Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Tôi khuyến cáo rằng hiện nay tôi không có bất cứ tài khoản FB nào đang lưu hành ở VN cả. Cho nên mọi người đừng nhầm lẫn các trang FB khác giả mạo.

Về bản tin tổng hợp nhiều người hay thắc mắc là các CMT Level 2, Level 3, hay CMT Charterholder ở các trang báo chứng khoán hàng đầu VN như: http://tinnhanhchungkhoan.vn/ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư rồi trang https://vietstock.vn/ với các phần phân tích kỹ thuật là các trang charts như phân tích kỹ thuật VN-Index: http://ptkt.vietstock.vn/, hay bài báo “Vàng - Cuộc chơi lớn đã bắt đầu?”: https://vietstock.vn/2017/09/vang-cuoc-choi-lon-da-bat-dau-585-556956.htm, và hồ sơ như:

Ông Lê Thanh Hòa, CMT Charterholder - Chuyên viên Tư vấn Đầu tư, Thành viên Hiệp hội PTKT Hoa Kỳ (MTA)

Ông Lê Đạt Chí, Tiến sĩ - Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính - Đại học Kinh tế TPHCM.

Nguyễn Quang Minh - CMT Level 3 – Trưởng Bộ phận Phân tích Kỹ thuật Vietstock, Thành viên Hiệp hội PTKT Hoa Kỳ (MTA).

Phạm Minh Quân - Trưởng Bộ phận Phân tích Kỹ thuật kiêm Giám đốc Dự án CTCK Sài Gòn (SSI).

Diệp Quốc Khang, CMT Charterholder - Chuyên viên Cao cấp - Bộ phận Đầu tư, Dragon Capital, Thành viên Hiệp hội PTKT Hoa Kỳ (MTA).

Trương Nguyễn Thế Bảo, CMT Level 2 – Nguyên Giám đốc Phân tích Kỹ thuật, CTCP Quản lý Quỹ An Phúc, Thành viên Hiệp hội PTKT Úc (ATAA).

Nguyễn Sỹ Hà, CMT Level 2 - Trưởng Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, CTCP Chứng khoán TPHCM (HSC), Thành viên Hiệp hội PTKT Hoa Kỳ (MTA).

Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn Đầu tư, CTCP Chứng khoán Maybank Kim Eng.

Nguyễn Quốc Duy - Trưởng phòng Quản trị rủi ro và Tư vấn đầu tư Công ty Cổ Phần Tài Chính Việt,...

Họ dạy học hay phân tích kỹ thuật trên hồ sơ nào?

Đó là tôi trả lời là họ đang dùng miễn phí trang https://www.tradingview.com/ nó do các nhà phân tích của Wall Street và một số bộ phận phân tích kỹ thuật khác thiết kế, trong đó có Morgan Stanley (NYSE: MS), nó để mở là bất cứ ai cũng có thể truy cập tạo tài khoản cả. Tuy nhiên nó chậm hơn các trang phân tích kỹ thuật có đăng ký khác,…cho nên ở VN họ chỉ có thể phân tích kỹ thuật bằng đồng nội tệ thiết kế mà họ tự làm riêng neo vào trang www.tradingview.com đó. Còn việc họ phân tích về kỹ thuật ở quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM) tính bằng đồng USD thì bị kẹt là không thể phân tích được mà họ cần phải đăng ký tạo tài khoản,….hoặc họ có thể quá cảnh dựa trên các phân tích sẵn có của một số nhà đầu tư Mỹ họ thiết kế để sẵn mà không dùng tới,…chứ làm gì VN có thể thiết kế hay phân tích kết nối được với thị trường bên ngoài khi phân tích về chứng khoán Mỹ, Nhật, vàng, dầu thô,…tính bằng đồng USD.

Đối với hồ sơ khác của bài báo: “Tỷ giá USD/VND và 205 tỷ USD thông suốt”:  http://vneconomy.vn/tai-chinh/ty-gia-usdvnd-va-205-ty-usd-thong-suot-20170913124424402.htm, đó là tôi nhắc lại là cái tay nhà báo Minh Đức của tờ Vneconomy này là tay viết báo tuyên truyền, là hay viết sai lạc, viết báo như viết bài văn, và trong quá khứ tay nhà báo này nổi tiếng là viết báo tuyên truyền cho những ông bà thống đốc NHNN VN, đặc biệt là ông cựu thống đốc Nguyễn Văn Bình.

