Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Những con số nợ và tăng trưởng GDP của VN nhảy nhót chóng mặt


Trước hết tôi nhắc lại là ở VN người ta không phân biệt được quy tắc tính sổ nợ thì làm sao mà quốc gia đáng tin được, và đến bao giờ mới khá lên được. Đó là hiện tượng bất thường về con số tăng trưởng GDP và dự trữ ngoại hối của VN được 3 nhân vật cao cấp nhất của VN cùng tranh nhau lập công là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân công bố là bất thường, vì sao con số đó nó quan trọng đến thế.
Đối với trong hồ sơ bài báo: “Thủ tướng: Nợ công Việt Nam đã có xu hướng giảm”. Nguồn: http://vneconomy.vn/thoi-su/thu-tuong-no-cong-viet-nam-da-co-xu-huong-giam-2017102309374404.htm , và hồ sơ khác: “Tăng trưởng khả quan, giảm phụ thuộc vào dầu khí”. Link dẫn: http://tuoitre.vn/tang-truong-kha-quan-giam-phu-thuoc-vao-dau-khi-20171023101038847.htm , rồi bài báo” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Kết quả kinh tế là toàn diện: http://www.thesaigontimes.vn/165830/Thu-tuong-Nguyen-Xuan-Phuc-Ket-qua-kinh-te-la-toan-dien.html

Và tôi trích dẫn một đoạn nghiêm trọng: “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội trước Quốc hội trong phiên khai mạc kỳ họp thứ tư sáng 23/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết nợ công trong giới hạn cho phép và có xu hướng giảm. Con số cụ thể được nêu tại báo cáo của Chính phủ là dư nợ công khoảng 62,6%, nợ Chính phủ 51,8%, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 45,2% GDP.”.

Trước hết tôi nhấn mạnh rằng, đối với VN con số sổ nợ nhảy nhót linh tinh là trong 10 tháng qua của năm 2017. Tôi không hiểu ai cố vấn cho ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này về nghiệp vụ sổ nợ ấy mà trong mây tháng qua thì người ta công bố sổ nợ đo theo phần trăm của GDP tăng giảm bất thường và sai nghiệp vụ.

Hãy nhớ rằng khi công bố sổ nợ như nợ công, nợ chính phủ (đo theo phần trăm của GDP), nợ nước ngoài đo theo số tiền vay nợ (đo theo GDP là không chính xác, khi công bố thường xuyên phải đo theo nợ bao nhiêu tiền). Đó là về nghiệp vụ người ta chỉ đo theo tỷ lệ nợ phần trăm GDP của các khoản nợ như nợ công, nợ chính phủ thì ta chỉ tính cho hồ sơ nợ hết 1 năm trước đó. Chẳng hạn nợ công, nợ chính phủ của VN họ chỉ được phép đo và công bố cho cái GDP của năm 2016. Nếu đo theo hàng quý thì phải nói rõ là đo theo tỷ lệ của các sổ nợ ấy đang bao nhiêu tỷ USD (hoặc triệu của triệu tỷ VND nếu công bố bằng sổ nợ ghi đồng nội tệ VND). Vì hiện chưa hết năm 2017, và nhiều quốc gia chỉ mới công bố tăng trưởng GDP hết quý thứ 2 của năm 2017 thôi thì làm sao mà cứ quanh năm nói nợ theo tỷ lệ GDP đã giảm. Vì hết năm sổ nợ ấy có thể tăng giảm khi tỷ giá hối đoái cũng có thể tăng giảm.

Đối với các nước, chẳng hạn sổ nợ chính hiện nay người ta chỉ công bố theo tỷ lệ nợ trên GDP tính cho hồ sơ kinh tế năm 2016, vì nó chốt hết năm. Thí dụ GDP của Mỹ năm 2016 là 18.569,10 tỷ $ thì hồ sơ các khoản nợ của chính phủ Mỹ đo theo tỷ lệ phần trăm của GDP 2016 ấy thì chính phủ Mỹ mắc nợ tới 106,1% của của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP: 18.569,10 tỷ $). Khi Mỹ công bố sổ nợ hàng ngày đang diễn ra của năm 2017 như hàng tháng hay hàng quý thì cái khoản nợ ấy sẽ đo theo bao nhiêu ngàn tỷ $ (như 20 ngàn tỷ $, hay đã là 21 ngàn tỷ $ tính đến hết quý 3/2017).

