Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018


Trở lại hồ sơ FLC mua 24 máy bay A321NEO của Airbus Group (EPA: AIR)


Đây là hồ sơ dễ gây hiểu lầm tai hại cho nhiều người tại VN là làm thế nào FLC có thể kiếm đâu ra tiền mua được mua 24 máy bay A321NEO của Airbus.

Đó là tôi hay giải thích nhiều lần trước đây về việc các hãng hàng không VN mua máy bay Boeing (NYSE: BA), mua 100 chiếc máy bay thương mại với giá 11,3 tỷ USD,…và bây giờ đến lượt FLC mua 24 máy bay A321NEO của Airbus.

Và tôi giải thích thế này, đó là các hãng hàng không của VN có lãnh đạo nhà nước đứng ra làm thuyết khách và bảo đảm ký kết. Thí dụ Vietjet khi mua máy bay của Boeing, đó là họ được bảo đảm chắc chắn về thế lực chính trị đứng sau hậu thuẫn như Nguyễn Thanh Hà- Chủ tịch HĐQT VietJet Air, vì bà Nguyễn Thanh Hà là con gái của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và là chị gái của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Cho nên các hãng sản xuất náy bay như Boeing, Airbus họ hiểu như vậy nên dễ dàng ký kết mua bán. Chuyện giao dịch mua bán này nó rất bình thường, và các nước khác cũng vậy chứ không chỉ có riêng các doanh nghiệp hàng không VN.

Còn đối với hồ sơ của FLC cũng vậy, đó là trong chuyến công du Pháp quốc thì tháp tùng ông TBT Nguyễn Phú Trọng thì có Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết tháp tùng đi theo, và phần thưởng ông TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Pháp François de Rugy, cùng Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và Phó chủ tịch Airbus phụ trách thương mại Eric Schulz ký kết và chứng kiến biên bản ghi nhớ việc FLC bút ghi mua 24 máy bay A321NEO của Airbus Group (EPA: AIR) để FLC tung ra thương hiệu Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines).

Bởi lẽ việc ký kết giữa FLC và Airbus mà Trịnh Văn Quyết mua 24 máy bay A321NEO của Airbus mãi tới năm 2025 mới đi vào khai thác hoạt động, mà Viet Bamboo Airlines chỉ có vốn điều lệ 700 tỷ VND, cũng là hãng hàng không chưa được cấp phép hoạt động và đang xin phép, và Bamboo Airways chưa có bất cứ cơ sở hạ tầng, hay nhân lực nào cho việc có kinh nghiệm như Vietnam Airlines, Vietjet Air,…đó là chuyện rủi ro rất cao và nói cho lịch sự thì các nguyên thủ hay các tổng quản trị CEO của Airbus, kể cả Boeing Co (NYSE: BA) thì họ quen cái chuyện này, và các tổ hợp sản xuất máy bay Mỹ, Âu châu thì họ cũng hay ký kết có nguyên thủ đi theo để “đảm bảo lời hứa” dành cho một số doanh nghiệp của các quốc gia kém phát triển, là không có khả năng về tài chính, nhưng được đảm bảo bằng “lãnh đạo quốc gia”.

Có lẽ tôi đã giải thích chuyện này nhiều lần, và bây giờ là Viet Bamboo Airlines, hay trước đó là Vietnam Airlines, Vietjet và Jestar,… Đó là thực tế FLC mua 24 máy bay A321NEO của Airbus, hay các hãng hàng không khác của VN như Airlines, và Jestar chỉ là được mua cung ứng thuê cuốn gói và sở hữu khai thác bay đến một thời gian nào đó vừa bay vừa khai thác và trả tiền cho Airbus thì phía Viet Bamboo Airlines được sở hữu luôn, nó được bảo lãnh sự rủi ro từ phía Airbus và cả phía chính phủ VN.

Tức là ta hiểu đơn giản mà ở nhà người VN hay gọi là “mua trả góp”. Nếu không có tiền trả thì đối tác ngưng cấp máy bay,…

Việc mua máy bay đó nó cũng chẳng lấy làm hứng khởi của giới cổ đông Airbus cả, vì họ biết đôú tác đi đặt hàng mua máy bay đó không có tiền nhiều.

Tất nhiên việc Viet Bamboo Airlines mua máy bay của Airbus thì họ cũng chưa vội sản xuất ra những chiếc máy bay theo đơn đặt hàng, và họ sẽ chờ tới ngày FLC ứng tiền nữa (trước mắt là đặt cọc thế chấp mấy trăm tỷ VND cho Airbus khi Trịnh Văn Quyết tháp tùng TBT Nguyễn Phú Trọng sang Pháp), và đến thời gian chuẩn bị giao máy vài chiếc máy bay (không giao hết 24 máy bay A321NEO) thì Trịnh Văn Quyết của FLC sở hữu hãng hàng không Viet Bamboo Airlines mà không đưa tiền hay không mua nữa thì FLC sẽ mất số tiền đặt cọc ban đầu. Kể cả nếu không đặt đủ tiền (không phải trả đủ 3 tỷ USD) mà chỉ trả 300 triệu USD chẳng hạn, và số tiền còn lại trả dần mấy chục năm vừa bay vừa trả tiền.

