Khi Ngân hàng Thế giới (WB) không phải là nhà tài trợ mãi mãi cho VN
Tôi khuyến nghị và cảnh báo trong hành động gần đây, đó là
khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có lời đề nghị rất khiếm nhã thô bạo là “đề
nghị WB tìm nguồn tài trợ không hoàn lại cho VN”.
Đối với VN, quốc gia này có “món ăn đặc sản” ưa dùng mà
không thấy chán, đó là họ “đầu cơ tin tức”, là tuyên truyền sai lệch dẫn đến bị
hớ nặng, khiến cho các tổ chức định chế tài chính quốc tế như WB, ADB đôi lúc họ
mất phương hướng và cũng tin rằng đó là sự thật đang diễn gì ở VN, như việc VN
hay báo cáo kinh tế tô hồng là VN là quốc gia có mức tăng trưởng đầy kỳ tích từ
nước nghèo trở thành nước có thu nhập cận trung bình, rồi truyền thông quốc tế
cũng hồ đồ trích thuật lại báo chí tuyên truyền cơ quan của đảng ở nhà tại VN
như thế là họ ca tụng VN như tờ báo của Tuyên giáo và Bộ Thông tin & Truyền
thông quản lý là tờ VnExpress tuyên truyền “Việt Nam đang là hình mẫu cho các
nước muốn đặt chân lên bậc thang phát triển. Với một chút may mắn, Việt Nam còn
có thể là tấm gương cho các quốc gia muốn tiến lên.”, rồi nào là “Với dân số
hơn 90 triệu người, tính từ năm 1990, Việt Nam đã trở thành quốc gia có tốc độ
tăng trưởng trên đầu người cao nhì thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Nếu có thể duy
trì tốc độ 7% này trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ đi theo đúng quỹ đạo như các
con hổ châu Á khác là Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc). Nguồn báo đảng dẫn từ
tờ Economist (tôi không biết Economist có nói như vậy không?).
Kết cục trước đây tôi hay phân tích “khi VN bị giải kết tư bản
là hết còn vay được vốn rẻ từ WB, ADB nữa”. Đó là trong thông cáo của ADB, WB họ
thông báo cho VN là khi đến cuối năm 2017 thì ADB do người Nhật làm chủ đầu tư
và cũng là chủ nợ số 1 của VN, họ sẽ cắt viện trợ vốn vay ODA, kế đến WB do người
Mỹ làm chủ đầu tư và cũng là chủ nợ số 2 sẽ cắt vốn vay ODA cho VN đến giữa năm
2018. Điều đó có nghĩa là kể từ đó trở đi VN phải tự đi vay vốn trên thị trường
quốc tế. Có lẽ VN không thể vay vốn bên ngoài trên thị trường tài chính quốc tế
đưuọc, vì chi phí lợi suất quá đắt do rủi ro mắc nợ quá cao, đánh giá tín dụng
quá rủi ro gần như ở mức rác là từ cấp B1 (B+) cho tới BB- thì làm sao mà đi
vay tiền để tài trợ tới 40-50 tỷ USD (vay ODA cho mấy năm tới để đầu tư cho
kinh tế).