Thực tế cái NHNN VN này chả có mua được USD của dân chúng và giới đầu tư cả. Vì như tôi đã nói cái tỷ giá ma, và đồng bạc VND sụt giá khi chỉ số USDX của Mỹ sụt mạnh thì duy nhất đồng bạc VND của VN là không tăng giá bao nhiêu cả. Đó là cái nền kinh tế VN xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn cả GDP họ tạo ra là cực kỳ nguy hiểm, nền kinh tế VN tính từ năm 1995-2017 khi họ  mở của bán bôn với quốc tế thì trung bình các năm đó thì họ luôn bị thâm hụt cán cân thương mại ít nhất -380 triệu USD, nên đồng bạc VND cứ thế mà mất giá. Trong trong tháng 8/2017 thì tôi xác nhận là Việt Nam đã lần đầu tiên đạt thặng dư thương mại đạt 1,59 tỷ USD là mức khá cao. Tuy nhiên xét hiệu suất trong quá khứ thì dù cái nền kinh tế VN xuất khẩu lớn so với GDP của họ, nhưng lại là quốc gia nhập khẩu cũng lớn hơn cả xuất khẩu. Kết cục quốc gia này hay gặp rủi ro về ngoại hối là thiếu ngoại tệ để tài trợ cho nhập khẩu và trả nợ cho các chủ nợ nước ngoài (foreign debt holders). Vì dự trữ ngoại hối thì ít mà tiền tài trợ cho xuất khẩu thì kém luôn dưới 3 tháng nhập khẩu, đã thế phải thường xuyên trả nợ nước ngoài bao nhiêu thì không rõ vì vay lãi đen và vay lãi chính trị như ODA, nên con nợ và chủ nợ luôn giấu kín.

Nền kinh tế VN chỉ là con buôn thời vụ, ví dụ họ chỉ sản xuất thô, đào bới tài nguyên thô bán lấy lời và làm gia công phần thô cho thiên hạ thôi. Chẳng hạn họ nhập siêu rất lớn số lượng thép cả nhiều tỷ $ rồi về chế biến bán ra kiếm lời thôi, dù rằng nguyên liệu quặng sắt thép ở VN là không thiếu và còn dư thừa, nhà máy thép cũng dư thừa và bỏ hoang ngàn tỷ, vậy mà họ vẫn nhập thép rẻ ở đâu đó nhiều tỷ $ có lẽ bên TQ để làm mới lại bán kiếm lời và xuất khẩu thép giúp TQ thôi.


Đối với VN, quốc gia này có hiện tượng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, thì dễ hiểu nó sẽ dẫn tới việc nhập siêu. Vì không có năng lực chế tạo được các hàng hóa có chuyên môn đòi hỏi trí tuệ cao thì họ đi nhập khẩu, mà nhập khẩu nhiều thì phải cần nhiều ngoại tệ để thanh toán ngoại thương và trả nợ. Điều đó họ hay đi vay nợ, kể cả đi vay lãi đen, vay chui với tiền lãi cao. Điều này nó làm ảnh hưởng đến sự mất giá của đồng bạc, cụ thể đồng bạc VND, vì nền kinh tế luôn thiếu hụt ngoại hối. Nó là một dấu hiệu mà tôi cảnh báo là rất tiêu cực về rủi ro tín dụng ở VN,…

8 nhận xét:

  1. Tôi thì ngạc nhiên thật sự..khi tay nhà báo tuyên bố..phá nạn hai giá... đô la..đúng là trống đánh suôi kèn thổi ngược hay nói cách khác tuyên truyền theo kiểu ông nói gà bà nói vịt...khà..khà..có thả nổi tỷ giá đâu mà hai giá với một giá

    Trả lờiXóa
  2. Bài mới ra lò của TS.NGUYỄN XUÂN NGHĨA
    Đánh Cược với Đồng Mỹ Kim

