Trong hồ sơ bài báo: “Liệu Việt Nam có nên đổi tiền để tạo thuận lợi cho giao dịch?”
Tức là đường dẫn bài báo này: http://quochoi.org/lieu-viet-nam-co-nen-doi-tien-de-tao-thuan-loi-cho-giao-dich.html
Đầu tiên tôi nghi ngờ đây không phải là tờ báo chính danh của
“đại biểu quốc hội”, hoặc nó là tờ báo “công cụ ném đá dò đường thăm dò phản ứng
dư luận của họ”.
Và tôi trả lời ngắn gọn bẽ bàng rằng nếu VN nghĩ là họ muốn
đổi tiền mệnh giá nhỏ thì để nghĩ rằng dễ giao dịch mà trái lại quốc tế sẽ cho
VN ngừng giao dịch nên đừng ảo giác nghĩ đến việc đổi tiền. Vì nó không đơn giản
như người ta nghĩ. Thậm chí ngay ngày đầu phát hành tiền mới thì các tổ chức
đánh giá tín dụng sẽ đánh sụt giá trị các tờ trái phiếu và đồng tiền mới của VN
về mức rác ngay nên đừng hồ đồ nghĩ đơn
giản là in tiền mới, định giá lại tỷ giá. Đó là chuyện rất khó thực hiện được,
bởi vì thậm chí các tổ chức định chế tài chính của thế giới là WB, IMF,… họ sẽ
đình chỉ và hoãn thống kê hay liệt kê các chỉ số kinh tế cho VN, như công nhận
bút ghi vào sổ sách tăng trưởng GDP, lạm phát, dự trữ ngoại hối,… và nhiều thứ
khác,…
Hãy nói về thời sự về tin đồn hay tin thật giả lẫn lộn về
“hiệu ứng đổi tiền”. Đó là hiện nay cái đất nước VN này thì truyền thông tin tức
báo chí rối loạn và đầu cơ tin tức bởi những cái Bộ TT&TT quan lý, vì dưới
sự lãnh đạo của ông Trương Minh Tuấn, Tiến sĩ chính trị Triết học Marx-Lenin,
ông này có bằng C tiếng Nga (nhưng rất ít nói tiếng Nga) và có bằng B tiếng Anh
nhưng chưa khi nào nói được câu nào về tiếng Anh nên vì thế không kiểm soát nổi
truyền thông báo chí của họ dẫn đến cái Bộ TT&TT này mới là nơi đăng tin giật
gân đầu cơ tin tức gây mất lòng dân thay vì đổ thừa mạng xã hội Facebook, hay
G+, hoặc các trang blog,…vì họ không có chuyên môn về kinh tế, tài chính, nhưng
kiểm soát và kiểm duyệt cả những tờ áo kinh tế, tài chính, và nhiều thứ khác mà
cũng chả biết người ta viết gì trong ấy để kiểm duyệt.
Về hồ sơ đổi tiền mà báo chí lề trái hay lề phải tung tin thật
giả lẫn lộn và họ cố ý lấy cái neo là “tấm gương Ấn Độ đổi tiền gần đây để ném
đá thăm dò”. Thực chất đừng nhầm lẫn là Ấn Độ họ đổi tiền, đó là họ chỉ thu hồi
lại tiền mệnh giá lớn phát hành khi kế nhiệm chức Thủ tướng của người tiền nhiệm Manmohan Singh thôi, khi ông
Narendra Modi lên làm Thủ tướng Ấn Độ, và các đồng bạc mệnh giá thấp hơn thì vẫn
lưu hành (tức là Ấn Độ họ thu hồi những tờ tiền mệnh giá 500 và 1.000 rupee ra
khỏi hệ thống thanh toán và vẫn trả ra tài sản được định giá theo tỷ giá hối
đoái vào các đồng bạc USD, EUR,…mà vẫn không thay đổi giá cả như cũ).
