Câu chuyện “Đề xuất nâng tuổi hưu nam lên 65 tuổi, nữ 60 tuổi”
Đây là chủ đề khá chuyên môn là rất quan trọng trong phân
tích kinh tế học, vì nó ảnh hưởng đến cả năng suất lao động cũng như rất rộng về
vấn đề kinh tế của mỗi quốc gia.
Trước tôi tóm lược và nhắc lại chuyện cũ mà lại rất mới và rất
thực tế, đó là tại VN thì quan chức VN hay mỉa mai do trình độ dân trí VN thấp
nên cần có sự định hướng của đảng,….”. Mẫu chốt là ở chỗ đó, và quả nhiên nó
cũng đúng chứ không sai, và người ta còn mỉa mai nói dân VN khéo chịu đựng tốt
nhất thế giới.
Lý do tôi nhắc lại về nghiệp vụ đề xuất tăng tuổi lao động tại
VN, đó là kẻ đề xuất đó là ai, nếu kẻ đề suất ấy là ộ trưởng Bộ Lao động,
thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung trình ra thì tôi cho đó là nguy kịch và còn
nguy hiểm, bởi vì hãy nhớ rằng ông này có thành tích “gian lận thi cử, bị lập
biên bản và hội đồng tuyển sinh sau đại học của trường Học viện hành chính quốc
gia trừ 50% số điểm”. Tức là nguồn dẫn rõ ràng để những dư luận viên không ưa tôi
sẽ phải suy nghĩ lại. Cụ thể link dẫn: https://tuoitre.vn/vi-pham-quy-che-thi-tien-si-ong-dao-ngoc-dung-bi-tru-50-diem-thi-149687.htm
, đó là báo chính thống của dảng đăng vẫn
còn lưu, một số bài bị xóa bỏ và tháo gỡ.
Tuy nhiên tôi thì không hiểu làm sao mà ông này lại leo lên
chức vụ cao hơn đó là chuyện trong nước mà người dân VN có lẽ đã quên rồi chứ
quốc tế thì họ chưa khi nào quên chuyện này, vì bây giờ ông Đào Ngọc Dung này
đang chiễm chệ ngồi cái ghế rất cao Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
có lẽ tôi nói thẳng là mua quan bán chức cũng có thể không loại trừ, hoặc vì
ông này Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tức là
hạt giống đỏ của đảng họ tự đề xuất thì quả là chuyện hài hước. Nhưng ông này nói trắng ra là có trung ương đảng gợi ý thì người ta sẽ giật mình là nhóm lãnh đạo sau này của của nhiệm kỳ 2016-2021 đáng có khá nhiều người mắc kẹt về tuổi về hưu, nếu nâng như dự kiến thì khối kẻ sẽ ngồi thêm 1 hay 2 nhiệm kỳ nữa thì quả là chuyên như đùa.
Tôi vẫn nói về chuyện thời
sự tại VN, và phần sau tôi đề cập đến vấn đề lao động trong kinh tế. Cái chuyện thời sự này nghe tưởng chừng đơn
giản, đến khi một số tờ báo đảng họ còn thốt ra là chuyện nâng tuổi về hưu đó
là “Với cán bộ công chức, hành chính nhà nước, việc nâng tuổi về hữu đó dẫn đến
tình trạng tham quyền cố vị".
