Khi các bài báo tuyên truyền quá lố
Viết báo không có bất cứ sơ hở tì vết nào,
tức là nhà báo dư luận viên cao cấp Minh Đức này tôi nhớ không lầm là viết báo
từ những năm 2011 đến giờ là nổi tiếng bưng bô ông cựu Thống đốc NHNN VN Nguyễn
Văn Bình, và nổi tiếng nâng bi các CEO Tổng quản trị ngân hàng. Nói tóm lại là
nhà báo dư luận viên cao cấp Minh Đức hay nói chung cái tờ Vneconomy này là tờ
báo người nhà của NHNN VN.
Họ viết báo như thế nào mà hàng tá các CEO ngân hàng vô nhà
đá bóc lịch, rồi cả mấy ông lãnh đạo NHNN bị kỷ luật cho về hưu sớm,….
Khi nói về dự trữ ngoại hối mà tôi mường tượng ra là họ chỉ
nói dự trữ ngoại hối theo hướng tăng và tiền VND là đồng tiền duy nhất trên thế
giới có quyền lực siêu hiện thực là chỉ in ra mua USD thôi chứ chưa bao giờ thấy
họ nói bán bao nhiêu tỷ USD ra thị trường để thu hồi bớt tiền VND in tràn ngập
thị trường.
Làm sao mà viết bài báo quá sơ hở như vậy nhỉ. Một năm 2017
NHNN mua được 13 tỷ USD, rồi đầu năm 2018 thì tiếp tục mua thêm được 3 tỷ USD nữa,
mấy tuần nay tiếp tục mua thêm được 500 triệu USD nữa thì nghe nó có vẻ hơi quá
lố.
Còn nhớ việc vài tháng trước khi Công ty Vietnam Beverage của
tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi thông qua công ty bình phong là Công
ty TNHH Vietnam Beverage và đã chuyển cho Bộ Công thương 4,8 tỷ USD, đó là số
tiền mua 53,59% cổ phần Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn
(Sabeco) để chính thức là tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi tước đoạt và kiểm
soát thương hiệu bai Sài Gòn và nhiều nhãn mác khác của Sabeco, tức là Thailand
sẽ kiểm soát luôn cả việc phân phối hay chi phối các mạng lưới rộng lớn của
toàn quốc liên quan đến việc phân phối nia Sài Gòn của VN.
Ngay sau ấy thì mấy kẻ nhà báo như Minh Đức này vội vã viết
bài là mấy ngày qua NHNN mua được 3 hay 4 tỷ USD. Tôi thì nghi ngờ là khi VN
bán mình là bán thương hiệu bia Sài Gòn, con gà đẻ trứng vàng đó thì nhà nước
VN này thông qua Bộ Công thương chủ quản thương hiệu bia Sài Gòn và Sabeco là chuyển
vào NHNN cất giữ, thì người ta bút ghi hay bút xạo là lập lờ tuyên bố NHNN nhà
nước mua được mấy tỷ USD trên thị trường. Đúng là bất hạnh là mua bao nhiêu
không rõ, khát bao nhiêu USD thì không ai biết, mà người ta chỉ biết là VN đang
đối mặt thiếu USD tài trợ trả lãi và trả nợ và nhiều thứ khác.
