Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

PHÂN TÍCH LẠI "CÁI BẨY ĐỒNG RENMINBI TRUNG QUỐC (RMB, CNY) VÀO SDR" (PHÂN TÍCH LẠI THEO YÊU CẦU)

Như tôi định nghĩa, đó là bất cứ nước nào cũng có thể vào trong giỏ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) với tiêu chí mà tôi định nghĩa ngắn gọn như sau, đó là: "lắm tiền, nợ nhiều và xuất và nhập khẩu lớn". Từ định nghĩa trên thì rõ ràng chỉ cần tiêu chí "xuất khẩu lớn" là TQ đã vào được cái giỏ tiền SDR mà khỏi cần nói đến "nợ nhiều mà tiền dự trữ cũng nhiều", hay quốc gia ấy thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như Mỹ chẳng hạn (tất nhiên nó không thể áp dụng cho các đồng nội tệ yếu, là không được lưu hành rộng trong ngoại thương quốc tế). Đồng nội tệ VND vẫn có thể nộp đơn vào giỏ tiền SDR nếu đáp ứng được tiêu chí trên (do nhiều tờ báo VN dẫn nguồn của chuyên gia của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley phân tích nên tôi hạn chế tối đa sự trùng lập). Trong lịch sử 47 năm, kể từ khi Câu lạc bộ Paris gồm 10 nước nhà giàu, nó bao gồm: Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Canada, Hà Lan, Thụy Điển, đề xuất lập ra, nói chung khi lập ra thì SDRs là tài sản dự trữ mang tầm vóc quốc tế nhằm bổ sung hỗ trợ cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên,... 

Vào ngày 30/11/2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã trao quy chế đặc biệt khi đưa đồng Chinese Yuan Renminbi (CNY) trở thành một đồng "đồng tiền hợp pháp" (legitimate currency), là tiền dự trữ của thế giới vào rổ tiền tệ của IMF cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), để cho vay dựa trên đồng USD, đồng EUR, đồng bảng Anh (GBP) và yen Nhật (JPY),...và xếp theo thứ tự hiện nay là đồng USD chiếm 41,73%, của đồng EUR (30,93%), đồng CNY (10,92%), yen Nhật (8,33%) và đồng bảng Anh (8,09%). Ta thận trọng, các thông số trong giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) tại thời điểm năm 2010 giá trị đồng USD chiếm 41,9%, của đồng EUR chiếm 37,4%, bảng Anh chiếm 11,3% và yen Nhật chiếm 9,4%. Về đại thể, các giá trị của SDR trong điều khoản của đồng USD, nó được xác định hàng ngày và được trích dẫn của IMF. Nó được tính bằng tổng của số lượng cụ thể của từng loại tiền giỏ trị giá bằng đồng USD, trên cơ sở tỷ giá niêm yết vào buổi trưa mỗi ngày tại thị trường London.

Nói chung, theo quy ước mới đã được thông qua trong năm 2015 về các giá trị của SDRs. Nó được dựa trên giá trị xuất khẩu của các công ty phát hành, số lượng dự trữ bằng đồng tiền tệ tương ứng đã được tổ chức bởi các thành viên khác của IMF, kim ngạch trao đổi nước ngoài, và các khoản nợ ngân hàng quốc tế và chứng khoán nợ quốc tế bằng đồng tiền tệ tương ứng (như tôi định nghĩa ngắn gọn ở trên). Về lãi suất SDR được xác định hàng tuần và được dựa trên bình quân gia trọng của lãi suất đại diện trên các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ của giỏ SDRs,... Trong Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs), nó được xem như là một tài sản dự trữ quốc tế (mang biểu tượng tượng trưng thôi), được tạo ra của IMF vào năm 1969 để bổ sung dự trữ chính thức các nước thành viên của nó.

