Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

FED CÓ PHẢI LÀ NHÀ MÁY IN TIỀN?


Đây là bài phân tích đã lâu rồi mà hiện nay vẫn có một số người yêu cầu tôi phân tích lại, và tôi chỉ trích dẫn lại.

Hãy nhớ rằng Federal Reserve System, hay Cục Dự trữ Liên bang, gọi tắt là FED không in tiền mà do Bộ Tài chính hay Bộ Ngân khố Mỹ in tiền, như việc phát hành trái phiếu kho bạc chẳng hạn. Ta thận trọng, FED chỉ quản lý tổng số vốn hiện có sẵn để chi tiêu hoặc đầu tư. Trong đó, hiểu nôm na là tổng số vốn (trong đó cụm từ "vốn", nó bao gồm tiền mặt, tín dụng và vốn chủ sở hữu. Tất cả các nguồn vốn này là tín dụng chứ không phải là tiền mặt).

Vốn nó cũng được biết đến như là money supply, tức là "nguồn cung tiền". Các tính sẵn có của nguồn cung tiền được gọi là "liquidity", hay "thanh khoản". Bạn đọc xem thêm ở đây của Maria A. Arias là chuyên gia phân tích nghiên cứu Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis: https://www.stlouisfed.org/publications/regional-economist/april-2014/the-liquidity-trap-an-alternative-explanation-for-todays-low-inflation , và bài phân tích của Paul Krugman - nhà kinh tế học vĩ mô quốc tế, đoạt giải Nobel kinh tế học năm 2008. Nguồn: https://krugman.blogs.nytimes.com/2013/04/11/monetary-policy-in-a-liquidity-trap/?smid=pl-share&_r=0

FED họ có nhiệm vụ quản lý thanh khoản với chính sách tiền tệ. Công cụ thường được sử dụng nhất của nó là vụ thị trường mở và lãi suất Federal Funds Rate. (Nguồn: Federal Reserve Bank of New York. Độc giả xem thêm ở đây: https://www.newyorkfed.org/aboutthefed/fedpoint/fed49.html ) mà tôi tóm tắt chích dẫn lại ngắn gọn. 

Đối với cung tiền Mỹ, quan trọng nhất là cung tiền M2. Thực tế rằng FED có thẩm quyền công bố và đo lường cung tiền của Mỹ với M1 và M2 mà M2 bao hàm tất cả mọi thứ của M1. Trong khi cung tiền M3 bao hàm mọi thứ của cung tiền M2, kể cả một số tiền gửi tiết kiệm dài hạn và các quỹ thị trường tiền tệ.

Thực tế như tôi đã nói, cung tiền quan trọng nhất của Mỹ nó vẫn chủ yếu là FED đo lường cung tiền M2 là chính. Có thể những ngân hàng trung ương các quốc gia khác họ vẫn có cung tiền M4, M5, tức là ta hiểu M sau cùng bao hàm mọi thứ M ban đầu.

Hãy nhớ rằng thảm họa Bong bóng Dot-com bị nổ trên sàn công nghệ cao NASDAQ năm 2000 thì cung tiền M2 là 4.903 tỷ $ (tỷ lệ lạm phát 3,4%; tăng trưởng GDP của Mỹ là +4,1%. Năm 2006, dư chấn bong bóng nhà đất và nối tiếp cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn của các tài sản độc hại tích lũy trước đó thì cung tiền M2 là 7.046 tỷ $ (tỷ lệ lạm phát là 2,5%; tăng trưởng GDP của Mỹ là 2,7%, tương ứng mức GDP 13.855,90 tỷ $).

Năm 2008 - FED mua chứng khoán của các ngân hàng thành viên và trả ra bạc mặt là đồng $ để tăng thêm tính thanh khoản cho thị trường vốn, ta hiểu nôm na các gói Quantitative Easing (QE), hay nới lỏng định lượng, nó chỉ có tác dụng như "in tiền" chứ không phải in tiền kiểu như đơn vị tiền đồng VN gọi là VND, mà NHNN VN họ chỉ biết in tiền ra chứ không nghĩ đến chuyện thu hồi tiền về khiến đơn vị tiền tệ VND bị sụt giá theo đúng giá trị của cải nền kinh tế nó tạo ra.

Năm 2008 thì cung tiền của Mỹ là 8.177 tỷ $; tỷ lệ lạm phát là 0,1%; tăng trưởng kinh tế Mỹ là -0,3% (GDP là 14.718,58 tỷ $).

Hãy nhớ rằng biện pháp QE này áp dụng cho trường hợp lãi suất xuống tới số không (0.00%, Mỹ quy định mức tối thiểu là 0,25%). Khi FED đã cắt hạ lãi suất tới mặt đất rồi là nó hết còn đường hạ nữa thì người ta tung ra gói QE chủ yếu là mua trái phiếu, chứng phiếu của các doanh nghiệp, các thành viên ngân hàng,....như đã nói và FED trả ra bạc mặt (mà người ta hay hiểu lầm là FED đang in tiền).

Năm 2011-khủng hoảng trần nợ. Cung tiền M2 là 9.636 tỷ $ (tỷ lệ lạm phát tại Mỹ là 3,0%; tăng trưởng GDP của Mỹ là 1,6% (GDP của Mỹ là 15.517,93 tỷ $).

Năm 2016 vừa qua cung tiền M2 của Mỹ là 13,2 nghìn tỷ $. Trước ấy trong năm 2015 - cung tiền M2 là 12.314 tỷ $, trong khi tỷ lệ lạm phát là 0,7%; tăng trưởng GDP là 2,6% (GDP của Mỹ tạo ra là 17.947,00 tỷ $),...

Nói chung là Mỹ nói cung tiền M2 bao nhiêu cũng chẳng sao, hay người ta nói FED lén lút in tiền thgif kệ họ, hoặc hay Mỹ nói họ chỉ còn có trong tay dự trữ ngoại hối 1 $ cũng chả sao. Vì đồng $ là đồng tiền dự trữ của thế giới và là đơn vị định giá tài sản của thế giới. Vì hầu hết các tài sản và thị trường giao dịch đều neo vào đồng $ để tính toán. Thí dụ nếu tại VN họ đang định giá tài sản của một tỷ phú hay công ty đó có giá là 1 tỷ $ = 22.500 tỷ VND. Nó đang cho biết công ty đó đang có giá 1 tỷ $, nhưng nếu đơn vị tiền tệ VND sụt giá phải đến 45.000 tỷ VND = 1 tỷ $, nó cho thấy công ty này chỉ còn đáng giá 500 triệu $.

Bổ sung thêm TÍNH RA GIÁ TRỊ ĐỒNG USD, EUR ĐỂ LÀM GÌ? Hầu hết các thông kê kinh tế, tài chính hay các giao dịch hàng hóa thì người ta đều quy ước ra đơn vị đồng $ hoặc đồng EUR (đồng EUR thường dùng cho các thành viên dùng chu đồng tiền này). Tuy nhiên khi tính rông hơn thì người ta vẫn quy đổi ra đồng EUR sang đồng $. Đó là đồng $ chiếm hầu hết các khoản giao dịch được ấn định vào đồng $. Nếu thế giới có đồng tiền nào có giao hoán mạnh hơn đồng $ thì người sẽ tính theo đơn vị tiền tệ đó. Khi VN nhập xăng dầu từ Singapore, tất nhiên VN cần phải trả ra cho họ là đồng $, và tính ra giá của đồng dollars Singapore chứ họ không lấy tiền VND. Nếu họ lấy tiền VND thì chính phủ VN phải đảm bảo rằng khi cần họ nhập khẩu lại xăng dầu của VN thì họ trả ra bằng đó tiền VND và VN phải đong đủ bằng đó số xăng dầu mà họ đã bán,...hay phải trả ra USD nếu họ đổi lại tiền và phải còn nguyên vẹn. Đó là giá dầu lửa, vàng, và các hàng hóa khác được định giá và neo vào đồng $. Nếu giá dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ đang định giá 53,83 $/thùng, hay dầu thô Brent tại London đang định giá 56,81 $/thùng. Kể cả vàng đang định giá 1.220,80 $/t oz,... nó cho biết giá cả là từng đó đồng $ bằng đó tài sản giao dịch hoán đổi bán buôn.

