Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Trở lại vài điểm về hãng xe VinFast



Có thể WB họ định nghĩa và tính toán sai về mức thu nhập bình quân đầu người trên GDP của người VN. Nghĩa là WB họ ước lượng chấp nhận thống kê của VN là thu nhập bình quân đầu người hàng năm của người dân VN hiện tại là năm 2017 khoảng 2.343,1 USD/năm mà có thể trả chi phí mua những chiếc xe hơi gọi là nhãn mác nội địa VinFast với giá đắt đỏ đáng kinh ngạc. Cụ thể mẫu xe VinFast sedan Lux A2.0 có giá bán lẻ (chưa VAT) là 800 triệu đồng; xe SUV Lux SA2.0 (chưa VAT) là 1,136 tỷ đồng; xe Fadil (chưa VAT). Tức là họ dựa theo giá cả mẫu mã của hãng xe BMW để định giá thương hiệu.



Nghĩa là với mức giá đó có thể định nghĩa lại là mức thu nhập bình quân đầu người của người VN phải cao hơn Nhật, Đức, Mỹ thì mới mua nổi những chiếc xe hơi đắt đó đáng kinh ngạc đó. Còn nói đến dân Hàn Quốc với các thương hiệu xe hơi Kia, Hyundai với giá rẻ mạt thì họ cũng chẳng dám mơ tưởng để chồng tiền mua nó một lần. Tức là dân Hàn Quốc có mức thu nhập bình quân đầu người là khoảng  29,8 ngàn $/năm thì dòng xe đắt đỏ nhất của Hyundai có ký hiệu là Santa Fe XL giá bán cỡ 32 ngàn $ thì chỉ bán ở các thị trường xuất khẩu thôi.  Tức là mẫu xe này bán ở Mỹ cũng trên dưới giá đó với 7 chỗ ngồi và bảo hành cơ bản tới 5-7 năm hay tiêu chuẩn cơ bản, hoặc 100.000 dặm (thuế má và chi phí bảo hành chỉ dăm vài ngàn $ thôi). Nghĩa là tính các giá cả xe hơi dòng xe Hyundai tiêu chuẩn chất lượng Mỹ-EU thì dân Hàn Quốc chỉ có thể bỏ tiền ra mua những chiếc xe giá bình quân tối thiểu 24 ngàn $ cho dòng xe Hyundai.  Tính cho dòng xe cao cấp và trung cấp và loại trừ dòng xe rẻ tiền kiểu xe cơ nhỏ xe Fadil VinFast ra. Tức là tính dòng xe sedan, SUV,… Trong khi hiệu xe hơi Kia thì thấp giá hơn.



Thực tế xe hơi của VinFast đang bán ra với giá đắt đỏ nhất thế giới vì phải chia tiền lời cho nhiều thứ như bao thầu hết truyền thông ở VN, rồi chi phí trang trải lãi vay mấy tỷ USD, chi phí Triển lãm xe hơi Paris, như thuê cả ngôi sao bóng đá David Beckham,…và thuê nhiều thứ khác. Công ty VinFast này cũng thuê và hợp tác với nhiều đối tác như BMW,  Siemens AG, và Robert Bosch GmbH  của Đức, công ty Magna Steyr của Áo, và hãng thiết kế Pininfarina của Ý. Rồi công ty cũng hợp tác liên doanh sản xuất thân vỏ xe với Aapico Hitech của Thái Lan, nhưng đòi đứng trước cả Thailand, vì người Thái họ chỉ đang bán ra những chiếc xe hơi liên doanh với nhãn mác các xe hơi nước ngoài chứ họ chưa có kinh nghiệm liều mạng bán ra chiếc xe hơi mang nhãn mác cho riêng họ, vì chắc chắn họ sẽ phá sản do quy luật kinh tế thị trường của Thái là không ưu đãi quá mức thuế quan mà có thể vi phạm các cam kết quốc tế.



Tức là dân Thái họ hiện nay đang mua những chiếc xe hơi bán ở nước họ rất rẻ. Indonesia cũng vậy, và nhất là Ấn Độ thì họ bán ra những chiếc xe hơi cho thị trường của họ và Châu Á với tiêu chuẩn thấp hơn Âu châu, Mỹ, nhưng bán ra những chiếc xe rẻ hơn tới 5 lần, và xe hơi của VinFast bán đắt hơn xe hơi của TQ gấp 2-3 lần.



