với VN vì sau mấy chục năm bị xe ô tô TQ thao túng, vì có thời gian tại VN thì TQ đã xuất khẩu rất lớn xe tải, xe đầu kéo giá rẻ kém phẩm chất chạy đầy đường ở VN trong vận chuyển hàng hóa, đó là điều đáng tiếc.

Hãy nhớ rằng TQ hiện có rất nhiều hiệu xe ô tô, xe hơi, xe máy, và sản xuất động cơ xe ô tô của họ. Mục đích là nhắm đánh vào thị trường VN, đó là họ có các nhãn mác xe ô tô mà tôi liệt kê để VN cần thận trọng mà đẩy nó ra khỏi thị trường VN.  Cụ thể hãng xe Brilliance Auto, BYD Auto, Changan Automobile, Changhe, Dongfeng Motor Corporation, FAW Group, GAC Group, Geely, Hafei, Jiangling Motors, Loncin Holdings, Lonking, Nanjing Automobile, SAIC-GM, Tianjin FAW, ZX Auto, SAIC Motor, Shaanxi Automobile Group,… rất đông đảo nhãn xe từ liên doanh cho đến thương hiệu nội địa của họ.

Qua thống kê đó khiến người ta phải giật mình là VN cần phải có một thương hiệu xe ô tô của họ để sản xuất ra cho thị trường tiêu dùng trong nước và hạn chế hãng xe của TQ tràn vào VN để giảm nhập siêu từ họ và làm tốt công việc tiêu dùng giành thị phần trong nước thôi chứ đừng có háo danh mà sản xuất cho xuất khẩu để trả giá đắt. TQ phải mất cả chục năm họ mới xây dựng được nhiều thương hiệu xe ô tô. Tuy nhiên bất lợi của họ là họ cho ra lò qua nhiều hãng xe nên cạnh tranh trong nước họ quá khốc liệt, bán ra thị trường bên ngoài thì không đáp ứng tiêu chuẩn của quốc tế nên họ bị triệt tiêu sáng tạo và nhiều hãng xe mắc nợ lớn.


Đối với VN thì sẽ có ưu thế đi tắt là có thể tiếp cận dược công nghệ tiên tiến của các hãng xe lừng danh của Âu châu, Mỹ,… và VN chỉ có độc nhất một hiệu xe ô tô Vinfast sau này nên dễ được ưu đãi vốn vay và nhân lực tiêu dùng trong nước, cộng với việc Vingroup có sẵn hạ tầng bất động sản khắp nước nên sẽ có lợi thế dùng nó làm cửa hàng phân phối sản phẩm, và giảm chi phí thuê cơ sở,… và dễ chiếm lĩnh thị trường trong nước nếu họ sản xuất ra chiếc xe giá cả hợp lý chất lượng tốt hơn xe TQ, và đừng mơ chuyện xuất khẩu xe ra bên ngoài vì gặp rủi ro phí tổn rất cao, kể cả nếu sản xuất xe bị lỗi thì dễ bị kiện cáo và mất uy tín thương hiệu, còn trong nước nếu có bị lỗi thì cũng có thể có cách xử lý êm thắm cho khách hàng,…và về dài thì VN với nhãn hiệu xe ô tô Vinfast có thể lấn sân qua sản xuất xe quân sự cũng rất có tiềm năng.

19 nhận xét:

  1. Kể ra em hỏi câu này cũng hơi khó cho chị nhưng làm ơn chị có thể đưa ra nhận định là Vingroup liệu có sản xuất ra được xe hơi với những gì họ tuyên bố ( 24 tháng cho ra sản phẩm oto, 60% linh kiện nội địa, tiêu chuẩn châu âu, sản xuất được cả động cơ ) làm ơn Phương Thơ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi thôi trước mắt Vingroup họ đàm phán mấy nhà cung cấp linh kiện để đặt hàng mang về nhà chế ráp nhưu người ta mua linh kiện vi tính để ráp cái máy tính để bàn vậy thôi, và bán thăn dò, nếu thấy khá thì mua công nghệ dây truyền và bản quyền để sản xuất đại trà chứ nói 60% tỷ lệ nội địa hóa thì phải mất trên 5-năm, còn nếu sáng chế ra công nghệ thì phải đăng ký bản quyền quốc tế để sau này sản xuất ra còn biết mà được bảo hộ.

