Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018


Vì sao các giấc mơ vĩ cuồng đầu tư chục tỷ đô ở VN đều bị thất bại


Đây có lẽ là hồ sơ kinh tế, đầu tư mà nhiều năm tôi mỉa mai về sự vĩ cuồng mà còn cuồng dại của một số doanh nghiệp, tỷ phú VN, cũng như cả hệ thống chính trị và chính phủ quốc gia này bị rơi vào bẫy việt vị thất bại bẽ bàng là quy hoạch tốn kém xong để đó vì không có tiền đầu tư, tỷ phú ảo và doanh nghiệp vốn ít nợ nhiều thì bỏ trốn không nói lời tạm biệt, đó là chuyện hài kịch đang diễn ra ở VN bao nhiêu năm rồi và bây giờ vẫn thế.

Về các dự án đầu tư vĩ cuồng thì đầu tiên tôi nhắc lại đó là sự thất bại của Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) khi háo danh đầu tư vào xây dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội với vốn đầu tư ban đầu vẽ ra là 28 tỷ USD, và sau đó hạ xuống còn 22 tỷ USD rồi sau đó tập đoàn PTT này biến mất bí ẩn, và nó để lộ ra một sự thật kém chuyên môn nhất của cả hệ thống kinh tế của chính phủ VN lẫn hệ thống chính trị của tỉnh Bình Định, đó là từ ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho tới 6 hay 7 cấp phó thủ tướng, và dưới nữa là Bộ Công thương, Bộ Tài chính, hệ thống cố vấn kinh tế của chính phủ và hàng loạt những ông bà giáo sư tiến sĩ quốc doanh đều sai hết.

Các dự án vĩ cuồng khác, như dự án siêu kế hoạch 37,3 tỷ USD của Nhật xây thành phố thông minh tại Hà Nội, kế đến là ông Chủ tịch Geleximco Vũ Văn Tiền đề xuất xây cất dự án gọi là “4 siêu dự án hơn 50 tỷ USD” để xây đường cao tốc Bắc Nam đoạn Thanh Hóa - Hà Tĩnh và Tp.HCM đến Khánh Hòa, dự án đường bộ cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành,…rồi dự án gọi vốn IPO 100 tỷ USD của doanh gia nào đó ở VN, và mới đây Tập đoàn IPP muốn huy động nguồn vốn khoảng 50 tỷ USD vào đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong,…và điều quái đản hơn là những lãnh đạo doanh nghiệp này đều được ung dung đi lại trong phủ thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, và được lãnh đạo cao cấp nhà nước tiếp đón như một thượng khách nguyên thủ của quốc gia.

Tôi thì giật mình là sau đó tất cả đều là những dự án vẽ ra của ‘siêu dự án con lừa của thế kỷ 21”. Và nó phơi bày sự yếu kém tột cùng của bộ máy điều hành kinh tế và thẩm định rủi ro của đất nước này. Nó cho thấy cả hệ thống điều hành kinh tế của VN không có bất cứ một chuyên gia hay chiến lược gia phân tích am hiểu thị trường để thẩm định rủi ro dự án đầu tư, và nó gây ra sự mất thời gian cho cả hệ thống lãnh đạo cao nhất của chính phủ VN khi dành tiếp đãi những doanh gia, hay nói đúng hơn là “doanh gian” hay mơ chuyện vĩ cuồng là họ thích đọc truyện cổ tích thay vì họ nên đọc truyện “Mô hình Ponzi”, và cần đọc các tiểu thuyết Enron, Bernie Madoff để nghiệm ra cho mình bài học thực tế hơn.

Trở lại chuyện các dự án huy động vốn con lừa của thế kỷ 21 tại VN bị thất bại mà tôi hay cảnh báo trước đây và sau này vẫn thế, đó là tôi nhắc lại chuyện bài học vỡ lòng khi huy động vốn vay nợ trên thị trường tài chính quốc tế. Đó là trong hệ thống đòn bẩy vay nợ tài chính cũng như huy động vốn của hệ thống tài chính hiện đại ngày nay thì bất kể công ty nào cũng niêm yết giá chứng khoán của họ, và chủ tịch CEO lãnh đạo và giới cổ đông, và công chúng đông đảo nắm giữ là người quyết định khả năng tài chính của công ty. Ví dụ như nắm giữ chứng khoán, và trường hợp khác là quỹ đầu tư vốn, và nó cũng được thông qua sự đánh giá tín nhiệm của công ty đó như hình thức đánh giá tín nhiệm của các chính phủ mà các hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings hay làm nghiệp vụ thẩm lượng rủi ro các tờ trái phiếu của các chính phủ đi vay.

