KHI ĐỒNG USD SỤT GIÁ
Trước đây ta thường hay phân tích “khi đồng USD tăng
giá”. Bây giờ tôi trở lại hồ sơ theo chiều ngược lại là khi đồng USD giảm giá.
Trước hết, đồng USD đã héo úa từ đầu năm 2017 cho tới thời
điểm hiện nay khi chỉ số USDX trong ngày 15/9 giao dịch ở mức 92,14%, nó được
theo dõi qua giỏ tiền EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và
SEK,…đã giảm đi 10,02%. Điều đó có nghĩa là đồng USD đã giảm đi 13,19% so
với đồng EUR, giảm 5,67% so với đồng JPY, giảm 8,50% so với đồng GBP (British
Pound), giảm 9,41% so với Dollar Canada (CAD), giảm 5,41% so với CHF (Swiss
Franc Thụy Sĩ), và giảm 12,14% so với đồng Swedish Krona (SEK Thụy Điển).
Trong khi đối với các giỏ
tiền các nước gần VN thì đồng USD giảm giá 6,94 so với đồng Dollar Singapore,
giảm 7,65% so với đồng Baht (Thailand), giảm 5,67% so với đồng Yuan (RMB,
TQ), giảm 6,54% so với đồng Ringgit (Malaysia),…Trong khi đồng bạc VN đứng giá
là chẳng tăng giảm bao nhiêu so với đồng
USD mà chỉ tăng được 0,20% so với đồng USD thôi.
Thật bất ngờ, đó là bởi vì
tôi rất mỉa mai là trong thế giới tiền bạc, và trên thị trường tài chính quốc tế
thì có 3 quốc gia neo tỷ giá cố định kèm cụm từ biên độ +/-%, đó là những quốc gia neo tỷ giá cố định, kèm cụm từ
"nới biên độ +/-2%, +/-3%,…", nó bao gồm Trung Quốc, Singapore, và Việt
Nam. Nhất là đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) của TQ, và đồng bạc VND
của VN là sao chép y như nhau, nhưng đồng bacij RMB trong các biến động tỷ giá
hối đoái thì nó luôn bật tăng lại, còn tiền VND thì bị kẹt lại đằng sau mở cái
biên độ.
Với TQ, và VN,
hai quốc gia này họ neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm
soát". Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), và State Bank of Viet Nam (SBV) họ giữ giá trị đồng RMB, VND y như nhau
trong một biên độ giao dịch +/-2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference
rate). Riêng PBOC của TQ họ cho phép đồng RMB tăng hay giảm không quá +/-2%
trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ chủ yếu là rổ tiền của đòng USD qua
chỉ số USDX gồm các đồng bạc EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK. Đó là đồng RMB của
TQ vẫn đo lường giá trị của đồng RMB so với rổ 13 đồng tiền chính, nó dựa vào
trọng lượng thương mại quốc tế, bao gồm: Đồng USD chiếm tỷ trọng cao nhất là
26,4%, đồng EUR (chiếm 21,4%) và yen Nhật - JPY (chiếm 14,7%), và các loại tiền
tệ của các nước như Bảng Anh (GBP), Dollar Singapore, Dollar Hồng Kông, Franc
Thụy Sĩ (CHF), Dollar New Zealand (NZD), Dollar Australia, và các đồng tiền của
Canada, Malaysia, Nga và Thái Lan,...
