Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Khi khoe khoang tự hào thành quả đất nước thì nên xét xem đất nước đó đang có bao nhiêu thương hiệu chứ không phải phơi bày cái thành tích ảo giác tăng trưởng GDP cao.


Sức mạnh của nền kinh tế nó đo lường bằng sức mạnh của thương hiệu quốc gia. Nó không đo lường bằng con số thổi phồng tăng trưởng GDP như VN họ hay làm. Có lẽ quốc gia này không có một chỉ số đo lường kinh tế nào đáng tin hay không có một doanh nghiệp nào đáng giá. Mà có thương hiệu đáng giá thì lại dựa vào tà nguyên đất đai của quốc gia quá lớn. Thí dụ sức mạnh của nền kinh tế Thụy Điển có nhưng thương hiệu tên tuổi lớn toàn cầu như  các tập đoàn đa quốc gia khác như Tập đoàn ABB, Alfa Laval AB, Telefonaktiebolaget LM Ericsson ( Ericsson, đây là đại công ty viễn thong khổng lồ có ảnh hường toàn cầu), Electrolux, TeliaSonera, Volvo Group, Tele2 AB, Kinnevik AB,…

Đối với sức mạnh nền kinh tế Thụy Sĩ ngoài các thương hiệu tài chính ngân hàng nổi danh thì ai cũng rõ, như tôi đề cấp các thương hiệu khá quen thuộc trên toàn cầu với các ngành nghề từ công nghiệp thực phẩm, chế tạo máy móc, đồng hồ cao cấp, thuốc chữa bệnh, ngành dược phẩm, hóa học, nước hoa, ngân hàng… dẫn đầu là Nestlé, kế đến Roche, Novartis, UBS , ABB, Syngenta, Zurich Insurance Group, Swiss Reinsurance Company, Credit Suisse Group, LafargeHolcim Ltd, Givaudan, Actelion, Swisscom, Swatch Group, Swiss Life,…đếm ra không hết.

Trong khi đối đối với con Hổ Á châu là Hàn Quốc thì ta thấy những thương hiệu tập đoàn nổi tiếng của họ chi phối cả nền kinh tế như Samsung Electronics, LG Electronics, SK Hynix, Hyundai Motor, Korea Electric Power , SK Group, CJ Group, hay chaebol  Daelim Industrial,…

Một con Hổ kinh tế của Á châu khác là Đài Loan nên kinh tế có giá trị GDP hơn nủa ngàn tủ USD thì họ có các tên tuổi thương hiệu như: Foxconn Technology, Acer, Asus, BenQ, D-Link, Dopod, Nanya Technology, ADATA Technology Co, Ltd, Alchip,... Tập đoàn Công nghệ Pegatron, Công ty Sản xuất Bán dẫn TSMC, Quanta Computer,…

Đó là những cái tên thương hiệu nói lên sức mạnh của nền kinh tế, nó hoàn toàn khác cách mà nền kinh tế VN mà lãnh đạo chính phủ quốc gia này đang ảo giác mơ sảng về một con Hổ sẽ nổi lên ở Á châu. Đó là người ta dễ thấy giá trị tài sản của các công ty VN chênh lệch với giá trị tài sản ròng của tỷ phú VN rất sát. Bởi vì nhiều quốc gia có những công ty danh giá là giá trị tài sản công ty rất lớn, đó là những công ty có giá trị hàng chục tỷ $, nhưng tỷ phú có giá trị tài sản ròng lại rất thấp, đa số là chưa tới 1 tỷ $, chỉ có cả biệt là những thương hiệu quá lớn ảnh hưởng toàn cầu thì tỷ phú của họ là các lãnh đạo công ty mới có giá trị tài sản ròng tỷ đô,….

Chẳng hạn tỷ phú VN được trích dẫn báo chí ca ngợi là dẫn đầu danh sách đó là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (nền tảng chủ lực của công ty là kinh doanh bất động sản) tài sản là  55.962 tỷ VND, xếp thứ 2 là Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC (kinh doanh chủ lực là bất động sản), tài sản ròng 58.851 tỷ VND, lớn hơn số vốn ban đầu của công ty khi mới thành lập dăm vài năm gấp cả trăm lần, tức là tài sản ảo. Ôi thôi cái tên tỷ phú khác thì cũng sặc mùi đất vàng đất của quốc gia bị thâu tóm mua 1 lời 100 lần. Đó là  bất động sản Nguyễn Văn Đạt. Cái tên khác Bùi Thành Nhơn (bất động sản Novaland). Thậm chí là bà Lê Thị Ngọc Diệp là vợ ông Trịnh Văn Quyết cũng có tên trong danh sách tỷ phú giấy ở VN (vẫn là bất động sản). 

