Quốc gia nào đang có nhiều thương hiệu xe ô tô nhiều nhất thế giới?
Có lẽ đây là chủ đề khá bi kịch và hài hướng mà tôi liệt kê
trong phân tích cổ phiếu chứng khoán toàn cầu, và sẽ viết vài dòng liệt kê giấc
mơ bá chủ ngành công nghiệp xe ô tô của TQ mà
TQ đã ấp ủ mơ tưởng hoang dại cả nửa thế kỷ nay về bản sao thủ phủ ngành công
nghiệp ô-tô của thế giới là Detroit ở tiểu
bang Michigan là nơi trụ sở toàn cầu của General Motors, một tập đoàn công nghiệp
xe hơi của Mỹ đã từng thống trị ngành công nghiệp xe hơi thế giới cả 1 thế kỷ
trước vì nó đã hình thành ngành công nghiệp xe hơi từ 1899, và cũng gắn liền
tên tuổi của cái tên “Cơ khí ô tô Henry Ford”, nơi đây cũng là tụ tập hầu hết
các hãng xe ô tô lừng danh nhất thế giới tề tựu ở đây những năm rực rỡ của thế
kỷ trước để người ta nghiên cứu phát triển xe ô tô, và nó suy tàn khi nó suy thoái trong những năm khủng hoảng
tài chính ở Mỹ và thế giới năm 2008-2009.
Đối với TQ, mặc dầu tham vọng làm bá chủ ngành công nghiệp
xe hơi của họ đã có từ rất lâu như tôi đã nói thì nó đã thất bại thì thực tế
tham vọng đó của TQ không có gì sais au nhiều thập kỷ TQ đã tích trữ các kim loại,
đất hiếm, và thép cũng như đầu tư vào ngành nghề vật liệu cho chế tạo ngành
công nghiệp này không thiếu mà còn dư thừa thì quả nhiên TQ sẽ có lợi thế áp đảo
trước các cường quốc sản xuất xe hơi Mỹ, Đức, Nhật nhờ nguyên liệu và vật cho
ngành chế tạo ô tô rẻ và dồi dào dư thừa.
Tuy nhiên cái sự thất bại của TQ dễ thấy ra là họ có quá nhiều
thứ tham vọng đầu tư dàn trải, vì vừa mơ làm bá chủ ngành công nghiệp xe hơi vừa
mơ làm bá chủ ngành công nghiệp vân chuyển đường sắt cao tốc, mà nhất là tham vọng
lớn nhất nữa là mơ làm bá chủ ngành cồng nghệ thông tin 4.0 qua thuật ngữ
Internet of Things (IoT), Artificial intelligence (AI), Internet of People
(IoP), Điện toán đám mây (máy tính và dữ liệu theo yêu cầu), và nhiều giấc mơ
vĩ cuồng khác.
Khốn nỗi giấc mơ thì chỉ có một và người ta không thể mơ một
lúc nhiều giấc mơ khác theo ý muốn được, vì trong đầu tư thì dồn tiền và nhân lực
trí tuệ vào cái này thì sẽ mất dồn tiền vào nhân lực trí tuệ vào cái khác. Nghĩa
là dân Tàu có giai đoạn cả thập kỷ họ đổ xô dồn tiền và đào tạo giáo dục vào
công nghệ tin học công nghệ mà gia đình thì chỉ có mỗi người con thì không thể
dồn sang lĩnh vực cơ khí chế tạo máy móc ô tô được, kể cả những ngành nghề chế
tạo khác và hậu quả sự thất bại của ngành công nghiệp ô tô của TQ cũng không có
gì lạ cả, mà thực tế từ xa xưa cho tới nay thì TQ họ rất kém cỏi về linh vực
công nghiệp cơ khí chế tạo.
Nói chung lĩnh vực này thì ddeere dành cho chuyên gia về cơ
khí máy móc họ phân tích, còn nói về thương hiệu xe hơi TQ có lẽ chỉ một mình
TQ thôi thì họ có nhiều thương hiệu xe hơi bằng tất cả các thương hiệu xe hơi của
Mỹ, Đức, Nhật cộng lại, và nhiều hơn nữa. Nhưng chuyện bi kịch là xe hơi của TQ
lại không thể bán được ra nước ngoài dưới cái tên nhãn mác thương hiệu của nó.
