Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

NHỮNG CÂU CHUYỆN LẠ Ở ĐẤT NƯỚC VN

Trong động thái mới đây, một con Bull, hay nói trắng ra là con Bò có tên Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) có câu nói phát biểu rằng "Tăng thuế VAT: Rau thịt không ảnh hưởng, dân nghèo đừng lo": http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/tang-thue-vat-rau-thit-khong-anh-huong-dan-ngheo-dung-lo-396032.html#inner-article

Tôi thì không hiểu làm sao mà để những con Bò này làm chức vụ cao như thế nhỉ. Đúng là phẫn nộ cực đỉnh mà người ta phải có giới hạn chịu đựng của nó là ném cái bọn đầu đất này đang cưỡi cổ đè đầu người dân VN.

Về hồ sơ chủ đề bài báo tôi trích dẫn lại bài đăng cũ về đất nước vô chủ thiếu người điều hành cầm lái con tàu. Nó chả bao giờ mà tôi nói sai hay nói oan cho ai cả, dù tôi hơi nặng lời, nhưng không thể kiềm chế được.

Đó là VN là một quốc đã đi gần hết một chặng đường gần nửa thế kỷ rồi là không có chiến tranh hay mâu thuẫn đảng phái, và quốc gia này được lãnh đạo độc quyền (độc tài) của một đảng. Đó là ĐCSVN, và đối với Nhật thì phải trải qua 24 đời thủ tướng và những đảng phái thay phiên nhau cầm quyền. Có ông thủ tướng Nhật cầm quyền chưa được 1-năm phải ra đi. Nội các Nhật thì cũng vậy, có những ông bà lãnh đạo vài năm rồi mất tăm là không còn lãnh nhận chức vụ nào nữa. Tuy nhiên ở VN có điều lạ, đó là một ông bà cấp cao lãnh đạo thì làm công việc nhà nước “cống hiến đến mấy chục năm”, họ làm chức vụ này rồi nhảy qua chức vụ kia ngồi ghế lãnh đạo cả nửa thế kỷ,….một gương mặt như ông Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có 50-năm làm công chức nhà nước kể từ năm 1967. Và có 22 năm làm chức vụ cao cấp từ Phó bí thư Thành ủy Hà Nội và lên chức Tổng bí thư và nhiều ông bà khác cũng thế. Qua đó làm sao mà đưa đất nước đi lên được khi cả mấy chục năm thì vẫn là những gương mặt cũ nhàm chán.
Quan chức lãnh đạo thì miệng lưỡi lươn lẹo, như việc mới đây giới chức Bộ GT&VT lý luận "giảm phí BOT Cai Lậy thì tăng thời gian thu phí, đó là tất yếu phải đánh đổi”. Rồi một ông quan lớn ở cấp hàng thứ trưởng Bộ Công thương lý luận "giá điện tăng, mọi người đều được lợi", rồi giá điện cũng thế,…và nhiều thứ khác rất buồn cười. Còn Bộ Tài nguyên & Môi trường thì lý luận còn hài hước hơn. 

Chuyện quái đản nữa là quan chức VN hãnh diện nằm trong lòng cộng đồng khối Pháp ngữ, tức là các quốc gia nói tiếng Pháp. Khỗn nỗi quan chức cấp cao VN tham dự khối Pháp ngữ thì không biết tiếng Pháp, mà đọc văn bản bằng tiếng Việt cầm tờ giấy ai đó soạn sẵn là đọc như con Vẹt,….trong kinh tế ngoại thương thì cái gì cũng muốn hội nhập cho nhiều vào, nhưng chả hiểu “hội nhập là gì cả”. Họ hay kết giao về kinh tế ngoại thương và học tập kinh nghiệm của các nước tư bản, nhưng lại hay ở nhà tuyên truyền rằng “communism better than democracy  (chủ nghĩa cộng sản tốt hơn dân chủ),…nhưng cứ bán buôn và kết giao với các nước tư bản dân chủ.
Kết cục đất nước này mất sáng tạo đổi mới và quốc gia này quanh năm đi học tắt của thiên hạ là họ chả thể phát minh ra những sáng kiến gì cho  phát triển kinh tế cả. Từ học kinh nghiệm chiến lược phát triển kinh tế của các chaebol Hàn Quốc cho đến học tập kinh nghiệm linh tinh đủ thứ chắp vá của thiên, rốt cục toàn là học được những cái thất bại ê chề phũ phàng.

Hiện nay, ở VN đang có câu chuyện học tập cách đánh thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) của các nước tư bản Âu châu, Mỹ,…. Tức là họ đang học cái nâng cao nghiệp vụ về thuế VAT của các nước giàu có là hay bị lãnh đòn giảm phát (họ mới cần tăng thuế để khuyến khích người dân chi tiêu vì sợ lạm phát tăng lên). Đối với VN thì quốc gia này hay gặp về "inflation risk" (rủi ro về lạm phát) khi vế bên kia là họ đang ra sức "kiềm chế lạm phát" (keeping up with inflation), nhưng vẫn thích học tập thiên hạ. Đúng là mâu thuẫn khó hiểu. Một kế hoạch mà giới chức Bộ Tài chính VN vạch ra ra là tăng thuế VAT lên tới mức 12% để áp dụng vào thời điểm thích hợp. Có lẽ họ sẽ không có khái niệm đối tượng nào gọi là "chịu thuế VAT, và được miễn thuế VAT” ("VAT-able", "and which are exempt from VAT"). Vì chế độ CSVN thì rất hiếm khi nào họ miễn giảm thuế bao giờ cả. Vì trong điều hành kinh tế cũng vậy là họ chỉ quen dùng thủ thuật kích thích kinh tế bằng tài chính dù tiền dư thừa, nhưng rất hiếm có khi nào họ kích thích kinh tế bằng thủ thuật “giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân”.