Về bối cảnh huy động vốn vĩ cuồng của các doanh gian VN, đó là tôi hay nhắc lại kinh nghiệm bài học cũ. Đó trường hợp Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, hay UAE, mà điển hình là thành phố Dubai khi huy động vốn ban đầu 60 tỷ USD để đầu tư hạ tầng của họ, và sau đó huy động thêm 90 tỷ USD trái phiếu có đảm bảo của Saudi Arabia và nhiều tổ hợp ngân hàng tài chính quốc tế tham gia bảo lãnh và cho vay nợ thì cái giá của nó rất rẻ và rất hiệu quả so vơi việc huy động vốn siêu đắt đỏ của Hà Nội khi có kế hoạch 37,3 tỷ USD của Nhật xây thành phố thông minh.

Lý do UAE dễ dàng bảo lãnh vốn vay tài chính lớn lãi suất rẻ, đó là họ có khả năng trả nợ, và đánh giá tín nhiệm trái phiếu chính phủ khá cao từ cấp AA. Trong khi VN là cấp rác B1 cho đến BB- thì đó là mức rác của các tờ trái phiếu của VN nếu phát hành nợ huy động vốn cho đầu tư, kể cả đứng ra bảo lãnh cho tư nhân vay nợ cũng thế.

Chuyện khá chuyên môn nữa trong bài học vỡ lòng để huy động vốn đầu tư lớn. Nếu như các nước khác họ dễ huy động vốn, đó là bởi vì đánh giá tín nhiệm trái phiếu của chính phủ nước đó ở mức độ khả tín đáng tin cậy. Đầu tư dự án có chi phí thấp, phẩm chất dự án đầu tư có hiệu quả cao không có chỗ đứng và chân đứng cho nạn tham nhũng và lợi ích nhóm đất sống, VN thì toàn là thứ sâu bọ tham nhũng cả các dự án xã hội hóa quốc gia thì càng khó đi vay. Chẳng hạn thành phố Dubai họ có thể xây cất đường siêu xa lộ cao tốc 12 làn xe chất lượng bảo hành 50 năm mà chi phí giá thành thấp chỉ bằng  1/3 của VN, đó là VN xây xa lộ cao tốc chỉ có 6 làn xe thời gian bảo hành thấp và dễ hư hỏng xuống cấp mà còn đắt hơn gấp 3 lần chi phí xây dựng của thành phố Dubai thì VN gặp rủi ro khó vay nợ được, nhất là doanh gian và doanh nghiệp tư nhân VN cũng thế.

Đối với doanh nghiệp rồ dại VN, họ hay có những ý tưởng rồ dại và hay bị quốc tế khinh miệt mà còn miệt thị, đó là họ làm giàu đi lên từ đất, như các dự án bất động sản, vốn liếng chủ sở hữu chỉ dăm vài ngàn tỷ VND hay quá lắm là chục ngàn tỷ VND thôi, nhưng cũng tự tin huy động vốn để kiếm ra 50 tỷ USD, hay 100 tỷ USD để đầu tư cho các dự án vĩ cuồng, họ cứ nghĩ là có tài sản thế chếp như các dự án đầu tư sân golf, khách sạn, biệt thự, khu nghỉ dưỡng,….để xem như đó là tài sản định giá để thế chấp đi vay. Nó cũng áp dụng cho chính phủ VN cũng thế, là chính phủ VN khi đi vay cũng vậy là họ cứ nghĩ là có tài sản đất đai, mấy trăm hay mấy ngàn tòa nhà cao tầng trọc trời, rồi bãi biển, bờ biển để xem như đó là tài sản thế chấp đi đi vay.

Tuy nhiên trên thị trường tài chính quốc tế thì họ không cần mấy thứ đó, họ chỉ cần là đi vay thì có khả năng trả nợ hay không? Và họ cũng chẳng cần đưa người của họ tới tận VN để đi xem các trụ sở tòa nhà cao tầng trọc trời hoành tráng, hay các công trình thi công vẽ ra trên giấy hoặc sẵn có như  sân golf., biệt thự, khách sạn, rồi đất đai cảng biển, đặc khu kinh tế,…để có thuyết phục vốn vay 50 tỷ USD, hãy nhớ rằng giới đầu tư và thị trường tài chính họ không cần quan tâm mấy thứ vớ vẩn đó. Và họ chỉ quan tâm làm mấy thứ đó có thể kiếm ra tiền để trả nợ cho họ hay không, nếu họ thẩm định thấy rằng đó là dự án con lừa thế kỷ là vay nợ chỉ có trì hoãn trả nợ là xin ân hạn giãn nợ thì đừng có thuyết phục hay cố đi vay nợ nữa, dù có là công ty tài chính hay các quỹ đầu tư cũng vậy, vì giới cổ đông sẽ không chấp nhận cho vay huy động vốn đó thì cũng là con số không vậy thôi.