Với VN cũng làm
tương tự nhưng họ đo theo đơn vị tiền tệ các nước có buôn bán mạnh nhất với VN,
đó là "cái neo" tỷ giá đồng bạc VND được định giá qua một rổ tiền gồm
8 loại đồng tiền ngoại tệ chính, được tính theo lối "trung bình gia trọng"
của đồng bạc các nền kinh tế gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn
Quốc, Đài Loan, và Thái Lan. Tức là nó bao gồm đồng USD, EUR, CNY, JPY, SGD,
KRW, TWD, THB. Biên độ giao động của tỷ giá vẫn áp dụng là +/-1%, +/-2%, lên
+/- 3%,…nhưng nó là “biên độ ma” không có thật và luôn chệch hướng là không đi
theo quy tắc nào cả. Nó do cái SBV tự đưa
ra và quyết định có lợi cho họ chứ số đông dân chúng và nhà đầu tư chỉ là nạn
nhân là luôn thua lỗ và nhà cái là SBV thì luôn thu vét được tiền của họ. Còn
ngược lại quyết định của SBV khi đầu tư tài chính ra bên ngoài thì chuốc thất bại
nhục nhã ê trề là luôn thua lỗ nặng.
Trở lại bối cảnh hồ sơ đồng
USD tăng giá hay sụt giá ngăn hạn trong từ đầu anwm 2017 cho tới nay, đó là yếu
tố tâm lý “đầu cơ tin tức bi quan về triển vọng nền kinh tế Mỹ”. Cụ thể là các khoản
nợ của chính phủ Mỹ đã vượt 20.000 tỷ $. Một con số nợ nần khổng lồ. Đó là số
tiền mà chính phủ Mỹ phải trả nợ lớn bằng tổng số tiền đi từ tổng sản lượng
kinh tế GDP tạo ra năm 2016 của toàn bộ khối kinh tế của 27 nước EU (tính cho
UK vẫn còn trong khối), cộng thêm tổng sản lượng GDP kinh tế của Ấn Độ, Nga,
vào đó nữa. Thậm chí cộng thêm số lẻ lắt nhắt thì tính luôn cho cả GDP kinh tế
mà VN có được năm 2016 là 203 tỷ $ vào ấy. Đó là số nợ mà Mỹ phải trả nợ thì quả
nhiên số nợ nần vĩ đại nhất trong lịch sử kinh tế thế giới mà Mỹ tạo ra thì việc
đồng USD sụt giá là không có gì lấy làm lạ cả.
Thực chất đồng USD rơi giá
nó được công bố từ đầu tháng 1/2017 khi khoản nợ ấy của Mỹ gần chạm mức 19,8
ngàn tỷ $ rồi, và cộng thêm tâm lý Mỹ và Bắc Triều Tiên gia tăng căng thẳng, rồi
cộng thêm siêu bão Irma đổ bộ bang Florida của Mỹ thì quả nhiên đồng USD bị sức
ép sụt giá thì ai cũng dễ thấy ra, vì chỉ riêng căng thẳng Mỹ-Triều Tiên thôi
là bất kể xung đột quân sự thì trước mắt giao dịch tài chính hay hàng hóa bằng
đồng USD sẽ bị hạn chế, và nơi an toàn xa chiến tranh nhất là đồng EUR, thậm
chí là các đồng tiền của Anh quốc, Thụy Sĩ, Thụy Điển,…sẽ có giá và an toàn
hơn. Đó chỉ là lý thuyết thôi.