Tôi thì nghi ngờ là cái Bộ Tài chính VN họ đang học tập kinh nghiệm của về cách thu thuế của Vương Quốc Anh, hay kinh điển hơn là thuế VAT của  Ireland thì thật là thảm họa cho người dân VN phải chịu mức thuế ấy. Tôi thì ngần ngại mỉa mai là ở VN có lẽ họ chỉ có Cơ quan thu thuế giá trị gia tăng – VAT chứ sẽ chẳng có Cơ quân nào hoàn thuế VAT. Hãy nhớ rằng tại Âu châu thì hầu hết các nước đều áp dụng thuế VAT này, nhưng khác biệt là rất lớn so với VN, vì các nước Âu châu là nước có lợi tức thu nhập cao, một số nước dư thừa tiền bạc là doanh nghiệp và người dân họ nộp thuế nhiều đến nỗi cơ quan thuế không muốn thu thuế hay nhận thuế nữa. Đó là bởi vì người dân và doanh nghiệp các quốc gia ấy có được điều kiện kinh doanh và đầu tư mà chính phủ của họ tọa thuận lợi trợ giúp tối đa và không có tham nhũng hay nhũng nhiễu nào cả. Trợ cấp xã hội, hoặc các vấn đề an sinh xã hội, từ y tế, giáo dục, chăm sóc người cao tuổi,… được nhà nước trợ cấp miễn phí, một số nước Bắc Âu thì còn manh nha đi phát lương miễn phí cho trẻ em có tiền tiêu xài,…

Đó là khác biệt rất lớn so với thuế ở VN. Bởi vì đối với các nước đnag phát triển còn nghèo như VN thì bất kể hành động tăng thuế nào đều dẫn đến làm giảm sức mua của người dân, lạm phát sẽ gia tăng, vì người dân có lợi tức thu nhập quá thấp, và phải trang trải mọi thứ từ y tế, giáo dục, thất nghiệp,….thì làm sao mà họ gánh thêm thứ thuế nào nữa. Đó là bởi vì thuế VAT hay các sắc thuế khác ở VN tăng lên thì cơ bản đó là nợ công của VN tăng cao, thâm hụt ngân sách triền miên và họ cần tăng thu thuế để đắp vào đó chứ nói tăng thu thế là tốt đẹp cho xã hội thì đấy là chuyện rất buồn cười.

Hãy nhớ rằng kinh nghiệm của UK hay Vương Quốc Anh, thì thuế VAT là khá cao, đó là kể từ năm 2010 là tỷ lệ này là 20%, nhưng thuế khóa rất minh bạch và rõ rằng là UK họ không đánh lên mức thuế nào khác là rất ít, thực tế thuế khóa của họ rất dễ chịu thuế kháo rất rõ ràng nên UK có London là nơi mà giới người giàu khắp nơi trên thế giới đổ tới sinh sống nhất vì thuế thu và hoàn thuế rất minh bạch,…

Tôi thì mỉa mai là người nhà của đảng tại VN họ hay đi so sánh thuế của các nước khác. Nhưu việc họ so sánh thuế ở Malaysia, Indonesia.  Làm sao mà đi so sánh với họ được. Đó là khi so sánh việc gì thì cần nhìn xem họ như thế nào. Chẳng hạn khi so sánh tăng thuế VAT thì mình có khí cụ nào đỡ được phí tổn sản xuất cho doanh nghiệp và người dân mình hay không khi nó tác động đến chi phí sinh hoạt kinh tế của đất nước đó. Chẳng hạn ta cần tính xem giá xăng dầu của VN có đang đắt hay rẻ so với họ. Hãy nhớ rằng Indonesia họ đang bán xăng lẻ của họ trợ giá là có 0,47 $ cho chi phí 1 lít xăng, Malaysia thì chỉ có 0,48 $ cho chi phí 1 lít xăng, còn nhiều năm tính tring bình thì hai nước này chỉ bán xăng lẻ cho người dân họ là dưới 0,5 $ / lít xăng. Và hầu như giá cả xăng dầu rất ít khi điều chỉnh. Còn VN thì giá xăng cao ngất ngưỡng mà cộng thêm đủ loại chi phí thuế khóa thì làm sao mà đi so sánh với thiên hạ được.

Đối với VN thì nhìn danh mục thuế mà người ta đặt câu hỏi là What goods are subject to VAT? (Hàng hóa nào chịu thuế VAT?), thì nhìn vào là nó đánh vào tất cả mọi thứ mà mỗi lần người dân họ móc ví tiền ra trả thì đều bị trừ đi mấy phần trăm tiền phải trả thuế vào đấy thì quả là rất đáng ngại là nó đánh thuế rộng như thuế xăng dầu, điện nước, giá thực phẩm mà bất cứ người dân nào cũng phải móc ví tiền ra chi trả hàng ngày.


Bây giờ, nếu được hỏi lại, người ta chờ bà bộ trưởng có câu trả lời khác về người em chồng phó tổng giám đốc VN Pharma và về trách nhiệm cá nhân mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét