Bơm bóng GDP để làm gì?
Trước hết
tôi nghi ngờ để chào đón “khai mạc Hội nghị Trung ương 6”, và tổ chức APEC thì
người ta khai man con số tăng trưởng GDP cao đó thôi, vì thực tế nếu đi khảo sản
người dân thì tôi e rằng chẳng có người dân nào ở VN quan tâm con số tăng trưởng
GDP 7,64% kia đâu.
Hiếm có quốc
gia nào như VN là việt vội vã gấp rút công bố hồ sơ tăng trưởng GDP của họ từ
quý 2 và quý 3 của năm 2017 là sớm bất thường nên số liệu rất đáng nghi và đáng
ngờ là khó tránh khỏi, có lẽ tăng trưởng GDP của VN chủ yếu là do sản xuất và
xuất khẩu, mà chủ yếu VN xuất khẩu giúp cho thiên hạ như việc thúc đẩy tăng trưởng
GDP quý 3 vừa qua của VN với con số cao đáng kinh ngạc lên tới 7,46%, là mức
tăng cao nhất kể từ chục năm nay là kể tư năm 2007, tôi nghi ngờ sự thúc đẩy
tăng GDP ấy chủ yếu vẫn là do sự đóng góp của tập đoàn Samsung (Bắc Ninh, Thái
Nguyên) và Formosa (Hà Tĩnh),….
Với con số
ăng trưởng GDP quý 1 của năm 2017 chỉ là đạt 5,1%, quý 2 là 6,17%, quý 3 là
7,46%, rồi mới đây quý 4 dự kiến mà ông Thủ tướng Nguyễn Xuân đề ra trong tầm
tay sẽ đạt được mức 7,4%-7,5%. Điều đó có nghĩa là GDP của VN theo chỉ tiêu đề
ra đã tăng trưởng hơn 6,7% nếu tính trung bình cả năm luôn thì thật là vĩ đại bởi
những bộ não điều hành kinh tế mà có lẽ FED, ECB, BoJ của Nhật phải ngả mũ bái
phục. Đó là bởi vì các nước kể trên phải khốn đôn huy động toàn bộ nội lực với
những cái đầu và cố vấn kinh tế, tài chính điều hành kinh tế đỉnh cao nhất của
thế giới như Mỹ chẳng hạn là hễ có 10 người đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế thì
đều toàn là người Mỹ hoặc di cư tới Mỹ, vậy mà họ phải mất nhiều chục năm mới mới
đưa kinh tế ra khỏi suy thoái, Âu châu mất cả gần 10-năm đề ra chỉ tiêu tăng
trưởng từ 1,7%-2,% và đưa lạm phát lên mức lý tưởng 2% mà bất thành, Nhật thì mất
mấy chục năm kể từ khi suy thoái thì GDP kinh tế không tăng mà lại sụt, và phát
minh ra nhiều lý thuyết kinh điển trong kinh tế như biện như chính sách "nới
lỏng định lượng" (Quantitative Easing - QE), vậy mà đến bây giờ vẫn không
đạt được chỉ tiêu.
Trong khi
Brasil, thâm chí là Nga (nước Liên Xô cũ từng đào tạo cán bộ VN) thì kinh tế
suy thoái mấy năm rồi mà cũng bất lực là dù chỉ tiêu đề ra chỉ một quý thôi
cũng không thể với tới được. Duy nhất có lẽ tại VN có món ăn khó nhất mà các
nhà kinh tế học và các chính phủ hay các ngân hàng trung ương trên thế giới có
tuổi đời mấy thế kỷ là họ nói ra mà chưa bao giờ làm được khi đề ra chỉ tiêu
tăng trưởng GDP bằng mấy phần trăm, và lạm phát lý tưởng bao nhiêu phần trăm ấy,
họ đều thất bại cả. Có lẽ duy nhất có một quốc gia hiếm có là VN họ nói là làm
được đó “chỉ tiêu GDP đề ra”. Còn việc khác đơn giản nhất, hay các vấn đề khác
sơ đẳng trong kinh tế học và tài chính thì họ “nói một đằng làm một nẻo”.