Đó là quốc gia
này đang thiếu tiền đầu tư bằng ngoại tệ như thiếu tiền xây cất các dự án liên
quan tới nước ngoài như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngổn ngang, và các dự
án đường sắt trên cao ở Hà Nội vẽ ra bị ngưng đầu tư, ở TP.HCM thì thiếu ngoại tệ
trả cho Nhật đi vay ODA có 800-900 triệu $ thôi. Đó là chuyện ông Chủ tịch UBND
TP HCM Nguyễn Thành Phong cầu cứu tới cả bà Chủ tịch Quốc hội, và ông Thủ tướng
về các dự án metro thiếu vốn chậm giải ngân cho phía Nhật, vì phải thanh toán
tiền cho họ là đồng JPY thì liên quan đến ngoại tệ gọi là USD thì không kiếm ra
được tiền. Rồi các dự án thẩm định thiết kế và liên quan tới kỹ thuật phải cần
tới công nghệ và chuyên gia nước ngoài như xây sân bay quốc tế Long Thành bị
trì hoãn là trì trệ vì thiếu tiền đầu tư,…
Chuyện quái đản nữa là cái NHNN VN này chưa bao giờ công bố
họ phải trích ra bao nhiêu ngoại tệ dự trữ trong năm để tài trợ trả nợ khẩn cấp
cho nước ngoài khi các tờ trái phiếu vay ngoại tệ đáo hạn.
Còn rất nhiều chuyện hài hước nữa là như việc các đợt thị
trường chứng khoán của VN sụt giá mạnh thì tất nhiên nó cũng tác động một phần
nhà đầu tư nước ngoài trả lại đồng nội tệ là VND để lấy lại ngoại tệ ban đầu mà
họ đầu tư như USD, EUR, JPY chẳng hạn,….tức là ta gọi là rút vốn đầu tư thì
NHNN VN chưa từng khi nào nói đến vấn đề đó.
Đó là việc rất hi hữu trước đây, khi thi trường cổ phiếu của
VN bơm bóng như ta theo dõi qua chỉ số VN-Index xác lập mức đỉnh cao nhất kỷ lục
của nó là 1.170,67 điểm ngày 12/3/2007, lúc đó khối dự trữ ngoại hối của VN là
rất lớn khoảng 25,2 tỷ USD (vì so với cái GDP tổng sản lượng kinh tế của VN khi
ấy chỉ có 77,4 tỷ USD). Tức là ngoại tệ thời đó là lớn hơn hiện nay khi mình
tính trên tỷ lệ GDP và khả năng xuất nhập khẩu của VN thời đó. Nhưng chuyện bi
kịch là sau đó chỉ số VN-Index vỡ bong bóng là xì bóng kéo dài tới tháng
12/2008 nó rơi xuống dưới 300 điểm khi chỉ còn 299,68 điểm, tức là trong khoảng
thời gian đó các nhà đầu tư nước ngoài đã thoái vốn chốt lời và bỏ chạy khỏi
VN, kể cả các hình thức đầu tư khác, như đầu tư tài chính, tức là các nhà đầu
tư nước ngoài, kể cả những nhà đầu tư khôn lỏi trong nước họ đã trả lại đồng nội
tệ VND cho VN, như việc họ bán hết các tài sản niêm yết bằng đồng nội tệ để lấy
lại ngoại tệ ban đầu mà họ đâu tư, tức là họ rút vốn thì khi đó năm 2008 cái
kho dự trữ ngoại hối của VN bốc hơi dần dần và bị cạn là tới năm 2010 thì dự trữ
ngoại hối của VN chỉ còn 12,9 tỷ USD thôi, và VN phải phát hành tờ giấy nợ trị
giá 1 tỷ USD tại thị trường Singapore, mà đi vay phải trả tiền lời tới 6,755% ,
và người ta đòi tăng thêm là chi phí lợi suất trái phiếu của VN vay ấy phải trả
tới 6,755% tiền lãi họ mới mua giấy nợ của VN, nhưng khốn nỗi mấy tay nhà báo
như Minh Đức này thì vẫn mê sảng kể cả quan chức NHNN VN cũng thế là họ vẫn cần
cù tuyên truyền dự trữ ngoại hối của VN vẫn trên 25 tỷ USD mà còn gia tăng nữa
chứ.