Có lẽ tôi chỉ ra vào điểm ly kỳ mà ở VN có lẽ ít ai nhận ra
chuyện nâng tuổi về hưu này, nếu lấy con số tuổi về hưu nam, tức là đàn ông mà
người ta đề xuất là từ 60 lên 65, hay thấp hơn là 62 thì ta có những chuyện bi
kịch cho VN, vì có rất nhiều ông bà lãnh đạo nhiệm kỳ 2016-2021 này sẽ tiếp tục
được ngồi thêm 2 nhiệm kỳ nữa, thay vì họ có thể chỉ làm hết nhiệm kỳ
2016-2021. Cụ thể như tôi lấy ví dụ ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Việt Nam bất tài vô năng lực hiện tại của VN, thì ông này đang lưng chừng 57 tuổi,
có lẽ sẽ chỉ làm hết nhiệm kỳ là năm 2021 là vừa đủ tuổi về hưu 60, bây giờ dù
có nâng lên tuổi về hưu cho là 62 đi chăng nữa thì ông Đinh Tiến Dũng vẫn có khả
năng được chỉ định làm thêm đủ nhiệm kỳ thứ 2 nữa cũng chẳng ai bắt bài. Thậm
chí ngay cả ông Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Đào Ngọc Dung bất
tài vô năng lực này cũng có thể làm tiếp một nhiệm kỳ nữa dù tuổi nghỉ hưu có
là 62 hay 65 đi nữa, nếu chẳng may ông này thăng chức nắm những chức vụ cao hơn
chức bộ trưởng lao động trong vấn đề kinh tế thì đúng là khốn khổ cho người dân
VN quá bất hạnh.
Tôi trở lại hồ sơ kinh tế học trong vấn đề lao động thì tôi
giật mình là vì sao tại VN lại để cho một kẻ quay cóp, và chỉ biết lý luận
chính trị của đảng mà đi làm chức Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
mà trong kinh tế nó rất quan trọng. Bởi lẽ tất cả các ngân hàng trung ương của
các nước họ đều có nghiệp vụ theo dõi tỷ lệ thất nghiệp của người lao động, số
người tham gia lao động trong kinh tế, số người lao động nghỉ hưu hay tới độ tuổi
lao động, họ còn thống kê phân tích dự báo kinh tế và số người lao động của hộ
gia đình có bao nhiều người có khả năng tự chủ chi tiêu, tiêu dùng để phân tích
vĩ mô kinh tế và vấn đề tiêu dùng nội địa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay ngân
sách chi tiêu vào quỹ bảo hiểm an sinh xã hội,….để tính ra cái rộng hơn như giảm
thuế hay tăng thuế,….
Hãy nhớ rằng một số quốc gia còn chỉ định các cố vấn kinh tế
không thể thiếu cho chính phủ để theo dõi tình hình thống kê kinh tế, hay đọc
và phân tích các dữ liệu thống kê về lao động của các tổ chức phân tích kinh tế
của họ như ngân hàng trung ương, hay các phân tích của các chiến lược gia phân
tích kinh tế vĩ mô quốc tế, hay trong nước nhằm phân tích theo dõi hồ sơ cho
lãnh đạo của họ.
Cụ thể họ luôn có cố vấn kinh tế cao cấp như chuyên nghiên cứu
về thị trường lao động, nhập cư và phát triển nguồn nhân lực mới, đây là cố vấn
phải có chuyên môn về phân tích kinh tế học, và cũng phải rất giỏi toán học
trong thống kê, thậm chí họ phải có chuyên môn kinh nghiệm từng là chiến lược
gia phân tích kinh tế vĩ mô của các định chế tài chính có uy tín, hoặc từng là
Giáo sư, Phó giáo sư đã từng giảng dạy kinh tế tại các trường đại học,… . nó
không phải là chuyện đùa đâu nhá.
Chính vì mức độ rất nghiêm trọng khi quyết định tăng hay giảm
tuổi lao động đó mà khi các quốc gia đưa ra đề xuất ấy và nó cần phải được tất
cả các tổ chức kinh tế của quốc gia đó tham gia đánh giá, từ quốc hội cho đến
các bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương, rồi các chuyên gia
phân tích kinh tế hay các giáo sư đại học phân tích và phản biện hậu quả tiêu cực
và tác động tích cực của việc tăng/giảm tuổi về hưu đó. Chon nên cái chỉ số
kinh tế về tuổi về hưu lao động này gần như có những quốc gia cả 1 thập kỷ tức
là 10 năm thì họ cũng chưa khi nào tùy tiện nói tới vấn đề này. Ví dụ như TQ
hơn 10-năm nay rồi thì họ vẫn giữ tuổi về hưu cho lao động am giới là 60 tuổi.
Trong khi nữ giới là 50 tuổi, họ chỉ đặc cách cho một số lãnh đạo quan chức
đang có uy tín thì có thể ngồi ghế làm tiếp mà không cần phải tới 60 tuổi là
nghỉ hưu.
Đối với VN nếu nang tuổi về hưu cho nam giới là 65 tuổi thì
điều đó sẽ lớn tuổi hơn các nước EU mà tính trung bình cho 28 nước EU đó, tức
là tuổi về hưu của Âu châu sẽ gần như ít hơn 1 tuổi do với VN. Vì ngay cả nước
Đức, Pháp, Thụy Sĩ, UK,… họ chủ yếu lao động bằng trí tuệ thì tuổi về hưu của họ
là 65 tuổi. Thậm chí là nước Pháp thì độ tuổi đó là 62, ngay cả Phần Lan cũng
chỉ là 63 thôi.
Ôi thôi, ngay cả dân Singapore, Nauy, Thụy Điển, Nhật Bản thì
tuổi về hưu của nam giới chỉ là 62 tuổi, dù rằng dân số họ là lão hóa là dân số
già thiếu người lao động trầm trọng, vậy mà tuổi về hưu cũng chỉ là 62 thôi.
Ngay cả nước Nga, đất rộng người thưa, là nước Nga có diện tích đất đai lớn nhất
thế giới mà dân số ít ỏi nhất thế giơi nếu so với khả năng sản xuất và diện
tích cũng như GDP của họ, tức là dân số Nga có 147 triệu dân mà đang cáng đáng
rất nhiều thứ cho kinh tế, lao động đến đi lính trong quân đội,… thì cộng với
dân số già và lão hóa đó thì độ tuổi về hưu của người Nga chỉ là 60 tuổi thôi.
Chuyện còn khá hay nữa là độ tuổi của người Hàn Quốc thì khá
thấp là trong năm 2017 thôi, tức là 55 tuổi về hưu cho nam giới và hiện nay độ
tuổi đó là 60 tuổi thôi, tức là những năm trước thì độ tuổi đó chỉ có 55 tuổi
thôi (nữ giới cũng vậy).
Lý do khi áp dụng nâng tuổi về hưu đó thì Hàn Quốc đã bỏ ra
rất nhiều công sức nghiên cữu khi từ năm 2016 họ nhận thấy rằng, Hàn Quốc đang
thiếu lao động rất nghiêm trọng, quốc gia thì có dân số già và lão hóa tăng
nhanh, dân số trẻ ở độ tuổi tham gia lao động thì ít hơn dân số già nghỉ hưu,
điều đó nguy hiểm cho Hàn Quốc, vì một quốc gia quá nhiều công ty có phẩm chất
quốc tế khi mà dân số lại thấp là chỉ có 50,6 triệu dân (năm 2015), và cũng
chính năm 2015 đó GDP kinh tế Hàn Quốc bất ngờ co cụm suy yếu, và người ta nghiệm
ra rằng nó do số dân tham gia lao động thấp hơn số người nghỉ hưu quá nhiều. Và
họ cần nâng tuổi về hưu lên, vì khi thống kê kinh tế thì Tổng sản phẩm quốc nội
GDP của Hàn Quốc năm 2014 mà WB bút ghi thống kê của Hàn Quốc đã là 1.412 tỷ
USD, và năm 2015 thì GDP của Hàn Quốc nó giảm còn 1.383 tỷ USD, thì khi đó người
ta mới bắt đầu đi khảo sát và kiểm kê thì họ thấy rằng mức chi tiêu tiêu dùng của
người dân Hàn Quốc quá thấp, và giảm liên tục, công thêm các doanh nghiệp Hàn
Quốc thiếu lao động quá nhiều, các công ty Hàn Quốc họ dịch chuyển ra nước
ngoài đầu tư để có lao động, thí dụ VN họ cũng đầu tư rất lớn, chính vì đó mà
Hàn Quốc họ kêu gọi người lao động đã quá tuổi tiếp tục quay lại lao động bằng
cách nâng thêm 5 tuổi nữa cho cả nam lẫn nưa thì quả nhiên GDP kinh tế của Hàn
Quốc tăng lại như năm 2017 thì GDP đạt 1.498 tỷ USD,…..
