Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Trở lại hồ sơ BIDV


Trong hành động mới đây giới chức phân tích ở VN ảo giác nhầm lẫn tai hại về sự ca tụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam lớn nhất ở VN về tổng tài sản đầu tư mọi lĩnh vực. Là ngân hàng số 1 tại VN.với hơn 1,2 triệu tỷ VND, tức là con số chính xác 1.201.661 tỷ VND,… http://cafef.vn/so-gang-hai-ngan-hang-nhat-viet-nam-2018022419534151.chn  

Tôi thì mỉa mai giải thích thế này, đó là hiện nay cái ngân hàng BIDV này đang có một núi nợ xấu khó đòi và sẽ mất rất cao so với tiêu chuẩn của nghiệp vụ ngân hàng nửa bán tư, nửa bán công này.  Vì núi nợ xấu quá lớn mà kể từ khi Tổng quản trị CEO, như Trần Bắc Hà từng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV này thôi chức thì cái ngân hàng BIDV này không có ai dám ngồi cái ghế Chủ tịch BIDV kể từ khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu từ tháng 9 năm 2016 và kéo dài cho gần hết tháng 2/2018 thì cái ghế chủ tịch đó vẫn bỏ trống là chẳng ai muốn làm vật tế thần để gánh rủi roc ho kẻ khác gây ra để mình chuốc họa oan uổng. Tức là , con tàu BIDV đang trôi trên biển mà thiếu người thuyền trưởng lèo lái nó. Và có vẻ nó tạm thời do cả tập thể đảng, ngân hàng nhà nước, rồi tập thể “cán bộ BIDV” cùng lái nó.

Đối với hồ sơ Ngân hàng BIDV, cũng như hệ thống ngân hàng đầu tư và ngân hang thương mại tại VN nó gây hiểu lầm tai hại cho nhiều người khi người ta khoe khoang về ngân hàng BIDV to lớn nhất VN về thương hiệu cũng như đã vượt qua Vietcombank và Vietinbank trở thành thương hiệu có giá trị lớn nhất trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam thậm chí cả về vốn hóa lẫn tổng tài sản quản lý nhận tiền ký thác, cho vay ra và các tài sản khác là trên 1.201.661 tỷ VND, chiếm xấp xỉ 14% tổng tài sản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ở VN thì lại càng mơ hồ.

Về khí cụ đầu tư, thì thực chất ngân hàng BIDV này mà tôi hay nói nó mang danh hiệu khoác lên cái vỏ tư doanh là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV, với mục tiêu và vỏ bọc rất mơ hồ vừa Ngân hàng thương mại cổ phần, vừa là Ngân hàng Đầu tư nằm dưới sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước VN làm chủ đầu tư và góp vốn, tức là tiền của dân chúng mà ra, nó mang cái bóng gọi là ngân hàng nhà nước thu nhỏ, là cánh tay phải của nhà nước chi phối và điều hành được yểm trợ bởi ngân hàng mẹ là NHNN VN chủ quản và chủ sở hữu BIDV, nó thực hiện luôn cả nhiệm vụ và chức năng của một ngân hàng thương mại, là huy động sử dụng tiền của khách hàng thân chủ ký thác để cho vay ra kiếm lời ở giữa nhờ sai biệt lãi suất, và nó kiêm luôn vai trò và chức năng của chính nó rất sâu rộng "như một ngân hàng đầu tư".

Cụ thể ngân hàng đầu tư thường hoạt động trong nghiệp vụ của họ như trong việc phát hành lần đầu cổ phiếu hay IPO, và trái phiếu cho doanh nghiệp, đầu tư vào chứng khoán, thực hiện các nghiệp vụ đầu tư vào các dự án kinh tế, hay kể cả đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm, hay rót vốn đầu tư vào các nghiệp vụ giao dịch hàng hóa như dầu thô, vàng, sắt thép,….

Tuy nhiên, việc đầu tư đó nó phải thực hiện theo nghiệp vụ vốn cổ phần viên góp vào chứ ít khi nào nó được phép lấy tiền ký thác của công chúng để đi đánh bạc vào các tài sản rủi ro như đã nói, chẳng hạn như chứng khoán, tài chính,…. Vì khi nó lấy tiền ký thác của người dân đầu tư vào cổ phiếu hay bất động sản nếu giá cả sụt giá thì mất vốn oan uổng thì cào mặt tăng thuế lấy tiền của dân đắp vào đó bù lỗ. Nếu giá chứng khoán hay các nghiệp vụ đầu tư rủi ro ấy tăng giá thì những ai đang chủ sở hữu cái BIDV sẽ được bỏ túi riêng rất lớn.