Ở VN người ta lý luận là xe hơi VinFast dùng công nghệ BMW thì thực tế nó chỉ là chiêu trò định giá thôi. Vì nếu so với TQ, Ấn Độ thì họ bỏ tiền ra mua đứt cả nhiều nhãn hiệu xe hơi nổi tiếng có giá trị cao hơn nhiều lần cái hãng xe BMW suýt phá sản trước đây vì xe hơi bán đắt, kém phẩm chất.



Thực tế xe hơi VN bán đắt là nó phải chia tiền lời quá nhiều như tôi đã nói. Và nó đang bán ra với cái thương hiệu chỉ có cái tên VinFast mà ta nhấn mạnh là “lắp ráp” chứ chưa thể nói là chế tạo tại VN.



Sự thật phũ phàng là trên thế giới chưa từng có chuyện một hãng xe hơi nào chưa có tuổi đời và vốn hóa thị trường không có bao nhiêu chủ yếu đi vay và yểm trợ của chính phủ VN là hãng xe VinFast này mẻ đầu tiên xuất xưởng bán ngang giá và cao hơn bình quân giá xe hơi hạng trung cũng gọi là hạng sang là hiệu xe nổi tiếng đắt tiền của Đức là hiệu xe Audi được mua lại bởi Volkswagen từ Daimler-Benz.



Tức là tôi buồn cười là chỉ có mấy tháng rầm rộ thần tốc ra đời thôi thì hãng xe VinFast của VN này họ chẳng coi hiệu xe hay so sánh xe hơi của Hàn Quốc ra gì vai vế gì cả, và càng khinh thường không nhắc tới xe hơi Ấn Độ là gì cả, và họ chỉ viện dẫn vào công nghệ của xe hơi Đức là BMW, thì thực tế cái hiệu xe BMW kia có mấy khách hàng trên thế giới tiêu dùng nó vì bán đắt đỏ và cạnh tranh kém.



Thực tế một điều phũ phàng là xe hơi ở VN nó bán đắt như vậy là nó không có nền tảng gì về ngành nghề thép luyện kim chất lượng cao cũng như ngành nghề nhựa cao cấp, cơ khí máy móc, rồi thủy tinh gốm sứ,…



Ví dụ trong phân tích chứng khoán cổ phiếu các công ty Ấn Độ thì ngoài công nghệ thông tin 4.0 thì Ấn Độ họ là cường quốc, nhưng như họ không đu đeo mấy cái thứ công nghệ đó vào xe hơi để bán ra chiếc xe đắt mà Ấn Độ họ sản xuất ra những chiếc xe hơi cơ bản bán ra với những thương hiệu xe hơi quốc tế cho thị trường Châu Á, hay Đông Nam Á và thị trường Ấn Độ và đánh bật xe hơi TQ. Đó là Ấn Độ rất có kinh nghiệm về ngành nghề sắt thép, luyện kim, đúc khuân. Cụ thể họ có Tập đoàn thép Tata, JSW Steel Ltd, Steel Authority of India Limited (SAIL),…đều có kinh nghiệm và khả năng chế tạo vật liệu chi ngành công nghiệp xe hơi, tàu thủy, vũ khí,…Thậm chí Ấn Độ còn có cổ phần ở Tập đoàn thép lớn nhất thế giới của Âu châu ArcelorMittal tại Luxembourg thì đều có khả năng cung cấp vật liệu thép cho tất cả các nhành công nghiệp chế tạo nên họ có khả năng thu hút đầu tư và gia công chế tạo linh kiện xe hơi cho nội địa của họ rất cao và giảm chi phí xuống.



Hãy nhớ rằng ngay cả Tata Motors của Ấn Độ thì họ đã vung tiền sở hữu công nghệ chế tạo xe hơi của nhiều thương hiệu đỉnh cao của thế giới như mua thương hiệu xe hơi của Anh quốc  Jaguar Land Rover, liên doanh với  Fiat Chrysler sản xuất linh kiện ô tô và xe Fiat Chrysler và Tata,  liên doanh sản xuất thiết bị xây dựng với Hitachi mang nhãn hiệu Tata Hitachi Construction Machinery, và ở những thế kỷ trước thì hợp tác với hợp tác với Daimler-Benz AG,….



