Khi chuyên gia tài chính và báo chí quốc doanh nhà nước VN thân Tàu ảo giác về đồng RMB giao dịch các hợp đồng dầu thô tương lai trên sàn INE sẽ thay thế đồng USD
Đầu tiên tôi hay mỉa mai là ông tỷ phú Warren Buffett có câu
nói gian ý của con buôn nói bóng gió giễu cợt xưa kia là, xin trích trong nguyên văn:
"Thế kỷ 19 thuộc về nước Anh, thế kỷ 20 thuộc về Mỹ, và
thế kỷ 21 thuộc về Trung Quốc. “. Tức là
tiếng Anh: "The 19th century belonged to England, the 20th century
belonged to the U.S., and the 21st century belongs to China. Invest
accordingly.". Tôi thì sửa lại là "thế kỷ 21 này khủng hoảng kinh tế và tài
chính sẽ thuộc về TQ.".
Đối với việc TQ nuôi tham vọng thống trị thế giới về giao dịch
hàng hóa như dầu thô, và tôi trích dẫn đoạn trích trên báo mà người nhà ở VN gửi
tôi, xin trích một đoạn: “Ngày 9/2, Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc
(CSRC) cho biết nước này sẽ niêm yết các hợp đồng dầu thô định giá bằng đồng
nhân dân tệ (NDT) trên Sàn giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải (INE) vào
ngày 26/3 tới.
CSRC cho biết các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép giao dịch
các hợp đồng dầu thô tương lai trên sàn INE.
Nếu các hợp đồng này được các nhà đầu tư nước ngoài đón nhận
và trở thành một chuẩn mực cho các giao dịch dầu thô trên toàn cầu, Trung Quốc
hy vọng đồng NDT có thể đe dọa sự thống trị của đồng bạc xanh trong thương mại
quốc tế.
Với việc sử dụng đồng NDT vào thị trường dầu thô, Trung Quốc
còn có thể nắm chắc các thị trường hàng hóa xung quanh và định giá nó bằng đồng
nội tệ.
Trong khi đó, các nước Trung Đông – mỏ dầu của thế
giới đứng trước lựa chọn mở rộng thị trường với Trung Quốc bằng
cách chấp nhận giao dịch bằng NDT hoặc nguồn thu ngoại tệ giảm.”,…
Trước hết tôi hay nhắc lại chuyện cũ bi hài kịch cho Bắc
Kinh là họ hay có thói ngạo mạn là tham vọng quá lớn mà thực lực quá kém, mà
hay đòi hỏi quá nhiều cho mình nhưng lại hi sinh lợi ích quá ít cho thế giới.
Trước đây lâu lắm rồi, thế giới của một số nước mơ sảng về
thế giới đại đồng như trong nhóm "BRICS" một khối bao gồm các nền
kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi (South
Africa), họ lâp ra một khối kinh tế siêu hiện thực mà cái cụm từ
"BRICS", có lẽ bỏ chữ S là Nam Phi đi thì nó do chuyên gia Jim
O’Neill, của Goldman Sachs (NYSE: GS) đặt tên mà mục đích là quảng cáo cho cái
ngân hàng Goldman Sachs nổi tiếng này thôi chứ Goldman Sachs họ thừa biết cái
nhóm "BRICS" sẽ suy tàn. Vì trong nhóm này ẩn chứa đầy rủi ro mâu thuẫn
chính trị lẫn kinh tế. Như TQ đang mắc nợ quá cao mà chưa biết khi nào nó sụp đổ
núi nợ của họ, có lẽ vì muốn thể hiện vị thế ảo giác của mình nên họ sẽ không
thể để đổ vỡ để lấy một danh hiệu đứng nhất thế giới nào đó trước khi sụp đổ.
Hãy trở lại bối cảnh trước đây cái nhóm BRICS cũng đã hội họp
nhiều lần là đề nghị lập ra một đồng tiền chung cho nhóm nhằm lật đổ đồng USD,
EUR, họ bàn tính mãi mấy năm thì thất bại là không có nước nào góp tiền để làm
nghiệp vụ điều tiết đồng tiền mới của thế giới đó nhằm thay thế đồng USD cho tất
cả các giao dịch. Đó là thời quan hệ nồng ấm nhất của khối khi Ấn Độ và TQ quan
hệ kinh tế chặt chẽ, vậy mà còn thất bại. Cuối cùng Bắc kinh đề nghị khiếm nhã
là lấy đồng nhân dân tệ, hay còn gọi là “tiền của nhân dân”, tức là Chinese
Yuan Renminbi, hay có ký hiệu hối đoái quốc tế là CNY, hoặc RMB, ta viết gọn
cho dễ nhớ là đồng Yuan, thì Nga và TQ hưởng ứng, nhưng 3 nước còn lại thì bác
bỏ, vì thấy không có lợi, mà cái lợi thì nghiêng về Bắc Kinh.