Cái chuyện rất chuyên môn nữa là hiện nay trái phiếu quốc trái của chính VN phát hành nợ còn chưa thể đi vay được 3 tỷ USD vốn tài chính thì huống hồ mấy công ty tư nhân cò con của VN kia đòi huy động vốn vay 50-100 tỷ USD. Vì khi doanh nghiệp tư nhân đi vay nợ kiểu đó mà mất khả năng chi trả thì xù nợ, mà doanh nghiệp tư nhân đi vay thường phải trả lãi cao hơn chính phủ đi vay. Lý do mấy tờ trái phiếu chính phủ đi vay thì an toàn dù mất khả năng chi trả thì vẫn còn có thể in tiền ra trả bằng cách bắt tất cả người dân trả nợ qua thuế và lạm phát. Trong khi mấy công ty doanh nghiệp tư nhân của VN chỉ là hạng bát nháo chợ búa, và có thành tích đi vay mà hay quên ngày trả nợ.

Về chuyện vay nợ huy động vốn kiểu này thì tôi hay phân tích nhiều lần rồi nên không nói lại nữa, nhưng kết luận ngắn gọn là sự thật bẽ bàng là tất cả các dự án đầu tư vĩ cuống “tỷ USD”mà tôi hay mỉa mai đó thì nó tạt gáo nước lạnh sự thật bẽ bàng cho cả mấy doanh nghiệp VN lẫn doanh nghiệp Thailand, lẫn chính phủ VN, vì có lẽ họ sau khi vẽ ra dự án đầu tư đó và đi vay nợ của các tập đoàn tài chính quốc tế thì bị người ta từ chối cho vay nên xấu hổ âm thầm rút chạy khỏi VN mà chả có lời giải thích nào, còn chính phủ VN thì ngơ ngác khi đã quy hoạch dự án và ngóng đợi trong tuyệt vọng, vì mấy nhà đầu tư và doanh nghiệp tư nhân kia bỏ của chạy lấy thân cho có danh dự vì không huy động được vốn tỷ USD thì chờ họ làm gì nữa, và tốt nhất là trả lại đất đai quy hoạch đó cho người dân họ sản xuất thì còn hữu ích,…

9 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. cảm ơn chị!
    thời tiết saigon dạo này nóng lắm nên có lắm kẻ tâm thần làm kinh tế cuồng điên.

    Trả lờiXóa
  3. Chị viết bài này quá thấm thía cho Việt Nam . Ông Cha có câu " Trông mặt mà bắt hình dong " . Khi quốc tế nhìn vào bộ mặt quốc gia VN , cụ thể hơn là bộ mặt các ông bà lãnh đạo VN ngày nay thì chị nói là họ làm giàu qua các dự án BĐS là chưa chính xác . Họ làm giàu bằng " CƯỚP " đất người dân , " CƯỚP " tài nguyên khoáng vật , mỏ dầu bán giá vô tội vạ mục đích cuối cùng là làm lợi cho ... các cá nhân , nhóm lợi ích mà thôi . Khi mắc nợ họ đổ lên đầu toàn dân ( người dân không vay ) và dùng 90 triệu dân làm nô lệ để bán cho ngoại bang . Một ngày không xa , kinh tế lụn bại họ sẽ bán VN mà thôi . Còn về thuyết " kinh tế Ponzi " hả ? Họ không cần qua tâm . Họ vay được thì họ áp dụng Ponzi trả lãi một phần , chia chác nhau một phần lớn để sau đó để lãnh đạo sau ôm cục nợ to hơn lại tìm cách " Cướp" mạnh hơn . Khi nào không chịu đựng nổi bán VN cho TQ để họ trả nợ giùm .

    Trả lờiXóa
  4. Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 50 tỷ USD.
    Cảm ơn PT.

    Trả lờiXóa
  5. Nghĩ cho đến cùng những gì chị nói đến con kiến trong lỗ cũng phải bò ra nghe, tiền bạc nó là gì khi mà đất nước mình cũng phải rời bỏ đi nơi khác rồi còn anh em họ hàng con cháu mình đời sau nữa chư. Nhìn cảnh đất nước bị xâu xé, tài nguyên bị bán rẻ, tính mạng bị xâm hại tất cả ngừoi dân phải tự đứng ra bảo vệ mình trước thực phẩm bẩn, hàng giả hàng nhais tràn lan, tiền thật mua hàng giả, biển đảo bị xâm hại! Không lẽ đời người chỉ có tiền sống sung sướng trong nỗi khổ của đồng bào và đất nước ?

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết rất hay. Tất cả những dự án vẽ ra ở Việt Nam đều là của "siêu dự án con lừa của thế kỷ 21". Và nó phơi bày sự yếu kém tột cùng của bộ máy điều hành kinh tế và thẩm định rủi ro của đất nước này.

    Trả lờiXóa
  7. àng đọc PT càng thấy chán cho não trạng của quan chức vn. Kg biết họ có rút ra được kinh nghiệm gì qua những phân tích sâu sắc của PT ? Cầu mong họ bừng tỉnh và dừng lại những dự án vĩ cuồng tổn hại sức dân.

    Trả lờiXóa
  8. Muon tim xep hang tin nhiem tin dung viet nam thi tim kiem thong tin tai dau vay add

    Trả lờiXóa
  9. Lau quá k thấy chị viết bài. Mong các bài phân tích của chị

    Trả lờiXóa