Đối VN khi nào họ có âm mưu đề xuất đổi tên nước hay như trước
đây năm 2013 người ta đề xuất đổi tên nước là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” và lấy tên “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”,… thì khi đó dù chẳng ai nói đổi tiền
thì cũng bắt buộc đổi tiền. Vì chủ quyền đồng tiền thường là nó đi kèm theo tên
quốc gia đó in trên giấy bạc nước đó.
VN thì trước đây trong quá khứ là họ có thành tích đổi tiền nhiều lần và xóa sạch hết tài sản
người dân nên cái hiệu ứng tin đồn hay tin vịt thật giả lẫn lộn thì nó không có
gì lạ cả, và doanh nghiệp tích trữ đồng tiền nội tệ, vì thời đó là VN còn bao cấp
và chưa tham gia thị trường tài chính, hay chưa có đánh giá tín nhiệm của các tổ
chức tài chính, cũng như chưa có thị trường cổ phiếu và trái phiếu như bây giờ,
nên họ đổi tiền nó nằm trong cái quyền của kẻ kiêu ngạo là Đảng CSVN, còn bây
giờ mọi thứ đã khác trước.
Thực tế việc người ta đề xuất ý kiến là gợi ý đổi tiền của tờ
báo gọi là “đại biểu quốc hội” thì nó có vẻ hơi hồ đồ. Bởi vì ta nhắc lại là việc
đổi tiền nó đồng nghĩa với việc 100% các quốc gia tham gia thị trường tài chính
rồi thì đa số đều là quốc gia vỡ nợ công và không thanh toán nổi các tờ trái
phiếu mà chính phủ họ bán ra để huy động vốn và đến kỳ hạn đáo hạn là thu hồi
trái phiếu đó về và trả ra tiền vay trước đấy cho giới đầu tư hay dân chúng mà
hết tiền thì người ta mới nghĩ đến viễn ảnh đổi tiền vì tiền mất giá quá lớn, lạm
phát quá nặng,…
Thực tế khi một quốc gia như VN mà quen thói tư duy đổi tiền
hay đổi tên nước thì họ đang tư lấy cây súng kê vô đầu bóp cò để tự sát và tự
xóa sổ cái đảng của họ. Bởi vì nền kinh tế VN xuất nhập khẩu là phụ thuộc vào
ngoại thương quá lớn, như xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn hơn cái GDP của họ.
Bởi vì tính cho cả năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt
Nam leo lên con số gần 350 tỷ USD so với
Tổng lượng GDP của họ năm 2016 chỉ có 203 tỷ $ thì làm sao mà nghĩ đến chuyện đổi
tiền được. Thứ nữa chưa tính các tài sản lưu ành bằng tờ giấy bạc VN trong kinh
tế mà nhà nước VN này uin ra quá lớn lao, phát hành nợ trái phiếu chính phủ
cũng nhiều, vay nợ cũng lớn thì làm sao mà manh nha đổi tiền mới được, vì phí tổn
thu hồi tiền cũ ấy về nhà là rất tốn kém, và chuyện in tiền mới lại càng tốn kém
gấp bội nên VN sẽ không vội đổi tiền hay in đồng tiền khác. Có lắm là giải pháp
thu hồi tiền mệnh giá cao về nhà như tờ 500.000 VND, 200.000 VND, 100.000 VND,
50.000 VND, 20.000 VND và giữ lại tờ tiền 10.000 VND làm mệnh giá cao nhất để
an ủi cho họ là vì đâu đến nổi tiền trượt giá như vậy mà đổi tiền cũng không được
mà in tiền cũng không xong khi cả đất nước ai cũng là “triệu phú VND” là đã
tiêu xài hay được trả lương trên triệu VND một lần,….và hãy chấp nhận cái tờ giấy
bạc do mình phát hành ra và đừng nghĩ đến chuyện đổi tiền hay in tiền mới nào
khác nữa.
Lý do bây giờ dù VN có đổi tiền và ấn định tỷ giá 1 $ = 1
VND, hay 10 VND = 1 $ hoặc 100 VND = 1$ thì nó chỉ khác hình thức là người tat
hay vì in thêm ấy con số không thì này bớt đi mấy con số không theo đuôi hàng
dơn vị thôi chứ con tắc kè dù nó có đổi màu thì nó vẫn là con tắc kè thôi và chẳng
khác mấy.