Đối với sổ nợ nước ngoài, thường là đi vay bằng ngoại tệ, nó xem như là một phần của tổng số nợ trong các khoản nợ mà chính quyền đó nợ các chủ nợ ở bên ngoài quốc gia thì người ta tính cho sổ nợ này bao nhiêu tỷ $, EUR,…kể cả chủ nợ mua trái phiếu của quốc gia ấy phát hành. Sổ nợ nước ngoài này vì phải công bố thường xuyên nên chủ nợ và thị trường tài chính không thể tính chính xác cho cái GDP cũ hay cái GDP chưa hết năm 2017 kia, vì nó không quan trọng mà quan trọng là nợ bao nhiêu tỷ $ chứ đo theo tỷ lệ nợ trên GDP là nhảm nhí.

Ngoài các khoản nợ trên thì các nước có thị trường tiêu dùng nội địa cao, lợi tức thu nhập đồng lương khá (hay nói chung chỉ có tiêu chí thị trường tiêu dùng nội địa sâu rộng trong nước) thì người ta cần theo dõi phân tích thêm hồ sơ tỷ lệ các khoản nợ của các hộ gia đình (đo theo phần trăm của GDP có thể theo dõi từng quý, nhưng tính cho cái GDP cũ năm 2016, vì nợ này là nợ trong nước chủ nợ có đòi con nợ trả hay con nợ xù nợ cũng không ảnh hưởng đến thị trường vay nợ quốc tế) để ước đoán phân tích kinh tế cho chính xác.

Chẳng hạn ta đang nói về VN, đó là hiện tượng hiệu ứng giá thị gà, heo lợn sụt, nông sản,… sụt giá nặng nề mấy tháng trước khiến nông dân họ có thể chất thêm nợ cao hơn, vì người dân hay các hộ gia đình, kể cả doanh nghiệp họ có thể đi vay nợ lớn để làm đòn bẩy tài chính nhân rộng sản xuất hay chăn nuôi (nếu giá tăng thì lời gấp bội, nếu giá sụt giảm thì nhân đôi số nợ nần). Vì mắc nợ nhiều của các hộ gia đình ấy thì người ta chỉ sản xuất cầm chừng, hoặc nếu có sản xuất hay chăn nuôi thì bị thu hẹp vì khó vay nợ mới, mà có kinh doanh lời một chút thì người ta lo trả nợ nên ít chi tiêu dẫn đến tiêu dùng trong nước sụt giảm, và tất nhiên hậu quả là tăng trưởng GDP rất rộng này sẽ sụt giảm, nên các nhà phân tích kinh tế giàu kinh nghiệm họ hay theo dõi sổ nợ của các hộ gia đình trên GDP này.

Tuy nhiên sổ nợ kiểu này mỗi nơi mỗi khác, chẳng ở Mỹ nợ của các hộ gia đình cao, kể cả nợ đồng lương trên GDP (thực tế nợ nần Mỹ kiểu này thấp hơn Âu châu) thì nó lại đi ngược lại là vì mắc nợ nhiều nên người ta lại tích cực đi tìm kiếm việc làm và tích cực sản xuất nên lại làm tăng trưởng GDP rất ngược đời.

Đối với các sổ nợ của chính phủ VN như nợ công, nợ chính phủ,…mà ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này công bố lạc quan thì tôi e rằng người ta đã áp dụng không tính sổ nợ DNNN của Bộ Công thương của thái tử đỏ Trần Tuấn Anh làm chủ đầu tư như những gương mặt mốc nợ nần đáng ghê tởm là dẫn đầu có thể là EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam), xếp theo sau là PetroVietNam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), thứ ba có thể là Vinacomin (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam), xếp hạng 4 có thể là Vinachem (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam). Thậm chí tôi nghi ngờ là cái Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel dù nằm ngoài sự quản lý của Bộ Công thương thì sổ nợ của Viettel có thể lớn hơn cả của Vinachem. Tức là bổ sung thêm con nợ Viettel vào đấy thì Viettel có thể xếp thứ 4, trong khi Vinachem có thể chỉ xếp hạng 5 về nợ nần. Tổng cộng mấy con nợ này có thể nợ nần cả triệu tỷ VND. Và tôi không đề cập tới các sổ nợ Vinashin, Vinalines, vì xem như bỏ nó đi vì không có khả năng trả nợ hay thanh toán nợ nữa,….