Trước hết về
tăng trưởng GDP, đó là ta nhắc lại chuyện sơ đẳng để ai cũng biết, dù nó hay
nhàm chán, đó là Tổng sản phẩm quốc nội, đó là cách tốt nhất để người ta đo lường
nền kinh tế của một quốc gia. Điều đó có nghĩa là GDP, gọi là tổng giá trị của
tất cả mọi thứ được sản xuất bởi tất cả mọi người và các công ty trong nước đó
(nếu nó là công ty của chính quốc gia ấy đóng góp nhiều nhất thì ta có cái GDP
có phẩm chất).Tuy nhiên GDP đó nó sẽ không còn quan trọng nếu sự đóng góp ấy
quá nhiều từ công ty có vốn đầu tư nước ngoài làm chủ và chi phối, thì ta có
cái GDP kém phẩm chất là dù có tăng trưởng cao thì GDP đó nó vẫn là GDP vay mượn
của nước ngoài đầu tư thôi. VN là một trường hợp điển hình như Samsung chi phối
quá nhiều đóng góp cho GDP. Thậm chí là VN còn có cái GDP bẩn do Formosa (Hà
Tĩnh) đóng góp cũng khá cao vào đó (Ở đây chúng ta bỏ qua so sánh về sự khác biệt
giữa GDP và tốc độ tăng trưởng GDP?, vì nó cũng hay nhầm lẫn).
Về bối cảnh
hồ sơ vì sao VN nghiện con số tăng trưởng GDP cao khi chưa hết quý mà đã có thống
kê biết rõ con số tăng trưởng GDP của họ, có khi có quý còn phải mất hết nửa
tháng nữa mới đầy 1 quý mà VN đã có con số tăng trưởng GDP khiến người ta nghi
ngờ.
Đó là bởi vì
như ta đã biết tầm quan trọng của “Gross domestic product”. Vì nó đo lường sức
khỏe nhanh nhất của nền kinh tế . Có thể đo lường GDP của Mỹ là chỉ số kinh tế
quan trọng nhất vì nó cho bạn biết sức khoẻ của nền kinh tế, và các tỷ lệ nợ
trên GDP của họ. Có lẽ tỷ lệ nợ đo trên phần trăm của GDP ở VN hiện nay quá
cao.
Vì đo bằng
GDP lên tỷ lệ nợ của VN so với GDP (nếu GDP tốt cho thấy nền kinh tế VN có khả
năng sản xuất đủ của cải hàng năm để trả nợ).
Về hồ sơ GDP
này thì tôi trích lại bài phân tích trước đây “thổi phồng con số tăng trưởng
GDP cao để làm gì”.
Cụ thể: “Đối
với việc các nước hay khai man con số thổi phồng GDP, nó có nhiều lý do kinh điển,
chẳng hạn như nhằm trấn an thị trường và giới đầu tư, nhất là những quốc gia mắc
nợ nhiều, họ khai man con số tăng trưởng GDP cao để nhằm gợi ý rằng họ hoàn
toàn có khả năng trả nợ. Bởi vì giới đầu tư cho vay tiền họ chỉ thường chú ý
vào khả năng tăng trưởng GDP con số cao của nước đi vay, đơn giản nếu khai man
con số GDP thấp dù tăng trưởng có phẩm chất tốt nhưng giới đầu tư lại hoang
mang, nếu tăng trưởng GDP thấp như vậy thì lấy đâu ra tiền mà trả nợ cho họ. Nếu
mà họ hốt hoảng thì họ sẽ đòi lãi suất cao hơn để giảm chi phí rủi ro mất nợ, nếu
quốc gia đó tuyên bố phá sản hay xù nợ thì còn kiếm được lãi cao mà vớt vát ít
vốn.