Nó chỉ chấm dứt khi ADB của Nhật công bố dự trữ ngoại hối ước
đoán của VN, vì dù sao họ cũng là chủ nợ số 1 của quốc gia này, cộng thêm các tổ
chức đánh giá tín nhiệm tài chính quốc tế như Standard & Poor's, Moody's, rồi
Fitch đánh sụt mức tín nhiệm trái phiếu của VN, đó là Moody's hạ thấp mức tín
nhiệm của VN về mức tiêu cực B1 (tiêu cực), rồi Fitch cho mức B+, tức là mức
này mà xuống thêm 1 hoặc 2 cấp nữa là mức mà trái phiếu đó không còn giá trị là
trái phiếu rác, nó ngang bằng trái phiếu của Venezuela, Hi Lạp chuẩn bị vỡ nợ
và bằng mức hiện tại của Argentina.
Sau đó thì sự tuyên truyền lố bịch viết báo định hướng do
NHNN VN chỉ định ấy mới chấm dứt là người ta phải trở lại chuyện đời thường là
phải thú tội là mình nói láo quen miệng. Nói láo hay giấu nhẹm nó không phải là
ý tưởng tốt mà là rất tiêu cực vì sau này mình có nói thật thì không ai còn tin
nữa, và hãy nhớ rằng một chuyên gia phân tích tài chính giàu kinh nghiệm nước
ngoài họ thừa kinh nghiệm biết tất cả chứ họ không phải là trẻ con.
Đối với hồ sơ công bố dự trữ ngoại hối của VN thì rất ít được
quốc tế theo dõi và niêm yết, vì VN khi công bố dự trữ ngoại hối chỉ nói chung
chung là mua ròng USD trên thị trường, mà mua USD gì mà bằng tiền mặt lớn như vậy,
đó là họ cần nói mua bằng hình thức nào, mua trái phiếu bằng đồng tiền nào? Ngoại
tệ nào,...để quốc tế họ kiểm tra hồ sơ đối chiếu là họ sẽ niêm yết cho VN trên
thị trường tài chính quốc tế thì nó rất có hiệu quả thay vì cứ ru ngủ tuyên
truyền như vậy là không có tác dụng, vì NHNN VN họ có đã mua được 100 tỷ USD
cũng chả sao cả là muốn nói sao cũng được.
(*) Kiều hối của VN hiện nay sút giảm, có vẻ như ở VN họ
không dám công bố nghiệp vụ đầu tư chuyển tiền này. Và hình như chính quyền của
ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang ve vãn nịnh Việt kiều thì phải, không biết
đó là ý đồ gì mà chỉ biết nó sặc mùi USD.
Cảm ơn PT.
Trả lờiXóaHọ nói dối nhiều lần với dân VN từ lâu rồi và người dân trong nước không còn tin những lời nói về dự trữ ngoại hối với con số đẹp như vậy . Với dự trữ 45 tỷ đô thì họ có thể tự bỏ ra làm những công trình lớn như Cát Linh Hà Nội mà chẳng cần vay mượn ngân hàng TQ exim bank gì đó . Bởi giá trị công trình này nếu làm cứ cho tốn kém 1 tỷ đô đi . Và nợ công VN khoảng hơn 100 tỷ thì tỷ lệ dự trữ so với nợ công khoảng 50% như vậy quá an toàn . Vậy mà thủ tướng Phúc hèn đến độ vác cái mặt đại diện cho đảng cuối năm vừa rồi đi xin vay vốn không hoàn lại không khác gì đi xin các quốc gia phương Tây bố thí cho đảng cộng sản vậy . Đó là chưa nói đến nhiều lĩnh vực khác như Mỹ muốn bán vũ khí khoảng 1 , 2 tỷ đô mà không dám mua . Khốn nạn quá cộng sản ơi !
Trả lờiXóaTheo chị PT nói thì chính quyền của đảng cộng sản VN là 1 tên lừa đảo. Nói láo về dự trử ngoại hối của VN. Và đang chiêu dụ Việt kiều đêm dollar về đầu tư ở VN.