Có lẽ hồ lao động tuổi về hưu này hôm nào tôi ghé lại phân
tích, vì nó rất rắc rỗi, tuy nhiên hãy nhớ rằng các nước dân cử là người dân cầm
lá phiếu bầu cử thì họ không nhất thiết hạn chế tuổi tác tranh cử hay điều hành
chức vụ được chỉ định, miễn là người đó được tín nhiệm thì có thể ngồi ghế điều
hành các vấn đề của kinh tế lẫn chính trị của đất nước, và họ vẫn có quyền nghỉ
hưu theo tuổi tùy thích, nên người ở nhà tại VN đừng lấy cớ đó mà viện dẫn vào
để bám quyền cố vị thì gieo họa cho quốc gia họ. Vì ở VN công chức và đảng viên
rất lớn, họ bám quyền rất lâu mà lỳ lợm bán ghế không chịu về hưu thì chả có
ngân sách nào cáng đáng trả nổi. Vì họ bám ghề cũng có thể không vì đồng lương
mà là âm mưu trục lợi lương lậu bên ngoài với nhóm lợi ích để vét một mớ tiền rồi
mới hạ cánh nghỉ hưu, đó mới là nguy hiểm.
PT có bộ nhớ tuyệt vời.
Trả lờiXóaCảm ơn PT.
Hạn hán mẹ nó lời
Trả lờiXóacảm ơn chị!
Trả lờiXóachị có thể chú ý cách việt cộng dùng từ, cựu chủ tịch và nguyên chủ tịch.
cựu tức là về hưu không còn ảnh hưởng gì đến quyền lực nữa hết, còn nguyên tức là còn đám chân rết bám lại trong chính quyền để buôn rèm nhiếp chính. vd lê đức anh, nguyễn tấn dũng ...
dân việt giỏi chịu đựng lắm chị, theo quan niệm làm lành sống thiện mà. hihi nặng lắm!
Cảm ơn bạn yêu, xin được chia sẻ để nhiều người được biết.
Trả lờiXóaHình như bạn là bạn là Ngô Trang, tôi nhớ ra rồi, có lẽ mấy năm rồi.
XóaOK, là tôi đấy, vẫn theo dõi bài viết của bạn, rất vui gặp lại bạn, chúc bạn luôn xinh đẹp và thành công.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaViệc nâng tuổi hưu tất nhiên phải có lý do chính đáng . Ở Nhật Bản chẳng hạn . Lý do chính phủ nâng tuổi hưu nam lên 65 là do nền kinh tế đang phát triển , công việc quá nhiều , người thì già đi , trẻ em Nhật quá ít nên họ nâng tuổi hưu lên 65 với nam là lý do đó . Nhưng phúc lợi XH ở Nhật rất tốt chứ không phải như ở VN . Sau 65 tuổi nếu còn phục vụ thì họ tính phúc lợi với chu kỳ là 5 năm . Ở VN thì ngược lại . GDP thiếu minh bạch , báo cáo láo . Trong nước dân mất niềm tin , tỷ lệ thất nghiệp rất cao , sản xuất phụ thuộc nguyên liệu đầu vào từ TQ ,và chủ yếu gia công chứ chẳng phát minh nào cho gọi là có . Mục đích chính quyền cộng sản muốn nâng tuổi hưu có vẻ như dành riêng cho lớp lãnh đạo cao tuổi cố bám quyền lực và cũng có thể nhằm trì hoãn vỡ quỹ bảo hiểm an sinh XH cho những công nhân lao động về hưu sau này . Thực chất khi độ tuổi lao động hay về hưu , nỗi sợ hãi tầng lớp này sợ nhất và thường xảy ra nhất là đồng tiền lạm phát . Dường như điều này chỉ xảy ra ở nước cộng sản và độc tài mà VN là một minh chứng từ sau 1975 đến nay .
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNgười Việt lao động nặng nhọc 65 tuổi thì hơi ép người quá đáng.
Trả lờiXóaquan niệm ở xứ annanm thì lao động là vinh quang, kiếm tiền là niềm vui đó chị.
Xóatheo kiểu có tiền mua tiên cũng được.
thà bị cộng sản đô hộ hơn là chết.