Giá trị của nó hiện đang dựa trên một rổ của bốn loại tiền tệ lớn, và giỏ sẽ được mở rộng để bao gồm đồng Renminbi Trung Quốc (RMB) là đồng tiền thứ năm, có hiệu lực ngày 01/10/2016. SDRs có thể được trao đổi với các đồng tiền tự do sử dụng. Tính đến ngày 30/11/2015, thì có khoảng 285 tỷ USD của các thành viên góp vào, nó bao gồm đủ loại ngoại tệ của các nước, nếu tính ra tỷ giá hối đoái của các đòng tiền đó mà ta gọi tạm cho dễ hiểu là đồng tiền SDRs là khoảng 204 tỷ SDRs theo đuôi con số lẻ dư 100 triệu SDRs. Về phân tích sơ lược việc đồng RMB vào thị trường tiền tệ của giỏ SDRs, điều đó nôm na là đồng RMB sẽ được thị trường quốc tế chấp nhận sử dụng để định giá các hợp đồng giao dịch quốc tế, và có thể đưa đến nhiều nước sẽ trao đổi bán buôn thông qua đồng RMB để hạn chế rủi ro vì lý do nào đồng USD mất giá hay tăng giá, hoặc Trung Quốc khi xuất khẩu hàng hóa được định giá bằng đồng USD sẽ giảm xuống.

Mẫu chốt ở đây là kể từ ngày 01/10/2016, tất cả các ngân hàng trung ương các nước tham gia SDRs sẽ phải giữ đồng RMB như là đồng tiền dự trữ của họ, còn nước khác có thích hay không thì tùy họ. Đối với TQ một quốc gia đất rộng người đông, và sau cả hơn một thế kỷ nay, họ bị làm nhục bởi nhiều nước Nga, Nhật, Tây phương. Với dân số lớn nhất hành tinh là hễ cứ có 5 người trên quả đất này là một công dân của Trung Quốc. Điều đó nôm na, nếu chỉ cần mỗi người dân của họ cầm 1 tờ bạc RMB thôi cũng đủ cho họ lưu hành đồng RMB lớn lao ra thế giới, vậy mà đồng bạc RMB của họ mấy chục năm qua vẫn là đồng tiền cấp vùng chỉ dùng cho người nghèo, còn tầng lớp nhà giàu thì ôm đồng USD, EUR, bảng Anh (GBP), Franc Thụy Sĩ (CHF),... làm đồng tiền dự trữ và tiêu xài và mua bất động sản, đó là nỗi nhục của TQ. Tất nhiên, nếu xếp theo thứ tự sản lượng kinh tế GDP thì IMF có lý khi xếp TQ thứ 3.

Bởi vì ta sẽ tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2014 là 17.419 tỷ USD, chiếm 28,10% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới (đứng số 1), còn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trung bình trong khối kinh tế khu vực đồng Euro đạt 13.402,70 tỷ USD, chiếm 21,62% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới, là khối kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Đối với TQ là 10.360,10 tỷ USD (chiếm 16,71% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới, thực tế chỉ chiếm 15% mà thôi).

Tuy nhiên, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố trong năm 2014, GDP Trung Quốc "dựa trên sức mua tương đương" (based on purchasing power parity), hay viết tắt là PPP, thì nền kinh tế của TQ là 17.630 tỷ USD, điều này khiến TQ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới (do dân số đông và thông kê chưa được kiểm chứng). Liên minh châu Âu - EU, quy tụ 28 thành viên, là Pháp, Đức, Hi Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh, thì lớn thứ hai, với 17.610 tỷ USD, trong khi Mỹ rơi xuống vị trí thứ ba, và Mỹ chỉ sản xuất ra 17.460 tỷ USD, còn tính cho 19 nước thành viên khu vực đồng EUR thì Mỹ xếp thứ hai.

Đó cũng là lý do tại sao mà IMF buộc phải đưa đồng RMB tham gia SDRs. Trong năm 2014, TQ xuất khẩu 2.343 tỷ USD hàng hóa. Tức lớn hơn so với 28 nước EU cộng lại đến 170 tỷ USD (EU là 2173 tỷ USD), và lớn hơn Mỹ 722 tỷ USD (do xuất khẩu hàng hóa của Mỹ 1.621 tỷ USD), TQ trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới từ năm 2013. TQ xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm đến 17%, EU là 16%, ASEAN là 10%, Nhật Bản là 7%,... Khi kinh tế TQ suy yếu, dù đồng RMB có hạ giá, nhưng trong năm 2015 vừa qua, Mỹ đã xuất khẩu được 2.230.000.000.000 USD, mặc dù xuất khẩu của Mỹ chỉ chiếm khoảng 13% với sản lượng kinh tế GDP). Đó là gần bằng mức xuất khẩu đỉnh cao nhất của TQ trong năm 2014, khi TQ xuất khẩu được 2.343.000.000.000 USD (2.343 tỷ USD). Đối với TQ, kinh tế của họ dựa vào xuất khẩu hầu như bao trùm mọi lĩnh vực, nên năng lực đồng RMB sẽ còn lâu mới là đơn vị tiền tệ khả tín đáng tin, vì lý do nào đó xuất khẩu của TQ yếu đi thì ta lại chứng kiến cảnh đồng RMB của TQ sẽ phá giá nữa.