    www.rfa.org


    Sau nhiều năm lên giá so với các ngoại tệ khác, đồng Mỹ kim của Hoa Kỳ đã sụt giá mạnh từ đầu năm nay, và sụt tới mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015. Nhưng chiều hướng này chưa chắc đã kéo dài và nếu Mỹ kim lên giá, các nền kinh tế khác sẽ bị lao đao… Vì sao như vậy, Diễn đàn Kinh tế có câu trả lời…
    Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông , Hoa Kỳ đã thở dài nhẹ nhõm hôm Thứ Hai 11 vừa qua vì tổn thất từ trận bão Irma lại không trầm trọng như người ta ước đoán và vì Bắc Hàn không thử nghiệm võ khí nhân ngày quốc khánh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gia tăng mức độ trừng phạt kinh tế lên cấp cao nhất. Một hậu quả trên thị trường tài chính là Mỹ kim đã lên giá so với một rổ ngoại tệ phổ biến sau khi vừa sụt tới mức thấp nhất kể từ Tháng Giêng năm 2015. Theo dõi diễn biến của “đồng bạc xanh” như người ta thường nói, ông nghĩ thế nào về chiều hướng sắp tới của đồng đô la Mỹ?
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho là chúng ta không nên chấp vào những thăng giáng lên xuống trong ngắn hạn mà cần nhìn ra chiều hướng lâu dài hơn để khỏi gặp rủi ro bất ngờ. Thứ hai, những ai cho rằng Mỹ kim còn sụt giá nữa thì sẽ bị thiệt hại. Kỳ này, ta sẽ tìm hiểu tại sao.
    - Trước hết, ngược với bao tiên đoán định kỳ về sự suy sụp của nước Mỹ, Hoa Kỳ vẫn là siêu cường kinh tế số một thế giới và đồng Mỹ kim vẫn là ngoại tệ dự trữ phổ biến nhất. Vì vậy hối suất hay tỷ giá đồng bạc xanh của Mỹ có ảnh hưởng lan rộng toàn cầu, qua các nước đang dùng đồng bạc này làm phương tiện giao hoán hay thanh toán. Thứ hai, sau vụ Tổng suy trầm 2008-2009, Hoa Kỳ ào ạt tăng chi và hạ lãi suất rồi bơm tiền để kích thích kinh tế nên Mỹ kim sụt giá trong nhiều năm liền. Nhưng từ cuối năm 2013, chiều hướng sụt giá ấy đã hết và đô la bắt đầu lên giá kể từ 2014. Khi ấy, các nền kinh tế đang phát triển lỡ vay Mỹ kim với giá rẻ lại gặp khó khăn khi đồng bạc này lên giá. Thế rồi, sau khi ông Donald Trump bất ngờ đắc cử Tổng thống và nhậm chức từ đầu năm nay, đồng bạc Hoa Kỳ lại mất giá so với các ngoại tệ khác. Tính theo hệ thống Ngân hàng Trung ương Mỹ thì sụt mất khoảng 8%, tính theo chỉ số giao hoán với các ngoại tệ khác thì có thể mất giá tới 11%. Do ảnh hưởng của truyền thông báo chí có ác cảm với Chính quyền Donald Trump, nhiều người cho rằng việc Mỹ kim sụt giá là một chỉ dấu về mức tín nhiệm sa sút của ông Trump. Đây là một sai lầm tai hại cho những ai muốn đánh cược chống lại đồng đô la vì Mỹ kim lại có thể lên giá trong thời gian tới.

    Trả lờiXóa
  3. Ngược với bao tiên đoán định kỳ về sự suy sụp của nước Mỹ, Hoa Kỳ vẫn là siêu cường kinh tế số một thế giới và đồng Mỹ kim vẫn là ngoại tệ dự trữ phổ biến nhất. -  Chuyên gia KT. Nguyễn-Xuân Nghĩa
    Nguyên Lam: - Ông nhắc thính giả của chúng ta là nên nhìn vào chiều hướng dài hạn hơn là những lên xuống ngắn hạn. Nhưng thưa ông, vì sao đồng đô la lại sụt giá từ đầu năm khi kinh tế Hoa Kỳ có dấu hiệu phục hồi khả quan hơn cả khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ hai lần tăng lãi suất từ đầu năm nay và còn thông báo là sẽ thu hồi lại lượng tiền bơm ra từ mấy năm trước?
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người ta có nhiều lý do giải thích hiện tượng này. Thứ nhất, trị giá Mỹ kim có tùy thuộc vào luồng giao dịch với các nước qua sự sai biệt lãi suất hay phân lời ở từng nơi. Thứ hai, định chế độc lập có chức năng quyết định về chính sách tiền tệ và tín dụng và trực tiếp ảnh hưởng tới hối suất đồng bạc chính là Ngân hàng Trung ương, sau đó là Bộ Ngân khố qua số lượng công khố phiếu được bơm ra hay hút vào trên thị trường tín dụng và trái phiếu. Cho tới nay, Ngân hàng Trung ương Mỹ không nâng lãi suất mạnh như ta dự đoán vì dấu hiệu lạm phát không tăng mà còn có vẻ giảm là điều ít người hiểu tại sao. Sau cùng, yếu tố chính trị có tác động vào tâm lý thị trường là việc ông Trump cứ than phiền Mỹ kim cao giá khiến Hoa Kỳ bị thất lợi về ngoại thương vì làm hàng hóa dịch vụ của Mỹ thành đắt hơn và khó xuất khẩu hơn. Nghịch lý mà ta nên nhìn ra là có người suy luận là Tổng thống Mỹ muốn làm giảm giá đô la trong khi người khác lại cho rằng uy tín sa sút của ông Trump mới làm Mỹ kim mất giá. Sự thật nó rắc rối hơn vậy.
    Nguyên Lam: Bây giờ, nói về tương lai thì tại sao ông cho là không nên đánh cược chống lại đồng bạc xanh vì Mỹ kim có thể sẽ lên giá?
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện này nó hơi phức tạp nên tôi xin cố trình bày thật chậm. Sau khi nhậm chức từ đầu năm nay, thất bại chính trị liên tục của ông Trump với Quốc hội Cộng Hòa và đảng Dân Chủ trong khối đối lập đã đẩy lui nhiều sáng kiến hay đề nghị cải cách về kinh tế và nhất là thuế khóa của ông. Điều ấy gây thất vọng về viễn ảnh kinh tế Hoa Kỳ và gián tiếp làm Mỹ kim sụt giá khiến người ta lấy Mỹ kim làm chỉ dấu về mức độ tín nhiệm của ông. Nhưng thực tế khách quan của thị trường là Hoa Kỳ bơm ra quá nhiều tiền, tới khỏang bốn ngàn 500 tỷ Mỹ kim trong mấy năm trước và từ nay phải hút lại lượng tiền đã bơm ra. Bộ Ngân khố và Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ tiến hành việc đó trong những tháng tới, Khi ấy ta sẽ thấy là số thanh khoản hay hiện kim tính bằng đô la Mỹ sẽ giảm. Nôm na là đồng bạc sẽ khan hiếm hơn trên thị trường và vì là ngoại tệ dự trữ phổ biến nhất, Mỹ kim khan hiếm sẽ tăng giá.