Trả lờiXóaNó đã, đang và tiếp tục dụ việt kiều: chắc bọn này là cs nằm vùng, thái tử đỏ rửa tiền cho chúng nó mới về ve vãn tụi cộng
Trả lờiXóahttp://enternews.vn/thu-tuong-to-quoc-luon-lang-nghe-hoi-tho-cua-ba-con-kieu-bao-124723.html
cảm ơn chị!
Trả lờiXóaVì thua cháy túi trong sàn chứng khoán suốt cả tuần nay, nên VC đã cạn kiệt tiền bạc và đang rất khát ngoại tệ. Do đó, mới có vở kịch "tổ quốc luôn lắng nghe hơi thở của bà con kiều bào" do Phúc niễng diễn xuất. Rồi có thêm "tổ quốc luôn chào đón việt kiều trở về" do Đại Quang diễn xuất. Sau đó là "lễ đón tiếp kiều bào về quê ăn Tết" do Trọng Lú diễn xuất. Cuối cùng là "đề nghị lập ngân hàng Việt kiều ở Sài Gòn" do Nguyễn Trí Hiếu diễn xuất. Cả tam trụ bộ chánh trị và tiến sỹ VK dỏm cùng nhau đóng kịch để dụ VK đem tiền về, thì chứng tỏ tài chánh, ngân sách trong nước đã cạn kiệt, và nợ cũng ngập đầu rồi.
Trả lờiXóahttp://dantri.com.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tiep-kieu-bao-don-xuan-que-huong-2018-20180207195953401.htm
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/tphcm-kien-nghi-som-cho-thanh-lap-ngan-hang-viet-kieu-20161113065428502.htm
https://baomoi.com/s/c/24891478.epi
Đúng như chị nhận định hôm qua là phía TC sẽ phá giá đồng yuan để cứu kinh tế và xuất cảng. Hôm nay họ công bố là sẽ bơm ra 2,000 tỷ yuan (250 tỷ USD) vào trước Tết, để cứu kinh tế. Đây là đợt phá giá lớn hơn cả năm 2015, và ngay trước Tết nên sẽ gây lạm phát siêu lớn bên Tàu. Phía TC đã phá giá thì bên VN cũng sẽ phá giá theo thôi, còn không thì chết nhanh với TC.
Trả lờiXóahttp://cafef.vn/nhtw-trung-quoc-bom-gan-2000-ty-ndt-ngay-truoc-tet-20180209135859131.chn
Bài cũ đọc lại vẫn thấy hay
Trả lờiXóaBí Mật Về Con Kền Kền Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC)
Trước đây câu chuyện "SCIC kiến nghị miễn thuế, giãn nợ cho dự án nghìn tỷ của Gang thép Thái Nguyên", và chuyện đem tiền gửi ngân hàng lấy lãi cao chót vót khi kinh tế VN bị khốn đốn đã gây xôn xao giới tài chính. Bài viết này phân tích lại cho mọi người rõ về siêu Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Rồi việc SCIC đầu tư nhiều tỷ $ để gửi tiết kiệm và mua trái phiếu rất mờ ám và làm lũng đoạn thị trường.
Trước hết tôi phân tích lại các ý mà trước đây tôi đã nói nhiều về siêu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước -- SCIC này. Như tôi hay đề cập cụm từ "tẩy não tin tức", hay tiếng Anh là “news brainwashing". Về chức năng đầu tư và quản lý tài sản nhà nước, tức là tài sản quốc gia của dân, vì nhà nước có bao giờ làm ra tiền đâu, nên thường người ta hay hiểu nhầm tai hại về con kền kền SCIC.
Khi nói về siêu tổng công ty SCIC này cần chú ý đến một yếu tố khá chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư mờ ảo và ám muội, mang bóng dáng được mô tả như một quỹ kền kền, giống như là các quỹ đầu cơ Elliott Associates LP & Elliott International Limited của Paul Singer, và các quỹ đầu tư lẫn đầu cơ Hedge fund.