Bởi vì trước đây giao dịch hay tính toán về nền kinh tế VN
trong năm sản xuất ra bao nhiêu triệu của triệu tỷ VND thì nếu đổi tiền thì ai
cũng rõ là như 1 $ = 1 VND thì người ta ghi cái GDP của VN năm 2016 sản xuất ra
203 tỷ VND hay 203 tỷ $, rồi giá cả lương bổng sẽ sụt xuống theo mệnh giá thì
chuyện này ai cũng biết cả.
Tuy nhiên việc ấn định tỷ giá ban đầu do NHNN ấn định thì đó
là chuyện của họ khi vừa đổi tiền, nhưng quốc tế họ sẽ ấn định tỷ giá cho đồng
tiền VND mới ấy là chuyện khác. Ôi thôi có khi ban đầu VN chốt tỷ giá 100 VND =
1 $, tức là tỷ giá giao động quanh cái neo đồng JPY của Nhật thì tôi ngần ngại
tính ra luôn là chỉ cần một vài hôm hay 1 tuần lễ mới ra mắt cái neo tỷ giá 100
VND đổi được 1 $ thì nó sẽ bị bứt neo có thể 1000 VND mới mua được 1 $, tức là
nó sẽ mất giá khủng khiếp còn hơn chuyện trượt giá từ tỷ giá hiện tại 22.717
VND = 1 USD biến thành 70.000 VND = 1 $ hay cả 100.000 VND = 1 $,….
Ôi thôi, trong lịch sử những quốc gia dễ nhớ mắc nợ và vỡ nợ
đồng bạc của họ bị mất giá nặng nhất thì họ in tiền theo đà tăng mệnh giá lớn
chứ chả có ai có cái bộ óc vĩ cuồng như quan chức VN nghĩ ngược lại là in tiền
mệnh giá nhỏ để họ nghĩ rằng đồng bạc của họ tăng giá mà trái lại họ lại trả
giá đắt hơn. Xứ Argentina có đồng Peso (ARS) thì có thành tích vỡ nợ nhiều lần
thì họ cũng chả đổi tiền từ mệnh giá lớn sang mệnh giá nhỏ cho tính toán, đó
là trong lịch sử của nó thì tháng Giêng
năm 1992 khi 1 USD chưa thể mua nổi 0,98 ARS. Hiện nay 1 USD =17,6544 ARS, tức
là 1 ARS chỉ đổi được 0,0566432 USD thôi. Mức trượt giá tệ hại nhất vào tháng
7/2017 khi 1 $ đổi được tới 17,80 Peso (ARS). Đồng Real của xứ Brazil (BRL).
Trong quá khứ đơn vị tiền tệ của họ từng được định giá 1 $ = 0,01 BRL vào tháng
2/1993. Bây giờ 1 USD mua được 3,29282 BRL, mức trượt giá cao nhất phải tới
4,18 Real mới mua được 1 $ vào tháng 9/2015,…. Đó là bởi vì giá trị đồng
tiền các quốc gia này buộc phải định giá lại so với những gì đồng tiền đó lưu
hành để trả ra theo kích thước và sức mạnh nền kinh tế đó cũng như tốc độ tăng
cung tiền.