Đó là bởi vì trước đây VN phát hành trái phiếu 3 đợt vào năm
2005, năm 2010, và năm 2014. Vay tổng cộng 3 đợt là chào bán công khai giấy nợ ấy
là 2 tỷ $ cộng thêm 750 triệu $. Mức vay ấy vào năm 2005 là đi vay một ngân khoản
750 triệu USD, vay trong hạn kỳ 10 năm với lợi suất là 7,125% trên thị trường
tài chính New York (đã đáo hạn trả nợ). Đợt vay thứ 2 là vay 1 tỷ $ vào năm
2010 trên thị trường Singapore, vay với kỳ hạn 10-năm và lợi suất trái phiêu là
6,755%, thực tế sau ấy VN gặp rủi ro lạm phát thì người mua giấy nợ của chính
phủ VN họ đòi tiền lời khoảng 6,955%. Đợt thứ 3 là vào năm 2014 khi thấy lợi suất
trái phiếu của VN xuống thấp nên chộp cơ hội đi vay và bán giấy nợ (phát hành
trái phiếu) khi đó VN diễn giải là bán được số giấy nợ ấy để thu về 1 tỷ USD với
chi phí lợi suất mà VN diễn giải là thấp nhất trong lịch sử vay tiền quốc tế của
họ là chỉ có trả tiền lời (lợi suất) là 4,8%/năm. Đợt đi vay này rất mơ hồ là
khó kiểm chứng, vì phía VN không nói rõ phát hành nợ đó ở đâu mà chỉ nói chung
chung là “có 17% nhà đầu tư ở châu Á, 28% nhà đầu tư ở châu Âu và 55% nhà đầu
tư ở Mỹ”, và họ nói “các ngân hàng là Deutsche Bank, HSBC, và Standard
Chartered Bank đóng vai trò tư vấn bảo lãnh cho đợt phát hành trái phiếu”. Tôi
nghi ngờ là họ đi vay mấy cái ngân hàng này cũng có, vì đi vay chính thức thì
phải chào bán mời khách mua để thương lượng, và cần thuê một công ty mời công
ty tư vấn làm cố vấn cho việc phát hành chẳng hạn như công ty Allen & Overy
của Mỹ làm cố vấn pháp lý (luật) cho việc phát hành các tờ giấy nợ mà sau này
còn kiện cáo đòi nợ và họ chả đề cập tới.
Trở lại hồ sơ nghiệp của WB, bạn đọc truy cập ở đây trên
trang chủ của họ: http://www.worldbank.org/en/about/leadership/directors
Tuy nhiên tôi bổ sung rằng, WB họ chỉ là một tổ chức tài
chính quốc tế để giúp đỡ và cấp vốn rẻ cho các nước kém phát triển để giảm
nghèo đói. Hãy nhớ rằng, WB không phải là ngân hàng đầu tư hay ngân hàng thương
mại, mà là tổ chức ngân hàng gọi theo đúng cái tên của nó, WB cũng không phải
là “ngân hàng trung ương của tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới”.
Đó là bởi vì chức năng của WB thường thấy, đó là cung cấp các khoản vay rẻ với lãi suất thấp
hơn lãi suất thị trường, hoặc cung cấp tín dụng gọi là “phi lãi suất”. phi lãi
suất ở đây nó có nghĩa là khoản tín dụng WB cung cấp, và lãi suất ấy nó không
tính theo giá của lãi suất của quốc gia nào cả. Chẳng hạn như ở VN lãi suất cộng
trừ lạm phát xưa kia leo lên tới 20% cao hơn nữa hay lãi suất trái phiếu đi vay
nợ quốc tế 6-7% thì WB họ vẫn chỉ tính lãi gần như không phải trả lãi, tức là rất
thấp, kể cả các nước kém phát triển khác cũng vậy, dù tỷ lệ lãi suất nước ấy
cao thấp khác nhau,…nghiệp vụ nữa mà WB hay thực hiện là các gới tín dụng là
khoản trợ cấp, tức vay mượn thì khỏi cần nghĩ đến ngày trả nợ lãi, vì nó là khoản
trợ cấp.