Ngoài hiệu xe Tata Motors thì Ấn Độ còn có các hiệu xe 3 bánh xe mô tô máy 2 bánh lớn nhất thế giới và họ cũng sản xuất liên doanh xe hơi bán ra với cái mác xe Nhật, Hàn Quốc,… với cái giá rẻ mạt, đó là hiệu xe Bajaj Auto, Hero MotoCorp, Maruti Suzuki,….



Nói chung hiện nay ngành công nghiệp xe hơi đang gặp rất nhiều khó khăn vì sức chi tiêu mua sắm xe hơi đang quá cao so với mức thu nhập người dân. Nghĩa là dân Pháp họ cũng không đời nào chi tiêu bỏ ra số tiền 40 ngàn $ để mua những chiếc xe hơi có giá bằng hay nhiều hơn mức mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm mà không chi tiêu vào cái khác, dân Đức, UK, Mỹ cũng vậy. Thậm chí là dân Mỹ với mức thu nhập khá cao nhưng với ngày giảm giá Black Friday mua sắm thì họ cũng chỉ mua những chiếc xe có giá bình quân 25-35 ngàn $ thôi, nghĩa là giá đó có thể mua những chiếc xe cao cấp Audi A4 allroad, hay thấp hơn là Audi A4 giá chỉ có 36 ngàn $ đã bao gồm tất cả các chi phí và bảo hiểm, và còn được bảo hành  cơ bản 4 năm, bảo hành miễn phí 1 năm, hoặc bảo hành 50.000 dặm cơ bản,….hãng Ford thì người ta chỉ mua những chiếc xe có giá 25 ngàn $, nhưng cao cấp và chất lượng hơn hiệu xe đắt nhất của VinFast. Các hiệu xe có tiếng như Honda, Buick, Lexus, Land Rover, Nissan, Lincoln, Mazda, Toyota, Volkswagen, Volvo, Genesis đều có niêm yết chứng khoán thì người ta cũng chỉ mua nó với giá 18-37 ngàn $ thôi.



Có lẽ kinh điển nhất là Ấn Độ nếu như họ chỉ bán ra chiếc xe có giá từ 80-400 triệu VND, tức là giá đắt đỏ lắm cũng chỉ là 400 triệu VND thì về VN qua thuế má nó cũng gần 2 tỷ VND, đúng là bó tay, và sau đó người ta đem so sánh giá cả chiếc xe hơi để đánh lừa dư luận. Vì hiện nay người ta đang so sánh giá chiếc xe Toyota Tundra SUV hạng sang nhập khẩu về VN bán giá 2,5 tỷ VND và mập mờ về thuế má nặng nề và so sánh chiếc SUV Lux SA2.0 (chưa VAT) là 1,136 tỷ đồng để họ có thể lừa được người dân VN là giá xe hơi nước ngoài cũng khá chát, nhưng thực tế chiếc Toyota Tundra đang bán giá giảm ở Mỹ chỉ có 47 ngàn $ đã bao gồm tất cả các thuế má và bảo hiểm để người ta chỉ trả bằng số tiền đó là có quyền lưu thông trên xa lộ.



Thậm chí người ta còn diễn kịch so sánh những hiệu xe có cụm từ “lắp ráp”. Tức là dòng xe kém cỏi không có bất cứ giá trị nào lưu hành ở thị trường quốc tế, vì nó lắp ráp ở VN, đó là hiệu xe VinFast Lux A2.0 , Camry 3.5Q và Mazda6, hoặc so sánh VinFast Lux SA, Fortuner, Everest lắp ráp ở VN và nhập khẩu ở Thailand, Indonesia qua thuế má đắt đỏ tại VN. Đó là trò hài kịch khá ly kỳ, vì người ta không thể dám so sánh những mẫu đó lắp ráp và chế tạo niêm yết giá ở mỗi nước.



