Đất nước toàn giáo sư tiến sỹ với tiểu sử mơ hồ
Tiểu sử kê khai vă bằng của chính trị gia hay dân biểu, hoặc
bộ trưởng các bộ, kể cả chức danh Thống đốc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang thì rất
khó để lọt những kẻ bất tài khai gian văn bằng là học giả dối có văn bằng giáo
sư, tiến sĩ được.
Một cách cụ thể đối với tiểu sử quan chức chính trị gia Mỹ
hay ông cựu Chủ tịch FED - Ben Bernanke, đó là lý lịch được tóm tắt như sau về
"Helicopter Ben" (Máy bay trực thăng Ben), tức là ám chr thời Ben
Bernanke, làm chủ tích FED với chính sách tiền nhiều và rẻ, lãi suất thấp.
Giáo sư - Ben Bernanke Ngày 13 tháng 12 năm 1953(63 tuổi
tính hết năm 2016), tốt nghiệp và nhận bằng
Cử nhân Kinh tế tại Đại học Harvard năm 1975 (22 tuổi) và bằng Tiến sỹ về kinh
tế từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 1979 (26 tuổi). Tức là ông ta
học liên tục đến 4-năm mới có được văn bằng tiến sỹ kinh tế học (chuyên về Kinh
tế vĩ mô, hệ phái tân Kinh tế Keynes).
Ben Bernanke đã tham gia giảng dạy kinh tế học tại Trường
Kinh doanh tại Đại học Stanford từ năm 1979-1983 và là giáo sư kinh tế học từ
năm 1983-1985. Việc giảng dạy của ông cũng bao gồm làm giáo sư thỉnh giảng kinh
tế tại Đại học New York (năm 1993) và tại Viện Công nghệ Massachusetts
(1989-1990).
Năm 1985, Bernanke đã là giáo sư về kinh tế tại Đại học Princeton,…rồi các năm tiếp theo
gần đây là ông tham gia Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Liên bang và trở thành chủ
tịch của năm 2006, rồi được đề cử là Chủ tịch của Tổng thống Hội đồng cố vấn
kinh tế năm 2005. Và tiếp quan chức Chủ tịch FED giai đoạn năm 2006-2014.
Thành tích về truyền thông, đó là năm 2009 - Ben Bernanke được
báo chí và giới phân tích bình chọn là “Người của năm 2009”. Hồ sơ bạn đọc xem ở
đây: http://content.time.com/time/specials/packages/article/0,28804,1946375_1947251,00.html
Qua việc kê khai lịch trình học thuật và chuyên môn kinh
nghiệm như vậy thì rất khó ai mà khai gian học bằng giả được. Vì người ta đã được
chứng nhận danh hiệuvăn bàng BA - Đại học Harvard , văn bằng MA, PhD - Viện Công nghệ Massachusetts thì đã
có hồ sơ lưu trữ taijd dó và hồ sơ ghi ngày tháng năm đã đi học tại đó cũng như
những tác phẩm công trình nghiên cứu lý thuyết kinh tế của hộ rất đồ sộ tịa đó
cả, và còn được đăng lên nhiều tạp chí hay sách giáo trình đại học công khai của
họ. Ngày tháng năm học của họ rất sát thực tế như việc học liên tục của học
sinh tiểu học, trung học vậy.
Qua đó ta gợi nhớ đến hiện tượng “lạm phát giáo sư, tiến sĩ ở
VN”. Đó là dẫn nguồn của Bộ GD&ĐT ở
VN thì theo công bố mới đây tại VN, có số
lượng giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đông đảo hơn quân Nguyên, số lượng thạc sỹ
thì đếm không hết. Thậm chí người ta còn tiết lộ có tới hơn 50% tiến sỹ là công
chức. Con số thật khủng khiếp.
Tuy nhiên tôi giật mình khi kiểm tra mấy ông bag giáo sư tiến
sỹ ấy và tìm đỏ con mắt chả bao giờ thấy một bài luận văn hay một bài viết phân
tích trên báo chí bằng tiếng Việt chứ chưa nói viết tiếng Anh trên các tạp chí
hay báo chí bao giờ cả, và quốc tế cũng rất hiếm khi nào thấy các công trình
nghiên cứu của họ cả.
Trình dộ học vấn kê khai rất mơ hồ. Chẳng hạn ta đang nói đến
việc tóm tắt tiểu sử trên trang chủ của quan chức lãnh đạo cấp cao VN như tóm tắt
tiểu sử Đinh La Thăng - Phó trưởng Ban
Kinh tế TƯ. Sinh ngày: 10/09/1960; Quê quán: Nam Định; Học vị: Tiến sỹ,….
Rồi các ông bà quan chức khác như Nguyễn Văn Bình (Sinh
ngày: 4/3/1961. Học vị: Tiến sỹ khoa học). Các nhân vật khác Trần Tuấn Anh – Bộ
trưởng Bộ Công thương (Ngày sinh: 06/4/1964. Học hàm, học vị: Tiến sĩ). Cao Đức
Phát, Ủy viên Trung ương Đảng - Phó Trưởng Ban Thường trực ban kinh tế TW (Sinh
ngày: 25/05/1956. Trình độ học vị: tiến sỹ); Nguyễn Thiện Nhân (Sinh ngày:
12/06/1953. Học hàm, học vị: Giáo sư – Tiến sỹ). Ông này có hai văn bằng giáo
sư tiến sỹ mà không biết chuyên môn là giáo sư tiến sỹ ngành nghề gì vì được được
phong học hàm giáo sư ngành Kinh tế (trong khi ông này được cho là tốt nghiệp
tiến sĩ ngành Điều khiển học tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg, Cộng hòa Dân chủ Đức,….