VN trước đây đổi tiền là khác biết rất lớn, đó là họ đổi tiền
khi nền kinh tế này đóng cửa và bao cấp, họ có thể bắt tất cả người dân bù đắp
tài sản cho thành tích điều hành kinh tế kém cỏi của chế độ họ. Chẳng hạn vào
tháng 9/1985, tỷ giá niêm yết ấn định tùy tiện của đồng bạc gọi là “tiền đồng”
gi tắt là “đ” thì 15 đ = 1 USD, thì ngay sau 1 năm sau là năm 1986 thì 150 đ mới
đổi được 1 $. Tuy nhiên nếu ai là một
chiến lược gia phân tích tài chính giàu kinh nghiệm có thể dễ dàng nhận thấy đồng
tiền VND được định giá trong hoàn cảnh khá thuận lợi vào năm 1985 ấy. Đó là bởi
vì chỉ số đo lường đồng Dollar Mỹ hay DXY, hoặc USDX vào tháng 2/1985 đạt mức
cao kỷ lục mọi thời đại của nó là tăng lên mức 164,72. Tức là đồng USD, tức là
tăng tới 64,72% kể từ khi nghiệp vụ của chỉ số USDX này ra đời năm 1973 lấy mốc
chuẩn ban đầu của chỉ số USDX này là 100. Sau ấy đồng USD đảo chiều sụt giá,
nhưng đồng bạc tiền đồng không tăng giá mà còn sụt giá tệ hại hơn dù không tham
gia vào nền kinh tế thị trường thời đó.
Điều bất hạnh là đến mãi năm 1990 thì có lúc phải cần tới
7.500 đ mới mua được 1 USD, và người ta nghĩ đến viễn ảnh đổi tiền, nhưng thực
tế VN cũng không dám đổi tiền, và họ chỉ phát hành tiền mới là tờ giấy bạc
Polymer có mệnh giá cũng khá lớn là hơn 10 năm sau NHNN VN đưa ra các tờ tiền mệnh
giá 10.000 vnd, 20.000 VND, 50.000 VND, 100.000 VND, 200.0000 VND, 500.000 VND
chứ không phải đổi tiền trở lại mệnh giá nhỏ vì rất rắc rối và tốn kém, họ in
tiền mới ấy và vẫn cho lưu hành thanh toán song song cùng tờ tiền mệnh giá
ngang tiền giấy cotton cũ phát hành trước đó để thu hồi dần dần bằng đồng tiền
Polymer phải mất nhiều năm dài dai dẳng mới thu hồi được nó chứ không dễ đổi tiền
là được.
Bởi vì bây giờ VN đã
cho lưu hành tờ tiền mệnh giá hiện hành là tờ Polymer là chất cao tới cả sao Hỏa
thì làm sao thu hồi hết được, kể cả các tờ trái phiếu nữa,…
Kết luận của tôi là những người công sản theo chủ nghĩa
Marx-Lenin thì họ hay mơ chuyện vĩ đại hoang tưởng là cái gì cũng muốn theo ý họ
bởi họ tin rằng họ đang sở hữu sức mạnh đỉnh cao tối thượng siêu thần thánh là
những ông thánh nhân chưa bao giờ biết làm kinh tế hay kinh doanh như Karl Marx
và Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin nên hay bị mắc chứng ảo giác đủ thứ,
hãy nhớ rằng một đồng bạc không hẳn nó to lớn về mệnh giá hay nó thấp về mệnh
giá là thể hiện sức mạnh nền kinh tế. Chẳng hạn đồng yen hay JPY của Nhật có mệnh
giá lớn hơn đồng Baht Thái, đồng Ringgit Malaysia,.. và nhiều đồng tiền khác, bởi
lẽ người ta định giá đồng bạc là cái neo cơ sở ban đầu chứ không do đồng tiền
này có mệnh giá nhỏ có sức nặng về kinh tế lớn hơn đồng tiền kia có mệnh giá lớn,…mà
quan trọng người ta đo lường sức mạnh đồng tiền đó bằng sự hồi phục giá trị của
nó. Chẳng hạn đồng JPY của Nhật từng mất giá kỷ lục vào cuối năm 1975 là phải tới
306,84 JPY mới mua được 1 $ nhưng nó cũng tăng giá kỷ lục vào tháng 10/2011 khi
chỉ cần 75,74 JPY là đã có thể mua được 1 $. Đó là sức mạnh của đồng tiền đo lường
sức mạnh nền kinh tế của họ, chứ người ta không đo lường sức mạnh nền kinh tế bằng
việc đồng bạc tiền đồng của VN khi đổi tiền lần thứ 6 và sau ấy định giá 15 đ =
1 USD (1985) và đồng bạc trượt giá xây cái bậc thang leo lên mức 22.717 VND =
1$. Có thể tính chính xác hơn mức trượt giá khi VN chưa tham gia thị trường là
năm 1990 thì có lúc phải cần tới 7.500 đ mới mua được 1 USD mà đã xây cái bậc
thang trượt giá tới tận cung Trăng của chị Hằng Nga thì quả là đầu óc siêu
nhân điều hành kinh tế mới làm lên chuyện vĩ đại như vậy, dù nước khác người ta
có phá nát nền kinh tế và vô chính phủ hay chẳng cần chính phủ, hay thống đốc ngân hàng trung
ương hay bộ tài chính điều hành thì họ cũng chả thể làm đồng tiền mất giá đến
như vậy.