Ta nên nhớ Mazda Mazda6 (Mỹ) nó hoàn toàn khác với tiêu chuẩn Mazda Mazda6 (lắp ráp kém phẩm chất ở VN). Mazda Mazda6 tại Mỹ nó bán với giá rẻ mạt là 28,5 ngàn $ (giá bán tùy bang), nhưng thông số kỹ thuật về cơ khí nó cao cấp hơn, như mã lực HP của VN lắp ráp chỉ có 185 HP thì Mazda Mazda6 ở Mỹ là 250 HP, bảo hành tới 5 năm cho người dùng không phá phách. Tức là lái xe và bảo trì bình thường. Tuy nhiên giá Mazda Mazda6 ở Mỹ bán 28,5 ngàn $ họ còn suy tính để mua chiếc Volkswagen Tiguan phân khúc phân khúc SUV giá thấp hơn Mazda Mazda6 một chút, và chiếc xe này hình như có môn đệ là là đệ tử của tôi xưa kia hiện nay là nhà đầu tư chứng khoán ở VN mua nhập khẩu về được thổi giá lên tới 1,7 tỷ VND thì phải. Và người ta cũng đem so sánh giá cả xe hơi ở VN bằng hình thức định giá qua thuế má của họ để định giá trị thương hiệu chiếc xe thì tôi bó tay luôn.



VN là quốc gia có đầy đủ tài nguyên cho ngành công nghiệp chế tạo như họ có đất hiếm, các mỏ quặng kim loại cao cấp, các mỏ sắt thép, bô xít,….nhưng quốc gia này kém cỏi về lĩnh vực cơ khí và luyện kim và lĩnh vực công nghiệp gia công cơ khí khí máy móc,…nên mọi thứ phải đi nhập khẩu thì tất nhiên đẩy chi phí lên cao là chuyện đứa trẻ con nói cũng biết.



Chuyện thứ nữa như tôi hay nói là công ty xe hơi VinFast của VN càng phô diễn quảng cáo nhiều, vay nợ lớn thì càng đẩy giá xe phải đắt hơn để trang trải chi phí vào đó chứ họ không dễ dàng gì chịu hi sinh lợi nhuận cả, vì tôi hay nói Phạm Nhật Vượng là người giỏi kinh doanh nên người tiêu dùng mu axe hơ ở VN không dễ gì móc túi ông ta 1 xu lẻ nào cả.



Hãy nhớ rằng hãng xe VinFast là diễn viên chính trong triển lãm tốn kém ở Paris Motor Show đắt đỏ mà nhiều thương hiệu xe hơi có kinh nghiệm cả hàng thế kỷ về lĩnh vực cơ khí chế tạo máy họ không tham gia triển lãm mà giành số tiền đó để đầu tư nghiên cứu coongt nghệ. Cụ thể như Volkswagen, Nissan, Ford, Volvo, Bentley,… và nhiều hãng xe khác giới hạn hoặc không gửi mẫu xe tham gia triển lãm Paris Motor Show, dù rằng hãng xe Volkswagen (ETR: VOW3)  của Đức là hãng xe đã phế truất ngôi vương hãng xe General Motors Company (NYSE: GM) sau 1 thế kỷ làm bá chủ ngành công nghiệp xe hơi thế giới trước khi bị hãng xe Nhật Toyota Motor Corp (TYO: 7203) giành lại ngôi bá chủ là nhà sản xuất và xuất khẩu bán nhiều xe hơi lớn nhất thế giới thì họ cũng lép vế sau hiệu xe VinFast ở Paris Motor Show, mặc dầu ở Đức thì BMW chỉ là cái bóng sau Volkswagen thôi....