Hãy nhớ rằng trong năm 2015, Mỹ phải nhập khẩu đến 2.762 tỷ USD hàng hóa, đó là nền kinh tế Mỹ thể hiện sức tiêu dùng nội địa rất lớn, nên họ mua hàng của thế giới và trả ra bằng bạc mặt là đồng USD, còn TQ thì sức tiêu dùng nội địa quá kém. Trong tháng 8/2015, đồng RMB đã trở thành đơn vị tiền tệ được sử dụng nhiều thứ tư trên thế giới, và đồng RMB đã vượt qua Nhật (JPY), rồi đồng đô la Canada (CAD) và đồng đô la Úc (AUD),...nó cũng chả ngạc nhiên chút nào. Nhưng việc đảo chiểu của đồng RMB rơi xuống vực chỉ là thời gian, vì TQ hiện nay đang mắc nợ quá lớn,... Để làm việc tuyên truyền đồng RMB ra thị trường quốc tế này, thì trong năm 2013, Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư của Anh để đầu tư 13,1 tỷ USD tương đương với ngân khoản 80 tỷ RMB, trên thị trường vốn, chủ yếu thông qua trung gian tại thị trường London, việc này khiến London thành tâm điểm của một trung tâm thương mại giao dịch lớn cho đồng RMB, ngoài thị trường tài chính châu Á truyền thống, kể cả Trung Quốc cũng đã bật đèn xanh cho phép kinh doanh ngoại hối tại thị trường Thượng Hải.

Thật không may, tham vọng của TQ chỉ là cái bẫy đã giăng ra của các nước kia. Đối với TQ, họ đang có tham vọng quá nhiều và thực lực thì quá yếu và đã quen trong môi trường "tỷ giá cố định", hay "reference rate" (tỷ giá tham chiếu), và quen "thao túng tiền tệ" (currency manipulation) để bán hàng nhờ đồng tiền rẻ, bằng cách neo tỷ giá đồng RMB với đồng USD, cùng với một số rổ tiền tệ khác, TQ họ giữ tỷ giá bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ làm hạn chế nguồn cung đồng USD, khiến đồng RMB được định giá thấp vừa phải để bán hàng dễ cạnh tranh thì nay sẽ bị hạn chế. Mẫu chốt ở đây là trong phát triển kinh tế, TQ đã quen đạt mức thặng dư tài khoản vãng lai. Bây giờ, khi đồng RMB được giới đầu tư chú ý và tích trữ hoặc kiếm lời nhờ kỳ vọng tăng giá thì họ mua đồng RMB về làm dự trữ, điều này khiến đồng RMB của TQ tuồn ra nước ngoài, dẫn đến làm cán cân vãng lai của TQ bị thâm hụt.

Đấy là công việc mà TQ phải trả giá và phải làm quen nghiệp vụ khó hiểu này khi đồng RMB là ngoại tệ dự trữ vào rổ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Thứ nữa, một nghiệp vụ đầu tư kinh điển nữa là số dư tài khoản hiện tại như một phần trăm của GDP của TQ sẽ phải thay đổi. Vì xưa nay, TQ luôn đạt số dư tài khoản hiện tại như một phần trăm của GDP, nôm na nó như một thước đo đánh giá mức độ cạnh tranh quốc tế của một quốc gia. Thông thường, các nước ghi đạt thặng dư tài khoản nhiều hiện, nó biểu hiện một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu, với mức tiết kiệm cao của dân chúng, đó là nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu, TQ thì đội sổ ở lĩnh vực này nên là mối nguy cho họ. Hiệu ứng ngược lại, nếu các quốc gia bị thâm hụt tài khoản vãng lai, lại có nhập khẩu mạnh mẽ, nó gợi ý xem như một tỷ lệ tiết kiệm thấp của quốc gia đó và tỷ lệ tiêu dùng cá nhân cao như là một tỷ lệ phần trăm của thu nhập sau thuế, và mức tiêu dùng nội địa mạnh, đối với TQ thì quá yếu mặt này (chúng ta hết sức thận trọng nhầm lẫn đề cập đến vẫn đề “tài khoản vốn”, với “tài khoản tài chính” trong hồ sơ này, vì nó cũng không ảnh hưởng đến sản lượng GDP kinh tế, mặc dầu nó là khái niệm và về nghiệp đầu tư rất chuyên môn).