Chị chưa hiểu bản chất của việc đổi tiền bên VN. Nó không phải là bỏ bớt số 0 cho gọn, cho tiện giao dịch như mấy lời ngụy biện, hoặc thay tờ này bằng tờ khác mệnh giá tương đương. Mà thực chất là một dạng quịt nợ, cướp trắng của cải của dân. Khi đổi qua tiền mới thì tiền cũ thành rác hết, những đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân sẽ thành vô giá trị. Ngoài ra, khi đổi tiền thì ép dân phải bán vàng, bán USD, bán ngoại tệ ra để đổi tiền mới, không thì chẳng sống dược. Như vậy là hoàn thành mục tiêu huy động vàng và ngoại tệ, đồng thời chống dollar hóa và vàng hóa. Đó mới là mục đích thật sự của họ. Còn đổi tên nước thì lộ quá, nên họ dẹp lâu rồi, mà quay sang đánh bất ngờ như 3 lần trước.
Trả lờiXóacó 2 Nguyên nhân chính bắt buộc phải đổi tiền. 1) Siêu lạm phát, khi cung tiền quá nhiều, nên phải đổi tiền để giảm cung, làm tăng giá trị đồng tiền, giảm lạm phát. 2) Bể nợ, phá sản hệ thống ngân hàng. Nên cũng gây siêu lạm phát, rồi phải đổi tiền để quịt nợ, xóa bàn làm lại. VN thì rơi vào cả 2 trường hợp, nên bắt buộc phải đổi, chứ không còn cách nào khác. Họ vừa in ra 1.4 triệu tỷ đ trong năm nay, để đẩy tăng trưởng tín dụng và GDP lên. Rồi họ còn cả đống nợ xấu và ngân hàng phá sản kỹ thuật, thì thế nào cũng bể nợ, sập ngân hàng, thì cũng phải đổi tiền thôi. Cuối cùng là nợ công và ngân sách cạn kiệt, thì bắt buộc đổi tiền quịt nợ, kiếm thêm vàng và dollar trả nợ ngoại quốc. Đường nào cũng phải kết hối, kết kim, đổi tiền cả, không thể tránh được. Hiện tại thì tiền mới đã in ra rồi, chỉ chờ lệnh đổi thôi, nên chị khỏi cần lo bò trắng răng.
Chị phải đọc lại lịch sử 3 lần đổi tiền, thì mới hiểu âm mưu, mục đích, thủ đoạn của VC. Không thể hiểu VC theo cách người phương Tây như vậy, vì VC thành tinh rồi, trí não người phương Tây không hiểu nổi mưu mô của họ đâu.
http://danquoc.blogspot.com/2013/04/oi-tien.html
Đúng vc chỉ toàn âm mưu với thủ đoạn. mà giả sử như giờ ai đó đang nợ ngân hàng mấy chục tỉ tiền đồng, rồi ngay mai đổi tiền cái thì có xóa nợ luôn không nhỉ? Bởi vì tiền đồng đã thành rác rồi.
Xóanó là băng đảng chuyên đi ăn cướp tài sản của người dân mà bạn, ai cũng biết cả.