(*) Hiệu xe VinFast của Tập đoàn Vingroup hiện nay gần như mua đứt tất cả các tờ báo truyền thông quốc doanh nhà nước VN. Điểu đó có nghĩa là tất cả các truy cập các tờ báo ở VN đều có quảng cáo đặt trên hàng đầu của hãng xe VinFast này, nghĩa là phí tổn để trả cho nó khá cao, và cũng là sự đánh cược khá lớn vào hãng xe VinFast cũng khá rủi ro. Vì lĩnh vực kinh doanh xe hơi toàn cầu bây giờ đang thoái trào là sự cạnh tranh gay gắt về giá giảm, cổ phiếu các hãng xe hơi toàn cầu hiện nay sụt giá khá mạnh như tính từ đầu năm 2018 cho tới nay thì cổ phiếu của hãng Ford Motor Co. sụt giảm mất gần -27%, GM giảm -12,40%. Hãng xe Đức ở thị trường Frankfurt tính bằng đồng EUR giảm -16%, Volkswagen giảm -13,35%, tồi tệ nhất có lẽ là hãng xe hơi Hàn Quốc là Hyundai Motor Co. Ltd. nếu tính từ đầu năm 2018 cho tới nay thì giá cổ phiếu của nó đã bốc hơi tới gần -40% giá trị. Đó là tôi chỉ phân tích vài ý về phần giá cả và chứng khoán một số công ty xe hơi thôi. Có lẽ đã mấy tháng nay tôi không ghé lại VN nên ít nói về quốc gia này, và cũng chỉ viết chút ít vài dòng về hãng xe VinFast và cũng không có thời gian phân tích hãng đánh giá rủi ro tín dụng Fitch Ratings hạ thấp trái phiếu và tờ giấy nợ của Tập đoàn Vingroup xuống hạng tiêu cực mấy tháng trước về mức độ rủi ro vay nợ và chi phí làm xe quá cao và khó có thể cạnh tranh được các đối thủ có chi phí tài chính vay nợ thấp, vốn hóa thị trường lớn cả 50-100 tỷ USD như hãng xe Toyota, General Motors Company, Ford, Volkswagen hay tệ hơn là Hyundai,...với lợi ích của họ có khả năng tự chủ lĩnh vực cơ khí chế tạo và ngành công nghiệp đúc khuân, kim loại màu, luyện thép cấp độ trình độ cao, trong khi hãng xe VinFast không có bất cứ ngành nghề nào phụ trợ cả,...

21 nhận xét:

  1. Cảm ơn cô Phương Thơ dành chút thời gian quan tâm tới Việt Nam, chúc cô luôn mạnh khỏe !

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn chị đã trở lại.
    Hàng ngày em vào blog chị 3-4 lần chỉ để mong chị quay lại.
    Em cảm ơn chị Phương Thơ nhiều

    Trả lờiXóa
  3. chúc mừng chị đã trở lại, và phân tích về tập đoàn này chính xác, trung lập hơn trước. Cảm ơn chị. Chúc chị luôn khỏe mạnh.

    Trả lờiXóa
  4. Lâu lắm rồi mới được đọc bài phân tích của chị. Rất bổ ích. Cảm ơn chị nhiều.

    Trả lờiXóa
  5. Vui quá, xếp Phương Thơ đã trở lại!

    Trả lờiXóa
  6. Cảm ơn chị, chờ chị trở lại lâu lắm rồi.

    Trả lờiXóa
  7. chào mừng thần tượng đã quay trở lại!
    Bloomberg giật tin này là có ý gì vậy chị ?
    "$76 Billion Fund Manager Says Now Is the Time to Buy Vietnam"

    Trả lờiXóa
  8. Ngày nào cũng vào để xem chị trở lại chưa.

    Trả lờiXóa
  9. Hãy là người tiêu dùng thông thái...thì sẽ không bị lừa vì những chiêu trò mị dân

    Trả lờiXóa
  10. Cám ơn chị Phương Thơ về bài phân tích để em có cái nhìn sâu sắc hơn toàn cảnh ngành ô tô thế giới cũng như một phần riêng của Vinfast. Chúc chị luôn khỏe, có nhiều bài viết thâm thúy hơn.

    Trả lờiXóa
  11. Chào mừng Chị đã quay trở lại!

