Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Khi các giáo sư kinh tế VN so sánh cung tiền VN và Mỹ


Có một người hỏi tôi rằng, xin trích “em đang theo học lớp sau đại học là cao học Tài chính để lấy bằng Thạc sĩ, giảng viên của em rất có uy tín là Phó giáo sư, Tiến sĩ về Tài chính, hiện đang có chân đứng ở Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia do ông Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Chủ tịch, và còn có chân đứng tại 15 bộ não cao nhất và giỏi nhất VN ở trong Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, giảng viên của em nói rằng kể từ khi khủng hoảng tài chính và kinh tế ở Mỹ xẩy ra năm 2007-2008-2009 thì cung tiền M2 ở Mỹ đã tăng trưởng 600%-800%, trong khi so sánh với VN thì cung tiền của VN vẫn còn quá thấp, nên việc chiunhs phủ tăng trưởng tín dụng 21%-22% cũng chưa phải là quá cao,…”

Trước hết tôi trả lời rằng, sự nguy hiểm của những kẻ học Tiến sĩ ngành Chính sách công tại Đại học Harvard, Mỹ, đó là những thành phần bất tài vô năng lực nhất trong hệ thống đào tạo về tài chính. Cái cụm từ “Tiến sĩ ngành Chính sách công, hay cả Tài chính công” ấy đó là hình thức đào tạo rất nhảm nhí, nó không phải là chiến lược gia hay nhà phân tích kinh tế và tài chính ở Mỹ, hoặc các giáo sư đại học đoạt giả Nobel Kinh tế. Đó là những người có tài năng thực sự và trải nghiệm thực sự thì họ chỉ có cụm từ chuyên môn là học từ Thạc sĩ tài chính, Tiến sĩ Tài chính hay Kinh tế học vĩ mô quốc tế. Nó không có chân đứng cho học giả hay tiến sĩ chính sách công ở đây cả. Cụ thể bạn hay nghe các chiếnlược gia hay các nhà kinh tế học ở Mỹ họ hay nói “Giáo sư kinh tế học, giáo sư Tài chính University of Chicago -- Chicago, Illinois, Johns Hopkins University -- Baltimore, Maryland, Cornell University -- Ithaca, New York, như bà Janet Yellen giáo sư kinh tế học người Mỹ PhD - Yale University, hay giáo sư Ben Bernanke, nhà kinh tế học New Keynesian economics tại Viện Brookings,… chứ họ không có học hay nói giáo sư kinh tếm tài chính  học chính sách công,…

Hay các cố vấn các đời tổng thống Mỹ cũng là họ chỉ ghi nhà kinh tế học cao cấp, chiến lược gia phân tích kinh tế và tài chính thị trường Âu châu, Nhật, hay chiến lược gia phân tích thị trường lao động và nghỉ hưu, học chuyên gia tài chính tiền tệ,….

Trở lại hồ sơ cung tiền, trước hết tôi nhắc lại là khi một đồng bạc của một nước được dùng làm ngoại tệ dự trữ như dùng làm ấn định giá trị giao dịch hàng hóa mà cụ thể là đồng USD thì sự liên hệ đơn giản giữa cung tiền và lạm phát nó sẽ hoàn toàn khác hẳn với đồng bạc của những nước không có giá trị như đồng bạc VND của VN. Cụ thể, đối với đồng USD hiện nay do nhiều quốc gia trên thế giới tích trữ làm dự trữ ngoại hối đẻ neo tỷ giá và tài trợ ngoại thương, và nó chiếm hầu như gần hết các giao dịch hàng hóa trên toàn cầu, lồng vào ấy là sự neo giá tỷ giúa hối đoái của 65 đồng tiền các nền kinh tế mạnh nhất đại cầu xếp thứ tự đi sau mạnh nhất thế giới ấn định vào đồng USD để tính toán tỷ giá hối đoái  của họ thì cung tiền đồng USD hoàn toàn khác hẳn với cung tiền các nước khác.

Thực chất cung tiền ở Mỹ M2 tăng trưởng rất ít. Cụ thể là tính từ năm 2007 cho tới hết năm 2016 thì cung tiền ở Mỹ chỉ tăng trưởng ở mức 60,1% chứ làm gì tăng trưởng cung tiền M2 lên tới 600%-800% hử.

Hãy nhớ rằng cung tiền của Mỹ đóng chốt hết năm 2016 chỉ có 13,2 ngàn tỷ $ so với GDP 18.569,10 tỷ $ thôi. Chuyện quái đản hơn nữa là Mỹ là quốc gia thâm hụt tài khoản vãng lai so với tỷ lệ phần trăm của GDP rất cao là bởi vì Mỹ có thị trường tiêu dùng nội địa lớn, và tiền Mỹ thực chất in ra không bao nhiêu so với GDP kinh tế Mỹ mà còn bị thị trường và các tổ chức tài chính thế giới tích trữ đồng USD làm dự trữ và giữ tỷ giá hối đoái khiến tiền Mỹ là đồng USD ở Mỹ thì ít và ở nước ngoài thì nhiều do đó, đồng USD hay kể cả đồng  EUR, JPY,… dù có tăng tăng cung tiền thì tiền họ vẫn có giá trị và khong gây lạm phát, bởi vì các nước đó có khả năng trả ra bạc mặt đồng tiền của họ cho giới đầu tư hay tổ chứ tài chính tích trữ đồng tiền đó bằng khả năng sản xuất và xuất khẩu tài sản có giá trị cao. Còn đồng bạc VND khi tăng cung tiền thì làm sao đảm bảo nhỉ?


5 nhận xét:

  1. D6ay là các môn học Thạc sĩ Hành chính công của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. PT tham khảo.

    http://www.isb.edu.vn/vi/program-detail/thac-si-hanh-chinh-cong-mpa-p1012.htm

    Trả lờiXóa
  2. Đây là so sánh ngu của bọn VC mà thôi. Chỉ tính trong 5 tháng cuối năm 2017, thì VC sẽ tung ra 700,000 tỷ đ (30 tỷ USD) để tăng tín dụng lên 22%, nhằm đạt GDP 7%. Trong khi đó GDP thực của VN chỉ khoảng 70-80 tỷ USD thôi, nghĩa là số tiền in ra chiếm tới 45-50% của GDP, và in ra chỉ trong 5 tháng. Vậy mỗi tháng in tiền ra bằng 10% GDP. Trong khi Mỹ tung ra gói QE chừng 3,000 tỷ USD, bằng 1/5 GDP, trong thời gian khoảng 5 năm. Vậy là 1 năm mới in ra 6% thôi, chỉ bằng 1/20 của VN. Lúc đó là thời kỳ crisis, nên bắt buộc phải in ra. Giờ thì họ tăng lãi suất và bán securities để hút lại số tiền đó về từ từ.

    Trả lờiXóa
  3. Họ lý luận...tớ bơm tiền nhiều ...nhưng có lạm phát đâu ?...bằng chứng là giá vàng và giá đô la vẫn cực kỳ ổn định cơ mà ?...khà...khà..hãy đợi đấy...độ trễ của một chính sách..nó sẽ có sức tàn phá kinh khủng

    Trả lờiXóa
  4. Cho mình hỏi ngu tí, tại sao tăng cung tiền lại kéo theo tăng trưởng GDP, có phải chăng là làm giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào sx?

    Trả lờiXóa