    Trả lờiXóa
  4. - Thứ hai, trở lại cái mà người ta có thể gọi là “hiệu ứng Donald Trump”, là ảnh hưởng của ông Trump trên chính trường và thị trường, tuần qua ông gây kinh ngạc khi trực tiếp nói chuyện với lãnh đạo đảng Dân Chủ đối lập trong Quốc hội để thông qua một số quyết định quan trọng liên quan đến kinh tế và tài chính. Đã vậy, chủ trương cơ bản của ông vẫn không dời đổi khi ông kêu gọi và gây sức ép cho các doanh nghiệp Mỹ phải hồi hương tư bản để tạo ra công ăn việc làm trong nước. Nếu tư bản Mỹ được đem về Hoa Kỳ thì Mỹ kim sẽ càng hiếm hơn trên thế giới và đô la sẽ lên giá.

    Trả lờiXóa
  5. Nguyên Lam: Ông vừa nói đến một khái niệm hơi lạ là “hồi hương tư bản”. Thưa ông, cái đó là gì vậy?
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta phải trở lại một vấn đề trong hệ thống kinh tế tài chính Hoa Kỳ. Về đại thể thì doanh nghiệp Mỹ bị đánh thuế khá nặng so với doanh nghiệp của nhiều nước công nghiệp hóa khác nên mới khó cạnh tranh. Vì thuế lợi tức doanh nghiệp quá cao, nhiều tập đoàn lớn mới để lợi tức ở ngoại quốc để tránh thuế ở nhà. Theo cơ quan US Bureau of Economic Analysis, lượng tiền này có thể lên tới bốn ngàn tỷ Mỹ kim, trong đó có các tổ hợp nổi tiếng như Apple, Alphabet hay Google, hoặc Microsoft, Cisco, Oracle, v.v….
    - Ngay từ khi nhậm chức, ông Trump đã khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ là đừng đầu tư ra ngoài mà nên dùng tư bản tạo công việc làm trong nước. Dù kết quả ban đầu chưa mấy khả quan thì chiều hướng ấy vẫn sẽ tiếp tục. Nếu Quốc hội trong tay đa số Cộng Hòa tại cả hai viện dàn xếp được với nhau và với Hành pháp Donald Trump, kế hoạch cải cách thuế vụ có hy vọng thành công và việc giảm thuế lợi tức doanh nghiệp sẽ là một động lực đáng kể cho các tổ hợp đem tiền về đầu tư ở nhà. Đó là hiện tượng tôi gọi là “hồi hương tư bản”.
    Nguyên Lam: Thưa ông, một cách cụ thể thì tình hình sẽ diễn tiến ra sao?
    Trung Quốc vẫn chưa thể cải cách như dự tính từ bốn năm trước và đà tăng trưởng không thể được như trong mấy chục năm khởi phát đã qua mà sẽ còn thấp hơn con số chính thức. - Chuyên gia KT. Nguyễn Xuân Nghĩa
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vẫn về bối cảnh, chúng ta nên để ý tới hai hiện tượng, thứ nhất bất ổn về an ninh và kinh tế làm vàng lên giá so với Mỹ kim vì là nơi tàng trữ an toàn hơn. Thứ hai là rối loạn chính trị tại Mỹ cũng làm Mỹ kim sụt giá so với nhiều ngoại tệ khác, như đồng Euro hay đồng Yen Nhật. Việc vàng lên giá và Mỹ kim mất giá càng gây ấn tượng về sự sa sút của Hoa Kỳ. Đấy là một ấn tượng sai lầm về chính trị mà nguy hiểm về tài chính!