Cái nhóm BRICS còn lập ra cái Ngân hàng Phát triển Mới trong
khối BRICS - New Development Bank BRICS cũng 100 tỷ USD, với trụ sở chính Thượng
Hải, Trung Quốc (có lẽ cái trụ sở New Development Bank BRICS ở Thượng Hải nó trống
rỗng và lạnh lẽo là không có khách vay dự án đầu tư) rồi họ cũng là trụ cột lập
ra Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu, gọi tắt là AIIB có trụ sở tại Bắc
Kinh, mà thành viên sáng lập chính của AIIB bao gồm TQ, Nga, Brazil và Ấn Độ, với
quy tụ 57 thành viên. Nó bao gồm các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,
Indonesia, Singapore, Thái Lan, Kazakhstan, Ả Rập Saudi, Jordan, Kuwait, Oman,
Qatar, Brunei, Azerbaijan, Bangladesh, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines,
Việt Nam, Mông Cổ, Uzbekistan, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan,
Maldives, New Zealand, Jordan, Tajikistan, Luxembourg, Phần Lan, Thụy Sỹ, Anh,
Úc, Áo, Brazil, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thuỵ Điển, Israel, Ba Lan, Nam
Phi, Tây Ban Nha và một số nước khác. Bắc Kinh đã nhiều lần ngỏ ý lần mời giáo
sư Ben Bernanke là một nhà kinh tế học người Mỹ, cựu Chủ tịch Fed về điều hành
AIIB, nhưng Ben Bernanke đã từ chối, kể cả từ chối khéo kể cả từ chối đến dự buổi
khai trương Ben Bernanke mang tư cách "khách mời đặc biệt". Đó là tin
buồn cho Bắc Kinh khi không lôi kéo được "thần tượng" của họ để quảng
bá thương hiệu "đậm sắc AIIB" hôm khai trương trụ sở chính Bắc Kinh,
Trung Quốc.
TQ họ hay ảo giác như thể họ góp vốn nhiều hơn các nước để dẫn
đầu trong một thế giới đại đồng để vẽ lại trật tự tài chính thế giới nhằm xóa
tên đối thủ ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu như Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF,
Ngân hàng Thế giới -- WB và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là những tổ chức
tài chính mà Bắc coi là “thế lực thù địch” là bị chi phối bởi các nước Mỹ, Âu
châu, Nhật Bản. Ôi thôi cái Development Bank BRICS, AIIB,… thì nghiệp vụ thẩm định
thì quá kém, dễ dãi trong tài chính, vốn góp thì chả bao nhiêu, vì trên các
châu lục khác người ta còn có những “ngân hàng bảo hộ” của họ như nó bao gồm
Ngân hàng Đầu tư châu Âu (European Investment Bank - EIB) với 350 tỷ USD; Ngân
hàng Phát triển Châu Phi (African Development Bank - AfDB), với 78 quốc gia, với
vốn là 117 tỷ USD,...thì mấy cái ngân hàng đặt trụ sở ở TQ chỉ là hạng con buôn
vô danh.
Tôi thường hay e ngại là TQ lập ra cái Development Bank
BRICS, AIIB để tuồn đầu tư vào sáng kiến “New Silk Road”, hay “con đường tơ lụa
mới” , hay các khẩu hiệu “'Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế),
“One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa
“21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),… để tạo
ra vốn vay bằng đồng RMB nhằm bắt chước đồng USD Mỹ tạo ra nợ của thế giới vậy.
Cái “dự án con lừa thế kỷ con đường tơ lụa kinh tế” này có lẽ sẽ thất bại ngay
nút thắt là Ấn Độ, vì Ân Độ đã không còn coi mấy thứ đó có góa trị nữa tái lại Ấn
Độ còn vẽ ra “con đường tơ lụa kinh tế Ấn Độ” qua thỏa hiệp hiệp Ấn Độ-Thái
Bình Dương, mà sau này những nước tham gia thì nó chặt hết tay chân của TQ
luôn. TQ thì đang tức điên khi Ấn Độ tuyên bố đầy mỉa mai với TQ là họ sẽ xây một
“One belt one road India”. Tôi thì mải mai đặt tên lại là “Con đường vỡ nợ của
thế kỷ 21” thì thích hợp hơn.