      Xóa
    2. Cám ơn chị đã hồi đáp điều đó làm em rất vui cũng rút ra được một số điều. Như vậy là Vingroup vẫn tính đường rút lui, ban đâu em vẫn nghi ngờ họ chơi tới bến thì quá mạo hiểm

      Xóa
    3. Sản xuất cái gì đâu có quan trọng mà là có đáp ứng được yêu cầu của thị trường hay không(cạnh tranh:giá cả-chất lượng HH).Hãy chờ xem sự "tài giỏi" hay chỉ là "bình phong" cho một "toan tính" nào đấy?

      Xóa
  2. Đường còn dài, Hy vọng dự án sẽ thu hút đc nhiều nhà sx linh kiện chất lượng của nước ngoài về đặt cơ sở sx hoặc liên doanh với VN để cung ứng. Thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển công nghiệp phụ trợ. Chứ ko phải Vinfash lắp ráp oto từ linh kiện nhập giá rẻ để hô hào Ủng hộ hàng việt.

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn chị đã dành thời gian viết bài phản ánh thực trạng đất nước tôi.
    Cả tháng nay mong ngóng tìm Phương Thơ hoài mà không thấy.
    Chúc chị sức khỏe và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn chị đã dành thời gian viết bài phản ánh thực trạng đất nước tôi.
    Cả tháng nay mong ngóng tìm Phương Thơ hoài mà không thấy.
    Chúc chị sức khỏe và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  5. Khà...khà..ở VN có một chuyện quái đản là khoái so sánh...nhất VN vì làm quái gì có cái thứ hai để mà so sánh..ấy thế mà khi đem ra thế giới để có cái mà so sánh thì..ôi thôi tẽn tò ..chữ nhất chuyển thành con số 0 to tướng

    Trả lờiXóa
  6. Chị PT cho tụi em địa chỉ Twitter của chị đi chị, để tiện liên lạc khi fb của chị bị sập

    Trả lờiXóa
  7. Em cam on CHi, bai viet phan tich, dau tu rat huu ich voi em a.

    Trả lờiXóa
  8. Cám ơn chị đã cung cấp cái nhìn sâu sắc và thuyết phục về hiện tượng đang hót này ở VN!

    Trả lờiXóa
  9. VnEconomy tìm hiểu số liệu ở kênh giám sát của Ngân hàng Nhà nước, thực tế tổng lượng vàng từng gửi tại các ngân hàng vào năm 2012 còn lớn hơn nhiều, lên tới khoảng 160 tấn.

    Thế nhưng, khoảng 160 tấn vàng đó qua 5 năm đến nay đã “bốc hơi” khỏi hệ thống ngân hàng, chỉ còn lại 2,86 tấn gửi dưới dạng giữ hộ.

    Trao đổi với VnEconomy, một thành viên của Chính phủ cũng bất ngờ trước sự “bốc hơi” đó, bởi ông suy tính ít nhất vẫn còn khoảng vài chục tấn. Và 2,86 tấn được rà soát lại một lần nữa và khẳng định, trên cơ sở cập nhật báo cáo của các tổ chức tín dụng.

    160 tấn vàng “bốc hơi” khỏi ngân hàng sau 5 năm

    http://vneconomy.vn/tai-chinh/160-tan-vang-boc-hoi-khoi-ngan-hang-sau-5-nam-20170907085426136.htm

    Trả lờiXóa
  10. Vụ thuốc giả của mụ kim tiến, bộ trưởng y tế dã man nhất mọi thời đại nữa chị ơi

    Trả lờiXóa
  11. Vụ thuốc giả của mụ kim tiến, bộ trưởng y tế dã man nhất mọi thời đại nữa chị ơi

    Trả lờiXóa
  12. Không có đầu tư khoa học kỹ thuật, không có ngành công nghiệp phụ trợ mà đòi sản xuất oto với giá cả và chất lượng cạnh tranh là 1 điều hết sức hoang tưởng. Ở VN vốn không có tự do về kinh tế, tất cả chỉ là vỏ bọc của đám tư bản thân tộc aka tư bản đỏ

    Trả lờiXóa
  13. Nhiều ngân hàng Trung Quốc, Đài Loan cung cấp vốn cho Vingroup
    Một khoản vay 300 triệu USD đã được Credit Suisse AG thu xếp vào năm 2016.