Cụ thể tôi liệt kê vài thương hiệu xe hơi ô tô TQ đủ loại, kể
cả liên doanh và tung nhiều trăm tỷ USD mua lại thương hiệu nước ngoài hay góp
cổ phần với thương hiệu nước ngoài để học tắt đi nhanh. Đó là TQ đang có hiệu
xe Brilliance Auto (HuaChen Group Auto Holding Co., Ltd.), có trụ sở chính
Shenyang, Liêu Ninh. Hang xe này xưa kia liên doanh và hợp tác vài hãng xe Nhật
để cung ứng linh kiện khi quan hệ kinh tế Nhật-Trung còn nồng ấm, công ty này
và công ty tay chân vệ tinh của nó khá mạnh là niêm yết chứng khoán ở Frankfurt
và Hồng Kông và tập đoàn Brilliance Auto này còn nắm giữ gần phân nửa cổ phần của
tập đoàn Brilliance China Automotive Holdings Limited., rồi đầu tư vào cổ phần
BMW, như BMW Brilliance, là công ty sản xuất ô tô có trụ sở tại Shenyang, ở
TQ và liên doanh giữa BMWvà Brilliance
Auto. Mà khốn nỗi hiện nay cổ phiếu của Brilliance China Automotive Holdings
Limited.,chuyên về trong lĩnh vực sản xuất và bán ô tô, sản xuất và bán các bộ
phận và linh kiện ô tô và sản xuất và bán xe BMW chủ yếu ở TQ thì cổ phiếu của
nó niêm yết bằng đồng USD ở thị trường Mỹ đã sụt giá tới -67% trong gần 1 năm
qua, và ở thị trường Hồng Kông thì cũng sụt giá khủng khiếp bằng đó phần trăm,
tức là xem như hết còn hy vọng làm xe.
Danh sách những thương hiệu xe ô tô khác của TQ. Cụ thể BYD
Auto, Denza (liên doanh với Daimler AG), Changan Automobile (công ty ô tô nhà
nước có tuổi đời hơn 1,5 thế kỷ), công ty này liên doanh hợp tác với Ford,
Mazda, Suzuki, để gắn cái mác như
Changan Ford, Changan Mazda, Changan Suzuki, rồi liên doanh dây mơ rễ má
với các mác thương hiệu nội địa của TQ như Jiangling Motors, thương hiệu
Landwind,…
TQ còn có nhãn hiệu xe ô tô Chery ( tỉnh An Huy), có lẽ nó xếp
trong danh sách nhà sản xuất xe hơi đứng hạng 10-11 ở TQ. và nó góp vốn liên
doanh với các công ty bán với nhãn mác Qoros của Auto Co., Ltd. cũng của TQ và
hợp tác với Jaguar Land Rover bán ra hiệu xe xe Jaguar và Land Rover tại Trung
Quốc để gắn cái mác tên công ty con Chery Jaguar Land Rover,…
Nhãn hiệu ô tô khác nữa là Dongfeng Motor Corporation, đây
là công ty quốc doanh nhà nước Bắc Kinh sở hữu, nó liên doanh với các hãng xe
Nhật, Hàn Quốc, Pháp để bán ra những
thương hiệu xe hơi gắn cái nhãn mác
Dongfeng Yueda Kia, Dongfeng Honda,
Dongfeng Peugeot-Citroën và Dongfeng Renault,… trong đó Kia (Hàn Quốc),
Honda (Nhật), Peugeot, Renault (Pháp),…
Ôi thôi, nếu tôi có liệt kê những thương hiệu xe hơi TQ thì
có kiểm kê hết ngay cũng không hết, như sẽ cố nói tiếp vài thương hiệu khác như
hiệu xe Geely, và nó cũng liên doanh bán ra nhãn mác Volvo và xe thương mại (tất
nhiên không phải do TQ sản xuất bán ra toàn cầu hiệu xe Volvo của Thụy Điển, nó
chỉ giới hạn bán ở phân khúc cấp thấp, ít xuất khẩu),… Loncin Holdings (ô tô,
xe máy, sản xuất gia công động cơ), Nanjing Automobile (sáp nhập với SAIC),
SAIC Motor, SAIC-GM (ô tô),….
Các thương hiệu xe hơi công khai niêm yết chứng khoán như
Shenyang Jinbei Automotive Co., Ltd, có trụ sở tại Thẩm Dương, Trung Quốc (niêm yết ở thị trường chứng khoán Thượng Hải,
cổ phiếu hạng A). Tức là hiện nay cổ phiếu công ty này tuột dốc không phanh
trong năm 2018 mát mất giá tới gần -41%.
Anhui Ankai Automobile Co. Ltd. có trụ sở tại Hợp Phì, Trung
Quốc (cổ phiếu hạng A ở thị trường Thượng Hải, nếu tính gần năm nay thì nó mất
giá tới -53%.
TQ họ còn xây dựng đế chế xe ô tô chuyên về xe bus như hiệu
xe Zhengzhou Yutong Bus Co. Ltd., hiện nay cổ phiếu của công ty này sụt giá rất
mạnh là giảm đi tơi-54% gần hết năm 2018,….