Trở lại hồ sơ TQ sẽ niêm yết các hợp đồng dầu thô định giá bằng
đồng tương lai của đầu lửa trên sàn INE ở Thượng Hải, nhằm thống trị thế giới về
định giá năng lượng cũng như phế truất ngôi vương đồng USD thì tôi cầu mong cho
họ sẽ thành công, nó cũng là ý tốt thôi.
Tuy nhiên tôi phân tích thế này, cái háo danh của TQ thì nó
có cả từ những năm 1990 khi quốc gia này bắt đầu đi theo mô hình kinh tế tư bản,
là họ là Bắc Kinh cho phép Thượng Hải mở của lại Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng
Hải (Shanghai Stock Exchange – SSE), nó được biết tới hai chỉ số chứng khoán
chính là Shanghai Composite Index,
Shanghai Shenzhen CSI 300 Index (và đặc cách Chỉ số CSI 300 là chỉ số trọng số
tự do thả nổi cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải
và Thẩm Quyến). Và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (Shenzhen Stock
Exchange: SZSE) nó cũng được thí điểm lập ra năm 1990. Nó được biết qua hai chỉ
số chứng khoán chính là Shenzhen Composite Index, Chỉ số ChiNext (của TTCK Thẩm
Quyến).
Khi vừa thí điểm mô hình giao dịch chứng khoán ấy thì Bắc
Kinh đã có tham vọng thống trị thế giới về giao dịch hàng hóa tương lai về dầu
thô, vàng, đậu lành, lúa,… hay ta gọi là Commodity, Commodities. Thì Bắc Kinh gặp
thất bại, và thí điểm nhiều lần cũng đổ vỡ kéo dài cho tới ngày nay thì tiếp tục
nuôi tham vọng mới.
Nếu họ muốn thiên hạ cất giữ đồng RMB của TQ thì phải tính
toán lại số dư tài khoản hiện tại như một phần trăm của GDP của TQ là sẽ phải
thay đổi. Bởi vì xưa nay, TQ luôn đạt số dư tài khoản hiện tại như một phần
trăm của GDP của họ, nôm na nó như một thước đo đánh giá mức độ cạnh tranh quốc
tế của một quốc gia, như TQ chẳng hạn, họ luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lại
rất lớn, đó là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu, và
phải giữ tỷ giá hối đoái đồng RMB cố định có kiểm soát, nếu TQ thả nổi đồng
RMB, việc này có nghĩa là TQ phải cho phép tất cả các dân chúng tại TQ hay giới
đầu tư nước ngoài có thể giữ ngoại tệ và mua tài sản nước ngoài. Nếu tính toán
như vậy sẽ khiến dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD của TQ sẽ giảm đi, và cũng giảm
bớt sự mất cân bằng thương mại với Mỹ, khiến TQ phải giảm bớt xuất khẩu vào thị
trường Mỹ, hay cả EU, thậm chí là cả VNM nó vốn dĩ là thị trường xuất khẩu lớn
nhất của họ, có lẽ TQ sẽ khó mà bỏ được việc này, nên sẽ còn nhiều trò vi phạm
của TQ khi tham gia giao dịch các hợp đồng dầu thô tương lai trên sàn INE với ảo
giác về đồng RMB sẽ thay thế đồng USD. Bởi vì hãy nhớ rằng, năm 2016, thâm hụt
tài khoản vãng lai của Mỹ với thế giới là 469 tỷ USD, điều đó Mỹ đã in ra bằng
đó USD cho các nước cất giữ và người dân Mỹ, kể cả chính quyền Mỹ phải è cổ ra
gánh chi phí như làm được 10 đồng lương thì chia bớt cho thế giới 2 đồng trả
lãi trả nợ chẳng hạn.
Dân Tàu và chế độ Bắc Kinh thì xưa nay chỉ quen việc bán
hàng rẻ tràn ngâp thế thế giới để thu về ngoại tệ bằng việc hạ giá đồng RMB rẻ
giả tạo để xuất khẩu hàng hóa dễ bán nhờ đồng tiền định giá thấp.