Trên lý thuyết, nếu TQ thả nổi đồng RMB, việc này có nghĩa là TQ phải cho phép tất cả các dân chúng tại TQ hay giới đầu tư nước ngoài có thể giữ ngoại tệ và mua tài sản nước ngoài. Nhưng sẽ khiến dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD của giảm đi, và cũng giảm bớt sự mất cân bằng thương mại với Mỹ, khiến TQ phải giảm bớt xuất khẩu vào thị trường Mỹ, vốn dĩ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ, có lẽ TQ sẽ khó mà bỏ được việc này, nên sẽ còn nhiều trò vi phạm của TQ khi tham gia SDR này. Nói chung, nếu TQ muốn tuyên truyền đồng RMB ra quốc tế thì cần có mạng lưới giao dịch trung gian rộng khắp trên thế giới, nếu làm được việc này thì cũng mất cả nửa thế kỷ, vì cần thuyết phục được mạng lưới các ngân hàng trung ương, các định chế tài chính, các tổ chức ngân hàng tư nhân lớn và các thị trường chứng khoán điều tiết nghiệp vụ này thì vô tình "buộc cái thòng lọng vào xiết cổ TQ" là họ phải tôn trọng luật lệ tài chính quốc tế. Có lẽ TQ sẽ rất khó đáp ứng tiêu chuẩn này.

Chi tiết ở đây là nếu chính quyền Bắc Kinh mở rộng thị trường tài chính và chứng khoán, nếu phản ứng giới đầu tư và đầu cơ họ lao đầu vào mua đồng RMB bằng nhiều hình thức như kể cả mua trái phiếu do Bắc Kinh phát hành, điều này khiến đồng RMB đột ngột tăng giá trị so với đồng USD, EUR, hay JPY (Nhật),...quá mạnh thì hàng hóa xuất khẩu của TQ không cạnh tranh nổi vì bán đắt mà còn kém phẩm chất so với hàng hóa của Âu, Mỹ, Nhật,...thì dội ngược lại vào các doanh nghiệp sản xuất của TQ, vốn dĩ đang sản xuất dư thừa quen bán hàng rẻ nhờ đồng bạc định giá thấp là họ giữ tỷ giá quen thuộc xưa nay là mua trái phiếu kho bạc Mỹ (như hình thức dự trữ ngoại hối của họ) nhằm làm hạn chế nguồn cung đồng USD để đồng RMB được định giá thấp có kiểm soát nhằm giành lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu nhờ tiền rẻ được định giá thấp hợp lý thì nay đồng RMB sẽ trở nên đắt hơn thì sẽ dẫn đến hậu quả hàng loạt doanh nghiệp của TQ sẽ phá sản vì khó cạnh tranh, sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đó là mối nguy mà TQ lo sợ nhất.

Nếu TQ lại ngựa quen đường cũ như can thiệp vào thị trường ngoại hối để đồng RMB khỏi tăng giá khi giới đầu tư và các ngân hàng trung ương trên thế giới lỡ mua vào làm dự trữ cho kho ngoại hối của họ, hay tài trợ cho trao đổi bán buôn sẽ bị lỗ lã nặng nề vì đồng RMB tăng giảm đột ngột. Nếu chính quyên Bắc Kinh mà duy ý chí như trước đây. Cụ thể họ tiếp tục chỉ định cho các ngân hàng tay chân quốc doanh âm thầm mua vào các tài sản nước khác, như là mua vào đồng USD, JPY, EUR để làm sụt giá đồng RMB để tiếp tục tài trợ cho chứng bệnh "nghiện xuất khẩu" của họ vào các thị trường đó mà họ phải cạnh tranh thì gây phản ứng hốt hoảng của thị trường và giới đầu tư là bán tống bán tháo tài sản niêm yết bằng đồng RMB thì vô tình đẩy đồng RMB rơi giá mạnh khó kiếm soát tỷ giá hối đoái nữa, là khi ấy tiền RMB của TQ rẻ mạt thì có gia tăng sản xuất và xuất khẩu chỉ chất thêm nợ và vỡ nợ vì càng xuất khẩu thì càng thua lỗ, do lợi suất và chi phí lãi suất sẽ tăng mạnh, còn tài sản của thiên hạ tích trữ bằng đồng RMB hao hụt sụt giá dám chịu,...thì chả ai dám liều lĩnh cất giữ tài sản bằng đồng RMB,... Đó là thế kịt rất nhức đầu cho giới chức điều hành kinh tế và tài chính của TQ.