Nhưng SCIC này còn hơn thế nữa, đó ban quản trị lãnh đạo của siêu tông công ty SCIC này gồm đại diện các cơ quan: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, cũng như bao gồm các quan chức và cựu quan chức cao cấp của chính phủ từng làm ở ban bộ, viện nghiên cứu kinh tế trung ương. Hiện nay Chánh văn phòng Bộ Tài chính làm Chủ tịch SCIC, là ông Nguyễn Đức Chi. Trước ấy lãnh đạo tập thể SCIC, nó bao gồm cả Bộ trưởng, thứ trưởng Bộ Tài chính, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đương chức và đảm nhiệm. Danh sách lãnh đạo ấy khiến ai cũng phải giật mình về quy mô và quyền lực của SCIC.
Trả lờiXóaCơ cấu tổ chức đó khiến SCIC sẽ luôn có được thông tin mới nhất để đón đầu thị trường, đầu tư vào những món có lợi trước nhất. Từ đó vai trò của SCIC sẽ là đi vét tiền thao túng trên thị trường, thay vì dùng vốn đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế khi gặp khó khăn.
Bất cứ thông tin nào về thị trường hay mục tiêu của chính phủ Việt Nam về đầu tư, từ chính sách kinh tế vĩ mô, cho đến hàng loạt dự án kinh doanh đầu tư trong trương lai, thì SCIC nắm được rõ ràng nhất. Từ đó họ có lợi trước nhất so với hầu hết tất cả các doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp tư doanh lẫn quốc doanh, thậm chí là cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó nó cho thấy thật đáng ngại quỹ kền kền SCIC này thao túng quá lớn về thị trường, và có bàn tay can thiệp đạo diễn quá sâu của nhà nước, một công cụ "chủ nghĩa tư bản thân hữu", hay “crony capitalism”. Quốc tế khi nghe đến cái tên SCIC thì đều rất ngao ngán, và ngại đầu tư vào Việt Nam.
Lĩnh vực duy nhất mà SCIC đầu tư bị lỗ nặng là lĩnh vực chứng khoán và tỷ giá hối đoái quốc tế, vì nghiệp vụ đầu tư này nó tùy thuộc vào thị trường quốc tế, và kinh nghiệm chuyên môn hạn chế của con người điều hành. SCIC chỉ được cái quen thân cậy thế nhờ thông tin nên chính sách ban ra từ người đẻ ra nó là chính nhà nước Việt Nam, chứ SCIC là chẳng có bất cứ giá trị đầu tư chuyên môn nào thiết thực cả. Nếu đầu tư bị kẹt vào các dự án lớn thì sẽ có những thông tư của nhiều ban bộ tung ra chỉ để cứu vốn SCIC khỏi sụt giá và gây hại cho giá tài sản người dân và các nhà đầu tư khác. Thậm chí kể cả khi SCIC kẹt vốn đầu tư lỗ vào các dự án xây cất bất động sản, thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tăng hạ lãi suất rất bất thường để chỉ cứu con kền kền SCIC này.
Ta nên nhớ Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) này nó đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, tức là tiền thuế của dân, và là tài sản quốc gia, vì nhà nước có bao giờ làm ra tiền đâu. Với khẩu hiểu, xin trích: "SCIC thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc thị trường...". Toàn là những lời sáo rỗng, bản chất họ đi phá hoại nền kinh tế thị trường thì đúng hơn !
Trước đây tôi hay phân tích, khi vào đầu tuần tháng 03/2008, khi mà TTCK VN bị bể bóng, thì SCIC lên kế hoạch gọi là “cấp cứu” khẩn cấp TTCK, với số tiền mờ ảo mà SCIC bơm vào TTCK một lượng tiền rất lớn trong thời gian rất ngắn để chặn đà tuột giá chứng khoán. Không hiểu sao khi tung tiền bơm vốn như vậy mà chỉ số chứng VN-Index không những không tăng mà còn tuột giá kinh hoàng. Lúc cao điểm giới phân tích đánh giá tổng vốn hóa thị trường chứng khoán VN được ước lượng lên tới khoảng trên 500 ngàn tỷ VND vào cuối năm 2007.