Chuyện thứ nữa là ta hay nghe VN "thâm hụt ngân sách" tích lũy năm sau nhiều hơn năm trước thì nợ công chỉ có theo đà tăng chứ không thể giảm, vì ta cần lưu ý rằng để hiểu đơn giản về nợ công, đó “Bất kể những gì được gọi là nợ công đó là sự tích lũy hàng năm của sự "thâm hụt ngân sách". Đó là kết quả của nhiều năm chính phủ của những quốc gia đó chi tiêu nhiều hơn từ nguồn thu từ thuế.”. VN thì đội sổ có thành tích “tăng trưởng nợ công” hơn là “tăng trưởng GDP”.

Qua đó làm sao mà nói đã giảm nợ được. Kể cả nói tăng trưởng GDP cao đạt chỉ tiêu 6,7% mà chưa hết quy cuối cùng đã vội tính ra con số chốt sổ năm 2017 là 6,7%, có lẽ ngang tầm với TQ. Vì tính ra được con số “tăng trưởng GDP thần kỳ của năm 2017 là 6,7% ấy nên mấy ông kinh tế gia và thống kê ở VN mới có luôn con số GDP năm 2017 tăng được bao nhiêu tỷ $ rồi và họ mới tính luôn ước đoán nợ nần phần trăn trên GDP luôn cho năm 2017 thì quả là có bộ óc vĩ đại đỉnh cao trí tuệ chói lọi. Đã thế ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này ước đoán ra luôn cho cái GDP năm 2018 với mục tiêu 6,5%-6,7% thì đúng là hơn người thường, vì khu vực đồng EUR mà ECB và các thành viên họ không có mục tiêu đeo đuổi con số tăng trưởng GDP ấn định đề ra vì nó không rõ ràng, mà họ chỉ có mục tiêu “dự báo trung hạn các nghiệm vuj phân tích kinh tế (thị trường vốn, lạm phát, giá hàng hóa, tỷ lệ người tham ra lao động,…và không chắc chắn đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP”.

Với VN, tỷ lệ nợ nần cao, tốc độ tăng nợ cao hơn các nước Đông Nam Á mà tăng trưởng GDP cũng cao nhất các nước Đông Nam Á này thì là chuyện thần kỳ, vì khi mắc nợ cao thì tiền đầu tư cho GDP sẽ giảm vì phải trả nợ trả lãi nhiều thì làm sao mà có mức tăng trưởng ngoạn mục như vậy.  Lồng ghép vào ấy là thiên tại lũ quét vừa qua xóa trắng nhiều tài sản của nông dân thì những phần sản xuất và tăng trưởng này sẽ sụt giảm mạnh vì người ta khó có thể mà hồi phục đầu tư sản xuất trong thời gian của quý 4 này,….