Tuy nhiên vấn đề không phải
là ở chỗ đó, mà vấn đề quan trọng hơn là dù đồng USD có sụt giá thì nó cũng chẳng
ảnh hưởng nhiều đến các khoản nợ của Mỹ hay tổn thất cho doanh nghiệp Mỹ, bởi hầu
như tất cả các khoản nợ của Mỹ hay các tài sản giao dịch hàng hóa trên thị trường
quốc tế đều được định giá bởi đồng USD chiếm số cao rồi mới đến đồng EUR, và
các đồng bạc khác như JPY, GBP,
RMB, và thế giới đang mắc nợ nhau bằng đồng USD chiếm đến 46%. Cơ bản là lợi suất
trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10-năm của Mỹ yết giá bằng đồng USD vẫn thấp hơn
năm 2008-2009, khi Mỹ lâm khủng hoảng tài chính hay keerr cả năm 2011, khi bong
bóng vàng và bong bóng trái phiếu Mỹ bị rách, đó là mức bình quân trên lợi suất
hay hay sản lượng trái phiếu kho bạc 10-năm của Mỹ có lúc ở mức 3,28%-3,57%, chỉ
số USDX duy trì ở mức đáy 71,32 trong tháng 4/2008, và duy trì mức tring bình
74-82 mãi đến giữ năm 2014 thôi. Và hiện nay nó ở mức 91,82. Mức đỉnh cao 52 tuần
là trên mức 103 cuối tháng 12/2016 khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10-năm của Mỹ
rơi xuống 1,36% trong tháng 7/2016, một mức thấp nhất của nó. Mạc dầu Mỹ hiện
nay nợ nước ngoài vào khoảng 8.157 tỷ $ thôi 9đây gần như là mức thấp nhất của
Mỹ). Và trong quá khư vào năm 2007 thì Mỹ nợ nước ngoài với con số lên đến
12.321 tỷ $. Khoản nợ nước ngoài ấy thì trong đó có Mỹ đang nợ 6.176 tỷ $ trái
phiếu kho bạc mà dù Mỹ có bán cả cái đảo Guam, hay Hawaii thì cũng phải trả hết
nợ cho người ta, vì đây là khoản nợ quốc trái tối thượng trách nhiệm quốc gia
cao nhất mà Mỹ phải trả. Thực chất đó là khoản đầu tư kiếm lời neo tỷ giá đồng
bạc các nước vào đồng USD Mỹ thôi.
Cụ thể Nhật, TQ hay nhiều
nước khác mua nợ tài sản trái phiếu kho bạc này của Mỹ để giữ tỷ giá hối đoái của
họ. Chẳng hạn TQ mua nợ Mỹ nhằm hạn chế nguồn cung đồng USD để kiểm soát đồng nội
tệ RMB của họ được giữ giá vừa phải nhằm giành lợi thế cạnh tranh bằng tiền rẻ
của họ để xuất khẩu rẻ, Nhật cũng vậy. Hiện nay hết tháng 6/2017 TQ đang nắm giữ
tài sản Mỹ bằng hình thức đầu tư này là 1.146,5 tỷ $, Nhật là 1.090,8 tỷ
$. Xem hồ sơ ở đây: http://ticdata.treasury.gov/Publish/mfh.txt
Ôi thôi dù dồng USD suy yếu, thực tế giới đầu tư và các
ngân hàng trung ương trên thế giới lại gia tăng tiochs trữ đồng USD thêm 270 tỷ
$ nữa trong hết tháng 8/2017 bằng nhiều hình thức. Nhưng rủi ro cao hơn là chứng
khoán Mỹ bị bán tháo bởi nó chưa xẩy ra một sự điều chỉnh hay một thị truongf
con Gấu khi chứng khoán Mỹ đã tăng quá cao do tâm lý, nên gây ra sự hoài nghi
làm kém hấp dẫn thị trường cổ phiếu Mỹ.
Thực tế đồng USD giảm giá thì có lợi cho các nước mới nổi
đang vay nợ quá lớn bằng đồng USD kể cả VN, nên nó cân bằng cũng không có gì lạ
cả. Vì nó làm giảm giá chi phí tài chính cho các nước đó, vì thực tế nó có lợi
cho Mỹ nhiều hơn, khi mà Mỹ bán hàng và đầu tư vào các thị trường mới nổi này
chiếm thế ngoại thương nhiều hơn là các đối tác Âu châu, Nhật Bản, TQ,….vì Mỹ
nhập siêu bổ các nước này quá cao.
Tuy nhiên đối với VN thì đi ngược lại là họ chẳng có cơ hội
nào trong nghiệp vụ này khi đồng USD giảm giá, bởi vì cái nền kinh tế và thị
trường tài chính VN nó đã mục ruỗng bởi cái đầu Kinh tế chính trị Chủ nghĩa
Marx-Lenin làm kinh tế.
Cảm ơn chị !
Trả lờiXóa