Tức là đếm ra không hết các cồng ty ô tô TQ đông hơn quân
Nguyên, nhưng sự thật phũ phàng là họ chưa thể sản xuất và bán ra những chiếc
xe một thương hiệu xe Nhật là Toyota, hay trước đây là GM của Mỹ thời đỉnh cao,
và gần đây là Volkswagen (Đức), vì 3 ông kẹ này từng thay phiên nhau sản xuất
và bán nhiều xe hơi nhất thế giới là dẫn đầu GM bán xe hơi đứng số 1 gần 1 thế
kỷ và thoái trào khi suýt phá sản và buộc phải thanh lý bán lại nhiều nhãn hiệu
xe cho các tác Âu châu, Ấn Độ,…còn hai hiệu xe Toyota, Volkswagen thay phiên
nhau dẫn đầu thế giới về sản xuất và bán xe nhiều nhất thế giới, Volkswagen, nhất
là Volkswagen từng đứng hạng số 1 thế giới ngắn ngủi sau khi vượt qua Toyota,
nhưng vì vụ bê bốivi phạm phát thải
diesel trong tháng 9/2015 thì cổ cổ phiếu của Volkswagen và bốc hơi tới -40% chỉ
có mấy phiên giao dịch chứng khoán ở thị trường chứng khoán Frankfurt và New
York, đã thế Volkswagen còng bị đối mặt với hình phạt hình sự gian lận lên tới
20 tỷ $, và phải thanh toán khoản nợ 15,3 tỷ USD liêm quan đến kiện cao của người
tiêu dùng thì ngay sau đó Toyota dễ dàng lấy lại ngôi vương của Volkswagen để
trở thành nhà sản xuất xe ô tô lớn nhất thế giới.
Nói cho cùng cái nhãn mác xe hơi Vinfast của VN sản xuất kiểu mua công nghệ và
chuyện diễn kịch hài hước thì đối với TQ họ có thể tạo ra 1 triệu cái nhãn mác
“Vinfast China”, thậm chí cái công ty Alibaba của Jack Ma có thể làm 100 cái
thương hiệu Vinfast,… nhưng họ không thể làm, vì nó không phải là của họ mà làm
xe kiểu đó chỉ có lợi là giúp cho các đối tác xe hơi và nhà thiết kế nước ngoài
hay nhà cung cấp linh kiện nước ngoài có lời, nên chính phủ Bắc Kinh cấm và
đánh thuế nặng nề là không khuyến khích ưu đãi kiểu đầu tư đó. Nghĩa là TQ thà
chấp nhận phá sản ngành công nghiệp ô tô hoặc chấp nhận sản xuất ra những chiếc
xe ô tô kém phẩm chất và rẻ tiền, miễn rằng nó cũng không đến nỗi tệ, nhưng đổi
lại linh kiện xe hơi của TQ được nâng lên mức tỷ lệ nội địa cao, họ chỉ nhập khẩu
những chi tiết khó chế tạo nhất của chiếc xe hơi từ nhà cung cấp Mỹ, Đức thôi.
Nghĩa là dù ngành công nghiệp xe ô tô của TQ kém cỏi là ít
có thể đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu qua thị trường Mỹ, Âu châu, nhưng dù họ bán ở
thị trường TQ hay nhiều nước kém phát triển, nhưng ít ra ngành công nghiệp ô tô
của họ cũng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm như tiêu thụ được
thép, nhựa, thủy tinh, gốm, hóa chất, cao su, và hàng trăm công ty chuyên sản
xuất chế tạo linh kiện động cơ xe hơi của TQ sống được, nên nó hoàn toàn khác
cách làm xe hơi của Vinfast VN. Hãy nhớ rằng cái dân Tàu nhà giàu TQ ở Thượng Hải,
Thẩm Quyến là họ rất thực dụng là muốn dùng xe hơi cấp thì họ thà rằng nhập khẩu
nguyên chiếc từ các nhãn hiệu xe hơi nước ngoài chứ không bao giờ mua những chiếc
xe liên doanh nữa mỡ nửa lạc cả,…cho nên ở VN một số người đang tự hào trong ảo
giác Vinfast VN chứ thực ra thà là người ta hạ thuế nhập khẩu nguyên chiếc BMW
của Đức về nó còn rẻ và chất lượng hơn Vinfast. Tức là cái khẩu hiệu quen dùng
mang tính “con lừa thế kỷ” như “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” mà thành
tích đã thấy qua nhãn mác như Khải Silk, Con Cưng,…và rất nhiều nhãn mác trá
hình khác mà người ta lừa được người tiêu dùng VN cả mấy thập kỷ nay. Vì sản phẩm nào phanh khui ra thì có mấy là do VN sản xuất đâu. TQ họ đã đổ tiền đầu tư vào ngành chế tạo xe ô tô cả nửa ngàn tỷ USD và hy sinh lợi nhuận mà còn lép vế trước cái hiệu xe Vinfast quảng cáo rầm rộ đi quá lố lăng khiến nó có nguy cơ bị các tay đầu cơ tài chính và các chuyên gia về cơ khí ô tô có kinh nghiệm nhảy vô bóc mẽ thì rất xấu hổ bẽ bàng, nên hiện nay cũng dễ thấy Vinfast cũng rút đi quảng cáo rầm rộ của họ vì lo sợ các chuyên PR đi quá lố lăng, có dăm vài tỷ USD đi vay để đầu tư mà đòi đạp cổ cả ô tô Hàn Quốc và coi ngành công nghiệp ô tô TQ chẳng ra cái gì cả thì đúng là liều lĩnh.