Trả lờiXóaNếu như SCIC có lấy tiền công quỹ ra cấp cứu các công ty "gà nhà" bị mắc kẹt với ngân khoản 2 tỷ USD hay nhiều hơn nữa thì cũng chỉ là muối bỏ biển, khi trị giá ảo của các công ty VN nó được bơm lên quá mức. Chỉ số VN-Index xác lập mức đỉnh cao nhất kỷ lục của nó là 1.170,67 điểm ngày 12/3/2007, rồi đến phiên giao dịch tuần đầu tiên của tháng 12/2008 nó rơi xuống dưới 300 điểm khi chỉ còn 299,68 điểm. Khi đó tỷ lệ lạm phát của VN bốc lên mây, đạt mức 28,24% trong tháng 08/2008, cao nhất trong 20 năm gần đây. Mức trung bình lạm phát mấp mé gần 20% vào năm 2008, và 12,6% cho cả năm 2007 thì làm sao doanh nghiệp có lời nổi?
Sự can thiệp thô bạo và lạm dụng quyền thế và vốn liếng quốc gia đã khiến các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài e ngại vì không phù hợp với cơ chế quy luật của thị trường. Nếu các doanh nghiệp đó chỉ in giấy lấy tiền, và giá cổ phiếu ảo bị treo trên cao mà không phản ánh đúng khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp thì càng nguy hiểm. Những bong bóng tài sản độc hại này cứ treo lơ lửng như quả bom chờ phát nổ. Nếu SCIC gặp thua lỗ thì sẽ lại bài muôn năm cũ, chẳng lãnh đạo nào chịu trách nhiệm, mà tiền ngân sách nhà nước, tức là tiền thuế của dân, cứ biến mất "đúng quy trình". Đây là một sự mờ ảo thiểu số đầu tư mà khỏi cần thông qua hành pháp, kể cả quốc hội hay thông báo cho toàn dân biết.
Kinh nghiệm sau đó nữa là SCIC đem cả chục ngàn tỷ VND gửi tiền ngân hàng lấy lãi nhiều nghìn tỷ VND. Khi mà SCIC ôm một số vốn khổng lồ của tài sản quốc gia như vậy, thay vì dùng tiền đầu tư theo lợi ích toàn dân, họ lại đi thao túng thị trường thì bằng tiền chùa để mưu cầu cho "nhóm lợi ích".
Thật đáng ngại lắm thay.
Phương Thơ
Bài phân tích cũ của tác giả Nguyễn Huy Vũ (3/2/2017)
Trả lờiXóaViệt Nam Đang Trên Bờ Vực Sụp Đổ
Việt Nam đang ở trong một trạng thái hiểm nghèo chưa từng có, và đây có lẽ là một trong những lần hiếm hoi Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ từ kinh tế lan sang chính trị.
Sự bi đát của tình trạng Việt Nam trên bề mặt thể hiện ở chỗ ngân sách gần như kiệt quệ. Lần đầu tiên trong lịch sử các khoản chi cho Tết đã bị cắt giảm hết mức, từ các chi phí trang trí cho đến tiền dành để bắn pháo hoa.
Không những ngân sách cạn kiệt mà lượng dự trữ ngoại hối cũng suy kiệt theo. Trước hết hãy nói về dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối được đưa ra bởi Ngân hàng Nhà nước cho các báo là tăng và ở khoảng 40 tỉ đô la Mỹ. Tuy vậy, không ai tin đây là con số trung thực, mà dự đoán dự trữ ngoại hối hiện nay chỉ trong khoảng 20 tỉ đô la. Tại sao lại như vậy?