Thậm chí là ngay cả việc đồng RMB của TQ bất ngờ được thị
trường và giới đầu tư cất giữ làm tài sản dự trữ hay giao dịch bán buôn khiến
cho đồng RMB của họ tăng giá mạnh hết kiểm soát thì hàng hóa xuất khẩu của TQ
không cạnh tranh nổi vì bán đắt mà còn kém phẩm chất so với hàng hóa của Âu, Mỹ,
Nhật, kể cả thua hàng hóa VN...thì nó lại dội ngược lại vào các doanh nghiệp sản
xuất của TQ, vốn dĩ họ quen sản xuất dư thừa quen bán hàng rẻ nhờ đồng bạc định
giá thấp thì nay trở nên đắt hơn thì sẽ dẫn đến hậu quả hàng loạt doanh nghiệp
của TQ sẽ phá sản vì khó cạnh tranh, sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đó là mối
nguy hiểm mà TQ lo sợ nhất. Còn nếu TQ lại ngựa quen đường cũ như đã thấy họ
hay làm trong quá khứ là hay dùng bàn tay chính trị can thiệp vào thị trường,
như can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngầm cho các ngân hàng, hay tập đoàn
kinh tế quốc doanh nhà nước âm thầm bán đồng RMB đi và mua vào đồng USD, EUR, để
đồng RMB khỏi tăng giá, mà làm đồng RMB sụt giá khi giới đầu tư và các ngân
hàng trung ương trên thế giới lỡ dại mua vào làm dự trữ cho kho ngoại hối của họ,
hay tài trợ cho trao đổi bán buôn thì bị lỗ lã nặng, là làm hao mòn khối dự trữ
ngoại hối thì Bắc Kinh vỡ mặt là lại thất bại ê chề vì tham vọng quá lớn là muốn
lãnh đạo thế giới đại đồng.
(*) Hãy nhớ rằng việc TQ vươn lên để trở thành quốc gia nhập
khẩu dầu thô lớn nhất thế giới là vượt qua Mỹ có chút ít thôi là mấy trăm thùng
dầu thô thôi thì hãy nhớ rằng vế bên kia là nước Nhật họ mới là quốc gia nhập
khẩu dầu thô rất lớn là 8,4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày thì Nhật nhập khẩu tới
7,6 triệu thùng dầu thô mỗi ngày vì Nhật là cường quốc thiếu thốn năng lượng,
Nhật luôn uy tín hơn TQ trong việc mua bán và thanh toán dầu thô, nếu chọn đồng
JPY, ngoài Nhật thì còn có Ấn Độ, là một quốc gia bám sát Nhật về nhập dầu thô,
Ấn Độ được dự báo sẽ vượt qua Nhật, và hơn Mỹ về tiêu thụ dầu thô này, vì dân số
Ấn Độ rất lớn. Khốn nỗi cả Nhật và Ấn Độ đều là đối thủ không đội trời chung với
TQ thì làm sao mà mơ tưởng hão huyền được. Chưa kể khách hàng 28 nước Âu châu
tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới cộng vào thì họ đã quen giao dịch dầu thô
định giá bằng đồng USD, EUR từ lâu rồi.
Nhà lãnh đạo csvn bị mất trộm tài sản, thì họ khai báo với CA là mất vàng, EUR, USD không thấy ai khai báo mất Yuan.
Trả lờiXóaCảm ơn PT.
hay quá cô ơi.. đặc biệt là khi cô chơi chữ chế giễu tqq 😂
Trả lờiXóaMột bài viết quá công phu và đẳng cấp của chị PT
Trả lờiXóaNhờ chị PT mà em mở rộng tầm nhìn về thế giới và hiểu bọn Tàu tham lam, ích kỷ. Cảm ơn chị PT nhiều nhé.
Trả lờiXóaĐọc bài chị quá đã, quá cảm xúc luôn. Bọn Tàu tuy thực lực có hạn nhưng lúc nào cũng quen thói ngông cuồng ngạo mạn. Mong những việc đó xảy ra sớm để bọn chúng biết điều bớt cho thế giới nhờ.
Trả lờiXóaOne belt ,one road ( một vành đai , một con đường ) .Chỉ có hàng hóa xuất phát đi từ Trung Quốc mà không có hàng về ( chỉ có xuất khẩu ,chứ không có nhập khẩu ) .Cho nên còn đường này trước sau gì cũng sẽ "gãy " giữa chừng....