Ta đều biết,
việc tăng trưởng GDP cao của một quốc gia, nó cho thấy một nền kinh tế nước đó
đang phát triển tốt, ngược lại khi GDP thấp, nó cho thấy nền kinh tế của quốc
gia đó đang sự suy giảm. Tất nhiên, một mức tăng trưởng GDP cao thì thường phải
được đi kèm với việc tăng lương, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, doanh nghiệp
tăng lợi nhuận, nhà nước thì thu được nhiều thuế và có tiền trả nợ, khiến giới
đầu tư và chủ nợ lạc quan và họ dễ cho vay cũng như lấy lãi nhẹ. Hiệu ứng ngược
lại, nếu GDP bị sút giảm, các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng và hoảng loạn, họ bắt
đầu nghĩ đến sẽ có nhiều sự phá sản của các doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp gia
tăng, tiền lương trả cho nhân công sẽ bị cắt hạ, dẫn đến sức mua của người tiêu
dùng suy yếu, nhà nước sẽ thất thu về thuế thì lấy đâu ra tiền trả cho họ, cho
nên các quốc gia đang mắc nợ cao người ta thường thổi phồng con số GDP cao để
làm hoa mắt nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
Đây là vấn đề
cực kỳ tưởng đơn giản nhưng ít ai thấy ra nó. TQ và VN thì thấy điều này, vì
hai quốc gia này giao dịch và xuất khẩu quá lớn so với sản lượng GDP kinh tế của
họ nên họ thường thổi phồng con số GDP rất cao nhằm trấn an giới đầu tư và thị
trường, nhất là TQ dù họ có kho dự trữ ngoại tệ lớn lao, nhưng trong nghiệp vụ
đầu tư tài chính, chỉ cần cơn hoảng loạn trong ngắn hạn mà mất kiểm soát, là nó
sẽ gây thiệt hại rất lớn đôi khi giật sập luôn thị trường tài chính nước đó. Đặc
biệt nhất là TQ, đó là quốc gia này khai gian vụng về con số tăng trưởng GDP của
họ rất ly kỳ đầy lỗ hổng. Chẳng hạn kể từ vụ xì bóng nhẹ trên thị trường bất động
sản cào cuối năm 2014 thì qua các quý của năm 2015 thì con số tăng trưởng GDP của
TQ rất đáng nghi. Cụ thể các quý trong năm họ khai mức tăng trưởng GDP lần lượt
như sau từ quý 4 của năm 2014 là 7% sang quý 1 năm 2015 thì rơi xuống 6,9%, rồi
qúy tiếp theo là 6,8% rồi 3 quý cuối cùng lần lượt là 6,7%-6,7%, 6,7%, rồi các
quý gần đây thì bật dậy tăng lần lượt từ 6,7%- 6,8%-6,9% (tức là giảm theo cái
bậc thang khó tin nổi) thì ta tự hỏi có nên tin con số ảo giác đó không?
Giới phân
tích tích thì ước đoán tăng trưởng GDP của TQ khả quan nhất chỉ có 5,5% là cao.
Trong khi qua quý 1 của đầu năm 2017 thì bất ngờ tăng trưởng GDP của TQ tăng
lên một chút là rất sát như việc xây thêm hoặc tháo bớt cái bậc thang là đạt mức
6,8%. Chính quyền Bắc Kinh thì điều chỉnh liên tục con số tăng trưởng GDP đó
khi bị quốc tế nhắc nhở. Đối với TQ việc công bố hồ sơ về tỷ lệ thất nghiệp còn
ly kỳ hơn, đó là khi bong bóng bất động sản tại TQ chưa bị xì vào cuối năm 2014
thì tỷ lệ thất nghiệp tại TQ cả nhiều năm trước được giữ nguyên ở mức 4,1% (hãy
nhớ rằng hoạt động xây cất bất động sản của TQ đóng góp đến ¼ GDP của họ).
Tuy nhiên đến
cuối năm 2014, khi bong bóng bất động sản tại TQ bị xì và chất lên núi nợ quá lớn
vì đầu tư vào bất động sản mua tăng trưởng để tạo việc làm tối đa cho dân chúng
đông đảo xứ này. Khi đó hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và xây dựng
ngưng hoạt động vì thiếu vốn và vỡ nợ họ sa thải nhân công, vậy mà con số tỷ lệ
thất nghiệp vẫn công bố 4,1%. Mấy tay đầu cơ tài chính cao già Phố Wall thì biết
được điều này và âm thầm đánh cá và đầu cơ kiếm lời,… Qủa nhiên bước vào năm
2015 thì TQ họ điều chỉnh con số thất nghiệp xuống mức 4,04% để trấn an thị trường,
nhưng đã muộn là đến tuần thứ 2 của tháng 6/2015 thì thị trường cổ phiếu tại
Thượng Hải và Thẩm Quyến bị vỡ vì con số ảo giả tạo này.
Khi bị vỡ
như vậy thì cả triệu doanh nghiệp đủ lại tại TQ ngừng hoạt động, vận chuyển
hàng hóa bằng đường xe lửa giảm sút, tiêu thụ điện năng cũng giảm sút, tức là tại
TQ người ta dễ ước đoán là đã có quá nhiều doanh nghệp phá sản và đóng cửa.
