Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Những chuyện quái đản khó tin nổi về chơi chữ của quan chức VN “Ngân hàng phá sản sẽ tùy tình hình để bồi thường”.


Đó là chuyện dẫn nhiều nguồn tin báo đảng, rằng “Luật các tổ chức tín dụng sau khi sửa đổi đã được thông qua, nhưng việc nâng hạn mức bồi thường tiền gửi quá 75 triệu đồng vẫn phải tùy nguồn lực và tình hình.”. Tức là Các chứng chỉ tiền gửi được SBV bảo hiểm lên đến VND 75.000.000 (Tức là Certificates of deposit are SBV insured for up to VND 75,000,000).

Trước kia thì tôi có mỉa mai “Khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng muốn làm nghiệp vụ vai trò của Thống đốc Ngân hàng trung ương”, rồi chuyện quái đản khác là Khi “Đại biểu Quốc hội đề xuất khung pháp lý quản lý Bitcoin, hay đề xuất truy thu thuế Bitcoin”, dù rằng những kẻ ưa đề xuất ấy cũng chả biết đồng tiền Bitcoin nó như thế nào.

Trước hết về hồ sơ rất quan trọng của hệ thống tín dụng ngân hàng này thì người ta chẳng thấy những lãnh đạo cơ quan ngân hàng nhà nước và các Tổng CEO quản trị các ngân hàng ở VN hội họp và trao đổi chất vấn một kêch khác trực tiếp kết nối với cái quốc hội để bàn thảo để đưa ra luật bảo hiểm và luật phá sản ngân hàng, vì nó quan trọng quy tầm vóc cả quốc gia.

Ấy vậy mà người ta đưa cái ông Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh, một nhân vật không có chuyên môn gì về hệ thống tài chính ngân hàng ra làm diễn viên chính, có lẽ là diễn viền hề làm chủ tọa và chủ trì luôn cả hệ thống nghiệp vụ tín dụng ngân hàng thì đúng là chuyện chỉ có thể xẩy ra ở VN,…

Nghị gật giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội  thì chưa từng kinh nghiệm hay qua đào tạo về chuyên môn tài chính ngân hàng thì được giao nhiệm vụ “Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội”, và làm nhiệm vụ bề trên cả hệ thống tín dụng ngân hàng quốc gia thì quả nhiên ở VN cũng chẳng ai thắc mắc và chú ý họ, rốt cuộc chỉ biết rằng người dân VN hàng ngày cần cù đóng thuế ngày càng gia tăng để nuôi những kẻ bất tài vô năng lực ấy.

Ta thử chú ý hồ sơ của ông Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh này. Đó là chuyên môn Kỹ sư cơ khí, mà cơ khí nào thì cũng không ai rõ luôn, nhưng trình độ lý luận chính trị gọi là “Cao cấp”. Nhưng lại đi làm nghiệp vụ mà lẽ ra người ta cần bổ nhiệm một tiến sĩ kinh tế, hay một chiến lược gia phân tích kinh tế và tài chính xuất sắc để ngồi vào cái ghế ấy như các nước họ làm. Đúng là quái đản.

Luật ký phá sản hay không phá sản, luật ký do cơ quan bảo hiểm tiền gửi sau khi phải được giới chuyên gia phân tích và phản biện và nộp hồ sơ lên cho quan chức phụ trách phân tích lại rồi chốt hồ sơ đệ trình lên quốc hội phê chuẩn, và nó được công bố rộng rãi trước quốc dân, và cứ thế mà thi hành theo luật bảo hiểm tiền gửi của trương chủ ký thác tiền gửi và luật phá sản ngân hàn ấy,…

Chuyện quái đản nữa là cái Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì mới đây tuyên bố “Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu”. Đúng là thiên tài đỉnh cao trí tuệ. Đó là tôi nhắc lại là trên thế giới về lịch sử “giải quyết nợ xấu ngân hàng thì rất hiếm, hoặc rất ít các quốc gia nào mà xử lý nợ xấu mà không dùng ngân sách cả”. Khi đã nói tới nợ xấu thì nó là khoản nợ độc hại khó đòi và sẽ mất,…

Hầu hết các nước đều lập công ty mua lại nợ xấu, và ngân sách bù ra chịu lỗ chứ không bao giờ mà nói là có lời hay hòa vốn cả. Hãy nhớ rằng ngay cả TQ có hệ thống tín dụng quản lý chặt chẽ theo “xã hội chủ nghĩa” có chuyên môn cao hơn VN cả nửa thế kỷ, vậy mà trước đấy nền kinh TQ bị khốn đốn vì nợ xấu, khiến người ta không dám đi vay để sản xuất, kinh tế thì trì trệ và Bắc Kinh đã phải tới 566 tỷ $ chỉ để mua lại 50% số nợ xấu thôi, vậy mà kết cục nợ xấu chỉ đòi được chứ tới 30% giá trị của nợ xấu.