Ôi thôi, kết luận của tôi là dừng ở đây, vì nó quá nhiều mâu thuẫn, như nào là trước đó người ta nói múc dầu khai thác thêm mấy triệu tấn thì sẽ đủ chỉ tiêu tăng trưởng, rồi sau ấy người ta lại nói tăng trưởng GDP nó không đóng góp nhiều tư khai thác dầu thô và khoáng sản, rồi kế đến người ta nói tăng trưởng GDP có được là phần lớn do sự đóng góp của Samsung, Formosa, sau ấy quốc tế phân tích là Samsung chưa thể tung ra sản phẩm đình đám nào trong quý 2, cũng như xuất khẩu của Hàn Quốc trong 8-tháng qua sụt giảm vào thị trường lớn nhất của họ là Mỹ, Âu châu thì cái NHNN VN là ông Lê Minh Hưng nhận công là do tăng trưởng tín dụng tốt đi vào sản xuất nên thúc đẩy tăng trưởng GDP quý 3, và hồ hởi tăng trưởng tín dụng sẽ cán đích chỉ tiêu 21-22% gì đó, Sau đây giới phân tích quốc tế từ WB, ADB, hay cả tôi đã nhiều lần cảnh báo tăng trưởng tín dụng quá rủi có thể gây tổn hại cho VN nếu VN bùng phát lạm phát thì các doanh nghiệp nước ngoài kể cả Samsung họ sẽ bỏ chạy khỏi VN thì mới đây NHNN VN hạ giọng xuống là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017 sẽ chỉ đạt 18%,…Đúng là khó có thể tin nổi vì sao người ta hốt hoảng thay đổi liên tục về những con số đó như thế nhỉ !???

13 nhận xét:

  1. Bài phân tích rất hay ạ. Cảm ơn cô.

    Trả lờiXóa
  2. PT đã thông não cho nhiều người dân VN. Cảm ơn PT.

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn chị PT, bây giờ có chị rồi họ không thể lừa dân được nữa!

    Trả lờiXóa
  4. Chuông nguyện hồn ai...hay... Hồi chuông báo tử...khà..khà..tín hiệu ngày càng rõ dần...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ cần bất động sản đóng băng một lần nữa..là khối kẻ lên đường...bộ mặt thật của nền kinh tế sẽ lộ ra

      Xóa
  5. GDP tăng, nợ giảm mà vẫn ở mức tín dụng BB,chỉ lừa bịp được dân trong nước thôi

    Trả lờiXóa
  6. Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phớc, ĐBQH đoàn Nghệ An, cho biết đến thời điểm hiện tại không phải chỉ 12 dự án yếu kém, thua lỗ nữa mà hơn 40 dự án rồi. Với nợ xấu cao, tài chính không bền vững, nếu bán hết vốn nhà nước đi rồi thì không biết nhiệm kỳ sau lấy gì mà chi tiêu? PT tham khảo

    http://danviet.vn/kinh-te/tong-ktnn-ban-het-von-nha-nuoc-nhiem-ky-sau-lay-gi-ma-tieu-816015.html

    Trả lờiXóa
  7. Chị có thể nói rõ hơn về nợ của Viettel không ạ.

    Trả lờiXóa
  8. Trong kinh tế con số chỉ thực sự có ý nghĩa khi hiểu nó cặn kẽ ,nhưng phần lớn người vn thì ko

    Trả lờiXóa
  9. VC công bố nợ công khoảng 3.1 triệu tỷ đ (gần 150 tỷ USD) vào cuối năm 2017. Con số thiệt có thể gấp 5-6 lần con số công bố này, như vậy tổng nợ công lên tới ít nhất 15 triệu tỷ đ (gần 700 tỷ USD). Như vậy thì phá sản rồi, chứ trả sao nổi. Tỷ lệ debt/GDP lên tới gần 1,000%, cao nhất thế giới. Với số nợ này, thì có 1,000 tỷ USD dự trữ cũng chưa chắc trả hết nổi, nói gì là 45 tỷ USD xạo ke đó. Dự trữ ngoại tệ VN lúc này chỉ khoảng 15-16 tỷ USD, đủ 2 tháng nhập khẩu mà thôi.
    http://dantri.com.vn/kinh-doanh/no-cong-vuot-31-trieu-ty-dong-vao-cuoi-nam-nay-20171024120358225.htm

    Trả lờiXóa
  10. "Đổ xô" tìm vốn trái phiếu: Giải pháp tình thế của ngân hàng?..khà..khà... ở trong chăn mới biết chăn có rận

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://cafef.vn/do-xo-tim-von-trai-phieu-giai-phap-tinh-the-cua-ngan-hang-20171025084441223.chn

      Xóa
  11. Tăng trưởng tín dụng 22% tức là nguồn cung tiền tăng lên 22 %, thì có phải là tiền VNĐ sẽ sụt giá 22% không vậy mọi người

    Trả lờiXóa