Cần hiểu rằng WB họ chỉ yểm trợ vào nghiệp vụ đầu tư như tập
trung vào việc cải thiện giáo dục, y tế và nâng cao đẩu tư cơ sở hạ tầng, như
xây dựng đường xá, cầu cống, trường học,….Họ cũng có nhiều ngân khoản gọi là
“trợ cấp” với mục đích “nâng cao dân trí cho bộ máy lãnh đạo cầm quyền các nước”,
như việc hiện nghiệp vụ hiện đại hoá ngành tài chính, hay quan lý kinh tế của một
số quốc gia kém phát triển, họ cũng hay thực hiện nghiệp vụ nâng cao vai trò quản
lý nông nghiệp và tài nguyên của quốc gia ấy,…
Thực tế WB còn liên kết với các tổ hợp tài chính, hay các tập
đoàn công ty lớn trên thế giới để yểm trợ vốn vay không nằm trong danh mục của
WB, ví dụ họ WB có thể nhờ sự trợ giúp
hay giới thiếu các chuyên gia ngân hàng uy tín và có kinh nghiệm lâu năm trên
thế giới giúp đỡ tư vấn, đào tạo chuyên môn cho quan chức lãnh đạo các ngân
hàng trung ương của một số nước chậm tiến, như VN chẳng hạn, và trợ giúp về vốn
tài trợ “lãi suất thị trường với lãi thấp” nhằm giúp các quốc gia ấy có tiền để
đầu tư các dự án khác, như tài trợ vốn lãi rẻ cho các dự án “không phải là nước
nghèo”,…
Đối với VN, có lẽ quốc gia này cần chấm dứt vay mượn WB,
ADB, kể cả vay ODA, đó là bởi vì họ cần định nghĩa và xác định lại “vốn tín dụng
rẻ” này, làm sao mà đòi vay ODA để tài trợ cho dự án xây cất sân bay quốc tế
Long Thành được, hoặc làm sao mà trợ vốn vay nhiều tỷ $ hay cả chục tỷ $ cho VN
phát triển kinh tế với đầu tư hạ tầng chệch hướng quá sai nghiệp vụ mà WB và mấy
trăm nước thành viên của họ sẽ nghĩ gì. Đó là WB không thể tài trợ vốn đầu tư
mơ hồ đội vốn kém phẩm chất, và nạn tham nhũng ăn khoét đáng ghê tởm vào đó, họ
cũng không có nghĩa vụ hay có nghiệp cho VN vay nợ với lĩa suất phi thị trường
để tài trợ như Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, hay sau này VN cần
xây dự án vĩ cuồng đường sắt siêu cao tốc với tốc độ chạy nhanh bằng quả tên lửa
hành trình Tomahawk mà dự án người ta vẽ ra vốn đầu tư 56 tỷ $ (WB họ không làm
cái nghiệp vụ này). Nghiệp vụ này nếu VN thích thì có thể thương lượng với Nhật
Bản, TQ hay một số nước để vay ODA của họ mà tài trợ nó.
Ôi thôi, đối với các quốc gia thích vay ODA, hay vay vốn phi
thị trường từ WB mà không tự đi vay thị trường bên ngoài, đó là bởi vì họ hay để
bội chi cao, thành tích quá khứ vay nợ lớn là không có khả năng trả lãi và nợ
theo thị trường nên thường tìm kiếm các khoản tài trợ nợ kiểu này, thậm chí vay
không hoàn lại thì đúng là hết biết. Vì thực tế WB lẽ ra nên chấm dứt các khoản cho vay đối với VN, vì ngay cả quan chức chóp bu cao cấp của WB còn có mức thu nhập thấp hơn rất nhiều quan chức VN. Lồng vào ấy là số lượng nhà giàu của VN mờ ảo mờ ám có lợi tức và thu nhập rất lớn nên tốt nhất là đừng vay nợ hay xin tài trợ của WB nữa, kể cả ADB.
Thậm chí người ta còn nghi ngờ những quốc gia vay nợ kiểu
này họ dùng thủ thuật kéo dãn nợ của chính phủ họ cho khỏi nguy cơ bị vỡ, vì
thành tích nợ quá cao so với GDP của họ.
Sụp...sụp...sụp đổ về tài chính....vì ở VN ..giờ chỉ còn VND..không thể trả nợ nước ngoài được
Trả lờiXóaLàm ơn giúp em chị Phương Thơ ơi em đang nắm giữ một số cổ phiếu của Vingroup mà mới đây họ làm dự án sản xuất oto Vinfast mà em nghe dư luận tại VN thì thấy bảo không khả thi dễ bị thất bại sẽ ảnh hưởng nặng nề giá cổ phiếu. Xin chị một lời tư vấn về tình hình tập đoàn này có khả quan không chị? làm ơn
Trả lờiXóaKhà...khà..nó giống như dự án con vịt trời...Bamboo Airline của Quyết còi
XóaĐụng vào ‘Vin’ là bị ‘vịn’?
Xóahttps://www.voatiengviet.com/a/pham-nhat-vuong-vinschool-vingroup-vinhomes/4058109.html
Câu châm ngôn VN. Bánh đúc vẹt ngang mồm núi còn lỡ.nuôi một cơ chế càng ngày càng phình to.đến 11 triệu đảng viên và công chức từ TW đến địa phương.ăn không biết làm, tiền đâu nuôi nỗi. Nay đi xin ư...Đúng là đầu tôm..
Trả lờiXóa