Tức là tôi nói trắng ra cho mọi người dễ hiểu là nó thực chất là “bỏ tiền thuê máy bay và trả tiền sau”. Nếu có lời thì và trả tiền đúng hẹn cho Airbus thì họ sẽ tiếp tục cung ứng thêm máy bay, còn nếu kinh doanh thua lỗ vì chưa có kinh nghiệm và chưa kiếm ra tiền trả cho họ thì Airbus sẽ ngưng cung cấp máy bay, thậm chí là họ sẽ trừ tiền và thu hồi lấy lại máy bay đã cung ứng, và họ sẽ tiếp tục cho đối tác khác thuê máy bay mà gọi cho lịch sự là “mua trả góp”.

Cái chuyện mua bán này chỉ ký kết cho vui thôi, vì nó mang ý nghĩa tượng trưng về chính trị chứ không phải là kinh doanh, vì sau khi Tổng Trọng đi rồi thì Airbus họ cũng cất cái hồ sơ ký kết với FLC đó, và họ cũng quyên đi, và khi nào FLC liên hệ và đưa thêm tiền thế chấp cho họ thì người ta mới bắt đầu giao hàng, mà giao một vài chiếc tùy số tiền đặt cọc, Thí dụ chiếc máy bay có giá 100 đồng thì thế chấp cho họ 5 hay 10 đồng, rồi trả từ từ sau đó, cho đến khi trả hết và kèm theo lãi nếu có thì FLC sẽ được sở hữu chiếc máy bay đó, mà có sở hữu thì nó cũng đã cũ kỹ rồi, hoặc FLC sở hữu Viet Bamboo Airlines đó ở nhà nếu họ không khai thác hết vì ế khách thì để có tiền trang trải trả tiền cho Airbus thì FLC có thể cho các hãng hàng không khác của VN thuê nó để có được đồng nào hay đồng đó,....

Ôi thôi chuyện này tôi đã nói nhiều lần rồi. Vì kiếm ra 3 tỷ USD nó không phải là tiền cổ phiếu tăng giá, đó là ngay cả chính phủ VN bắt toàn dân cả nước trước đây thanh toán trái phiếu đáo hạn dồn dập có 600 triệu $ trả nợ cho Vinashin mà kiếm không ra tiền.

12 nhận xét:

  1. cảm ơn chị!

    khốn khổ cho vn không chứ, bọn lãnh đạo ăn xong rồi bắt toàn dân dọn dẹp.

    thà nó mua máy bay của Boeing và Airbus chứ nó mà mua máy bay của Nga và Tàu nguy hiểm lắm chị ơi.

    Trả lờiXóa
  2. Dự án ma ...thế chấp bằng con vịt trời

    Trả lờiXóa
  3. ...mà con vịt trời này lại già nua..sắp đi về hầu mac le mao

    Trả lờiXóa
  4. Kiểu gi chi cũng nói dược, FLC dã trả tiền dủ 24 may bay ròi nhé.

    Trả lờiXóa
  5. Thế thì ra là mấy ông kẹ nhà mình mua trả góp ? hổng sao hết á! miễn có người bán là được, nhưng mà theo mình thì cái thương vụ mua bán này chắc hẳn người 'bảo lãnh' trách nhiệm cho bên mua phải được boa không ít tiền 'Tip' nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  6. FLC Trịnh Văn Quyết có thể bo tiền tài trợ cho cụ Tổng thăm Pháp quốc.

    Trả lờiXóa
  7. Cỡ như Nguyễn Xuân Phúc qua Mỹ ký kết thương mại với 23 tỷ đến giờ chưa thấy mặt mũi ra sao nữa .... và TQ cũng vậy . Đâu phải ký kết là thực thi liền ngay đâu . Cả hàng chục tỷ đô mà cứ nghĩ như xài tiền như nước vậy . Vấn đề mua máy bay cũng như chị đã nói thôi . Chưa chắc họ mua nếu có chỉ họ đặt cọc theo hợp đồng ban đầu là thuê máy bay , rồi khai thác nếu có lãi họ trả góp cho xong . Còn lỗ thì ... chịu . Chứ 24 chiếc nhiều người cứ tưởng lầm cộng sản bỏ tiền mua ngay để sở hữu vậy . Quên đi .

    Trả lờiXóa