Vậy mà Bắc
Kinh vẫn công bố hồ sơ tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thì đúng là TQ họ cho lao động
lên Cung Trăng, và đến bây giờ chỉ còn 4,02%, dù rằng cộng thêm doanh nghiệp nước
ngoài tháo chạy khỏi TQ. Giới phân tích thì mỉa mai đánh giá cái GDP của TQ chỉ
đáng giá 8.200 tỷ $ (năm 2015) thay vì 11.008 tỷ $ (vì tăng trưởng của TQ thực
chất chỉ vào khoảng 4,5% - 5,5% là cao).
Đối với VN,
quốc gia ý thức hệ có những con số khai man GDP cũng khá kinh điển. Nếu xét về
hồ sơ sổ nợ của VN mà lấy con số gần đụng trần 65% so với GDP mà VN đang gánh
thì mức tăng trưởng GDP về sau này của VN tất nhiên nó phải sụt giảm ít nhất
1,7% hay 2,6%. Vì mắc nợ quá lớn như vậy thì tiền đầu tư thực tế sau này nó chỉ
đi về hướng trả nợ và trả lãi thay vì trả nợ 17 tỷ $ chẳng hạn thì nếu mắc nợ
thấp thì người ta sẽ dùng số tiền đó đầu tư cho kinh tế như xây dựng hạ tầng cảng
biển, hay xây mấy ngàn km đường bộ, cải tạo nông nghiệp, tăng đầu tư vào dịch vụ,…
thì may ra còn có mức tăng trưởng cao chứ tôi thì mỉa mai là GDP của VN sau này
sẽ sút giảm tệ hại nhưng người ta sẽ vẫn bút ghi con số tăng trưởng GDP đúng chỉ
tiêu đề ra để mị dân và đánh lừa thị trường. Đó là chưa tính môi trường ô nhiễm
nặng nề nó sẽ đánh sụt GDP nông nghiệp, dịch vụ,....của VN vài phần trăm thì
làm sao mà ảo giác đề ra chỉ tiêu mấy năm nữa treo trên cao 6,7% năm 2017 hay
trên 6,8 cho các năm sau này được,...
Về bổ sung
thêm con số mơ hồ tăng trưởng GDP của VN hết quý 3 vừa qua cao ở mức 7,46% thì
ta chú ý vài ý sau, đó là VN lãnh đòn giảm giá nông sản, và lĩnh vực chăn nuôi,
dù nó tích lũy từ các quý trước rồi, nhưng thực tế khi giá cả như thịt heo, thịt
gà, giá hàng hóa giảm mạnh chi phối nhiều triệu lao động ấy tham gia sản xuất
GDP thì chắc chắn là sau khi lãnh đòn suy giảm giá cả ấy thì người dân và doanh
nghiệp họ sẽ co cụm là chưa thể tái đầu tư sản xuất hết công suất mà chỉ sản xuất
cầm chừng, vì họ đang lãnh đòn mắc nợ và ngập nợ tiền vay ngân hàng chẳng hạn,
dù cho NHNN VN có tăng tiền vào kinh tế đến 21%-22% cũng í tai đi vay, và dù
cho tín dụng cấp phát chẳng liên quan đến tăng trưởng tín dụng 21%-22% đầy rủi
ro ấy thì ngân hàng cũng không thể liều lĩnh cho vay lớn để tái sản xuất lại được,
vì rủi ro nợ xấu sẽ rất cao nên sẽ khó có thể nói sản xuất nông nghiệp hay gì
đó sẽ tăng trong quý 3 vừa rồi. Đã thể những tháng cuối quý 3 thì tại VN lại
lãnh đòn thiên tai dai dẳng rất nặng nên cũng khó mà nói có con số tăng trưởng
GDP quý 3 lên tới 7,46%. Vì ngay cả WB, ADB, cả IMF họ còn đang nghi ngờ thành
tích tăng trưởng như tên lửa của VN vừa qua khi mà các nước gần VN thì hết quý
2 của năm 2017 súy thoái, và dự báo quý 3 suy yếu, kể cả Ấn Độ là hãng xưởng
toàn cầu đang hình thành khi thay thế TQ cũng có thể mức tăng trưởng GDP suy giảm.",.....
Ôi thôi kết
luận của tôi là mức tăng trưởng GDP cao của VN có thể đo bằng mắt thường mà
cũng tạo ra nợ, đó là VN kích hoạt đầu tư nhiều tỷ $ xây dựng cơ sở hạ tầng
vũng bão lũ các tỉnh Miền Trung, hay sửa lại hết các cây cầu, cột điện, xây bổ
sung lại các bệnh viện, xây mới lại mấy trăm ngôi trường, rồi phá hết các cây cột
điện xây kém phẩm chất bị gẫy đổ do bão lụt vừa rồi để mà tính vào hóa đơn con
số GDP thì may ra có con số tăng trưởng GDP cao mà người ta đo được.