    Tập đoàn Vingroup vừa sử dụng hơn 100 triệu cổ phần của công ty Phát triển Nam Hà Nội để làm tài sản đảm bảo trong một hợp đồng đảm bảo bằng cổ phần ký với Credit Suisse AG (Singapore), trong vai trò là bên đại diện.
    Công ty Phát triển Nam Hà Nội, do Vingroup sở hữu 99% cổ phần là đơn vị phát triển dự án Times City của tập đoàn này ở Hà Nội. Số cổ phần vừa được cầm cố và thế chấp chiếm một nửa vốn điều lệ của công ty này.
    Bên nhận bảo đảm số cổ phần này ngoài Credit Suisse AG còn có một loạt các ngân hàng khác như TA Chong, Taipei Fubon Commercial, Hua Nan Commercial, First Commercial, Entie Commercial, Chang Hwa Commercial (chi nhánh Hongkong), Mega Ac Mega (chi nhánh nước ngoài) của Đài Loan và ICBC Bắc Kinh, ICBC Asia tại Hong Kong, Bank of China (chi nhánh Singapore) của Trung Quốc, United Nation (Anh) và Maybank International, chi nhánh Labuan (Malaysia).
    Thông thường, một hợp đồng đảm bảo bằng cổ phần được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho một khoản vay thương mại hoặc một khoản trái phiếu do bên bảo đảm phát hành.

    Trả lờiXóa
  14. Năm ngoái, Vingroup đã được Credit Suisse AG đứng ra thu xếp một khoản vay hợp vốn trị giá 300 triệu USD. Những ngân hàng ban đầu cung cấp khoản vay này bao gồm: Credit Suisse AG, ICBC, Maybank International (chi nhánh Labuan) và Taipei Fubon (chi nhánh nước ngoài).
    Tuy nhiên sau đó khoản vay này có sự tham gia của nhiều ngân hàng khác đến từ Đài Loan như TA Chong, Mega AC Mega, Hua Nan, Chang Hwa, First Commercial, Entie Commercial…
    Vingroup đã nhận vốn vay trong hai đợt tháng 7 và tháng 9 năm 2016. Kể từ tháng 1 năm 2018, tập đoàn này sẽ bắt đầu phải hoàn trả 7,5% gốc của khoản vay này, báo cáo của Tập đoàn cho biết.
    Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là 327,5 triệu cổ phần của Công ty Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát. Đây là chủ đầu tư tổ hợp Vinhomes Central Park, được xây dựng tại khu Tân Cảng, TP.HCM.
    Credite Suisse AG (Singapore) là đối tác thu xếp vốn quen thuộc của nhiều tập đoàn tư nhân ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Gần đây, ngân hàng này thu xếp vốn cho Novaland, công ty tài chính tiêu dùng FE Credit của VPBank…
    Mới đây, khi Vingroup khởi công dự án tổ hợp sản xuất ô tô tại Hải Phòng, Credit Suisse AG cũng sẽ thu xếp khoản vay 800 triệu USD cho tập đoàn này.

    Trả lờiXóa

  15. Kế hoạch đầu tư 3,5 tỷ USD, trong đó giai đoạn đầu từ 1 đến 1,5 tỷ USD cho tổ hợp sản xuất ô tô, bên cạnh danh mục ngày càng mở rộng các dự án bất động sản quy mô, khiến Vingroup liên tục có nhu cầu vốn lớn mỗi năm.
    Bên cạnh thị trường vốn quốc tế, Vingroup liên tục vay vốn trong nước, chủ yếu từ các ngân hàng thông qua phát hành trái phiếu. Hồi đầu tháng 7, tập đoàn này đã phát hành 3.600 tỷ đồng trái phiếu có lãi suất năm đầu tiên là 10,25% và 10,3%. Các trái phiếu này sẽ đáo hạn vào năm 2019 và 2020.
    Đến giữa năm 2017, tổng giá trị các khoản vay và nợ của Vingroup khoảng 44 nghìn tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu phát hành chiếm khoảng 28 nghìn tỷ đồng
    Nguồn: Theleader

    Trả lờiXóa
  16. Vingroup nhảy vào xe hơi cùng lúc với giảm thuế linh kiện ô tô về 0% nên có gì lạ đâu. Chắc chắn là nhập về lắp răp. Cái tuyên bố nội địa hóa 60% sau 2 năm là chuyện nói cho vui và để PR mà thôi. Ô Vượng đầu óc rất con buôn. CHắc chắn ngửi thấy miếng bánh từ thị trường ô tô và còn là con buôn chính trị khi có thể điều hành các chính sách có lợi cho mình nữa

    Trả lờiXóa