Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

TÌM HIỂU VỀ KHÍ CỤ ĐẦU TƯ THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH (DÀNH CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VN)

Tại VN hiện nay đang manh nha phát triển thị trường phái sinh, tuy nhiên tôi cảnh báo nó không dễ như người ta tưởng tượng nếu chưa có kinh nghiệm trong nghiệp vụ đầu tư kiểu này, tại TQ đi trước VN cả chục năm mà họ còn bị thất bại nhiều lần về xây dựng thị trường giao dịch cũ nhất mà cũng khó hiểu nhất này.

Trước hết về định nghĩa phái sinh: Cụ thể hiểu đơn giản, phái sinh là một hợp đồng tài chính rất phức tạp và lắm rủi ro chứ không phỉa là ít rủi ro như người ta nghĩ, đó là giá trị của nó xem như từ một tài sản cơ bản. Trong giao dịch mà người mua và người bán đồng ý về bao nhiêu giá tài sản sẽ thay đổi trong một thời gian cụ thể mà họ giao kết hợp đồng,...".

Hãy nhớ rằng, hầu hết các tài sản ẩn chứa tiềm ẩn rủi ro cao cho giao dịch phái sinh như giao dịch "Commodities" như  các loại hàng hóa như vàng, dầu thô,... Vì giá cả của các mặt hàng giao dịch này biến động khó lường và rất khó đoán.

Các phái sinh khác như cổ phiếu hoặc trái phiếu, như lãi suất trái phiếu 10 năm của trái phiếu kho bạc hay nhưng đơn vị tiền tệ, nhất là đồng USD,...để bảo hiểm rui ro giá cả của họ trong giao dịch,...

Trong giao dịch thương mại, giao dịch phái sinh chi phối rất lớn hầu hết các lĩnh vực kinh tế, Đó là ước đoán có khoảng  605 nghìn tỷ $, gấp đến 6 hoặc 7 lần so với tổng sản lượng GDP kinh tế của tất cả các nước trên thế giới cộng chung lại. Thực tế hầu hết có cả 1000 công ty to lớn nhất thế giới đều sử dụng công cụ giao dịch phái sinh này cho các nghiệp vụ đầu tư của họ để giảm thiểu rủi ro tối đa cho họ. Chẳng hạn, họ có thể sử dụng một hợp đồng tương lai (futures contract) như việc cam kết hứa hẹn giao hàng nguyên liệu, hay các tài sản khác với giá thỏa thuận mà họ giao kết. Điều đó các công ty đó sẽ được bảo vệ rủi ro nếu giá cả tăng lên cao.  Các nhà buôn và giới đầu tư họ cũng có thể làm hợp đồng giao kèo để bảo vệ rủi ro cho khỏi bị tác động bởi những biến đổi tỷ giá hối đoái và lãi suất tăng giảm gây bất lợi cho họ (tất nhiên tôi cảnh báo rằng sẽ không nguyên vẹn như lý thuyết, vì tài sản quá lớn lên chẳng ai có thể đảm bảo rằng họ sẽ trả tiền hết để bảo hiểm rủi ro cho các hợp đồng phái sinh này, kể cả khi giá cả đi xuống thì lỗ nặng, vì người ta chỉ bảo hiểm các giao dịch tài sản đó ở chiều tăng giá). Bạn đọc xem thêm ở đây: dealbook.nytimes.com/2013/01/03/banks-face-new-checks-on-derivatives-trading/

Về chuyên tinh vi hơn, hầu hết các giao dịch phái sinh được thực hiện bởi các quỹ phòng hộ hay hedge funds, cũng có thể gọi là quỹ đầu tư đối xung, hay quỹ đầu tư đối trọng, cũng như các nhà đầu tư khác họ giao dịch kiểu này để đạt được nhiều đòn bẩy về tài chính và đòn bẩy về lợi nhuận và giảm hạn chế rủi ro cho họ. 

Tại Mỹ khi giao dịch phái sinh này thì có khá nhiều lựa chọn, như  lựa chọn giao dịch cổ phiếu thì có thể được giao dịch trên sàn NASDAQ hoặc Board Options Exchange Chicago (CBOE),... hoặc các hợp đồng tương lai cũng có thể được giao dịch trên sàn giao dịch ICE,... Nói trung, hầu hết các hợp đồng như lĩnh vực tài chính, nông nghiệp đặc biệt là cà phê, bông vải, và tiền tệ,.., và nhiều thứ hàng hóa khác nó được giao dịch phổ biến và nằm dưới sự giảm sát của Commodity Futures Trading Commission (CFTC), tức là Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai hoặc Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái, US Securities and Exchange Commission (SEC).

Đối với trò chơi nguy hiểm nhất là types of financial derivatives, hay "các loại phái sinh tài chính". Nó được đổ lỗi cho việc là một nguyên nhân chính gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và thế giới tồi tệ nhất trong hệ thống tài chính hiện đại vào năm 2008 về nhiều lý do như giao dịch mortgage-backed securities (MBS), Interest rate swaps (hoán đổi lãi suất), nó liên quan đến lãi suất khá chuyên môn là lãi suất LIBOR mà tôi hay phân tích rất khó hiểu này,...bạn đọc xem thêm ở đây: www.treasurer.ca.gov/cdiac/publications/math.pdf

Nói chung đây là chỉ là về lý thuyết, còn thực hành đi vào chuyên môn nó không đơn giản và rất phức tạp, chỉ khi nào bạn đã có kinh nghiệm thì nó rất đơn giản và dễ quản lý nó. Bạn đọc tham khảo xem thêm ở đây: www.cftc.gov/ConsumerProtection/FraudAwarenessPrevention/CFTCFraudAdvisories/index.htm, nói ra không hết, vì thực tế chỉ có giảng dạy nhiều chục tiết mà tôi tham gia giảng dạy xưa kia tại thị trường Hồng Kông và Thượng Hải thì người ta chỉ biết được 50% là khá rồi.


(*) Hãy nhớ rằng ngân hàng to lớn nhất nước Đức, là Deutsche Bank (NYSE: DB), họ là nhà phân tích và rất chuyên môn về nghiệp đầu tư phái sinh này. Tuy nhiên tính từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra ở Mỹ năm 2007 rồi cuộc khủng hoảng nợ nần ở Âu châu thì giá trị cổ phiếu của Deutsche Bank niêm yết bằng đồng $ này đã sụt giảm tan tành là giảm đến mức 127% giá trị của nó. Cổ phiếu của Deutsche Bank  niêm yết bằng đồng EUR tại thị trường Frankfurt cũng gần như có biểu đồ di chuyển không khác gì cổ phiếu của tổ hợp ngân hàng đầu tư  Lehman Brothers đổ vỡ hơn 1 thế kỷ rưỡi tồi tại. Đó là Deutsche Bank thực quá nhiều vào nghiệp vụ giao dịch chứng khoán phái sinh này.

2 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Chính xác là sòng bạc chị ơi ..em xem thấy siêu bịp bợm ..có kẻ thao túng ..tạo sóng ...ăn tiền trắng trợn ...thôi thôi ..sợ quá ..

    Trả lờiXóa