Dòng ngoại hối chuyển vào Việt Nam phụ thuộc vào sáu kênh chính: FDI, viện trợ, kiều hối, bán dầu mỏ, xuất khẩu, và tài chính chuyển vào. Tuy vậy, cả năm kênh đầu trong năm qua đều giảm nghiêm trọng và xu hướng là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tới.
Thứ nhất, FDI giảm vì số phận của TPP coi như chấm dứt khi tổng thống mới của Mỹ là Donald Trump đã tuyên bố dẹp TPP. Không có TPP, các đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chuyển sang các quốc gia khác vì Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh khi chi phí lao động và các chi phí khác tăng cao trong khi năng suất lao động không thay đổi mấy.
Thứ hai, Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách nước nghèo nên không còn nhận viện trợ mấy nữa.
Thứ ba, kiều hối về Việt Nam đã giảm so với trước. Kiều bào gửi tiền về Việt Nam có hai mục đích chính là giúp người thân và đầu tư. Với tình trạng kinh tế Việt Nam có quá nhiều rủi ro hiện nay từ nguy cơ phá giá tiền Đồng đến nền kinh tế có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, nhiều người không còn muốn đầu tư ở Việt Nam nữa. Một nguyên nhân khác là nhiều người ở Mỹ đặt niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ dưới triều đại Donald Trump nên họ cảm thấy an toàn hơn khi giữ tiền và đầu tư ở Mỹ. Bằng chứng là các chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng liên tục khoảng 8% kể từ ngày Donald Trump đắc cử tổng thống.
Thứ tư, nguồn thu từ dầu mỏ cũng không còn nữa. Mức giá dầu thế giới nằm trong ngưỡng 50 đô la một thùng chỉ đủ bù vào chi phí khai thác dầu ngoài khơi của Việt Nam. Chính vì lí do đó mà liên doanh khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Nga Vietsovpetro đã thông qua phương án cắt giảm nhân sự và đóng cửa một số mỏ dầu. Giá dầu được dự đoán sẽ nằm trong ngưỡng 50 đô la Mỹ một thùng trong năm tới và do đó khó có khả năng đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam.
Thứ năm, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các hàng nông sản và thủy hải sản. Tuy vậy, biển ô nhiễm ở miền Trung coi như đặt dấu chấm hết cho ngành xuất khẩu thủy sản nước mặn Việt Nam. Cho dù các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam được đánh bắt từ vùng khác, có thể không bị ô nhiễm, nhưng khó mà thuyết phục được người tiêu dùng và do đó những công ty nhập khẩu sẽ trước hết từ chối các đơn hàng thủy sản của Việt Nam.
Và cuối cùng, nguồn thu từ tài chính chuyển vào có được thông qua việc bán các tài sản trong nước cho các tổ chức nước ngoài và vay mượn. Tuy vậy, ngay cả việc bán hết khoảng 10 công ty lớn nhất Việt Nam mà nhà nước đang nắm giữ cũng chỉ đem lại một khoản tiền 7 tỉ đô la Mỹ, thấp hơn nhiều so với con số 12 tỉ đô la mà nhà nước phải trả nợ năm 2016. Vì vậy mà để trả nợ nước ngoài và cân bằng chi tiêu, dù muốn dù không chính phủ sẽ phải vay mượn tiền từ dự trữ ngoại hối. Các kế hoạch vay tiền để trả nợ đã bị hủy bỏ vì Việt Nam khó mà vay được ngoại tệ trên thị trường tài chính vào lúc này, và thậm chí vay được thì mức phí cũng phải trên 10%/năm, khi so với mức hơn 7% năm khi Việt Nam vay qua Credit Suisse cho Vinashin năm 2007.