Còn những tên tuổi khác thì kinh doanh thép thô trở lên giàu có, nhưng chẳng tạo ra nổi danh hiệu một công ty sản xuất thép cho ngành công nghiệp phụ trợ nào cả, là không thể sản xuất ra thép đúc khuôn cho máy móc hay các vẫn đề thiết yếu của nền kinh tế chuyển mình sang công nghiệp thì đúng là bất hạnh. Thí dụ Nhật có hàng trăm công ty liên quan tới linh vực thép, nhưng nghiệp vụ của họ rất chuyên sâu là  chế tạo sản xuất các thiết bị cho sợi quang, các thiết  bị thép cao cấp như đúc khuôn máy móc chẳng hạn như máy cắt và máy hàn, chế tạo khuôn thép cho các ngành công nghiệp tàu bè, cơ khí ô tô, điện tử cơ khí…. Như công ty Fujikura, Amada, Daikin, Japan Steel Works, Kubota Corporation, và hàng trăm công ty lớn nhỏ liên quan tới chế tạo thép khung, khuôn, thép chịu lực, thép siêu bền cho lĩnh vực cơ điện tử,…Họ đã xây dựng nền móng ấy cả gần 1 thế kỷ nay rồi.

VN thì lật đật đi sau thiên hạ cả hàng thế kỷ, mà sản xuất thép như VN có lẽ tôi bỏ tiền ra lập nhà máy và nhập thép lậu bên Tàu về gia công bán cũng có thể đi tắt thành tỷ phú VND là điều khá dễ dãi và dễ dàng, vì sản xuất thép như VN thì ai cũng làm được cả,….

11 nhận xét:

  1. cảm ơn chị!
    chờ ngày đá đơm bông.

    Trả lờiXóa
  2. Kinh tế VN chỉ có 2 mảng chính là bán tài nguyên, bán nông sản và kiều hối thôi, ngoài ra không sản xuất được sản phẩm hay dịch vụ gì cả. Tới nay là 43 năm rồi, mà vẫn chưa thể sản xuất được con ốc vít theo chuẩn quốc tế được.

    Chính vì nền kinh tế què quặt, tàn phế, nghiêng lệch như vậy, mà các tỷ phú VN chỉ giàu lên nhờ bán đất, bán tài nguyên thôi, chứ không ai giàu lên nhờ sản xuất, dịch vụ gì cả. Mà những tỷ phú này là tư bản đỏ, làm giàu nhờ móc nối với quan chức VC thôi, chứ bản thân họ rất kém tài, chẳng làm ra được gì cả.

    Ngành thép VN là thép thô cho xây dựng cơ bản, xây dựng dân dụng mà thôi, chứ không thể dùng vào kỹ thuật cao được. Đa số thép VN là thép TC trá hình, nên VN thực ra là nơi tiêu thụ và dán mark của thép TC.

    Trả lờiXóa
  3. Gởi chị 3 tin thời sự mới hôm nay.
    https://baomoi.com/tong-giam-doc-duong-sat-bi-ong-dinh-la-thang-cach-chuc-quay-lai-ghe-cu/c/24459774.epi
    https://vtc.vn/tu-1-1-2018-vo-ep-chong-quan-he-tinh-duc-co-the-pham-toi-hiep-dam-d372280.html
    http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/pgs-bui-hien-cong-bo-phan-2-de-xuat-cai-cach-tieq-viet-20171226090951488.htm

    Trả lờiXóa
  4. VN làm không được vì do nền giáo dục VN quá kém nên không tạo ra được đội ngủ chuyên gia với công nhân lãnh nghề có trình độ cao, rồi thể chế cộng sản VN nó bóp chết những công ty muốn kinh doanh dựa vào chất xám. Do đó mà tại VN không có thương hiệu nào cả.

    Trả lờiXóa
  5. Một trong các lý do ngành sản xuất công nghiệp VN không phát triển được là do không có công ty thép nào sản xuất ra được loại thép cung cấp cho khuôn đúc, tạo máy móc cơ khí, xe hơi.

    Trả lờiXóa
  6. Các quốc gia phát triển đều có những công ty hàng đầu dẫn dắt quốc gia đó. Lúc trước đất nước Phần Lan rất tự hào vì có hãng điện thoại Nokia giờ thì nó không còn của Phần Lan nữa. Mỹ, Đức, Nhật, Thụy Điển, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Thụy Sĩ đều có những công ty riêng thể hiện thế mạnh của từng quốc gia đó.

    Trả lờiXóa
  7. VN có các tỷ phú đều là do ăn cướp đất đai qua quy hoạch và thông đồng tiếp tay của các cán bộ CS tham nhũng, người dân bị mất đất, nhà cửa bị mua rẻ, bị quy hoạch để xây cất các buiding cho các công ty ăn cướp. Thật nhục nhả cho Phạm nhật Vuong, Trịnh Văn Quyết,  ...so sánh với các tỷ phú trên thế giới.

    Trả lờiXóa
  8. Chị nói sao chứ tôi thấy ông láo Nguyễn Minh Triết , nguyên cựu chủ tịt nước cộng hòa XHCN Việt Nam nói Việt Nam có thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới . Đó là GÁI ĐẸP . He he .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Triết không nhục vì con gái và vợ ông cũng vì tiền trọng hơn danh dự nên ổng xem con gái và vợ ổng gái đẹp cho dù ở độ tuổi nào . He he .

      Xóa
  9. phê phán cũng đúng nhưng mà cũng phải khẳng định rằng những nước còn đang phát triển (GDP đầu người còn thấp) thì chẳng có mấy nước mà có thương hiệu toàn cầu cả. Những nước mà chủ nhà nói,cái thời họ còn như VN thì tế giới chẳng mấy ai biết đến sam sung là cái thứ gì cả.

    Trả lờiXóa