Rất nhiều cái mơ hồ về kê khai hồ sơ chuyên môn và giáo dục
của họ. Khi kê khai hồ sơ giáo sư tiến sỹ thì cần ghi rõ là giai đoạn học ở
đâu, trường nào, đã phong hàm giáo sư thì đã từng giảng dạy ở đâu, trường nào,
thành tích nghiên cứu khoa học,….
Ôi thôi sau hiệu ứng học giả lấy bằng thật của nhiều quan chức
cao cấp của VN bị phanh khui và bị báo chí và mạng xã hội truy xét hồ sơ thì tiểu
sử các lãnh đạo cao cấp tại VN có vẻ họ vội vã tháo gỡ và chỉnh sửa lại hồ sơ
“tiến sĩ” của họ. Thậm chí người ta còn đồn đoán ngay cả ông đương kim thủ tướng
VN, Nguyễn Xuân Phúc về tiểu sử một số tờ báo cũng vội xóa đi thành tích học
hành bằng B này bằng B kia tiếng Anh, tiếng Nga, rồi học ở đâu đấy là từng học
ngành Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore bị biến mất bất thường kể
từ ông Nguyễn Xuân Anh là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ông sinh năm 1976. Quê quán
xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng kê khai văn bằng tiến sĩ quản trị kinh
doanh lấy được đâu đấy siêu cấp tốc bên Mỹ thì người ta vội vã thủ tiêu vật chứng
thì quả là chuyện hài hước, vì người ta lo ngại “anh này chơi tôi thì tôi sẽ
chơi lại anh là tôi xài bằng giả thì anh cũng xài bằng rởm và sẽ khai hết ra
thì lộ tẩy hết luôn,…”
Thậm chí sau việc bầu bán đại biểu quốc hội và bầu thủ tướng,
chủ tịch nước, tổng bí thư, và nhất là đại biểu quốc hội dưới triều đại bà Nguyễn
Thị Kim Ngân và triều đại Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng
thì số lượng giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, nhiều vô số kể, đó người của đảng tự
hào là họ khoe thành tích “gần 17% người ứng cử ĐBQH có trình độ giáo sư, phó
giáo sư, tiến sỹ (đa số là tiến sỹ kinh tế). Thậm chí họ tự hào khoe rằng: “Về
trình độ học vấn, trong số 682 người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH khóa XIV ở địa
phương có 65 người là giáo sư - tiến sĩ,
phó giáo sư - tiến sĩ, tiến sĩ (9,53%);
thạc sĩ 231 người (33,87%),…”.
Trong Bộ Chính trị trước đó khi mới công bố và chưa kỷ luật
ai thì 19 người trong Bộ Chính trị VN thì có 9 ông bà có học hàm giáo sư, phó
giáo sư, tiến sỹ. Còn lại đều là thạc sỹ.
Tôi còn có sự giật minh khác này ngay trong cả Ban Kinh tế
Trung ương có 9 nhân vật từ trưởng ban tới phó trưởng ban thì có đến 7 tiến sỹ.
Một con số rất lấy làm kịnh ngạc cho các nhà phân tích kinh tế quốc tế bình luận
xưa kia là họ không hiểu làm sao mà ở VN số lượng quan chức công chức, cấp lãnh
đạo đất nước này có số lượng giáo sư tiến sỹ rất đông đảo mà chủ yếu là chuyên
về kinh tế, vậy mà quốc gia này rất kém về thẩm dịnh dự án đầu tư trong kinh tế
cũng như rất tệ trong điều hành chiến lược phát triển kinh tế của họ là điều rất
khó hiểu. Đó là bởi vì những quốc gia là cái nôi của học thuật như Mỹ với số lượng
người đoạt giả thưởng Giải Nobel kinh tế là Mỹ thì cứ 10 người thì có đến 8 hay
9 người là người Mỹ hoặc mang quốc tịch nước khác nhập vào quốc tịch Mỹ, và là
giáo sư dạy học tại các trường đị học hành đầu của Mỹ, Âu châu, vậy mà số lượng
quan chức chính phủ hay các bộ trưởng thì rất ít giáo sư tiến sĩ khác hẳn với
VN. Ngay cả bên TQ thì tiến sỹ cũng rất ít trong cơ quan công quyền, Nhật thì còn tệ hơn, nhưng họ có những
kỹ sư, những thạc sỹ lầ những người rất giàu kinh nghiệm và bản lĩnh trải nghiệm
thực tế cho đất nước họ.
Đó là thượng tầng...khà..khà..còn đây là hạ
Trả lờiXóahttps://bsngoc.wordpress.com/2014/09/29/bac-si-cu-tuyen-mot-cach-hop-thuc-hoa-giet-nguoi/#more-372
Còn đây là
Trả lờiXóahttps://bsngoc.wordpress.com/2012/07/06/tu-duy-vuong-dinh-hue/
Chị có biết Hoàng Khải của tập đoàn KhaiSilk không ạ. Em nghe bảo cũng là DLV cao cấp.
Trả lờiXóaSao chị không tạo facebook chính chủ được facebook chứng nhận ấy. Cái đó khó bị đánh sập lắm