Hiện nay, hay về dài, khối kinh tế khu vực đồng EUR và Nhật tiếp tục dùng biện pháp QE, bơm tiền dìm lãi suất tới số không khiến đồng tiền EUR, JPY mất giá có lẽ TQ sẽ đứng ngồi không yên và mất ngủ, nếu TQ vừa gia nhập SDR mà lại chóng quên mất trí nhớ lại khơi mào đi kích hoạt phá giá đồng RMB như vài tháng trước thì mất mặt với quốc tế, thiên hạ thì sợ đồng bạc RMB mất giá mà ồ ạt bán tháo thì quả là khó đỡ đòn nổi khủng hoảng. Nói chung, đây chỉ phân tích sơ lược thôi, vì thực tế phải đợi TQ sau ngày 01/10/2016, và "một thời gian dài đáng kể", có lẽ TQ sẽ tuyên bố xin ra khỏi giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) này. Bởi thực tế, không nhất thiết phải là đồng bạc này hay đồng bạc kia phải nằm trong cái giỏ tiền quản lý của IMF, vì thế giới còn có những đồng bạc được ưa quốc tế ưa chuộng mà còn an toàn hơn cả đồng USD hay EUR như đồng Dollar Úc (AUD), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF),...

(*) Ở đây ta chỉ hiểu cái đơn giản, quan trọng là phân tích chuyển được cái phức tạp nhất ra cái đơn giản nhất để ai cũng dễ hiểu chứ chả ai đi chuyển cái đơn gian ra phức tạp cả. Vì phân tích cái gì dù về tài chính phức tạp thì quan trọng nhất là phải phân tích ra cho công chúng ai cũng cảm nhận ra được phần nào. Đó mới là chuyện khó nhất trong phân tích tài chính hay kinh tế.

(**) Thực tế bài phân tích này của tôi đã rất lâu rồi là 1 hay 2 năm rồi gì đó khi ở nhà tại VN, giới phân tích tài chính của VN hồ hởi sảng là hay lạc quan lệch lạc về đồng RMB sẽ tốt cho giao dịch, và người ta còn đề xuất khuyến nghị các doanh nghiệp hay NHNN VN tích trữ đồng RMB làm giao thương, kết quả bây giờ đồng RMB vẫn là đồng tiền địa phương cấp vùng đầy rủi ro mà tốn kém khi dùng nó trong ngoại thương. Vì phải chuyển đổi tỷ giá và bị chênh lệch giá ở Thượng Hải khác với Hồng Kông, London,...


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

3 nhận xét:

  1. chị có thể giải thích tại sao những đồng Dollar Úc (AUD), đồng đô la Canada (CAD),... lại được quốc tế ưa chuộng và an toàn hơn cả USD không ạ.
    Em cảm ơn chị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Aud, cad, nzd là 3 đồng tiền hàng hoá bạn à, bạn search và đọc thêm CFD currency để hiểu thêm nhé, còn france thuỵ sĩ thì khác một chút

      Xóa
  2. Thế lưỡng nan bởi Giấc Mơ Trung Hoa là đến Huê Kỳ nhập cư, Khi Chính quyền Trung Quốc độc tài thì người dân không còn có niềm tin vì hệ thống suy đồi và đồi bại, cách làm của Cận Bình là xuất khẩu nghèo khổ và ô nhiễm qua các nước khác đã thất bại, rồi dùng kế hoạch bành trướng để đảo chiều niềm tin, nhưng sự tín nhiệm của hệ thống dựa trên minh bạch và tôn trọng Luật. Cận Bình cần phải tìm một ai đó đứng ra bảo lãnh để chuyển sang dân chủ, nhưng một ai đó là ai? Đó là cái giá phải trả cho đầu óc mơ màng và yếu đuối.

    Trả lờiXóa