Mà khi nói về nợ xấu có thể gây ra sự phá sản ngân hàng ấy thì ở VN cái quốc hội này có vẻ không có nghiệp vụ đề cập tới giải quyết nợ xấu như thế nào, họ chỉ biết mỗi một chuyện là “Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu”. Thí dụ họ chả cần mời lãnh đạo và chuyên gia của Bộ Tài chính tới bàn chuyện luôn, vì khi giải quyết nợ xấu ấy thì nó phải thông qua Bộ Tài chính chủ trì phân tích như tiền vốn bỏ ra thu mua giải quyết nợ hoặc đảm bảo nợ thì phải qua nghiệp vụ phát hành trái phiếu như thế nào?

Họ cần phân tích đề cập tới tài sản thế chấp, cụ thể cần nói nó là chứng khoán tài chính đang lưu hành của ngân hàng mắc nợ xấu ấy có thể bán được, chẳng hạn như trái phiếu, hoặc các loại tài sản cơ bản khác, giả xử như như tài sản phi thị trường hoặc tiền mặt, hoặc các bất động sản,… rồi sau ấy mình với lý luận đến tài sản nợ xấu ấy như thế nào?

Tôi thì chẳng hiểu làm sao cái quốc hội VN có lẽ không giống ai, có vẻ những người trong cái quốc hội này chỉ là vật trang trí tới bàn chuyện phiếm chứ họ chẳng có làm được cái gì cả ngoài việc nói linh tinh,….đó là chuyện ngồi nhầm chỗ, một ông Bộ trưởng Bộ GD&DDT đi làm nghiệp vụ của chuyên gia phân tích kinh tế như APEC vừa rồi khi ông Phùng Xuân Nhạ, rồi một ông chuyên môn về Triết học Mác Lenin, như Trương Minh Tuấn - Bộ TT&TT vừa rồi đi làm nghiệp vụ vai trò nhà đàm phán kinh tế thị trường tư bản APEC vừa rồi, một nhà sư, đại biểu quốc hội cũng có thể làm nhà thuyết khách về phân tích kinh tế thị trường, một ông chuyên gia sử học đi làm nghiệp vụ thẩm định rủi ro dự án đầu tư,r rồi kỹ sư làm nghiệp kinh tế, nhà kinh tế làm nghiệp vụ của kỹ sư,....tức là loạn tay chân,...nên hay dẫn đến người ta phát biểu loạn chiêu,....

6 nhận xét:

  1. Phải tìm cách gởi bài phân tích này cho các đại biểu Quốc Hội. Cảm ơn PT đã thông não cho mọi người.

    Trả lờiXóa
  2. Chào chị Phương Thơ, chúc chị ngày mới tốt lành ạ, chị làm ơn phân tích giúp em, với tình trạng cung tiền vô tội vạ, và thổi bong bóng chứng khoáng, bất động sản, và GDP thực chất khoảng dưới 3% thì kinh tế VN sẽ bước vào thời kỳ lạm phát 2 con số khi nào ạ chị, và diễn biến thị trường thế nào sau đó ạ

    Trả lờiXóa
  3. Năm 2007 VN tăng cung tiền kỷ lục bơm bóng cổ phiếu và cứu tăng trưởng theo chỉ tiêu đề ra đẩy chỉ số chứng khoán VN-Index tăng kỷ lục của nó là 1.170,67 điểm ngày 12/3/2007. Sau đó bóng bể trên thị trường cổ phiếu, khi phiên giao dịch tuần đầu tiên của tháng 12/2008 nó rơi xuống dưới 300 điểm khi chỉ còn 299,68 điểm. Khi đó tỷ lệ lạm phát của VN bốc lên mây đạt mức cao nhất mọi thời gian gần nhất của nó khi vọt 28,24% trong tháng 08/2008. Kết cục tổng kết năm 2008, thị trường chứng khoán của VN giảm -65,95%, và gây tổn thất nghiêm trọng cho nền kinh tế. Vì chi phí giá cổ treo trên cao khi giảm giá thì phí tổn rất lớn và rất tốn kém của cải tiền bạc nếu NHNN VN không tăng lãi suất để chầm xì quả bóng cổ phiếu ấy xuống mà say xưa hay sưa đẩy vốn vào đó thì sau này bóng bể thì hàng đống doanh nghiệp vỡ nợ phá sản, tài sản của người dân sẽ sụt mạnh.

    Trả lờiXóa
  4. Họ nói sẽ tùy tình hình, nghĩa là sẽ quịt cả tiền bồi thường ở mức dưới 75 triệu và không bao giờ chi tiền bồi thường trên 75 triệu đâu. VC có lịch sử quịt nợ từ năm 1945, là 70 năm trước rồi, từ lúc bày ra trò huy động vàng để đánh Pháp. Giờ thì bài cũ soạn lại, nhằm quịt hết tiền, vàng của dân gởi vô banks chứ có gì đâu.

    Trả lờiXóa