    - Thế rồi, khi lưu giữ lợi tức ở ngoài, các doanh nghiệp Mỹ không chỉ giữ đồng đô la mà còn dùng nhiều ngoại tệ khác, theo một tỷ trọng có thể là cao hơn những gì chúng ta suy đoán. Nếu doanh nghiệp đem tài sản về nước thì trước tiên phải đổi lại thành tiền Mỹ làm Mỹ kim lên giá so với các ngoại tệ kia. Thứ nữa, khi tiền Mỹ được triệt thoái về Hoa Kỳ, các nước khác sẽ bị hiếm đô la và đấy mới là vấn đề mà các nền kinh tế đang phát triển đã vay quá nhiều bằng đô la phải coi chừng vì sẽ bị biến động ngoại hối.
    Nguyên Lam: Ông vừa trình bày hai chuyện là ấn tượng sai lầm về sự sa sút của nước Mỹ, thứ hai là Mỹ kim có thể khan hiếm hơn và gây biến động cho các nền kinh tế đã vay mượn quá nhiều đô la. Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày sự kiện này cho thính giả của chúng ta.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ đã quá lâu, cứ vài chục năm là ta lại nghe nói đến sự suy bại của nước Mỹ hay của tư bản chủ nghĩa trong khi thiên hạ ngợi ca nhiều quốc gia khác, hết Nhật Bản lại tới Trung Quốc. Sự thật thì Hoa Kỳ vẫn là siêu cường số một về kinh tế, quân sự và nhất là khoa học kỹ thuật với sức sáng tạo vượt bậc, dăm năm lại đảo lộn tổ chức sản xuất ở bên trong và chi phối các nước khác. Đối diện thì ta thấy Âu Châu bị lão hóa dân số và chưa ra khỏi nhiều khó khăn chồng chất. Bên kia Thái Bình Dương, Trung Quốc vẫn chưa thể cải cách như dự tính từ bốn năm trước và đà tăng trưởng không thể được như trong mấy chục năm khởi phát đã qua mà sẽ còn thấp hơn con số chính thức. Vì vậy, ta nên cẩn thận khi nghe nói đến sự tàn lụi của Hoa Kỳ, rồi từ đó đánh giá sai vị trí hay hối suất của đồng bạc.
    - Chuyện kia là khi doanh nghiệp Mỹ hồi hương tư bản thì họ có thể trả bớt nợ, mua lại cổ phần hoặc đầu tư nếu bộ máy hành chính được cải tổ cho giản lược hơn như ông Trump chủ trương và đang tiến hành. Dù sao thì việc thu hồi tư bản về Mỹ cũng làm các nền kinh tế đang phát triển tại Á Châu và Mỹ Châu La Tinh bị thiếu thanh khoản và trôi vào biến động đáng ngại. Người ta có thể chứng kiện chuyện này bắt đầu từ hai tháng nữa, vào cuối năm, và nếu đúng như vậy thì nên tự chuẩn bị.
    Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

    Trả lờiXóa
  6. Tóm lại : Ôm đô la khi còn rẻ là sáng suốt cực kỳ..vì đã có họ trợ giá

    Trả lờiXóa
  7. Ngoài nhập siêu và nợ ngập đầu, thì còn in tiền ào ạt, siêu lạm phát, sức mua cạn kiệt, thất nghiệp tràn lan bên VN nữa. Toàn là tín hiệu cực kỳ xấu. Như vậy thì kinh tế chắc chắn phải sụp đổ thôi, vấn đề là thời gian. Lúc này phải rút hết tiền khỏi ngân hàng, chứng khoán,bđs. Rồi mua 1/2 vàng và 1/2 dollar.

    Trả lờiXóa
  8. Cám ơn chị PT và các anh đã cung cấp thông tin rất đáng quý!

    Trả lờiXóa