XóaHế hế "Có thể tính chính xác hơn mức trượt giá khi VN chưa tham gia thị trường là năm 1990 thì có lúc phải cần tới 7.500 đ mới mua được 1 USD mà đã xây cái bậc thang trượt giá tới tận cung Trăng của chị Hằng Nga thì quả là đầu óc siêu nhân điều hành kinh tế mới làm lên chuyện vĩ đại như vậy, dù nước khác người ta có phá nát nền kinh tế và vô chính phủ hay chẳng cần chính phủ, hay thống đốc ngân hàng trung ương hay bộ tài chính điều hành thì họ cũng chả thể làm đồng tiền mất giá đến như vậy."
Trả lờiXóaKết luận hay lắm Chị!
Khà...khà..nể chị Phương Thơ thật đó..vì đã sáng tạo ra cách du hành sao hỏa bằng phương pháp chất đống tiền và giấy nợ của nước CHXHCNVN..cứ thế mà leo..té chết ráng chịu..phải đề cử Chị Phương Thơ tranh giải Nobel trái cóc xanh mới được
Trả lờiXóaCảm ơn PT.
Trả lờiXóaCảm ơn bài viết của cô Phương Thơ.
Trả lờiXóaỞ VN đang có trào lưu tranh thủ kiếm chác, họ - những người lãnh đạo thực ra không làm những công việc danh nghĩa của họ mà trí tuệ của họ ưu tiên làm những việc ngầm có lợi ích riêng và nhỏ mọn, nên chuyên môn sẽ nghèo nàn. Ngay cái cơ sở tư tưởng triết học Mark luôn ra miệng tôn sùng cũng chẳng có mấy người bận tâm và hiểu đâu.
Trả lờiXóaBằng chứng tạm thấy như: "vật chất không tự sinh ra " mà "phải có sự chuyển đổi từ nguyên liệu đầu vào mới thành của cải được" tức là phải lao động sáng chế . Nhưng họ không bao giờ muốn thế vì làm như vậy lâu và vất vả lắm.
Họ chỉ chờ mong vào quyền lực có được, Đảng có chính sách gì mà tự dưng tiền tài lợi lộc cứ chảy về nhà mình còn thiên hạ thì kệ chuyện thiên hạ. Chính sách của Đảng là thần thánh, phải tôn sùng và luôn tung hô
Họ bất chấp các quy luật thì cần gì phải "e ngại".vấn đề là họ đổi tiền,xong,họ lại in thêm để xóa nợ,quịt nợ ;Bởi họ chẳng có đường tiến hay lùi nào cả.
Trả lờiXóacảm ơn cô PT
Trả lờiXóahttp://m.tintucvietnam.vn/gui-tien-ngan-hang-lay-lai-cung-la-kinh-doanh-da-kinh-doanh-phai-co-rui-ro-19092
Trả lờiXóaThêm một thằng bưng bô, chị cho ý kiến về bài báo này nha chị
"…. Đó là bởi vì giá trị đồng tiền các quốc gia này buộc phải định giá lại so với những gì đồng tiền đó lưu hành để trả ra theo kích thước và sức mạnh nền kinh tế đó cũng như tốc độ tăng cung tiền."
Trả lờiXóacụ thể điều gì buộc đồng tiền phải định giá lại vậy nhỉ
Đổi tiền lần đầu tiên là CSVN ăn cướp của nhân dân miền nam, họ chỉ cho đổi giới hạn mỗi gia đình chỉ được 200$ HCM, nhiều người phải tự tử chết vì mất hết của cải chỉ trong 1 đêm, người dân miền nam phải mang tài sản ra bán dần mòn để sống.
Trả lờiXóacảm ơn Phương Thơ rất nhìu
Trả lờiXóaCô và mọi ng cho con hỏi . Hiện tại thì con gui tiết kiệm ở bank khoảng 100 triệu hồ . Thì có nên rút ra và mua vàng với đô dự trữ ko ạ . Chứ chúng nó đổi tiền với phá sản thì mất trắng . Bao năm mới tích cóp mới có dc , mà chúng nó cướp trắng như thế thì khổ lắm . Mọi ng tư vấn giúp con dùm .
Trả lờiXóahaaaaaâ chị PT đúng là cao thủ, chúc chị sức khỏe dồi dào để tiếp tục khai dân trí cho người dân vn.
Trả lờiXóa