Trả lờiXóaTrích từ bài viết: 'Trở lại hồ sơ TQ sẽ niêm yết các hợp đồng dầu thô định giá bằng đồng tương lai của đầu lửa trên sàn INE ở Thượng Hải". Ở đây em không hiểu chỗ: định giá bằng đồng tương lai hay là đồng nhân dân tệ. Xin chị PT vui lòng cho biết.
Trả lờiXóaTC vẽ thêm dự án vỹ cuồng để cạnh tranh với Mỹ, nhằm thống trị thế giới. Nhưng dự án chắc chắn thất bại vì ai sẽ chấp nhận xài yuan để đổi dầu. Ngoài ra, trừ TC, Hong Kong, Macau và VN ra, thì còn xứ nào trên thế giới cho xài yuan. Trong khi đồng yuan luôn bị mất giá do TC phải in số tiền quá lớn hàng năm để nuôi bộ máy tham nhũng và trả nợ, nên chẳng ai dại mà nhận thanh toán bằng yuan, nói chi tới giữ yuan làm đồng tiền dự trữ. TC sẽ phải bể nợ, sập kinh tế vì thâm hụt quá lớn, nợ quá cao, trong khi kinh tế yếu xìu, mà chỉ biết làm hàng dỏm chứ không làm gì khác ra tiền.
Trả lờiXóaVN đang học nhái tính xấu của Ba tàu
Trả lờiXóaNgân hàng Thế giới ‘quan ngại’ về một doanh nghiệp trùng tên tại Việt Nam
Công ty Cổ phần WorldBank Group của Việt Nam, doanh nghiệp tự giới thiệu mình là “trung tâm kết nối các ngân hàng”, “hỗ trợ người đi vay tín chấp ngân hàng tiếp cận với các tư vấn viên ngân hàng nhanh hơn và tại đây khách hàng được hướng dẫn khá chi tiết và đầy đủ về cách thức và thủ tục vay tín chấp tại các ngân hàng”.
Khà...khà..hết khôn dồn ra dại
Đọc bài này tôi rất thích tuy không phải là chuyên ngành kinh tế tài chính . Thực ra , nghĩ đến kinh tế , trao đổi thương mại quốc tế thì đầu tiên phải nói đến văn hóa cao thượng một quốc gia đó . Cụ thể hơn là lãnh đạo tài năng , đức độ phải do người dân tin và tiến cử . Nếu không thì giữa lãnh đạo và người dân sẽ là hố sâu vực thẳm , và từ đó văn hóa sẽ dần dần mất đi , người dân không còn tin tưởng chính phủ , sáng tạo gì phải qua giám sát chính phủ ... và kết quả là sức sáng tạo đã mất . Khi đã mất thì chính phủ dù vẽ dự án trong nước hay quốc tế cũng thấy người dân trong nước không đồng tình và họ vô cảm vì họ không có tiếng nói và quyền lợi trong dự án đó . Với TQ , ngay cả chính quyền dùng mii5 thủ đoạn không để dân làm giàu vì sợ dân dùng tiền lật đổ chính quyền , nếu dân giàu thì họ in nhiều tiền để mức sống của dân trung bình hay thấp hơn dễ quản lý hơn . Họ bóc lột dân lao động giá rẻ mạt , hàng hóa thiếu sáng tạo , kém chất lượng dưa bán thế giới . Tất nhiên , khi họ phá giá Yuan thì hàng hóa càng rẻ , càng dễ xuất khẩu , thu ngoại tệ càng lãi cao . Nhưng ngược lại , người lao động trong nước chỉ đủ ăn , ngày càng thắt chặt chi tiêu do giá trị đồng Yuan thấp ( lạm phát ) . Nghĩ cho cùng sức mạnh kinh tế nó liên quan đến chính trị từ lãnh đạo đồng hành cùng toàn dân . Và cuối cùng kinh tế , chính trị lại chịu ảnh hưởng đến văn hóa quốc gia đó . Văn hóa rất quan trọng trong đối nhân xử thế , từ đó nó gây ảnh hưởng đến một quốc gia hưng thịnh hay suy vong cũng chính là văn hóa .
Trả lờiXóacảm ơn chị!
Trả lờiXóaGiao dịch kỳ hạn tương lai, hay giao dịch phái sinh các hợp đồng dầu khí hoặc các nghiệp vụ khác thì tôi đã nói nhiều lần rồi.
Trả lờiXóa