    Trả lờiXóa
  12. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  13. Tôi là một kỹ sư thiết kế xe, làm việc ở Nhật hơn 20 năm. NÓi thật lòng thì ngày trước khi còn là sinh viên tôi cũng ấp ủ một giấc mơ chế tạo một chiếc xe Made in Việt nam. Nhưng từ khi vào làm cho hãng xe hơi Nhật tiếp xúc với công nghệ và cách làm việc của họ thì tôi nghĩ giấc mơ của tôi khó thực hiện bời vì phạm trù công việc để chế tạo một chiếc hơi rất rộng. Nên khi tôi nghe ông Xuân Kiên giám đốc của Vinaxuki có giấc mơ chế tạo xe hơi Made in Việt nam hoàn toàn bởi người Việt thì tôi rất khâm phục. Rất tiếc giấc mơ của chú Xuân Kiên không thành công trong cơ chế xã hội của chính phủ VN. Lúc tôi nghe Vinfast làm xe hơi tôi cũng có cảm giác khâm phục, nhưng khi biết quy trình làm xe hơi của họ thì từ góc độ một kỹ sư thiết kế, tôi hoảng. Đó không phải là cách làm xe hơi, nói nôm na là một chiếc xe được thiết bằng miệng và truyền thông. Theo thông tin đánh giá xe Vinfast từ trang Autoblog của Nhật thì Vinfast mua sườn xe và động cơ model cũ không còn bán trên thị trường của BMW là X5 và Series 5. Động cơ N20 được BMW bán cho Vinfast là động cơ 2 lít 4 xy lanh có hệ thống Turbo tăng áp. Tuy nhiên BMW không bán bản quyền computer điều khiển và tháo hệ thống Vavetronic nên hệ thống Turbo không hoạt động. Vinfast phải nhờ đến công ty AVL của Áo để độ lại phần mềm điều khiển nên công suất hoạt động không bằng động cơ nguyên bản chỉ tối đa là 175hp và 227hp cho mỗi loại. Truyền thông báo chí trong nước gọi quá trình "độ" lại này của AVL là "Tinh chỉnh". Đây là sự lừa bịp trên câu chữ. Các kỹ sư Vinfast còn lừa bịp khách hàng ở chỗ cho rằng AVL tinh chỉnh bằng chu trình Atkinson, thực chất họ không biết ngay cả kiến thức cơ bản bởi vì động cơ N20 là động cơ dùng nguyên lý phun trực tiếp, chu trình Atkinson chỉ áp dụng ở trên các động cơ cũ những năm 90 sau khi nguyên lý động cơ phun trực tiếp ra đời bởi các giáo sư của Đại học Kyoto-Nhật thì chu trình Atkinson ngoài công ty Honda dùng chu trình Atkinson cải tiến cho các loại xe nhỏ không cần công suất cao như Honda Fit thì không còn được các hãng xe hơi Nhật sử dụng. Hơn nữa động cơ N20 cũng không phải là động cơ tốt, nó chỉ xếp hạng 8/10 trong các loại động cơ gắn trên xe ở thị trường Mỹ năm 2011. Thậm chí nó còn không qua được kiểm tra về độ khí thải và tiếng ồn của Nhật nên không được bán trong các xe ở Nhật. BMW phải cải tiến lại thành động cơ N20B20B và B48 để bán ở thị trường Nhật. Hộp số thì họ dùng hộp số 8 tốc của ZF China cung cấp. Tức là một chiếc xe đầu gà đuôi vịt không đồng bộ bởi không có bản thiết kế hoàn chỉnh, thân xe và cửa họ cũng không có thiết bị dập, phải nhờ đến công AApico Thái Lan ở Hải phòng dập giúp. Theo tôi biết thì Vinfast hiện tại không có phòng thí nghiệm va đập nên thông số an toàn của xe Vinfast còn là một ẩn số. Thông thường đối với các mẫu xe mới trước khi đưa ra thị trường thì người Nhật phải cho chạy test kiểm tra 24/24 tối thiểu 2 năm trong đường chạy thực nghiệm với địa hình đủ các loại hoàn cảnh để đánh giá độ an toàn. Còn Vinfast thì mới năm ngoái còn thuê người vẽ mẫu xe, năm nay đã tung ra thị trường bán thì họ quá coi thường sinh mệnh của khách hàng.