Các nước khác có đồng tiền neo vào đồng $ thì cứ tính ra giá trị tài sản đang có của họ. Nếu đơn vị tiền tệ trượt giá thì phải trả thêm tiền để theo đúng giá thị trường. Đó là nạn lạm phát, nạn in tiền mua sức lao động của một số nước. Đó là các chính phủ các nước họ chỉ nghĩ đến cái nhà máy in tiền thật lớn, và ngồi không bấm nút in ra tiền rồi ném ra thị trường mua tài sản và trả ra tờ giấy lộn đó,...Đó là nạn ăn cắp sức lao động của người dân, và giá tài sản nó sẽ sụt giá, tiền tệ mất giá là chuyện khó tránh khỏi,...

Trường hợp đơn giản nhất, đó là giả xử/sử tỷ phú VN đang có 22.700 tỷ VND (lấy thời điểm tỷ giá hối đoái là 22.700 VND = 1 $), nó cho thấy tỷ phú đó đang có 1 tỷ $. Tuy nhiên khi đơn vị tiền tệ VND mất giá, chẳng hạn chỉ còn 45.400 VND = 1 $. Nó cho thấy tỷ phú đó chỉ còn 0,5 tỷ $.


Cho nên ta chỉ hiểu tới đó là đủ. Vì các khí cụ tính toán về đồng $ hay hiệu ứng đồng $ trước kia tôi đã phân tích nhiều lần rồi nên không phân tích về nó nữa. Đồng $ rất khó phân tích về kỹ thuật như cổ phiếu, trái phiếu, vàng, dầu thô,...nếu có phân tích tương đối thì ta phân tích kỹ thuật về chủ yếu là phân tích các quan điểm sóng Elliott và Fibonacci,...ngoài ra ta còn đong đếm nó là phân tích về sản lượng trái phiếu kho bạc Mỹ lên xuống thì dễ đoán ra đồng $ tăng hay giảm, cũng như dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương các nước và các thị trường tích trữ đồng $,….

(*) Các bài viết cũ xa xưa do các chuyên gia của Morgan Stanley (NYSE: MS) và các giáo sư tài chính mà chuyên gia Morgan Stanley làm thành viên thì không còn, và chả còn ai nhớ nữa vì chủ yếu phân tích trên truyền hình video,...Tuy nhiên tôi hết sức thận trọng gợi ý là đừng nghĩ mình đọc sách nhiều là biết nhiều, vì đọc sách thì cần xem tác giả phân tích đó là ai, có phải là chiến lược gia, hay chuyên gia, hoạc các giáo sư tài chính họ phân tích hay không. Bởi vì nói về tài chính thì chỉ có người chuyên về kinh tế và tài chính phân tích mới đáng tin cậy, còn luật gia, kỹ sư, hay triết học linh tinh vớ vẩn gì đó nhảy vô phân tích kinh tế, tài chính thì mình nên thận trọng kẻo rước họa oan, là mất sạch tiền oan khi đầu tư mà còn đeo theo cái kiếng cận mấy độ nữa thì cuộc đời bạn bị lừa cả tâm hồn lẫn năm tháng tuổi tác mà người ta hay mỉa mai là "già đầu mà ngu". Thế giới thì đầy rẫy sự lừa lọc,....miễn là kẻ viết sách thêu dệt câu chuyện ly kỳ bán được sách là được chứ họ chả quan tâm gì cả bạn học hay đọc như thế nào. Đó là kinh nghiệm khi một số ông bà giáo sư kinh tế ở VN học và đọc sách đến ngu người nhìn mặt đờ đờ như kẻ nghiện ma túy, nhưng thực tế họ chả có bất cứ kinh nghiệm nào cả diễn ra trước mắt trong kinh tế học cả.

3 nhận xét:

  1. 'Hãy nhớ rằng Federal Reserve System, hay Cục Dự trữ Liên bang, gọi tắt là FED không in tiền.' Bọn DLV vào đọc để thông não.
    Cảm ơn PT.

    Trả lờiXóa
  2. Chị phương thơ nên lập 1 page facebook để mọi người dễ tương tác hơn

    Trả lờiXóa
  3. fed không in tiền nhưng nó có quyền quyết định khi nào Bộ ngân khố Mỹ phải in thêm tiền

    Trả lờiXóa