Hãy nhớ rằng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 thì Quốc hội Mỹ đã mở rộng Quy tắc Volcker cấm các ngân hàng đầu tư tiền gửi của người ký thác để đi đầu tư vào chứng khoán, hay các nghiệp vụ kể trên. Đây là một phần của Đạo luật Cải cách Phố Wall Dodd-Frank năm 2010 mà hiện nay rất nhiều nước đã thấy ra sự rủi ro đó và họ tách biệt ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư ra làn ranh để kiểm soát rủi ro. Nhiều nước đã sửa lại luật tín dụng của họ theo kinh nghiệm của Mỹ, trong khi VN sao chép nguyên bản cái luật tín dụng dễ dãi của Mỹ trước đây và họ không chịu cải sửa mà còn dễ dãi áp dụng rộng hơn, đó là nguy hiểm rất dễ gây ra sự đỗ vỡ tín dụng trong hệ thống tài chính của họ.

Thực tế Quy tắc Volcker vẫn không bó buộc cực đoan, và nó vẫn cho phép một số giao dịch như các ngân hàng có thể tham gia giao dịch tiền tệ để bù đắp chi phí các khoản ngoại tệ nắm giữ của ngân hàng. Tức là có thể cho phép các ngân hàng đó thực hiện một số giao dịch như đã nói để bù đắp rủi ro lãi suất và cần sự chấp thuận của khách hàng,… hồ sơ này nếu có giải thích thì cũng cả 1 thước tài liệu nên tôi chỉ nói qua cho gọn lại.

Tuy nhiên, hiện nay đối với hệ thống ngân hàng ở VN thì cái ngân hàng mang cái bóng gọi là “ngân hàng đầu tư” thì nó được phép thực hiện luôn của chức năng của ngân hàng thương mại mà tôi nhấn mạnh cực kỳ rủi ro đó là họ huy động bằng tiền công chúng như huy động vốn ký thác của công chúng gửi vào để phục vụ cho việc buôn bán giao dịch chứng khoán hay các nghiệp vụ đầu tư khác như đầu tư vào thị trường ngoại hối, hay đầu tư vào commodities (như vàng, dầu thô, sắt thép,...), hay IPO,...  thì rất nghiêm trọng khi dùng đòn bẩy vốn tài chính quá lớn này để làm chuyện riêng.

Đó là chuyện dễ thất nếu BIDV lấy luôn tiền ký thác của dân chúng để đầu tư đánh bạc trên thị trường cổ phiếu, hay các tài sản khác trái nghiệp vụ, đó là nếu giá chứng khoán hay các tài sản đó sụt giá thì mất nợ là cí chuyện quái đản xứ thần tiên có thành tính rất liều lĩnh trong nghiệp vụ ngân hàng này.

Đó la tài sản của nó quá trải rộng, và hầu như ta hay dễ thấy các khoản nợ xấu của cái ngân hàng BIDV to xác này hay trồi sụt theo giá chứng khoán và bất động sản, như khi bất động sản và chứng khoán xì bóng thì BIDV vươn lên dẫn đầu danh sách đội sổ về nợ xấu, nhưng khi giá tài sản đó tăng giá mạnh thì nợ xấu của họ xẹp xuống rất nhanh.

Nhưng vì nó to xác như vậy là “quá lớn để không cho nó vỡ” vì là ngân hàng cổ phần viên góp vốn của Ngân hàng Nhà nước VN, nên bất cứ sự thiếu thanh khoản nay thiếu vốn hoặc nợ xấu cao thì NHNN  sẽ cấp cứu bằng mọi giá để bảo vệ tiền đầu tư của họ, kể cả tung khối dự trữ ngoại tệ quốc gia để dành ra cấp cứu, hoặc nếu cần họ in tiền VND ra trả như hình thức móc túi là bắt tất cả người dân trả nợ thay qua lạm phát bằng đồng tiền mất giá để cứu mọi giá cái ngân hàng đầu tư kiểu "nửa nạc nửa mỡ" này rất nguy hiểm mà tôi hay nói nhiều lần rồi.

Vế bên kia là hệ thống ngân hàng thương mại VN thì cũng làm nghiệp vụ khá rủi ro là họ cũng lấy tiền ký thác của dân chúng để ném tiền đánh bạc trên thị trường cổ phiếu, và các tài sản độc hại đầy rủi ro dễ sinh lời mà cũng dễ mất vốn, thay vì ngân hàng thương mại họ chỉ được phép làm nghiệp vụ cho vay thương mại kiếm lời trung gian bằng quản lý rủi ro nhờ chênh lệch lãi suất tiền ký thác và tiền cho vay ra.

Ôi thôi, kết luận của tôi là ai cũng dễ hiểu ra cả mà khỏi cần phải phân tích nhiều nữa đó là tôi lấy ngay nhân vật Trần Bắc Hà của BIDV này dù có nghỉ hưu đi nữa thì không ai dám dại dột mang Trần Bắc Hà ra chơi trò đốt củi, vì bất cứ khi nào tin tức bất lợi Trần Bắc Hà thì chẳng ai có thể gánh nổi trách nhiệm dù cho đó là ông Tổng Trọng đi nữa cũng không dám dụng vào, vì nó có thể làm thị trường chứng và hệ thống ngân hàng VN bốc hơi cả chục tỷ USD vì tâm lý tài sản đầu tư của BIDV quá rộng. Đó là bài học tin đồn vào  tháng 2/2013, khi người ta tung tin đồn nhảm là ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV bị bắt khiến thị trường chứng khoán VN chao đảo vì sụt giá nặng nề, và sau ấy tất cả cơ quan báo chí ở VN cho tới Bộ Công an, NHNN, lãnh đạo BIDV phải nhanh chóng trấn an đó là tin đồn nhảm của giới đầu cơ để trục lợi thì  giá chứng khoán ở VN mới ngừng rơi. Nhưng nó vẫn giao dịch thận trọng cả nhiều tháng.


Thậm chí là sau này khi nghỉ hưu rồi thì ông Trần Bắc Hà, dù đi Lào hay Singapore chữa bệnh thì đều được người ta theo dõi sát để ngăn chặn tin vịt tung ra có thể gây đảo lộn cái thị trường cổ phiếu ở VN cũng như cả hệ thống ngân hàng xứ này, nên mấy ngàn tỷ VND sai nghiệp vụ cho vay hay đầu tư sai nghiệp vụ mà  vụ án Phạm Công Danh thì ông Trần Bắc Hà đã ký gì đó thì ông Trần Bắc Hà vẫn phải được tách ra là không ai dám động đến. Đó là khôn ngoan của nhà cầm quyền VN, vì họ đã rút tỉa ra nhiều bài học đắng cay như bầu Kiên của ACB trước đây chẳng hạn.

8 nhận xét:

  1. Khà...khà.. họ vẫn giữ nguyên cái não trạng..nhà nước sụp ngân hàng mới sụp...ngân hàng thế giới tiến lên chuẩn BASEL 3..và chuẩn bị bước qua BASEL 4..thế mà VN chuẩn BASEL II mãi vẫn không xong...sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian

    Trả lờiXóa
  2. chị lại vẽ đường cho hươu chạy nữa rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chờ chị giải ảo về hoàng đế trung hoa tập cận bình.

      Xóa
  3. Cảm ơn chị Phương Thơ đã phân tích thấu đáo. Ở VN người ta nhìn những người làm trong ngân hàng đầu tư này với sự thèm khát tột độ. Chị có thể phân tích vụ bầu Kiên mà nhà nước đã rút ra được bài học như chị nói không? Cảm ơn chị.

    Trả lờiXóa
  4. Trong thể chế độc tài luôn như vậy . Ngân hàng thành lập ra phải được sự đồng ý của chế độ độc tài . Bước thành lập đã mất một số vốn lưu động lót tay cho quan chức chính phủ . Khi hoạt động các ngân hàng khó có thể hoạt động trong khuôn khổ luật pháp cũng do những bàn tay mafia chế độ độc tài can thiệp . Và họ cũng phải chi trả tiền do những quan chức này tham nhũng chính sách liên quan đến các hoạt động ngân hàng . Vì thế khi người dân gửi tiền thì các ngân hàng phải cho những doanh nghiệp vay lại để duy trì hoạt động . Nhưng do chính sách nâng lãi suất rất cao khiến các doanh nghiệp khó vay vì lợi nhuận không còn . Vậy thì các ngân hàng buộc phải nhảy vào thị trường chứng khoán , BĐS , vàng , dầu thô .... đầu tư kiếm lợi nhuận . Vấn đề ở đây là chỗ sơ hở để các quản lý ngân hàng câu kết với quan chức lãnh đạo để bòn rút một phần số tiền đem đi đầu tư . Thậm chí lãi đầu tư còn thua luôn số phần trăm bị bòn rút thì càng đầu tư càng lỗ . Và đến giai đoạn này họ lại nghĩ ra kế sách đánh bóng ngân hàng của mình nhằm vơ vét tiền bạc trong người dân trước khi sụp đổ......

    Trả lờiXóa
  5. Theo phân tích của chị PT thì cái ngân hàng BIDV này nó quá lớn ở VN nếu nó sụp đỗ thì gây ra hoảng loạn cho VN. Nên bằng mọi giá thì cái Ngân hàng nhà nước VN sẽ cứu nó. Còn Trần Bắc Hà thì cho dù làm sai nhưng vẫn không có ai dám đụng đến vì hậu quả việc bắt ông Hà sẽ gây ra hoảng loạn trong ngành ngân hàng và thị trường chứng khoán VN. Ông Hà này đúng là trường hợp hy hữu đó.

    Trả lờiXóa