    Trả lờiXóa
  14. Nhân tiện tôi cũng kể cho các bạn biết quy trình làm thế nào để chế tạo một mẫu xe mới của người Nhật để các bạn có thể so sánh. Để làm một mẫu xe mới thì đầu tiên các hãng xe sẽ tung nhân viên tiếp thị đi thăm dò sở thích của khách hàng từng vùng, từng quốc gia. Sau đó các thông tin sẽ được thống kê tổng hợp lại và giao cho trung tâm thiết kế. Các kỹ sư bên bộ phận thiết kế sẽ dựa vào đó để vẽ thiết kế một mẫu xe mới. Mẫu xe được vẽ sẽ được làm bằng clay (đất sét) để đánh giá. Quá trình này mất khoảng 1 năm. Hiện tại các hãng xe như Nissan thì họ dùng kỹ thuật Thực tại ảo (VR) để thiết kế nên quá trình này rút gọn còn lại trên máy tính. Sau khi có mô hình Clay thì sẽ bắt đầu thực nghiệm kiểm tra khí động học. Nếu không có vấn đề thì bắt đầu tiến vào thiết kế chi tiết dựa trên nền tảng kỹ thuật của các mẫu xe cũ đã có sẵn. Quá trình này mất khoảng 2 đến 3 năm với hàng ngàn kỹ sư tham gia. Động cơ và hộp số thì nghiên cứu riêng vì một mẫu động cơ và hộp số có thể dùng cho nhiều dòng xe khác nhau. Quá trình nghiên cứu và thử nghiệm động cơ với hộp số mất khoảng 10 năm cho một mẫu mới. Chẳng hạn hộp số CVT của Mazda thì sau khi thiết kế, chế tạo thử nghiệm xong thì họ cho chạy không tải 24/24 trong 10 năm để đánh giá. Sau khi nghiên cứu thiết kế chi tiết xong thì bắt đầu quá trình chế tạo mẫu thử. Quá trình này tốn khoảng 1 đến 3 năm với hàng ngàn công ty vệ tinh chuyên môn chế tạo chi tiết máy thử nghiệm tham gia từ làm khuôn đúc, dập, ép nhựa, gia công tinh v.v.. Sau đó được tổng hợp lại lắp ráp ở các trung tâm thí nghiệm của hãng xe. Thông thường thì không có mẫu test nào vừa làm xong là thành công ngay cả, thất bại đủ thứ, mỗi lần như vậy phải tháo ra , đánh giá và thiết kế lại, chế tạo lại, rất mất thời gian và nhân lực. Tiếp theo là đem mẫu thử công khai ở các Motor Show để giới chuyên gia xe hơi và khách hàng tương lai đánh giá. Sau khi quá trình lắp ráp thử nghiệm thành công thì là quy trình thực nghiệm va đập và chạy thí nghiệm trong đường test của hãng để đánh giá độ an toàn, họ cho xe chạy suốt 24/24 trong khoảng 2 năm. Khi mà họ đánh giá hoàn hảo rồi thì bắt đầu mới xin phép chính phủ cho chạy kiểm tra lấy giấy phép sản xuất. Quá trình kiểm tra của các chuyên gia của chính phủ cũng rất ngặt nghèo, nhiêu khê. Sau khi được kiểm định an toàn và cho phép sản xuất lúc đó mới đưa ra thị trường. Toàn bộ quy trình từ lúc bắt đầu đến lúc đưa xe ra thị trường trên nền tảng đã có kỹ thuật và các phòng nghiên cứu, công ty vệ tinh, nhân tài vật lực có sẵn cũng mất khoảng từ 5 đến 7 năm. Cách làm của Vinfast chẳng khác nào làm mỳ ăn liền, thành công hay không còn là một dấu hỏi. Theo tôi cách làm xe hơi không có bài bản, chỉ ăn may trên tinh thần lợi dụng tâm lý yêu nước của người Việt là không thành công. Nên nhớ Mitsubishi và công ty Nichimen của Nhật thập niên 90 khi mới vào thị trường VN họ cũng có tâm lý lợi dụng như vậy khi chế tạo xe hơi với nhãn hiệu Mekong, kết quả là bỏ của chạy lấy người. Con đường nếu muốn làm xe hơi thực thụ của Vinfast còn rất dài nếu họ thực tâm muốn làm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. họ cũng thực tâm đấy nhưng mà thực tâm muốn lấy 300ha lô đất với vị trí cực kỳ đắc địa cho du lịch ở Cát Hải, Hải Phòng

      Xóa