...phải tô vẽ để chứng tỏ chính phủ kiến tạo làm việc hiệu quả hơn chính phủ cũ
Trả lờiXóaCác tập đoàn như Samsung, Toyota, Formosa, chỉ mượn VN để xuất khẩu hàng hóa trá hình qua Mỹ thôi, nên tạo ra lợi ích kinh tế rất nhỏ, không đáng kể, chừng 1/1,000 doanh thu thôi. Samsung thu được vài chục tỷ USD,mà chỉ đóng thuế có 50 triệu USD, là 1/2,000 của doanh thu. Formosa đóng 80 triệu USD, trong khi doanh thu tới hàng 30 tỷ USD, là khoảng 8/3,000 doanh thu. ///// Nguyên nhân phải khai láo con số GDP là 1) Vay nợ, 2) Làm cho tỷ số Debt/GDP nhỏ lại, 3) Để tài phiệt không rút vốn. 4)Dụ dân ngu 5) Dụ tài phiệt đầu tư. 6)Không bị đánh sụt tín dụng. Nhưng việc khai láo này chỉ câu giờ được một khoảng thời gian ngắn mà thôi. Tới khi bể nợ hoặc siêu lạm phát thì dù có hô GDP tăng lên 10% cũng chẳng ai tin. Như bên Venezuela cũng từng hô hào tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số, cuối cùng là phá sản, ăn mày toàn xứ. ///// VC bơm 700,000 tỷ đ để tăng tín dụng 22%, thì sẽ chết vì cả bể nợ và lạm phát. Vậy mà còn kềm giá USD nữa, thì càng gây hao hụt, chảy máu ngoại tệ, suy sụp kinh tế. Người dân nên chạy mua USD ngay từ lúc này.
Trả lờiXóaTin nóng kinh tế và chánh trị hôm nay là tịch thu tài sản của Trầm Bê, cách chức Nguyễn Xuân Anh và bổ sung Ban bí Thư:
Trả lờiXóa1) http://cafef.vn/de-nghi-ke-bien-hang-loat-bat-dong-san-cua-ong-tram-be-20171006085329307.chn
2)http://tuoitre.vn/cach-chuc-bi-thu-thanh-uy-da-nang-nguyen-xuan-anh-20171006171031003.htm
3) https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-phan-dinh-trac-va-nguyen-xuan-thang-duoc-bau-vao-ban-bi-thu-3651636.html
Ngoài ra còn có tin cực mạnh bên Cambodia, là họ sẽ trục xuất 70,000 người VN.
4) https://m.baomoi.com/campuchia-tich-thu-giay-to-cua-hang-chuc-ngan-nguoi-goc-viet/c/23469300.epi
Ngoài ra còn có tin xử tội bên ngân hàng Đại Tín (Trust Bank dỏm). Họ làm mất có 6,000 tỷ đ (264 triệu USD) thôi. Con số thiệt phải gấp 4 lần, là hơn 1 tỷ USD.
Trả lờiXóa1)http://cand.com.vn/Ban-tin-113/Khoi-to-14-doi-tuong-co-y-lam-trai-gay-thiet-hai-cho-Ngan-hang-Dai-Tin-tren-6000-ty-dong-459831/
2) http://tuoitre.vn/cac-ngan-hang-o-tp-hcm-co-60-000-ti-dong-no-xau-20171004095039057.htm
Nợ xấu công bố tại hcm là 60,000 tỷ đ (2.5 tỷ USD). Con số thực tế phải gấp 5 lần, là 12.5 tỷ USD.
Chị ơi, phân tích bài kinh tế khu tự trị Catalonia thuộc Tây Ban Nha với thủ đô Madrid ạ.
Trả lờiXóaChị ơi, Khu tự tri Catalonia, Tây Ban Nha có khác biệt như thế nào với vùng tự trị Crime độc lập đòi về Nga và Kosovo độc lập từ sau Serbia. Kinh tế 3 khu tự trị ấy như thế nào ?
lừa được dân đen thôi chị ạ, bây giờ nhà đầu đầu tư có tiền người ta mua vàng , usd, đất trữ hết rồi.
Trả lờiXóaHay quá,mình nghĩ còn một yếu tố nữa là đánh bóng cho Phúc
Trả lờiXóa