Các dẫn chứng trên cho thấy rằng nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam đang sụt giảm nhanh chóng và khó có thể hồi phục trong khoảng thời gian vài năm trước mặt. Nếu so với các năm trước, khi mà giá dầu ở mức hơn 100 đô la Mỹ/thùng, kiều hối dồi dào, và Việt Nam chưa phải trả nợ nước ngoài nhiều, ngoại hối chuyển về Việt Nam chỉ đủ tròm trèm cân bằng chi tiêu dành cho nhập khẩu. Giờ đây khi tất cả các nguồn đóng góp ngoại tệ đều giảm sút, dự trữ ngoại hối Việt Nam tất phải vơi đi.
Trả lờiXóaVới mức dự trữ ngoại hối được báo cáo vào cuối năm 2015 ở mức khoảng 30 tỉ đô la Mỹ, sự thâm hụt ngoại hối của năm 2016 khiến cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay chỉ ở trong khoảng 20 tỉ đô la.
Trong năm nay, 2017, Việt Nam cũng sẽ phải đối diện với mức trả nợ hơn 10 tỉ đô la như năm ngoái, và khi mà mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam dưới 20 tỉ đô la Mỹ, Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính bất cứ lúc nào, khi mà thị trường đòi rút ngoại tệ gây áp lực phá giá tiền Đồng.
Chính vì nỗi sợ đó mà nhà nước đang ráo riết tìm các phương kế để tăng dự trữ ngoại hối. Họ đang làm bằng cách nào?
Cách đầu tiên là họ đang tìm cách bán hết các công ty mà nhà nước đang nắm giữ. Nhưng không dễ để tìm đối tác bán các công ty ở thời điểm này khi mà nền kinh tế Việt Nam không mấy sáng sủa.
Cách thứ hai là họ đang ráo riết vận động dư luận để tổ chức Tết Ta sang ngày 1/1 hàng năm, ăn Tết Ta chung với Tết Tây, nhờ đó mà kiều bào về Việt Nam ăn Tết nhiều hơn và giúp tăng nguồn ngoại tệ.
Cách thứ ba là họ đang tìm cách bán tất cả những thứ có được khác để thu ngoại tệ, từ các quặng mỏ cho tới đất đai.
Và cách thứ tư là lân la với Trung Quốc để cầu cứu xin vay mượn viện trợ. Đó cũng là lý do mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn một phái đoàn hùng hậu sang cầu cứu với Bắc Kinh.
Sự suy kiệt ngân sách nhà nước bắt nguồn từ sự khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ vài năm trước nay có thêm sự sụp đổ của kinh tế miền Trung bắt nguồn từ thảm họa biển chết bởi Formosa. Sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng kéo theo nguồn thu ngân sách cạn kiệt. Để làm tăng ngân sách, nhà nước một mặt giảm chi tiêu, mặt khác đang cố gắng tạo ra các nguồn thu mới bằng cách tăng thuế. Mức tăng thuế môi trường đánh vào xăng là một ví dụ.
Tuy vậy, việc tăng giá xăng sẽ kéo theo sự tăng mạnh của lạm phát, vốn đã cao do nạn in tiền quá nhiều để chi tiêu của chính phủ. Sự tăng mạnh của lạm phát đến lượt nó sẽ kéo theo các bất ổn vĩ mô và khiến nền kinh tế nhanh chóng mất kiểm soát và sụp đổ.
Ngược lại, nếu chính phủ không nhanh chóng kiếm một nguồn thu ngân sách bổ sung, họ sẽ phải đối mặt với một ngân sách trống rỗng không đủ trang trải cho các hoạt động của bộ máy chính phủ và phải đối diện với sự phá sản.
Cả hai mặt trận, ngân sách chính phủ và dự trữ ngoại hối, chính phủ đang đối mặt với một tình thế hết sức hiểm nghèo và nền kinh tế có thể sụp đổ nhanh chóng trong những tháng ngày tới. Có lẽ đối diện với nỗi lo sợ đó mà ông tổng bí thư vội vã đem một phái đoàn sang diện kiến Bắc Kinh và ký kết một lúc 15 văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực đặng mong Trung Quốc giúp đỡ trong những thời khắc điêu linh của đất nước?